Thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 35)

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2011, kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng khá mạnh, trong đó tăng mạnh nhất là vào thị trường Trung Quốc (tăng hơn 40%).

Để đạt được kết quả như vậy thì phải kể đến những điều kiện thuận lợi đối với buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc.

Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông, có

đường biên giới chung trên đất liền dài chừng 1350km chạy qua 6 tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và hai tỉnh gồm 6 thành phố, địa khu, châu (14 huyện) của Trung Quốc. Trên biên giới chung của hai nước có 15 cửa khẩu (5 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Đông Nam Á khác (Myanmar và Lào). Gần đây nhiều cửa khẩu như Đông Hưng - Móng Cái - Tân Thanh, Hà Khẩu - Lào Cai, đã có ý tưởng xây

dựng thành những khu vực buôn bán tự do, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho buôn bán qua biên giới hai nước.

Thứ hai, phát triển buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc

không thể tách rời bối cảnh chung về quan hệ của hai nước, tháng 2/1999, Tổng bí thư hai nước, đó xác lập khuôn khổ mới cho hai nước Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", phương châm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trong tương lai, trong đó có buôn bán qua biên giới hai nước.

Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam đều có trên 50 thành phần dân tộc

khác nhau, trong đó có hơn một chục dân tộc sống ở cả hai bờ biên giới, đáng lưu ý là gần 1 triệu người Hoa đang sinh sống ở Việt Nam, sẽ là chiếc cầu nối tốt cho sự hợp tác kinh tế hai bên và sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian tới.

Thứ tư, Trung Quốc đất rộng (thứ ba thế giới), người đông (chiếm 1/5

nhân loại) và Việt Nam một nước vào cỡ lớn ở Đông Nam Á, đây là hai thị trường còn tiềm tàng mà chưa khai thác hết, nó sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa vào việc buôn bán qua biên giới hai nước.

Thứ năm, theo xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát

triển, với việc Việt Nam trở thành thành viên của khu vực buôn bán tự do ASEAN, AFT, cả Việt Nam và Trung Quốc hiện là thành viên của tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việc các cảng của Việt Nam (đặc biệt là Hải Phòng) trở thành cửa khẩu thông ra biển rất gần của khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc, với việc khu mậu dịch tự do (Đông Hưng - Móng Cái, Bằng Tường - Đồng Đăng v.v...) thì mức buôn bán qua biên giới Việt - Trung có nhiều khả năng phát triển hơn nữa.

Bên cạnh những thuận lợi thì còn có những khó khăn ảnh hưởng tới buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian sắp tới.

Thứ nhất, về các mặt tư tưởng, tâm lý và mức độ tín nhiệm trong buôn

bán qua biên giới của cả hai bên chưa cao. Sự chênh lệch lớn về chính sách buôn bán qua biên giới cũng tạo nên những ảnh hưởng bất lợi cho buôn bán qua biên giới cả đôi bên.

Thứ hai, cho tới nay vẫn chưa ký được Hiệp định chính thức mà vẫn

còn thi hành "Hiệp định tạm thời về việc xử lý những việc ở biên giới hai nước". Nên nó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt - Trung.

Thứ ba, hiện nay hai bên tuy có "Ghi nhận hội đàm" chống buôn lậu,

hay hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng vẫn không ngăn chặn nổi làn sóng: hàng giả, hàng rởm, hàng kém chất lượng vào Việt Nam, hoặc những mặt hàng quý hiếm, hàng cấm của Việt Nam vẫn xuất sang Trung Quốc.

Thứ tư, cả hai bên đều có tình trạng thiếu hợp đồng giữa các xí nghiệp

trong nước, gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán với đối phương, tạo nên sự thiệt thòi cho phía mình.

Thứ năm, trình độ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế của Trung

Quốc cao hơn Việt Nam, khiến cho tính bổ sung giữa hai bên tăng lên, nhưng mặt khác cũng gây nên ảnh hưởng bất lợi đối với hàng hóa Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w