Thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 37)

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, tính trong 10 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt 15,3 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2009. Nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đạt 2,97 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2009. (Theo nguồn BaoCongThuong.com.vn).

Theo đó, phương hướng phát triển kinh tế – thương mại của Việt Nam trong năm 2011 và những năm tới, Mỹ vẫn là một trong những thị trường

xuất khẩu quan trọng nhất, do nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này tương đối lớn và đa dạng, nhất là đối với những mặt hàng mà Việt Nam đang có tiềm năng xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy hải sản, điện tử và gia công cơ khí.

Nhằm đưa hoạt động xuất khẩu vào quỹ đạo kiểm soát, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp như:

Các doanh nghiệp cần nắm bắt và tổ chức các hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ với các bạn hàng nhập khẩu, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để hiểu rõ những thay đổi trong cơ chế quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, tìm hướng phát triển cho thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này và thay vì sản xuất các mặt hàng giá thành cao, tập trung vào những đối tượng khách hàng có nhu cầu với những sản phẩm chất lượng trung bình trở lên, giảm sự cạnh tranh với những mặt hàng thấp giá rẻ của Trung Quốc. Việc tham dự các hội chợ triển lãm sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm của mình một cách tốt nhất. Thường niên hàng năm hội chợ về giày dép được tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 tại Hoa Kỳ.

Tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ, cung cấp các đơn hàng gia công với số lượng lớn, hoặc thành lập các công ty, đại lý với các đối tác Hoa Kỳ…cũng là những hướng đi kinh doanh mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu.

Tiếp tục củng cố mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Đây là điều kiện tiên quyết để hàng hóa Việt Nam có thể xâm nhập được vào Mỹ và thị trường thế giới. Trong điều kiện hiện nay, chính trị và kinh tế là vấn đề không thể tách biệt, vì vậy việc Việt Nam tiếp tục phát triển quan hệ như thế nào với Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ.

KẾT LUẬN

Sự chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước hướng theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những đặc trưng cơ bản của thị trường của doanh nghiệp thương mại nước ta. Thị trường nói chung của doanh nghiệp thương mại nước ta trong những năm vừa qua đã rất phát triển và đạt được những thành tựu to lớn cả về quy mô và hiệu quả của cả thị trường trong nước và cả thị trường ngoài nước. Những thành tựu đó là: tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa, các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông hàng hóa phát triển, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa... Những thành tựu đó góp phần vào sự phát triển của thương mại nước ta, tạo thế và lực để thương mại nước ta bước vào thế kỷ 21.

Tuy nhiên phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại nước ta trong những năm qua còn có một số hạn chế cần khắc phục như: khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn thấp, các doanh nghiệp thương mại chưa làm tốt hướng dẫn tiêu dùng và tổ chức thông tin thị trường để định hướng cho sản xuất, thị trường nước ngoài mới phát triển được bề rộng, chưa phát triển được bề sâu, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại gia tăng, khung pháp lý chưa phù hợp...

Để phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới với mục tiêu thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại, tăng mức hưởng thụ của người dân... thì cần phải thực hiện những biện pháp như nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương

mại, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát triển các trung tâm thương mại...

Nếu thực hiện tốt các biện pháp đó thì sẽ hạn chế, khắc phục được những mặt còn tồn tại, thúc đẩy sự phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w