Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thái
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Chí Lộc
Hà Nội, tháng 05/2009
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH , NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH 3
1.1 Cơ sở lý luận 3
1.1.1 Cạnh tranh 3
1.1.2 Năng lực cạnh tranh 8
1.1.3 Lữ hành, kinh doanh lữ hành 11
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành 13
1.1.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành trong bối cảnh hội nhập quốc tế 14
1.2 Hoạt động du lịch lữ hành trên thế giới và khu vực Đông Nam Á 20
1.2.1 Hoạt động du lịch lữ hành trên thế giới 20
1.2.2 Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới 21
1.2.3 Hoạt động du lịch lữ hành của khu vực Đông Nam Á 21
1.2.4 Một số bài học kinh nghiệm của Trung Quốc , Malaysia, Singapore và Thái Lan trong việc cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 27
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch lữ hành Việt Nam 27
2.1.1 Tiềm năng du lịch của Việt Nam 27
2.1.2 Quá trình hình thành của ngành du lịch 28
2.1.3 Khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008): 30
2.1.4 Thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 32
2.2 Khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành du lịch và lữ hành Việt Nam (theo báo cáo năng lực cạnh tranh của WEF) 33
2.2.1 Hành lang luật pháp 35
Trang 32.2.2 Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng 37
2.2.3 Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực 39
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam 40
2.3.1 Về giá sản phẩm dịch vụ 40
2.3.2 Về chất lượng sản phẩm và dịch vụ 43
2.3.3 Về Marketing, quảng cáo 47
2.3.4 Về nhân lực 49
2.3.5 Về vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp 52
2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam 53
2.4.1 Điểm mạnh 53
2.4.2 Điểm yếu 54
2.4.3 Thời cơ 55
2.4.4 Thách thức 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 60
3.1 Định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 60
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế 61
3.2.1 Giải pháp về phía Chính phủ 61
3.2.2 Giải pháp về phía ngành, Hiệp hội 68
3.2.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp 70
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APEC : Asia - Pacific Economic Co-operation (Tổ chức Hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương)
ASEAN – TA : ASEAN Travel Association (Hiệp hội du lịch ASEAN)
ASEAN : Association of South-East Asian Nations (Hiệp hội các nước
Đông Nam Á)
ASEM : The Asia - Europe Meeting (Diễn đàn hợp tác Á – Âu)
CNTO : China National Tourism Office (Cục du lịch quốc gia TrungQuốc)
GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
OECD : Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế)
PATA : Pacific Area Travel Association – PATA (Hiệp hội du lịch Châu
Á – Thái Bình Dương)
TOEIC : Test of English International Communication (chứng chỉ tiếng
Anh quốc tế về giao tiếp)
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TSA : Travel and Tourism Satellite Accounting (Hệ thống tài khoản vệ
tinh du lịch)
UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc)
UNWTO : United Nations World Tourism Orgnization (Tổ chức du lịch thế
giới của Liên Hợp Quốc)
WEF : World Economic Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới)
WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
WTTC : World Travel and Tourism Council (Hiệp hội du lịch và lữ hành thếgiới)
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Khách quốc tế đến 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): 22Bảng 2.1: Khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008): 30Bảng 2.2: 10 thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 32Bảng 2.3: Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước: 34Bảng 2.4 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số hành lang luật pháp: 35Bảng 2.5: Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng 37Bảng 2.6 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực 39Bảng 2.7 Giá một số chương trình tham quan ngắn ngày 41
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, Singapore và Việt Nam được miễn thị thực (2003 – 2007) 25Biểu đồ 2.1: Thành phần doanh nghiệp LHQT 2002 và 2006 29Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lòng của du khách 44Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nhân viên chưa đạt chuẩn tiếng Anh theo kết quả khảo sát của TOEIC Việt Nam 51
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đang là xu hướng phát triển tất yếu, khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển Thu nhập xã hội ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi giải trí, du lịch của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới Hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hiện chiếm tới 40% thương mại dịch vụ toàn cầu.[2]
Theo thống kê của Hiệp hội du lịch và lữ hành thế giới, năm 2008 du lịch đem lại nguồn thu tới 5.890 tỷ USD, đóng góp vào 9,9% GDP toàn cầu và tạo việc làm cho hơn 238 triệu người, chiếm 8,4% lao động thế giới Đóng góp của ngành công nghiệp không khói này vào hoạt động kinh tế và việc làm toàn cầu được dự báo là tiếp tục tăng mạnh trong vòng 10 năm tới, với mức tăng trưởng 4,2% mỗi năm [35]
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu dẫn đến cạnh tranh mạnh
mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch quốc tế Việt Nam có tiềm năng lớn về du lịch, tuy nhiên du lịch Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn của quá trình toàn cầu hóa Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung còn yếu so với các hãng lữ hành của nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á Thái Bình Dương Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, và với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước , đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực thì việc nâng cao năng
Trang 7lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết
Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Nghiên cứu và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch và của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, so sánh với Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của các doanh nghiệp Việt Nam so với Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á trong việc thu hút khách quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế
Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; phương pháp thống
kê và đánh giá số liệu, phương pháp trích dẫn
5 Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh
(competition) được hiểu là “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.[16]
Theo định nghĩa trong Đại từ điển Việt Nam, cạnh tranh là “cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau [4]
Ngoài ra còn rất nhiều quan điểm về cạnh tranh của các trường phái kinh tế, của các nhà kinh tế học Nhưng một cách chung nhất có thể hiểu cạnh tranh là quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích Đối với người sản xuất kinh
doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi
1.1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Có nhiều tiêu chí để phân loại cạnh tranh, các loại hình cạnh tranh chủ
yếu bao gồm:
a, Xét theo chủ thể, cạnh tranh gồm cạnh tranh giữa những người sản
Trang 9xuất hay người bán và cạnh tranh giữa những người mua
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: chủ yếu là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh giữa nhóm công ty với nhóm công ty Đây
là cuộc cạnh tranh chính trên thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh trên quy luật cung cầu Khi một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà mức cung nhỏ hơn mức cầu thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua càng gay gắt và giá hàng hóa hay dịch vụ đó sẽ tăng lên
b, Xét theo phạm vi ngành kinh tế , cạnh tranh gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa, nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu được lợi nhuận siêu ngạch
- Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp hay đồng minh, giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm giành giật lợi nhuận cao nhất
c, Xét theo hình thái, cạnh tranh gồm cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo
- Cạnh tranh hoàn hảo hay còn gọi là cạnh tranh thuần túy là hình thức cạnh tranh mà quyết định của người mua và người bán không ảnh hưởng đến giá cả của thị trường Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của sản phẩm được hình thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu, quy luật giá trị, không có sự chi phối, can thiệp của bất cứ quyền lực nào Trên thực tế đời sống kinh tế, ít tồn tại hình thái cạnh tranh này
- Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh, ở đó các nhà sản xuất bán hàng đủ mạnh để chi phối giá
Trang 10cả các sản phẩm của mình trên thị trường hoặc từng nơi, từng khu vực cụ thể Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra hai loại là: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính chất độc quyền
Một độc quyền nhóm là một ngành chỉ có ít người sản xuất và họ đều nhận thức được giá cả cả mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình
mà còn phụ thuộc vào hoạt động cạnh tranh của những đối thủ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó
Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thức cạnh tranh sản phẩm, trong đó mỗi doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định do họ có sản phẩm riêng có của mình Mức độ độc quyền phụ thuộc vào khả năng tạo sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với sản phẩm của các doanh nghiệp khác Hình thức cạnh tranh này tồn tại nhiều trong các sản phẩm như hóa mỹ phẩm, ôtô, may mặc,
d, Xét theo tính chất, cạnh tranh gồm cạnh tranh lành mạnh (cạnh tranh hợp pháp) và cạnh tranh không lành mạnh (cạnh tranh bất hợp pháp)
- Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh trong sáng, cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh Cạnh tranh lành mạnh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý; mang lại lợi ích cho xã hội thông qua phát triển khoa học kỹ thuật, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực sản xuất
- Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh bằng các hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vô tình hoặc cố ý gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc bạn hàng
Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một
số tiêu chí khác: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hóa ở từng dân tộc, từng khu vực, từng
Trang 11quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới, cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh giữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu dùng khác nhau
1.1.1.3 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là môi trường và là động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, hầu như không tồn tại phạm trù cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vì toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đều được tiến hành theo kế hoạch, kinh doanh có lãi thì nộp vào ngân sách Nhà nước, ngược lại thì Nhà nước bù lỗ Do vậy doanh nghiệp vẫn tồn tại mà không bị phá sản, tuy nhiên lại không tạo được động lực cho doanh nghiệp phát triển Khi chuyển sang cơ chế thị trường thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và nó có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà còn đối với người tiêu dùng cũng như tổng thể nền kinh tế
Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định đến sự tồn tại hay không
tồn tại của doanh nghiệp, là điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên giành
ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những hàng hóa và dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích, là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra ưu thế về sản phẩm, giá bán
và tổ chức tiêu thụ sản phẩm Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bên cạnh đó phải tối ưu các yếu tố đầu vào của sản xuất để giảm tối đa giá thành sản phẩm
Đối với người tiêu dùng, nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà
Trang 12họ có thể lựa chọn được các loại hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú với chất lượng cao hơn, phù hợp hơn với khả năng mua sắm của
họ Cạnh tranh làm cho người tiêu dùng được tôn trọng hơn và lợi ích của họ được đảm bảo hơn, vì chính những quyết định mua hàng của người tiêu dùng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường
Đối với cả nền kinh tế, bất cứ một nền kinh tế nào cũng cần phải duy trì
sự cạnh tranh Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, làm tăng tính năng động và óc sáng tạo của các nhà doanh nghiệp, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi, chân chính Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả rẻ Chính vì vậy duy trì sự cạnh tranh là nhằm cải thiện lợi ích của người tiêu dùng, thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và phát triển văn minh xã hội
Chính vì vậy, cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách tối ưu nhất lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng
và lợi ích của xã hội, là công cụ hữu hiệu để điều tiết hoạt động kinh doanh trên thị trường
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh mang lại thì còn
đó những mặt tiêu cực của nó như: cạnh tranh tạo ra sự phân hóa giàu nghèo; cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến những hậu quả tiêu cực như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại ); hay cạnh tranh có thể làm các doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt
mà không giành chi phí cho việc bảo vệ môi trường hay xử lý chất thải gây ô
Trang 13nhiễm cũng như những vấn đề xã hội khác
Kết luận: Cạnh tranh là một phần không thể thiếu của nền kinh tế thị
trường, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy vai trò tích cực và hạn chế các tiêu cực của cạnh tranh Để giải quyết được vấn đề này thì vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng
1.1.2 Năng lực cạnh tranh
1.1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, ít có những tranh luận và nghiên cứu
về hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ với hội nhập kinh tế quốc tế mà lại
không đề cập đến thuật ngữ competitiveness (năng lực cạnh tranh / tính cạnh
tranh / khả năng cạnh tranh / sức cạnh tranh)
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệ p của Tổ chức Hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa như sau : “Sức cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp , ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việ c làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh qu ốc tế trên cơ sở bền vững”[23]
Định nghĩa này đã phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia trong mối liên hệ gắn kết với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp , tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân
Trong từ điển Thuật ngữ kinh tế học, “năng lực cạnh tranh (hay còn gọi là sức cạnh tranh) là khả năng giành được thị phầ n lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp” [6]
Theo định nghĩa này, tác giả có thể thống nhất bốn thuật ngữ hiện đang được sử dụng: năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có nội dung tương tự nhau và hiểu tên của chúng một cách nhất quán trong đề tài này là “năng lực cạnh tranh”
Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” đang và chắc sẽ được sử dụng rộng
Trang 14rãi Một định nghĩa ngắn gọn không phải là điều quan trọng nhất Điều có ý nghĩa hơn nhiều là ngữ cảnh xem xét: cấp độ (cho quốc gia, ngành, doanh nghiệp hay sản phẩm); tiêu chí đánh giá; những giải pháp về chiến lược và chính sách thông qua việc xác định đúng đối tượng nghiên cứu
1.1.2.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ:
- Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
- Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ trên có tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau Một quốc gia hay một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp, ngành tạo dựng được năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới Khi một doanh nghiệp, ngành có năng lực cạnh tranh, nó sẽ góp phần nâng cao thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh và do đó góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Thêm vào đó, sản phẩm có sức cạnh tranh sẽ tạo ra uy tín, mang lại lợi thế so sánh cho doanh nghiệp Do đó khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh nêu trên
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong “Báo cáo về tính cạnh tranh toàn cầu” có đưa ra khái niệm như sau:
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng của nước đó đạt
được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các
tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian
Trong báo cáo mới nhất của mình (Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2009)
Trang 15WEF cũng đưa ra 12 yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của một quốc gia, chia thành 3 nhóm chính là:
- Những yêu cầu cơ bản: Thể chế chính sách, khung pháp lý; Cơ
sở hạ tầng; Sự ổn định kinh tế vĩ mô; Sức khỏe và giáo dục cơ bản
- Những nhân tố thúc đẩy hiệu quả: Giáo dục và đào tạo ở cấp cao hơn; Tính hiệu quả của thị trường hàng hóa; Tính hiệu quả của thị trường lao động; Sự phát triển của thị trường tài chính; Trình độ khoa học công nghệ; Quy mô thị trường
- Những nhân tố đổi mới và phát triển: Sự phát triển trong kinh doanh; Sự đổi mới, cải cách [17]
Như vậy hiểu một cách đơn giản thì việc xác định năng lực cạnh tranh quốc gia được nhấn mạnh ở sự phát triển bền vững, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà
doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra
Có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực
và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực, từ những yếu tố nội tại của doanh nghiệp Những yếu tố nội tại của mỗi doanh nghiệp không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp …một cách riêng biệt mà cần được xem xét trong mối tương quan với các đối tác cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh
Trang 16tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài như môi trường pháp lý, cơ chế chính sách của từng quốc gia…cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại quốc gia đó trong bối cảnh toàn cầu hoá
Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành: Một ngành có năng lực cạnh tranh
nếu ngành đó có năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa: Một sản phẩm được coi
là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại
1.1.3 Lữ hành, kinh doanh lữ hành
Việc định nghĩa hoạt động lữ hành cũng như việc phân biệt lữ hành với
du lịch là một công việc cần thiết Tuy nhiên có hai cách tiếp cận về lữ hành
và du lịch
Cách tiếp cận thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành (Travel) bao
gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó Với một phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành Nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du lịch Tại các nước phát triển, đặc biệt tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “lữ hành” và “du lịch” (Travel and Tourism) được hiểu một cách tương tự như “du lịch” Vì vậy người ta có thể sử dụng thuật ngữ “lữ hành du lịch” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan đến các chuyến đi với mục đích du lịch Cách tiếp cận lữ hành theo nghĩa rộng cho phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng lớn
Trang 17Cách tiếp cận thứ hai: Tiếp cận lữ hành ở một phạm vi hẹp Để phân
biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là định nghĩa về lữ hành trong Luật Du lịch
Việt Nam: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình cho khách du lịch”[5]
Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế
Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách nội địa và phải đủ 3 điều kiện:
- Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;
- Có phương án kinh doanh và chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.[5]
Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách quốc tế và phải đủ 5 điều kiện:
- Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp;
- Có phương án kinh doanh lữ hành và chương trình du lịch;
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành;
- Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ [5]
Trang 18Như vậy theo định nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch Ngoài ra Luật du lịch còn quy định rõ
kinh doanh đại lý lữ hành “là một tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du
lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng; tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện các chương trình du lịch”[5]
Chức năng của các doanh nghiệp lữ hành là: Tổ chức, Xây dựng các tour du lịch lữ hành có phạm vi nội địa hoặc quốc tế, trên cơ sở liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, điểm ăn uống, vận chuyển )
để ký hợp đồng đại lý với đại lý lữ hành để bán chương trình du lịch cho khách du lịch
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành
Như đã trình bày ở trên, khi đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh khác Trong giới hạn bài viết cho phép, người viết xin đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam và của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam, so sánh với Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực Đông Nam Á để có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh cũng như cụ thể về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này của các doanh nghiệp Việt Nam
Về năng lực cạnh tranh cấp độ ngành, báo cáo về năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực du lịch và lữ hành năm 2009 của WEF đã đưa ra các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành dưới đây:
- Hệ thống luật pháp, chính sách về du lịch và lữ hành gồm: Các quy
định luật pháp và chính sách; Quy định về môi trường; An toàn và an ninh; Y
tế và vệ sinh; Ưu tiên du lịch và lữ hành
Trang 19- Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch và lữ hành gồm: Cơ
sở hạ tầng giao thông hàng không; Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; Cơ sở
hạ tầng du lịch; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch và lữ hành
- Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực gồm chỉ số: Nguồn nhân
lực; Sự thu hút cho du lịch và lữ hành; Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực văn hoá [18]
Các chỉ số này và kết quả công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới năm
2009 sẽ được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch
và lữ hành của Việt Nam trong chương 2
Về năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp , các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau Đối với các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành, khi đánh giá năng lực cạnh tranh có thể sử dụng các yếu tố sau:
- Giá cả sản phẩm và dịch vụ
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ
- Marketing, quảng cáo
- Nguồn nhân lực
- Vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp
Các chỉ tiêu này sẽ được sử dụng để phân tích , đánh giá trong chương 2
để thấy được một cách cụ thể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay
1.1.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế tất yếu của lịch sử nhân loại, cho nên sẽ là sai lầm nếu có một nước nào đó tự mình tách ra đứng ngoài toàn cầu hóa, từ chối hợp tác, hội nhập hoặc đóng cửa với thế giới Thế kỷ 21 được
Trang 20xem là thế kỷ của sự hội nhập, thế kỷ của thời đại thông tin Bất cứ quốc gia hay lãnh thổ nào nếu muốn tiến bộ, phát triển cùng với trào lưu chung của thế giới đều phải có những bước đi cụ thể và tích cực mới bắt kịp thời đại, nếu không sẽ bị cô lập bởi những rào cản do mình tạo ra
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, không một ai nói đến năng lực cạnh tranh là tốt cho các doanh nghiệp Bởi vì một thực tế là các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với nhau mà chỉ cần thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, Nhà nước sẽ đảm bảo mọi khâu, mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, tất cả đều thuộc sở hữu của Nhà nước và tập thể
Nhưng hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, hoạt động theo các quy luật khách quan vốn có của thị trường: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế có nhiều thành phần với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Khi đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan Thêm vào đó,
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày một nhanh Với chính sách
mở của nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên thị trường Việt Nam nên tình hình cạnh tranh càng trở nên quyết liệt hơn
Một tồn tại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là năng lực cạnh tranh còn rất yếu, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng không phải ngoại lệ Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tỏ ra yếu thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp nước ngoài Nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý toàn cầu và có khả năng khai thác thị trường cao, lại đang nắm giữ nguồn khách nên các công ty nước ngoài có thể áp đảo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp
Trang 21trong nước Hơn thế nữa các hình thức kinh doanh, cách làm ăn của các doanh nghiệp lữ hành trong nước thường mang tính nhất thời, cạnh tranh không lành mạnh, chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà không tính đến tác động lâu dài Một thực tế là ít có doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có chiến lược kinh doanh riêng cho mình Vì vậy, trước một thực tế khách quan của cạnh tranh trong cơ chế thị trường và thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này là một sự cần thiết khách quan
Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập quốc tế, mở rộng tầm nhìn hoạt động ra ngoài phạm vi quốc gia sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng cho quá trình phát triển tiếp tục của ngành công nghiệp du lịch Việt Nam Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên của các hiệp hội du lịch quốc tế quan trọng như:
- 1981, Việt Nam tham gia Tổ chức Du lịch Thế giới (United Nations
World Tourism Organization - UNWTO) Đây là một tổ chức có tính chất liên chính phủ của Liên Hợp Quốc, được thành lập ngày 2/1/1975, có khoảng 500 thành viên Mục đích chính của UNWTO là khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch quốc tế nhằm phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và chung sống hòa bình giữa các dân tộc Năm 1997, Việt Nam được bầu làm Phó chủ tịch
Ủy ban Đông Á – Thái Bình Dương, tích cực tham gia đại hội thường niên, đại hội khu vực, tranh thủ sự hỗ trợ của UNWTO về thông tin, đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật
- 4/1989, Việt Nam tham gia Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (Pacific Area Travel Association - PATA) PATA là một tổ chức liên
kết quốc tế phi chính phủ về du lịch, thành lập năm 1951 tại Hawai, trụ sở chính hiện nay đặt ở Bangkok, Thái Lan Thành viên của PATA có 80 cơ quan du lịch nhà nước, lãnh thổ, địa phương của 40 quốc gia, hơn 2000 tổ
Trang 22chức du lịch được tổ chức thành 80 chi hội Mục đích của PATA là tuyên truyền và khuyến khích sự phát triển du lịch ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Năm 1994 Việt Nam được thành lập chi hội PATA Việt Nam, chi hội
đã tham gia tích cực đại hội thường niên, hội nghị các chi hội, hội nghị giám đốc PATA nhằm tranh thủ hỗ trợ PATA tổ chức các hội nghị, hội thảo ở Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức kinh doanh và xúc tiến du lịch
- 1995, Việt Nam tham gia Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEAN Travel
Association – ASEAN-TA) Đây là một tổ chức liên kết khu vực phi chính phủ về du lịch, thành lập 1/1971, trụ sở chính ở Jakarta, Indonesia; thành viên bao gồm các hiệp hội lữ hành, hiệp hội khách sạn, các hãng hàng không quốc gia của các nước, các doanh nghiệp du lịch và các hãng cung cấp sản phẩm cho ngành du lịch Mục đích của ASEAN – TA là quảng bá du lịch cho 11 nước thành viên ASEAN được coi như một điểm du lịch thống nhất để bàn các biện pháp đa phương nhằm thu hút, đón tiếp và phục vụ khách du lịch
- 2005, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, với những cam kết về dịch vụ du lịch như sau:
Trang 23Ngành và phân
ngành
Hạn chế tiếp cận thị trường
Hạn chế đối xử quốc gia Cam kết
DV dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam
mà không bị hạn chế phần góp vốn của phía NN
(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung
(1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế, trừ HDV trong doanh nghiệp
có vốn đầu tư NN là công dân VN Được phép đưa khách vào du lịch VN (Inbound)
(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung
C Dịch vụ HDV du
lịch
Dịch vụ khác
aPhương thức cung cấp: (1) Cung cấp qua biên giới; (2) Tiêu dùng ở nước ngoài; (3) Hiện diện
thương mại; (4) Hiện diện thể nhân
Trang 24Một số lưu ý về mở cửa thị trường là:
- Không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (phù hợp với điều 51 Luật Du lịch)
- Không hạn chế vốn nước ngoài trong kinh doanh
- Chưa cam kết cho phép thành lập chi nhánh (Điều 42 Luật Du lịch)
- Không hạn chế đối tác Việt Nam trong kinh doanh (điều 51 Luật Du lịch)
Về đối xử quốc gia: Việt Nam không cam kết cho phép doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ Outbound Trong lĩnh vực
du lịch, Việt Nam chỉ cam kết mở cửa đối với các phân ngành dịch vụ đại lý
du lịch và kinh doanh lữ hành, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, cung cấp
đồ ăn nước uống
Trong các cam kết với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ Đối với phương thức hiện diện thương mại, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong các hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành Tuy nhiên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch
có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước Công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam Đối với phương thức hiện diện thể nhân, Việt Nam vẫn không cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngoài hành nghề ở Việt Nam
Như vậy có thể nói Việt Nam đã mở cửa thị trường du lịch khá mạnh
Trang 25Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch có nhiều cơ hội phát triển
1.2 Hoạt động du lịch lữ hành trên thế giới và khu vực Đông Nam Á
1.2.1 Hoạt động du lịch lữ hành trên thế giới
Nửa cuối thế kỷ 20, ngành du lịch thế giớ i đã phát triển nhanh Từ năm
1950 đến 2006 tính trung bình mỗi năm du lịch thế giới tăng 7,2% về lượng khách và 12,3% về thu nhập Năm 1950 lượng khách quốc tế chỉ mới đạt 25,3 triệu lượt khách và thu nhập từ du lịch là 2,1 tỷ USD; con số tương ứng của năm 2006 là 842 triệu lượt khách và trên 700 tỷ USD.[2]
Là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch đóng vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển như ngành giao thông , xây dựng , bưu chín h viễn thông , ngân hàng Do đó ngành công nghiệp du lịch có tác động ảnh hưởng số nhân và hiệu ứng lan tỏa nhiều hơn so với hầu hết các ngành kinh tế khác
Mặc cho những khó khăn t hách thức không ngừng diễn r a, năm 2007 vẫn chứng tỏ là một năm tuyệt vờ i của ngành du lịch và lữ hành , là năm thứ 4 liên tiếp mức tăng trưởng hàng năm đạt trung bình 4%/năm và so với cùng kỳ , ngành đã tạo thêm hơn 34 triệu việc làm cho người lao động Theo nghiên cứu của TSA của WTTC , trong năm 2008 lữ hành và du lịch thế giới đóng góp khoảng 5.890 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc tế , chiếm 9,9% tổng GDP toàn cầu và tạo ra khoảng 238,277 triệu việc làm ,chiếm tới 8,4% lượng người lao độ ng trên thế giới [35]
Đóng góp của ngành công nghiệp không khói này vào hoạt động kinh tế và việc làm toàn cầu được dự báo là tiếp tục tăng mạnh trong vòng 10 năm tới, với mức tăng trưởng 4,2% mỗi năm.[22]
Nghiên cứu mới n hất của WTTC đã chỉ ra top 10 nước có ngành du lịch và lữ hành lớn mạnh nhất trong năm 2008 Trong đó Mỹ vẫn là điểm đến thu hút được nhiều khách du lịch nhất với doanh thu 1.747,5 tỷ USD từ hoạt
Trang 26động du lịch và lữ hành ; Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 592 tỷ USD; tiếp đến là Nhật Bản với 514,3 tỷ USD Các vị trí còn lại trong bảng xếp hạng top
10 này lần lượt là Đức , Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Canada, Mexico.[35]
1.2.2 Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới WTO , số người đi
du lịch thế giới không ngừng tăng lên Từ 25,3 triệu lượt khách năm 1950 đến 689,2 triệu lượt khách năm 2000; năm 2005 là 808,3 triệu lượt khách và năm
2008 tăng lên đến 924 triệu lượt khách [34] Khách du lịch quốc tế đến tập trung chủ yếu vào khu vực Châu Mỹ và Châu Âu, là những nước có nền k inh tế phát triển như Mỹ , Pháp, Tây Ban Nha , Anh, Đức, Ý Tuy nhiên những năm gần đây, khách du lịch quốc tế đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang
có chiều hướng tăng lên Theo dự báo của WTTC, đến năm 2018 thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 10.588 tỷ USD và sẽ tạo ra khoảng 296 triệu việc làm, tập trung chủ yếu ở Châu Á – Thái Bình Dương ; trong đó Đông Nam Á
có vị trí quan trọng , chiếm khoảng 34% lượng khách và 30% thu nhập xã hội từ du lịch toàn khu vực [18]
Hệ thống TSA cũng dự báo từ 2007 – 2016 tốc độ tăng trưởng du lịch của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương , Trung Đông và Châu Phi sẽ đạt trên 5% hàng năm , so với mức trung bình thế giới là 4,2%/năm.[22]
1.2.3 Hoạt động du lịch lữ hành của khu vực Đông Nam Á
Như đã trình bày ở trên khu vực Đ ông Nam Á đang có tốc độ tăng trưởng du lịch khá cao và đang là điểm nóng thu hút khách du lịch quốc tế
trong những năm gần đây
Trang 27Bảng 1.1: Khách quốc tế đến 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
Có thể thấy, khu vực Đông Nam Á đang là điểm đến hấp dẫn đối với
du khách quốc tế, trong đó ba quốc gia Malaysia, Singapore và Thái Lan có lượng khách quốc tế đến nhiều nhất trong những năm qua Năm 2007, khách quốc tế đến Malaysia tăng đột biến 20,97 triệu lượt khách, Singapore là 10,276 triệu lượt khách và Thái Lan là 14,18 triệu lượt khách
Trong số 13 khu vực được nghiên cứu trong báo cáo Travel and Touism Economic Impact – Southeast Asia 2009 thực hiện bởi WTTC thì hoạt động
du lịch lữ hành của khu vực Đông Nam Á đứng thứ 8 về quy mô tuyệt đối, thứ 4 về các đóng góp liên quan cho nền kinh tế quốc gia và xếp thứ 4 về tốc
độ tăng trưởng dài hạn (10 năm).[21]
Nghiên cứu cho thấy Đông Nam Á đang
là khu vực rất có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp không khói này
Trang 281.2.4 Một số bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan trong việc cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế
1.2.4.1 Trung Quốc và những sự kiện kinh tế, văn hóa, thể thao quốc tế
Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Trung Quốc là Cục du lịch quốc gia Trung Quốc – China National Tourism Office (CNTO) - xác định tập trung vào việc tham gia tổ chức các chương trình văn hóa, thể thao lớn của thế giới để liên kết quốc tế, quảng bá hình ảnh và du lịch nước nhà Sự kiện gần đây nhất là Olympic Bắc Kinh 2008 đã được Trung Quốc đầu tư rất lớn cho các hạng mục thiết kế đô thị tổng thể, bao gồm cơ sở hạ tầng, các dự án về năng lượng và giao thông, cấp nước và xây dựng môi trường… Thông qua đó quảng bá về một Trung Quốc phát triển , hiện đại Ngoải ra CNTO còn thúc đẩy hoạt động liên kết quốc tế trong du lịch bằng cách kết hợp du lịch và tham quan triển lãm quốc tế Hội chợ Expo Thượng Hải và China International Travel Mart là hai hội chợ lớn, có uy tín của Trung Quốc Trung Quốc đã mở riêng website của Hội chợ hàng công nghiệp Expo để quảng bá; còn China International Travel Mart là hội chợ thường niên được tổ chức từ năm 1998
và cũng được chuẩn bị rất chu đáo CNTO còn đặt 15 văn phòng đại diện tại
15 quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế tiếp cận thông tin Có thể thấy sự chuyên nghiệp trong phong cách tổ chức và sự phong phú về nội dung là những điểm mạnh của Trung Quốc trong việc quảng bá phát triển du lịch
1.2.4.2 Malaysia, Singapore, Thái Lan và vấn đề miễn thị thực
Thị thực du lịch quốc tế là một trong những điều kiện cấu thành du lịch quốc tế, quyết định tới chuyến đi của du khách ra nước ngoài Do tầm quan trọng của thị thực đối với du khách quốc tế nên hầu hết các nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới, tùy theo mức độ khác nhau đều có chính sách miễn thị thực cho du khách quốc tế, cấp thị thực tại điểm đến với thủ tục dễ
Trang 29dàng Đây là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa Đối với ba nước phát triển trong khu vực là Malaysia, Singapore và Thái Lan:
- Malaysia có quan hệ ngoại giao với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn thị thực cho du khách hơn 60 quốc gia Đặc biệt là tất
cả công dân trên thế giới nhập cảnh Malaysia với mục đích du lịch, thăm viếng, ký kết hợp đồng, hoạt động báo chí, thi đấu thể thao, khảo sát với thời gian ngắn hạn được cấp phép nhập cảnh tại cửa khẩu mà không cần thị thực Do chính sách cởi mở về thị thực du lịch đối với du khách quốc tế, trung bình lượng khách quốc tế đến Malaysia là 13,18 triệu khách/năm (2001 - 2007) Năm 2007, một số lượng lớn du khách quốc tế đến Malaysia là 20,97 triệu khách
- Singapore có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn thị thực cho du khách của 143 quốc gia Khách quốc tế đến Singapore trung bình 8,68 triệu khách/năm (2003 - 2007), trong đó 82,85% du khách được miễn thị thực
- Thái Lan có quan hệ ngoại giao với 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn thị thực cho du khách của 47 quốc gia, cấp thị thực du lịch tại điểm cho 20 quốc gia với điều kiện rất dễ dàng Từ đó thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến Thái Lan, hơn 10 triệu khách/năm (2001 - 2007), trong đó hơn 80% du khách đến Thái Lan không cần thị thực (giai đoạn 2003
- 2007).[8]
Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy tỷ lệ so sánh khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, Singapore và Việt Nam được miễn thị thực:
Trang 30Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, Singapore và Việt Nam
được miễn thị thực (2003 – 2007)
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam; Cục du lịch Singapore; Cục du lịch Thái Lan
Biểu đồ cho thấy mặc dù trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Việt Nam được miễn thị thực có tăng lên đáng kể, trung bình 25,7% nhưng vẫn còn là ở mức độ thấp so với các quốc gia trong khu vực (Singapore
là 82,85%, Thái Lan là 80,71%)
Như vậy có thể thấy một điểm chung đối với các nước phát triển du lịch trên thế giới và ba nước phát triển về du lịch trong khu vực là: Thực thi chính sách cởi mở về thị thực, miễn thị thực du lịch đối với du khách quốc tế
là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển ngành công nghiệp du lịch
Tóm lại, Việt Nam cần tham khảo và học tập các nước trong hoạt động
phát triển du lịch ở một số điểm như:
- Có cơ quan chuyên trách các vấn đề về du lịch, đề ra các chiến lược, sách lược, phương thức hoạt động thúc đẩy liên kết quốc tế trong lĩnh vực du lịch
Trang 31- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua các phương tiện thông tin phổ biến, các văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất cho hệ thống website du lịch, chú trọng xây dựng nội dung phong phú, hình thức sinh động
- Tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của du khách.10
- Thực thi chính sách cởi mở về thị thực, miễn thị thực du lịch đối với du khách quốc tế để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam
Tóm tắt chương 1:
Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Chương 1 tập trung làm rõ các khái niệm năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành, đồng thời
đề cập tới các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch do WEF đưa ra cũng như những chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Chương 1 cũng giành một phần quan trọng
để phân tích, đánh giá khái quát về tình hình hoạt động, xu hướng phát triển
du lịch lữ hành trên thế giới và khu vực Đông Nam Á để có thể thấy được môi trường mà du lịch lữ hành Việt Nam cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc
tế hiện nay Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong chương 2 và chương3
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch lữ hành Việt Nam
2.1.1 Tiềm năng du lịch của Việt Nam
Điều kiện địa lý tự nhiên đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng du lịch dồi dào với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km; Việt Nam có hơn 4.510 km đường biên giới đất liền tiếp giáp với ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia; với hệ thống cửa khẩu đường hàng không, các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông và đường biển Bờ biển Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam với nhiều bãi tắm nổi tiếng thơ mộng và xinh đẹp Là quốc gia trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang tính ôn đới như Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, Đà Lạt Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1.000m
so với mặt biển Việt Nam còn có những khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như rừng quốc gia Cúc Phương, rừng quốc gia Cát Bà, rừng quốc gia Côn Đảo
Với hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam có trên 7.000 di tích lịch sử (trong đó khoảng 2.500 di tích được Nhà nước xếp hạng bảo vệ), văn hóa, dấu
ấn của quá trình dựng nước và giữ nước như Đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu
và nhiều kỳ quan, danh lam thắng cảnh đã được thế giới công nhận như vịnh
Hạ Long , phố cổ Hội An , biển Nha Trang Với 54 nhóm dân tộc thiểu số, Việt Nam có di sản quý báu về những nét sinh hoạt văn hóa và tôn giáo truyền thống
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và tuy còn nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu
du khách trong và ngoài nước, góp phần đáng kể trong tăng trưởng GDP quốc
Trang 33gia Phát huy và khai thác tiềm năng du lịch của đất nước, ngành du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của đất nước trong quá trình hội nhập
2.1.2 Quá trình hình thành của ngành du lịch
Ngày 09/07/1960 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CP thành lập Công ty du lịch Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Ngành Du lịch Việt Nam Du lịch Việt Nam đã phát triển qua các thời kỳ sau đây:
- Từ năm 1960 đến 1975: là giai đoạn đất nước còn trong chiến tranh khốc liệt, du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách du lịch vào nước ta chủ yếu là du khách trong các nước XHCN, theo các Nghị định thư
- Từ năm 1975 đến 1990: Ngành du lịch hoạt động trong điều kiện đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, phải tập trung sức lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, đồng thời lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc và Tây Nam Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển
- Từ 1990 đến nay – Thời kỳ đổi mới và hội nhập: Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ thương mại, tháng 11 năm 1992 Tổng cục
Du lịch được thành lập lại trực thuộc Chính phủ Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa 12 ra Nghị quyết thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục, Thể thao và Tổng cục Du lịch Trong những năm gần đây, khách du lịch quốc tế luôn tăng trưởng cao trung bình mỗi năm hai con số Từ 250.000 lượt khách quốc tế năm 1990, đến năm 2007
là 4,229 triệu lượt khách Khách du lịch nội địa từ 1 triệu khách năm 1990, đạt 19,2 triệu khách năm 2007.[25]
Trang 34
Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân Theo tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2007 – 2008, tính đến hết năm 2007
cả nước đã có gần 9.000 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 180.057 buồng phòng, một nửa trong số này đạt tiêu chuẩn 5 sao, 256 khách sạn từ 3 – 5 sao,
605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa [31]
Về cơ cấu doanh nghiệp trong ngành, trong những năm qua cũng chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về tỷ lệ cơ cấu giữa các thành phần doanh nghiệp Nếu như năm 2001, tỷ lệ các doanh nghiệp lữ hành nhà nước chiếm đại đa số, sau 5 năm, tỷ lệ đó giảm đáng kể và thay vào đó là số lượng lớn doanh nghiệp hữu hạn và cổ phần Xem biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Thành phần doanh nghiệp LHQT 2002 và 2006 Thành phần doanh nghiệp LHQT
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê
Tổng cục Du lịch cho biết, trong năm 2007, du lịch Việt Nam đã có thêm 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế mới ra đời, nâng tổng số lên 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế Trong số trên 600 doanh nghiệp lữ hành quốc
tế đang hoạt động tại Việt Nam, có 87 doanh nghiệp nhà nước, 157 công ty cổ
Trang 35phần, 12 công ty liên doanh, 345 công ty trách nhiệm hữu hạn và 4 doanh nghiệp tư nhân.[26]
2.1.3 Khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008):
Kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng, an ninh chính trị luôn ổn định và thu nhập cá nhân tăng theo, từ đó nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tăng cao Số lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng cao liên tục và du lịch liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2000 – 2008 Bảng về lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó:
Bảng 2.1: Khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008):
Tổng số khách
DL nội địa (triệu lƣợt khách)
Tốc độ tăng (%)
Doanh thu của
du lịch
VN (tỷ USD)
Tốc độ tăng (%)
Trang 36Từ bảng trên có thể thấy:
- Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch nội địa là 6,89%/năm
- Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 10,57%/năm
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của ngành du lịch là 18,33%/năm
Sự tăng trưởng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế là một biểu hiện sinh động của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển Số lượng khách du lịch nội địa từ con số 1 triệu lượt vào năm 1990, đã tăng lên 11,2 triệu lượt vào năm 2000 và tiếp tục tăng đến 20 triệu lượt vào năm 2008 Hiện nay cơ cấu khách nội địa có nhu cầu du lịch và sẵn sàng chi tiêu ở mức cao tương tự khách quốc tế đang gia tăng nhanh Do đó, ngành Du lịch cần chú ý thu hút, khai thác hiệu quả đối tượng khách này
Có thể thấy số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trong những năm vừa qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 10,57%
Có sự sụt giảm trong tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam trong hai năm 2006 (3%) và 2008 (0,6%) Điều này có thể được lí giải như sau: với việc Việt Nam gia nhập WTO, cộng với việc các nước lân cận gặp khủng hoảng chính trị nên khách quốc tế chú ý đến Việt Nam Khi ấy chúng ta chưa chuẩn bị tốt nên đã xảy ra tình trạng thiếu phòng khách sạn Thêm nữa, lẽ ra phải nhân cơ hội này để tạo ấn tượng thu hút khách thì nhiều khách sạn đã tăng giá 50% so với một năm trước để thu lợi nhuận…đã ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách du lịch quyết định đến Việt Nam trong năm 2006 Năm 2008, Châu Âu, thị trường du lịch chính của Việt Nam, mùa du lịch hè đã kết thúc không khả quan, vì người dân trong làn sóng giá cả đắt đỏ buộc phải thắt chặt chi tiêu Thị trường chính thứ hai của Việt Nam là Trung Quốc cũng lao đao với sự cố melamine Còn thị trường Mỹ cũng giảm do khủng hoảng tài chính
Tuy nhiên doanh thu của ngành du lịch Việt Nam chủ yếu từ khách quốc
tế Năm 2006, doanh thu từ du lịch quốc tế là 2,85 tỷ USD (Tổng doanh thu của
Trang 37ngành du lịch là 3,182 tỷ USD), chiếm 89,56% tổng doanh thu của toàn ngành
du lịch Năm 2007 doanh thu từ khách quốc tế đạt 3,33 tỷ USD (Tổng doanh thu của ngành du lịch là 3,5 tỷ USD), chiếm 95,14% tổng doanh thu của toàn ngành.[25] Đây là một tín hiệu tích cực của ngành du lịch Việt Nam, từng bước trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và then chốt của đất nước
2.1.4 Thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008 tập trung vào 10 thị trường trọng điểm là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Pháp, Thái Lan, Campuchia
và Anh Theo đó, khách du lịch quốc tế ở các thị trường trọng điểm này so với tổng số các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam (2003 - 2008) chiếm tỷ trọng trung bình 74,05%/năm
Bảng 2.2: 10 thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Đơn vị tính: triệu lượt khách
2004 /2003 (%)
Năm
2005
Tăng giảm
2005 /2004 (%)
Năm
2006
Tăng giảm
2006 /2005 (%)
Năm
2007
Tăng giảm
2007 /2006 (%)
Năm
2008
Tăng giảm
2008 /2007 (%)
Trang 38Bảng số liệu trên cho thấy đây là các thị trường khách quốc tế chủ yếu
và quan trọng của du lịch Việt Nam trong thời gian qua Thị trường khách này
có khả năng chi trả cao, thời gian lưu trú dài và đem lại doanh thu chủ yếu cho ngành du lịch Khách quốc tế đến từ các thị trường này chiếm tỷ trọng trên 70%/năm so với tổng số khách quốc tế đến, cụ thể các năm như sau:
2.2 Khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành du lịch và lữ hành Việt Nam (theo báo cáo năng lực cạnh tranh của WEF)
Tháng 3/2009, Diễn đàn kinh tế thế giới đã công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành toàn cầu 2009 (gồm 133 nước) Thụy
Sĩ tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng, kế đến là Áo, Đức, Pháp và Canada Năm nay Singapore là quốc gia châu Á duy nhất lọt vào top 10 (10/133).[18]
Việt Nam xếp thứ 89/133, tuy đã tăng hạng so với báo cáo năm trước (96/130) nhưng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn không tạo được bước đột phá về tính cạnh tranh Trong tám quốc gia Đông Nam Á được WEF khảo sát (không có Lào và Myanmar), Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia về mức độ
Trang 39cạnh tranh, tương tự như năm ngoái Trong đó năng lực cạnh tranh ngành Du lịch và lữ hành của Việt Nam, một số nước ASEAN và Trung Quốc được xếp hạng như sau (xem bảng 2.3):
Bảng 2.3: Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam
và một số nước:
Quốc gia Chỉ số chung
2009 (/133)
Xếp hạng
2008 (/130)
Hành lang luật pháp
Môi trường kinh doanh và
cơ sở hạ tầng
Nguồn lực tự nhiên, văn hoá
và nhân lực Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm
Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất Xếp hạng 133: nước cạnh tranh kém nhất
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 2009
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong số 133 nước được xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 89, điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh lữ hành của nước ta còn rất thấp So với Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia Nguyên nhân là do hành lang luật pháp còn thiếu đồng bộ, môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; nguồn lực
tự nhiên, nhân lực và văn hoá cũng xếp thứ 76/133 nước, chứng tỏ du lịch Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh này; mặc dù đất nước, văn hóa và con người Việt Nam được đánh giá những nguồn lực rất có tiềm năng để phát triển
Trang 40du lịch
Để hiểu rõ hơn về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của nước
ta trong so sánh với một số nước trong khu vực và Trung Quốc, xin được tiếp tục phân tích sâu hơn về các chỉ số đơn đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch
và lữ hành đã cấu thành 3 chỉ số nêu trên, bao gồm:
2.2.1 Hành lang luật pháp
Trước hết là phân tích, đánh giá các chỉ số đơn cấu thành chỉ số hành luật pháp Xem bảng 2.4:
Bảng 2.4 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam
và một số nước – chỉ số hành lang luật pháp:
So với những đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Singapore, Malaysia, Philipine và Thái Lan, chỉ số năng lực cạnh tranh về hành lang luật pháp của Việt Nam còn rất yếu kém Điều này cho thấy, các quy định luật pháp và chính sách của nước ta chưa tạo thuận lợi cho du lịch và lữ hành phát triển, còn nhiều rào cản về thủ tục, giấy phép, về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như về sở
Vệ sinh và Y
tế
Ưu tiên du lịch & lữ hành
Quốc gia Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Singapore 6 5,77 1 6,24 42 4,85 10 6,33 53 5,19 2 6,26 Malaysia 42 5,03 9 5,38 54 4,69 59 5,29 69 4,47 23 5,31 Thái Lan 70 4,46 62 4,48 99 4,13 118 3,94 71 4,42 22 5,34 Indonesia 113 3,77 123 3,27 130 3,40 119 3,91 110 2,58 10 5,70 Philippines 85 4,27 72 4,34 73 4,38 113 4,12 87 4,02 59 4,51
Campuchia 111 3,80 122 3,33 107 4,00 88 4,68 126 1,56 18 5,44 Trung
Quốc
88 4,24 87 4,08 105 4,03 116 4,02 91 3,89 28 5,19
Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất Xếp hạng 133: nước cạnh tranh kém nhất
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 2009