TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠIKHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM TRON
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Sinh viên thực hiện : Phạm Ngọc Anh
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hoàng ánh
Hà Nội, 11/2006
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
I Một số vấn đề chung về bảo hiểm
1 Lịch sử hình thành và khái niệm về bảo hiểm 3
1.1 Lịch sử hình thành 3
1.2 Khái niệm về bảo hiểm 6
1.3 Phân loại bảo hiểm 7
1.3.1 Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm 7
1.3.2 Căn cứ vào đối tượng của bảo hiểm 7
1.3.3 Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm 8
1.3.4 Căn cứ vào quy định của pháp luật về bảo hiểm 8
2 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm 8
2.1 Nguyên tắc bồi thường 8
2.2 Bảo hiểm rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn 9
2.3 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối 9
2.4 Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm 10
2.5 Nguyên tắc thế quyền 10
3 Các vai trò của bảo hiểm 10
3.1 Bồi thường tổn thất 10
3.2 Giảm bớt lo ngại 11
3.3 Tạo lập quỹ đầu tư 11
3.4 Ngăn ngừa tổn thất 12
3.5 Đẩy mạnh tín dụng 12
II Khái quát chung về năng lực cạnh tranh 1 Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh 13
1.1 Khái niệm 13
1.2 Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14
Trang 31.2.1 Năng lực tài chính 14
1.2.2 Nguồn nhân lực 15
1.2.3 Chất lượng sản phẩm 16
1.2.4 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 16
1.2.5 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 17
1.3 Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm 1.3.1 Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm 18
1.3.2 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp bảo hiểm 19
1.3.3 Sản phẩm bảo hiểm 20
1.3.4 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm 21
1.3.5 Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm 22
2 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm 2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 23
2.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành 26
III Năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới 1 Tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ AIG 28
2 Công ty bảo hiểm New York Life 30
CHƯƠNG II: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I Quá trình hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam II Hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1 Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh bảo hiểm 34
2 Đối tượng tham gia bảo hiểm 37
3 Các loại hình bảo hiểm 39
4 Doanh thu phí bảo hiểm 41
5 Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm 44
6 Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm 46
Trang 4III Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc Từ 48
1 Năng lực tài chính 49
2 Nguồn nhân lực 51
3 Sản phẩm bảo hiểm 52
4 Chất lượng hoạt động 54
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I Mục tiêu và quan điểm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2010 56
1 Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2010 1.1 Mục tiêu chung 56
1.2 Một số chỉ tiêu cụ thể 57
2 Quan điểm của Chính phủ về phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn tới 57
2.1 Quan điểm của Chính phủ về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước 57
2.2 Quan điểm của Chính phủ về hội nhập thị trường bảo hiểm trong nước với thị trường bảo hiểm quốc tế 59
II Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1 Cơ hội đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam 61
1.1 Mở ra nhiều cơ hội kinh doanh 61
1.2 Tăng nhu cầu về bảo hiểm từ dân cư 61
1.3 Đa dạng hoá các loại hình hoạt động 62
1.4 Tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin 62
1.5 Mở rộng thị trường xuất khẩu 63
Trang 52 Thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
2.1 Cạnh tranh ngày càng gay gắt 63
2.2 Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế 65
2.3 Quy mô thị trường bảo hiểm còn nhỏ 66
2.4 Sản phẩm bảo hiểm chưa đa dạng 68
2.5 Yêu cầu về chất lượng dịch vụ cao hơn 68
2.6 Gian lận, trục lợi bảo hiểm gia tăng 69
2.7 Khả năng thị trường bảo hiểm có thể chững lại 69
III Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1 Nhóm giải pháp vĩ mô 71
1.1 Giải pháp về phía Nhà nước 71
1.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh 71
1.1.2 Tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp 1.1.3 Tăng cường chức năng giám sát của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm 74
1.2 Giải pháp về phía Hiệp hội bảo hiểm 76
1.2.1 Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 76
1.2.2 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Hiệp hội 77
2 Nhóm giải pháp vi mô 78
2.1 Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm 2.1.1 Giải pháp tăng nguồn vốn kinh doanh 78
2.1.2 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp bảo hiểm 78
2.2 Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực cỉa doanh nghiệp bảo hiểm 2.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 79
2.2.2 Nâng cao chất lượng của độn ngũ quản lý bảo hiểm 80
Trang 62.3 Giải pháp nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm
2.3.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 81
2.3.2 Đa dạng hoá các kênh phân phối 82
2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm 2.4.1 Hiện đại hoá công nghệ quản lý, chú trọng công tác kiểm tra , giám sát trong doanh nghiệp 83
2.4.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong điều kiện mới 84
2.4.3 Nâng cao hiệu quả đầu tư 86
Kết luận 87
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng đang là một xu thế tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong đó, năng lực cạnh tranh là một yếu tố quyết định đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội nhập vì bản chất của cạnh tranh trong quá trình hội nhập là doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, và trình độ phát triển cao hơn Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngành kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cũng không nằm ngoài quy luật này Ở Việt Nam, sự có mặt của các Công ty bảo hiểm nước ngoài và các Công ty bảo hiểm nhiều thành phần trong nước đã làm cho vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên sôi động hơn Để khai thác thị trường bảo hiểm đạt hiệu quả cao nhất, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều có biện pháp cạnh tranh riêng, tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên, với xu thế hội nhập như vũ bão, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam muốn khẳng định vị thế trên thị trường và để không bị thua thiệt trong quá trình cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Sau hơn 10 năm mở cửa thị trường bảo hiểm, đến nay trên thị trường bảo hiểm đã có 32 doanh nghiệp hoạt động trong các vĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm Ngoài ra có hơn 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài Tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm giai đoạn 2001-2005 đạt trên 32%/ năm; quy mô thị trường bảo hiểm không ngừng được mở rộng, doanh thu phí đạt xấp xỉ 16.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 2% GDP năm 2005 Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển với tốc độ phát triển mạnh mẽ, cùng với
sự góp mặt của ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước nên mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo
Trang 8hiểm ngày càng trở nên cấp thiết Đó là lí do vì sao vấn đề "Nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" được tác giả chọn làm đề tài của Khoá luận tốt
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Em xin chân thành cảm các Thầy, các Cô ở khoa Kinh tế ngoại thương
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền bá những kiến thức quý báu giúp em có nền tảng khoa học khi viết Khoá luận tốt nghiệp Em xin gửi lời cám ơn và sự biết
ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Hoàng Ánh, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết Khoá luận này
Do trình độ của bản thân còn hạn chế và do đề tài được nghiên cứu trong điều kiện công tác thống kê của toàn ngành chưa hoàn thiện nên Khoá luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè và những người quan tâm
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2006
Sinh viên
Phạm Ngọc Anh
Trang 9CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
I Một số vấn đề chung về bảo hiểm
1 Lịch sử hình thành và khái niệm về bảo hiểm
1.1 Lịch sử hình thành khái niệm về bảo hiểm
Nhu cầu an toàn luôn đi đôi với sự tồn tại và phát triển của loài người Con người luôn tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh, rủi ro của số phận Ngay từ thời Tiền sử đã xuất hiện các tổ chức có hình thức gần giống bảo hiểm Từ thời Trung cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải được hình thành, song phải đến thế kỷ thứ 19 thì bảo hiểm hiện đại mới phát triển kéo theo sự ra đời của các loại hình bảo hiểm
"không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ" và cũng là nguyên lý phân tán rủi ro trong bảo hiểm
Năm 2250 trước Công Nguyên, tại Babylon, các nhà buôn đã thuê những người chuyên chở hàng hoá bằng lạc đà (gọi là Darmathe) vận chuyển hàng hoá với điều kiện là nếu kinh doanh suôn sẻ, các nhà buôn sẽ phân chia cho họ phân nửa tiền lãi, ngược lại nếu bị lỗ vốn, các Darmathe sẽ phải đền
bù Tuy nhiên nếu hàng hoá bị cướp bóc mà không có sự đồng loã của các Darmathe thì họ khỏi phải bồi thường Đây là khái niệm "miễn trách" trong
Trang 10ngành hàng hải, được áp dụng cho đến ngày trong bảo hiểm vận chuyển hàng hoá nói chung
Năm 916 trước Công Nguyên, tại Rhodes, Hoàng đế xứ này đã ban hành các đạo luật để bảo vệ các thương gia Chủ hàng, chủ tàu nào không bị
hy sinh trong biễn cố hàng hải, phải bù đắp cho chủ hàng, chủ tàu bị thiệt hại
vì phải hy sinh hàng hoá để cứu tàu, cứu hàng khi con tàu gặp tai nạn Đây là khái niệm "tổn thất chung" được sử dụng sau này trong bảo hiểm hàng hải
Thời Trung cổ:
Trong số các dấu tích gây ấn tượng từ thời Trung Cổ, có các kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp Vì vậy, ý tưởng về việc lập một quỹ chung (trong trường hợp này là quỹ lương thực) đã xuất hiện trong tiềm thức của con người
Vào cuối thế kỷ XV, khi chân Âu thực hiện những chuyến đi khai phá tới châu Á và châu Mỹ, ý tưởng về rủi ro và thành lập một quỹ chung đã xuất hiện cùng một lúc Do điều kiện đi lại (phần lớn bằng tàu thuyền) khó khăn và
có thể gặp nhiều rủi ro bất ngờ như: bão táp, bị chìm do quá tải…nên những người tham gia đầu tư vào những chuyến đi mạo hiểm đó cảm thấy sự cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro Người ta đã tìm ra hai cách nhằm đáp ứng nhu cầu này Cách thứ nhất là thành lập một liên doanh có vốn góp cổ phần, theo đó một nhóm nhà đầu tư cùng đầu tư vào một đội thuyền chở hàng chung, cùng chia sẻ rủi ro khi xảy ra tổn thất và phân chia lợi nhuận mà liên doanh thu được Cách thứ hai là chủ tàu hay chủ hàng thuộc con tàu được bảo hiểm sẽ được đền bù khi tàu gặp tai nạn Theo cách này, một số cá nhân hay công ty thu phí bảo hiểm bằng tiền mặt để đổi lấy một cam kết sẽ bồi thường cho chủ tàu, chủ hàng trong trường hợp tổn thất xảy ra.1
Từ những ý niệm thô sơ nói trên, trải qua thời gian hàng trăm năm, con người đã tổng kết lại, thể chế hoá bằng các kỹ thuật bảo hiểm, nguyên tắc bảo
Trang 11hiểm, để hình thành khái niệm bảo hiểm một cách khoa học Từ đó, người ta đã xây dựng quy tắc, điều khoản bảo hiểm làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng
Có thể nói bảo hiểm hàng hải là hình thức đầu tiên của ngành bảo hiểm Một trong những đơn bảo hiểm đầu tiên mà người ta tìm thấy là đơn bảo hiểm cấp vào ngày 23/10/ 1347 tại Genoa (Italia) Năm 1680 đánh dấu bước hình thành đầu tiên của tập đoàn bảo hiểm Anh quốc Lloyd’s ở Luân Đôn, khi William Lloyd mở quán cà phê ở Luân Đôn làm nơi các nhà bảo hiểm hàng hải gặp gỡ các chủ tàu, nhà buôn và thuyền trưởng Kể từ đó bảo hiểm mới trở thành một ngành kinh doanh có tổ chức
Bảo hiểm hoả hoạn ra đời ngay sau bảo hiểm hàng hải vào thế kỷ XVII Vào thời kỳ đó, tại những thành phố đông đúc của châu Âu, hầu hết nhà cửa đều dựng bằng gỗ, người ta dùng lửa để sưởi ấm, đun nấu và chiếu sáng nên nguy cơ xảy ra hoả hoạn rất cao Vụ cháy thảm khốc nhất nước Anh vào năm
1666 đã thiêu huỷ 13.000 ngôi nhà, hàng nghìn người bị thiệt mạng đã làm nảy sinh nhu cầu bảo hiểm hoả hoạn Vào năm 1667, công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời tại nước Anh có tên là “Fire Office”
Cùng với bảo hiểm hoả hoạn, các quỹ bảo hiểm nhân thọ cũng xuất hiện Vào năm 1583, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Anh quốc lần đầu được xác lập, nhưng chưa được người ta hưởng ứng mạnh mẽ lắm Tại Hoa Kỳ, năm
1759, Công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được thành lập dưới hình thức một tập đoàn, song tập đoàn chỉ đảm bảo cho các thành viên của nhà thờ mà thôi Đến năm 1762, tại Anh, người ta đã thành lập "Hội Đảm bảo công bằng cho người sống và người thừa kế", đây là công ty đầu tiên thực hiện bảo hiểm nhân thọ cho cộng đồng
Vào cuối thế kỷ XIX, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới đã làm nảy sinh nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh doanh Nhiều loại hình bảo hiểm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu kịp thời của
1
David Band(2000), Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành, trường Đại học quốc gia Pari, NXB Tài chính
Trang 12con người như bảo hiểm môtô xe máy, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm hàng không…
Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm là do nhu cầu khách quan của con người Đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về mức độ đảm bảo an toàn và các loại hình bảo hiểm ngày càng lớn và phong phú Bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng, nó là động lực phát triển kinh tế và ổn định đời sống của mỗi cá nhân
1.2 Khái niệm về bảo hiểm
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về bảo hiểm đang được sử dụng trên thị trường bảo hiểm thế giới, nó tuỳ thuộc vào quan niệm của từng lĩnh vực nhất định Các khái niệm sau là những khái niệm được thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới
Theo Uỷ ban Thuật ngữ bảo hiểm của Hiệp hội Bảo hiểm và rủi ro Hoa
Kỳ thì: “Bảo hiểm là việc chuyển giao những rủi ro do các tổn thất bất ngờ
và ngẫu nhiên gây ra từ người được bảo hiểm sang cho người bảo hiểm khi
họ cam kết bồi thường cho những tổn thất này, cung cấp các quyền lợi bằng tiền khi tổn thất xảy ra hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến rủi ro cho người được bảo hiểm”
Theo Hiệp hội Các nhà bảo hiểm Anh thì: “ Bảo hiểm là sự thoả thuận
qua đó một bên (người bảo hiểm) hứa sẽ thanh toán cho bên kia (người được bảo hiểm hay người tham gia bảo bảo hiểm) một khoản tiền nếu sự cố gây ra tổn thất tài chính cho người được bảo hiểm Trách nhiệm thanh toán những tổn thất này được chuyển giao từ người tham gia bảo hiểm sang người bảo hiểm Để chấp nhận trách nhiệm thanh toán này, người bảo hiểm đòi hỏi người được bảo hiểm một khoản tiền, đó là phí bảo hiểm”
Khái niệm được sử dụng rộng rãi tại thị trường Châu Á đó là: “Bảo
hiểm là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một người hay một số ít người cho nhiều người có khả năng chịu rủi ro nào đó thông qua việc tổ chức ra một
Trang 13quỹ tài chính tập trung huy động từ các cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm dưới dạng phí bảo hiểm, để bồi thường hoặc bù đắp những tổn thất do những rủi ro đó gây ra" 2
Tác giả dùng khái niệm "bảo hiểm" được thừa nhận rộng rãi nhất tại thị trường châu Á trên đây để sử dụng cho Khoá luận này Đây là khái niệm đã khái quát đầy đủ nhất bản chất và đặc điểm của bảo hiểm
1.3 Phân loại bảo hiểm
1.3.1 Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm:
Bảo hiểm xã hội (social insurance): là chế độ bảo hiểm của Nhà nước,
của đoàn thể xã hội hoặc của các công ty nhằm trợ cấp cho các viên chức nhà nước, người làm công …trong trường hợp ốm đau bệnh tật, bị chết hoặc bị tai nạn trong khi làm việc, về hưu Bảo hiểm xã hội có đặc điểm: có tính chất bắt buộc; theo luật lệ quy định chung; không tính đến những rủi ro
cụ thể; không nhằm mục đích kinh doanh; chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước
Bảo hiểm thương mại (commercial insurance): là loại hình bảo hiểm
mang tính chất kinh doanh kiếm lời Loại bảo hiểm này có đặc điểm: không bắt buộc; có tính đến từng đối tượng, từng rủi ro cụ thể; nhằm mục đích kinh doanh; không hoàn toàn phụ thuộc vào sự quản lý của Nhà nước…
1.3.2 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm:
Bảo hiểm tài sản: là loại hình bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo
hiểm Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, huỷ hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào thiệt hại thực tế và mức độ bảo đảm hợp đồng
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: đối tượng bảo hiểm trong loại hình này là
trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba hay đối với sản phẩm…
Trang 14
Bảo hiểm con người: đối tượng bảo hiểm là con người, bộ phận cơ thể
của con người hay các vấn đề có liên quan như tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ, tai nạn…
1.3.3 Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm:
Bảo hiểm nhân thọ: là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người
nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn
Bảo hiểm phi nhân thọ: gồm các loại bảo hiểm còn lại khác như:
- Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm hàng hải, gồm bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu và bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại…
1.3.4 Căn cứ vào quy định của pháp luật:
Bảo hiểm tự nguyện: là loại bảo hiểm mà hợp đồng được ký kết dựa hoàn
toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm
Bảo hiểm bắt buộc: được hình thành trên cơ sở pháp luật quy định nhằm
bảo vệ lợi ích của người được bảo hiểm trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế xã hội Các hoạt động nguy hiểm dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này.3
2 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm
Bảo hiểm hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:
2.1 Nguyên tắc bồi thường (indemnity)
Đây là một trong những nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của bảo hiểm Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra người bảo hiểm phải bồi
3 Nguyến Ngọc Định (2000), Lý thuyết về bảo hiểm, NXB Tài chính, trang 18
Trang 15thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém Một hợp đồng bảo hiểm thường chỉ rõ rằng người được bảo hiểm không bao giờ có thể thu được nhiều hơn giá trị bằng tiền của tổn thất Mục đích của nguyên tắc này ngăn ngừa người được bảo hiểm thu lợi từ bảo hiểm và giảm các rủi ro về đạo đức mà người được bảo hiểm cố tình vi phạm
2.2 Bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn (fortuity not certainty)
Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm một rủi ro tức là bảo hiểm một sự
cố, một tai nạn, tai hoạ, xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra chứ không phải bồi thường cho những thiệt hại chắc chắn, đương nhiên xảy ra
2.3 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)
Một hợp đồng bảo hiểm luôn phải được dựa trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối Điều này có nghĩa là tính trung thực trong hợp đồng bảo hiểm thường cao hơn các hợp đồng khác Theo nguyên tắc này, hai bên của mối quan hệ bảo hiểm – người bảo hiểm và người được bảo hiểm – phải tuyệt đối trung thực với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau Nếu một trong hai bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên vô hiệu
Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm; phải thông báo kịp thời những thay đổi về đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối đe doạ nguy hiểm hay làm tăng thêm rủi ro…
mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết, cho người bảo hiểm; không được mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đó đã bị tổn thất
2.4 Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest)
Trang 16Theo nguyên tắc này, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải
có lợi ích bảo hiểm Lợi ích bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm Trong bảo hiểm hàng hải, lợi ích bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất
2.5 Nguyên tắc thế quyền (subrogation)
Theo nguyên tắc này, người được bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi hỏi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình Tức là người bảo hiểm có quyền đòi một bên thứ ba nào đó sơ xuất gây ra tổn thất những chi phí đã trả cho người được bảo hiểm Mục đích của nguyên tắc này một mặt ngăn ngừa người được bảo hiểm đòi bồi thường hai lần đối với một tổn thất, điều này vi phạm nguyên tắc bồi thường ở trên Mặt khác, nguyên tắc này bắt buộc người
có lỗi phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất mà họ gây ra
3 Vai trò của bảo hiểm
Hoạt động bảo hiểm là cần thiết do có sự tồn tại khách quan của rủi ro Mục đích của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia bảo hiểm, để từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước Bảo hiểm có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân, được thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:
3.1 Bồi thường tổn thất
Bồi thường thiệt hại là một lợi ích quan trọng đối với xã hội nói chung
và của bản thân mỗi cá nhân nói riêng Bồi thường cho phép cá nhân và hộ gia đình khôi phục tình trạng tài chính của mình sau khi tổn thất xảy ra Qua
đó, họ có thể duy trì được sự ổn định kinh tế do một phần hoặc toàn bộ tổn thất đã được phục hồi Như vậy, họ không cần đến sự giúp đỡ của cá quỹ
Trang 17phúc lợi xã hội, hay trợ cấp của Chính phủ, cũng như không cần đến sự hỗ trợ tài chính của họ hàng và bạn bè
Việc bồi thường được thực hiện đối với các doanh nghiệp cũng đem lại lợi ích lớn cho xã hội Sau khi tổn thất xảy ra, bồi thường cho phép các doanh nghiệp được phục hồi lại hoạt động kinh doanh của mình, công nhân tiếp tục
có việc làm Các nhà cung cấp tiếp tục có hợp đồng và người tiêu dùng vẫn nhận được các hàng hoá dịch vụ mà họ mong muốn Nhà nước cũng được lợi
do các khoản thuế vẫn thu được Tóm lại, việc bồi thường thiệt hại đóng góp rất nhiều cho sự ổn định của các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đó là lợi ích kinh tế xã hội quan trọng nhất của bảo hiểm
3.2 Giảm bớt lo ngại
Một lợi ích khác của bảo hiểm là giảm bớt các mối lo ngại của con người Điều này đúng cả trước và sau khi tổn thất Ví dụ, khi những người trụ cột gia đình sở hữu các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đủ lớn, họ sẽ ít lo lắng về mặt tài chính của những người ăn theo trong trường hợp họ chết sớm hay những người tham gia bảo hiểm tai nạn sẽ không phải lo lắng nhiều đến thu nhập của mình nếu không may bị ốm nặng hay gặp tai nạn bất ngờ và những người chủ tài sản một khi đã tham gia bảo hiểm tài sản của mình thì cũng yên tâm vì họ sẽ được bồi thường nếu gặp tổn thất Các mối lo ngại qua đó mà giảm đi vì người ta biết mình đã được bảo hiểm
3.3 Tạo lập quỹ đầu tư
Các công ty bảo hiểm là những nhà đầu tư cung cấp những nguồn vốn dài hạn cho Chính phủ và các ngành công nghiệp thông qua huy động quỹ từ các cổ đông và người tham gia bảo hiểm
Đầu tư tài sản là lĩnh vực mà các công ty bảo hiểm nhân thọ tiến hành đầu tư trong nhiều năm, điều này có được nhờ tính chất hoạt động kinh doanh của loại hình bảo hiểm này Các hợp đồng nhân thọ có hiệu lực nhiều năm, trong thời gian này người tham gia bảo hiểm đóng những khoản phí đều đặn,
Trang 18sau khi trích lập quỹ dự trữ trả cho các hợp đồng đáo hạn và những tổn thất, hàng năm các công ty bảo hiểm nhân thọ luôn có những khoản tiền nhàn rỗi rất lớn Với các khoản tiền nhàn rỗi này và vốn tự có của mình, trước đây họ thường đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán có lãi suất cố định Ngày nay, để bắt kịp với tốc độ lạm phát và chi phí gia tăng, các công ty bảo hiểm đã mở rộng các hình thứ đầu tư của mình: đầu tư vào cổ phiếu thường, đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, phát hành chứng khoán bảo trợ cho các dự án phát triển sản phẩm và công nghệ mới
Nhờ những khoản đầu tư của các công ty bảo hiểm, nguồn vốn của xã hội được gia tăng đáng kể, điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá khoản vay và giảm phí vốn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
3.4 Ngăn ngừa tổn thất
Ngăn ngừa tổn thất là một lợi ích quan trọng khác của bảo hiểm Các công ty bảo hiểm rất tích cực tham gia vào các chương trình đề phòng và hạn chế tổn thất Họ cũng sử dụng một lượng lớn cán bộ làm công tác ngăn ngừa tổn thất bao gồm các kỹ sư an toàn, chuyên gia trong phòng cháy và tai nạn nghề nghiệp, chăm sóc y tế và trách nhiệm sản phẩm Một số hoạt động ngăn ngừa tổn thất quan trọng mà các công ty bảo hiểm thường tham gia như : an toàn cho đường cao tốc giảm tai nạn chết người, ngăn ngừa hoả hoạn, giảm các bệnh nghề nghiệp, chống mất cắp ôtô, ngăn ngừa và bảo vệ những tổn thất do phá hoại, ngăn ngừa việc lưu hành những sản phẩm khuyết tật, phòng chống nổ nồi hơi Các hoạt động đề phòng, ngăn ngừa tổn thất giảm thiểu cả tổn thất trực tiếp và gián tiếp hay hậu quả của chúng, qua đó mang lại lợi ích cho toàn xã hội
3.5 Đẩy mạnh tín dụng
Bảo hiểm là một công cụ hữu hiệu của các tổ chức tín dụng trong việc hạn chế rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ bằng cách yêu cầu người đi vay
Trang 19phải tham gia bảo hiểm tài sản thế chấp hoặc tham gia bảo hiểm nhân thọ bản thân họ với giá trị hợp tương đương với khoản vay, với điều kiện người hưởng lợi là các tổ chức cho vay Trong trường hợp, tài sản thế chấp bị phá huỷ hoặc người đi vay chết hoặc bị thương tật không có khả năng thanh toán
nợ thì các tổ chức tín dụng vẫn có thể thu hồi nợ trên cơ sở bồi thường của các công ty bảo hiểm Trong thực tế, các ngân hàng cung cấp tín dụng để các công ty hay hộ gia đình thực hiện mua tài sản (dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, xe hơi ) trả góp thì họ thường bắt buộc tham gia bảo hiểm vật chất cho các tài sản này Như vậy, bảo hiểm có tác dụng thúc đẩy tín dụng cá nhân và doanh nghiệp trong phạm vi toàn xã hội
II Khái quát chung về năng lực cạnh tranh
1 Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh (competitiveness)
1.1 Khái niệm
Năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vì bản chất của cạnh tranh trong cơ chế thị trường và hội nhập là quá trình doanh nghiệp trong nước phải trực tiếp cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, trình độ phát triển cao hơn Như vậy, hiểu khái niệm "năng lực cạnh tranh" góp phần giúp cho các doanh nghiệp định hướng phát triển năng lực cạnh tranh của mình rõ ràng hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh được xem xét
qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động Theo M.Porter "năng
lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độc đáo của mình
để tạo ra sản phẩm có giá thành thấp và sự dị biệt của sản phẩm"
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa kết hợp cho cả doanh
nghiệp, ngành và quốc gia như sau: "Sức cạnh tranh là khả năng của các
Trang 20doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế" Định nghĩa này được đánh
giá là phù hợp và phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia trong mối liên
hệ gắn kết với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống của nhân dân
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thì năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp "là khả năng có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mở
rộng thị phần và tăng lợi nhuận thông qua một số chỉ tiêu như năng suất, chất lượng, công nghệ, sự khác biệt về hàng hoá dịch vụ được cung cấp, giá trị tăng thêm, chi phí sản xuất là khả năng của doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt mục tiêu quan trọng nhất: lợi nhuận" Có
thể nói, khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà WEF đưa ra
đã tóm lược được nội dung của hầu hết các định nghĩa về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đưa ra trên thế giới hiện nay Do đó, tác giả sử dụng khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà WEF đưa ra cho toàn
bộ Khoá luận tốt nghiệp
1.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Có rất nhiều yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: công tác quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và máy móc thiết bị, sản phẩm và cơ cấu sản phẩm, giá cả, chất lượng sản phẩm,
uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, hoạt động nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp (R&D)…Tuy vậy, trong giới hạn Khoá luận tốt nghiệp này, tác giả chỉ đưa ra 5 yếu tố để phân tích, bởi đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới các doanh nghiệp bảo hiểm: năng lực tài chính, nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động và môi trường hoạt động của doanh nghiệp
1.2.1 Năng lực tài chính
Trang 21Năng lực tài chính là nhân tố tiên quyết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Vai trò của năng lực tài chính đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Năng lực tài chính đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng thanh toán, tạo uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng
Năng lực tài chính giúp cho doanh nghiệp khai thác tiềm năng, mở rộng hoạt động kinh doanh Việc mở rộng thị trường cũng như đa dạng hoá hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao uy tín cũng như khả năng chi phối của doanh nghiệp đối với thị trường kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp hiện đại hoá công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Trong thời đại kinh doanh điện tử, tri thức và thông tin tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp Trong cuộc cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đổi mới phương thức tồn tại của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh và quản lý là một nhu cầu tất yếu khách quan
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu như: vốn tự có, nợ phải trả, lợi nhuận trước thuế và quy mô của các quỹ…Ngoài ra còn một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp:
Bảng 1: Chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính trong doanh nghiệp
1 Giá trị gia tăng (VA) Lợi nhuận + thuế + khấu hao +chi phí lao động
+ lãi đầu tư + các khoản lãi phải trả do vay vốn
2 Giá trị gia tăng trên
Trang 22tính theo giá trị sản
xuất (doanh thu thuần)
Doanh thu thuần / số lượng, chi phí lao động
4 Hàm lượng giá trị gia tăng Giá trị gia tăng / doanh thu thuần
(Nguồn: Tạp chí Bảo hiểm số 3 năm 2004, trang 8)
1.2.2 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định, cơ bản và lâu dài trong việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp, là lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Con người, chủ nhân của mọi sự sáng tạo, đồng thời quản lý mọi nguồn tri thức, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước và của cả doanh nghiệp Trình độ của nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ lành nghề của nhân viên Trình
độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao Sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ được bán nhiều hơn, với giá cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín của doanh nghiệp ngày càng lớn Nhờ uy tín đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường,
mở rộng quy mô, góp phần làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển
1.2.3 Chất lượng sản phẩm
Với xu thế hiện nay trên thế giới, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đã trở thành yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh Cạnh tranh bằng giá giờ đây được đánh giá là biện pháp nghèo nàn nhất vì nó không làm cho bên nào có lợi, nó làm giảm lợi nhuận thu được cũng như giảm đi sự phát triển của xã hội Chất lượng sản phẩm cao vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa nâng cao lợi nhuận
Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đó là việc làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra và kéo dài chu kỳ sản phẩm Bên cạnh đó, uy tín của doanh nghiệp tăng lên nhờ chất lượng sẽ kích thích khách hàng tiềm năng, tạo điều kiện mở
Trang 23rộng thị trường, giúp cho doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh của mình
1.2.4 Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp được biểu hiện qua các chỉ tiêu như: thị phần, doanh thu bán hàng, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Khách hàng sẽ lựa chọn doanh nghiệp mang lại giá trị tối đa cho họ Doanh nghiệp nào được doanh nghiệp lựa chọn là doanh nghiệp có vị thế thị trường trong lĩnh vực đó Vì vậy, bên cạnh các chỉ tiêu trên, vị trí thị trường là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Đồ thị sau là một ví dụ về xác định vị trí thị trường của doanh nghiệp Trục hoành thể hiện
tỷ trọng thị phần của các doanh nghiệp, trục tung thể hiện tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, kích thước trong hình thể hiện quy mô doanh số của doanh nghiệp trên thị trường Đồ thị thể hiện 3 vị trí thị trường tại 3 thời điểm khác nhau Ví dụ doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triển tăng tốc ban đầu với đặc điểm thị phần nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao và gia tăng thêm về thị phần; hay doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triển bão hoà với đặc điểm thị phần lớn, tốc độ tăng trưởng thấp
Trang 24
Biểu đồ 1: Vị trí thị trường của doanh nghiệp
(Nguồn: Tạp chí bảo hiểm số 3 năm 2003)
Ngoài ra, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp còn thông qua mức độ thoả mãn của khách hàng qua dịch vụ, hàng hóa, và các dịch vụ phụ trợ sau khi bán mà doanh nghiệp cung cấp
1.2.5 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Môi trường hoạt động có tác động lớn đến năng lực canh tranh của các doanh nghiệp là môi trường pháp lý Trong cuộc đua cạnh tranh, một nhân tố đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho sự ổn định của các doanh nghiệp, đó là các quy định của pháp luật Trong nền kinh tế, một môi trường cạnh tranh bình đẳng là môi trường trong đó các doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực kinh
tế nào mà luật pháp cho phép đều được tham gia kinh doanh và các doanh nghiệp đó được hưởng đối xử công bằng như nhau từ phía Nhà nước Nói cách khác, đó là môi trường mà Nhà nước không tạo bất kỳ lợi thế riêng cho doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nào Môi trường này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy năng lực cạnh tranh của mình Ngược lại, môi trường cạnh tranh không bình đẳng, đó là môi trường mà các
Trang 25doanh nghiệp chõn chớnh khụng cú khả năng phỏt huy hết những ưu thế của mỡnh, thậm chớ họ cũn bị cản trở trong hoạt động kinh doanh
1.3 Cỏc yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của cỏc Doanh nghiệp bảo hiểm
1.3.1 Năng lực tài chớnh của doanh nghiệp bảo hiểm
Đối với năng lực kinh doanh bảo hiểm thỡ năng lực tài chớnh là tiền đề
vụ cựng quan trọng cho cỏc doanh nghiệp bảo hiểm nõng cao năng lực cạnh tranh của mỡnh Ngoài cỏc chỉ tiờu phản ỏnh năng lực tài chớnh của doanh nghiệp núi chung Năng lực tài chớnh của doanh nghiệp bảo hiểm thường được phản ỏnh qua cỏc chỉ tiờu sau:
Bảng 2: Chỉ tiờu phản ỏnh nguồn lực tài chớnh của doanh nghiệp bảo hiểm
STT Kết quả hoạt động Nội dung chỉ tiờu Nội dung phản ỏnh
thuế/doanh thu
Lợi nhuận trước thuế phớ bảo
hiểm giữ lại
Hiệu quả khai thỏc
nhuận/tài sản
Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản
Hiệu quả sử dụng tài sản
Chi bồi thường giữ lại, chi quản lý so
với doanh thu thuần
Hiệu quả quản lý chi phớ
động đầu tư
Lợi tức hoạt động đầu tư
6
Doanh thu thuần
Vai trũ của đầu tư trong hoạt động kinh doanh
(Nguồn: Tạp chí bảo hiểm số 3 năm 2004, trang 5)
Khác với các doanh nghiệp khác, tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm ảnh h-ởng đến chất l-ợng của sản phẩm bảo hiểm do chu trình kinh doanh đảo ng-ợc làm cho chi phí phát sinh trong nhiều tr-ờng hợp là không thể dự đoán đ-ợc Một năng lực tài chính yếu (vốn kinh doanh nhỏ bé, các
Trang 26quỹ dự phòng không đầy đủ, tỷ trọng nguồn vốn vay trong cơ cấu nguồn vốn cao) sẽ làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán và ng-ợc lại một năng lực tài chính dồi dào thể hiện qua quy mô vốn tự có lớn, trích lập đầy đủ các quỹ
dự phòng nghiệp vụ đầy đủ và ngoài ra còn trích lập đ-ợc quỹ tự nguyện, đảm bảo đ-ợc cả khả năng chi trả đối với cả những tổn thất lớn Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tham gia bảo hiểm ở công ty này
Bên cạnh đó, với năng lực tài chính lớn mạnh doanh nghiệp bảo hiểm
có thể co giãn linh hoạt với nhu cầu của khách hàng, sẵn sàng đứng ra bảo hiểm cho những rủi ro lớn, do đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nh- nhận tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động đầu t- trên thị tr-ờng tài chính, đứng ra cung cấp các dịch vụ nh-: đánh giá rủi ro, giám
định bồi thường…
Cuối cùng, năng lực tài chính tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp bảo hiểm phải có năng lực tài chính vững mạnh để xây dựng, hiện đại hoá ph-ơng tiện vật chất, kỹ thuật, thu hút đ-ợc nhân tài để có thể nghiên cứu, triển khai, ứng dụng những thành tựu lớn nhất của công nghệ thông tin để tạo
ra những -u thế đối với các đối thủ cạnh tranh
1.3.2 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp bảo hiểm
Cơ cấu nhân sự trong một doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm cán bộ quản lý, nhân viên và những trung gian trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp Một công ty bảo hiểm có đội ngũ cán bộ nhân viên năng động sáng tạo trong kinh doanh đ-ợc đào tạo cơ bản, có nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, có đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần đoàn kết, hợp tác sẽ tạo ra sức mạnh to lớn có thể đ-a công ty v-ợt qua mọi khó khăn và v-ợt lên trong cạnh tranh
Đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò đầu tầu trong công ty, bên cạnh
đó, đội ngũ nhân viên trong công ty đóng vai trò rất quan trọng quyết định
Trang 27trực tiếp đến hiệu quả cuối cùng trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Bên cạnh đội ngũ quản lý thì đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp
đóng vai trò rất quan trọng quyết định trực tiếp đến hiệu quả cuối cùng trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Nhân viên bảo hiểm là ng-ời tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng tr-ớc hết phải là ng-ời trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với họ trong quá trình chào bán sản phẩm, trong việc chăm sóc những dịch vụ cụ thể Mục tiêu này chỉ đạt
đ-ợc khi công ty có đội ngũ công nhân viên, hệ thống đại lý đủ năng lực trình
độ về nghiệp vụ, có khả năng thuyết phục cao, có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, quan hệ xã hội rộng và trung thành với công
ty
Nh- vậy, để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hội nhập kinh tế thế giới, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bảo hiểm phải đ-ợc tiêu chuẩn hoá về chất l-ợng: năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực pháp lý, công nghệ, trình độ ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp
1.3.3 Sản phẩm bảo hiểm
Sản phẩm bảo hiểm là vũ khí cạnh tranh quyết định trực tiếp đến hiệu quả và uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm Sản phẩm bảo hiểm là dịch vụ cung cấp sự đảm bảo an toàn về tài chính cho ng-ời đ-ợc bảo hiểm, đ-ợc ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm cùng với dịch vụ hỗ trợ quản lý rủi ro và dịch vụ xử
lý sự cố bảo hiểm Tuy nhiên, khác với nhiều loại dịch vụ khác là hoạt động mua và sử dụng dịch vụ diễn ra ngay cùng một thời điểm, sản phẩm bảo hiểm chỉ đ-ợc sử dụng trong t-ơng lai Tại thời điểm bán, khách hàng chỉ nhận
đ-ợc những cam kết những lời hứa từ các doanh nghiệp bảo hiểm, và khách hàng chỉ đ-ợc h-ởng lợi ích của dịch vụ đem lại (bồi th-ờng) khi tổn thất xảy
ra
Xuất phát từ đặc điểm trên mà hầu hết khách hàng đều không quan tâm hoặc có thái độ thờ ơ đối với doanh nghiệp bảo hiểm Vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm cần có các giải pháp marketing tác động vào tâm lý khách hàng để
Trang 28có thể thay đổi cách nhìn nhận của khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm
Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành sản phẩm (hợp đồng bảo hiểm, dịch vụ xử lý sự cố…) cũng như đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm sẽ giúp cho các cán bộ marketing xác định đ-ợc các hoạt động marketing để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị tr-ờng Nh- vậy, để tạo ra đ-ợc năng lực cạnh tranh mạng mẽ cho các doanh nghiệp bảo hiểm, vấn đề mấu chốt cần quan tâm trong chiến l-ợc marketing chính là sản phẩm
Chất l-ợng sản phẩm bảo hiểm đ-ợc đánh giá hoàn toàn thông qua mức
độ thoả mãn yêu cầu của khách hàng Nh- vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị tr-ờng, các doanh nghiệp bảo hiểm phải không ngừng đổi mới
sản phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng
1.3.4 Chất l-ợng hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Mục tiêu của doanh nghiệp bảo hiểm là tối đa hoá giá trị cung cấp cho khách hàng Ngoài các chỉ tiêu th-ờng dùng để đánh giá chất l-ợng hoạt động của doanh nghiệp như thị phần, doanh thu, lợi nhuận…thì chất lượng dịch vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp cung cấp còn đ-ợc đánh giá bởi khách hàng Trong lĩnh vực bảo hiểm, chất l-ợng của chuỗi giá trị (value chain) cung cấp cho khách hàng phụ thuộc vào tổng hợp các nhân tố Quá trình thực hiện chuỗi giá trị đó có thể đ-ợc chia thành: quá trình khai thác, quản lý, chăm sóc, giám định bồi th-ờng và các dịch vụ phụ trợ nh-: vấn đề đào tạo, vấn đề quản
lý, vấn đề tổ chức các nguồn lực và các dịch vụ phụ trợ cho khách hàng
Việc đánh giá chất l-ợng các hoạt động của doanh nghiệp có thể tiến hành với từng nội dung hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, ví dụ nh- trong hoạt động phân phối của các doanh nghiệp bảo hiểm
Bảng 3: Đánh giá về tổ chức hệ thống phân phối (HTPP) giữa các
doanh nghiệp bảo hiểm
Trang 29năng suất kộm
Chi phớ cao, khụng hiệu quả
với hệ thống
HTPP chất lượng cao, cụng ty cú thể kiểm soỏt chặt chẽ chất lượng hệ thống
Cụng ty kiểm soỏt trung bỡnh
Cụng ty kiểm soỏt khụng chặt chẽ
HTPP tiờn tiến
HTPP truyền thống, HTPP khai thỏc chưa hiệu quả
HTPP truyền thống
Đỏnh giỏ cao về chuyờn nghiệp, uy tớn, cú cảm tỡnh, tớn nhiệm
Cú tớnh chuyờn nghiệp
Thiếu tớnh chuyờn nghiệp,
cú vấn đề về đạo đức
vực thị trường
Phỏt triển cả về chiều sõu và chiều rộng
Phỏt triển tập trung
Tản mỏt, phõn tỏn
Phỏt triển chậm về
tổ chức
Quan hệ hành chớnh rời rạc
(Nguồn: Tạp chí Bảo hiểm số 3 năm 2003, trang 7)
1.3.5 Môi tr-ờng hoạt động kinh doanh của các doanh ng hiệp bảo hiểm
Môi tr-ờng hoạt động ở đây cụ thể là các quy định của pháp luật trong cuộc đua cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm Một mặt, Nhà n-ớc quản lý các doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách thiết lập một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành hoạt động kinh doanh Nhà n-ớc phải quản lý chặt chẽ về nhiều mặt nh-: giá bán dịch vụ (phí bảo hiểm), hoa hồng bảo hiểm, tỷ lệ bảo hiểm bắt buộc…Mặt khác, nhà n-ớc tạo ra một "sân chơi" lành mạnh cho các doanh nghiệp bảo hiểm đ-ợc cạnh tranh một cách bình đẳng, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Đó là môi tr-ờng mà Nhà n-ớc không tạo ra bất kỳ lợi thế riêng cho
Trang 30doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nào Môi tr-ờng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực của mình
2 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi tr-ờng kinh doanh nhất định, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng không nằm ngoài quy luật này Các yếu tố môi tr-ờng kinh doanh tác động đến các doanh nghiệp bảo hiểm theo cả hai chiều h-ớng tích cực và tiêu cực, từ đó có thể tạo thuận lợi hay khó khăn do doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh Các nhân tố này th-ờng đ-ợc chia thành hai nhóm: Các nhân tố thuộc môi tr-ờng vĩ mô và các nhân tố thuộc môi tr-ờng ngành
2.1 Các nhân tố thuộc môi tr-ờng vĩ mô:
Về mặt kinh tế:
- Tăng tr-ởng kinh tế: là nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của khách hàng, bảo hiểm có thể phát triển đ-ợc là dựa vào khả năng tăng tr-ởng của kinh tế Khi kinh tế tăng tr-ởng thì GDP tăng dẫn đến thu nhập của các doanh nghiệp cũng nh- thu nhập bình quân đầu ng-ời tăng theo Khi đó, ng-ời dân sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất l-ợng cuộc sống, đến t-ơng lai của mình và của con cháu, doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất l-ợng sản phẩm, dịch vụ cung ứng Ngoài ra, khi kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho một số ngành phát triển mạnh nh-: xuất nhập khẩu, xây dựng, vận tải sẽ nảy sinh nhu cầu đ-ợc bảo hiểm của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này làm cho dịch vụ bảo ngày càng phát triển nhanh chóng và phong phú Các doanh nghiệp bảo hiểm khi đó sẽ đạt đ-ợc tốc độ tăng tr-ởng mạnh
mẽ, khả năng tích tụ t- bản tăng sẽ dẫn tới năng lực cạnh tranh cũng tăng Mặt khác, tăng tr-ởng kinh tế làm tăng cầu trên thị tr-ờng bảo hiểm sẽ tạo sức hấp dẫn cho các doanh nghiệp bảo hiểm đang và sẽ tham gia thị tr-ờng, do đó môi tr-ờng cạnh tranh trong ngành bảo hiểm sẽ ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Khi đó, nếu các doanh nghiệp không nâng cao khả năng cạnh tranh của
Trang 31mình thì sẽ bị tụt lại phía sau, thậm chí bị mất thị phần cho những doanh nghiệp khác có sức cạnh tranh cao hơn hoặc là các doanh nghiệp mới tham gia thị tr-ờng
- Mức độ mở cửa của nền kinh tế: nền kinh tế càng mở và càng hội nhập với nền kinh tế thế giới thì môi tr-ờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, đ-a
đến cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong n-ớc nhiều cơ hội cũng nh- nhiều thách thức Các doanh nghiệp bảo hiểm trong n-ớc phải cạnh tranh với những
đối thủ cạnh tranh n-ớc ngoài với nhiều -u thế về vốn, kinh nghiệm kinh doanh và công nghệ hiện đại Bên cạnh đó, khi mở cửa nền kinh tế, Chính phủ phải dỡ bỏ những hạn chế đối với các doanh nghiệp bảo hiểm n-ớc ngoài nh-
dỡ bỏ hạn chế các doanh nghiệp 100% vốn n-ớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm, đồng thời nhà n-ớc cũng phải xoá
bỏ những -u đãi dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong n-ớc Khi đó, nếu các doanh nghiệp bảo hiểm trong n-ớc không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì sẽ bị các doanh nghiệp bảo hiểm n-ớc ngoài đánh bại ngay trên thị tr-ờng bảo hiểm nội địa
Các chính sách vĩ mô của Chính phủ trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ cán
bộ cũng nh- đội ngũ lãnh đạo trong ngành bảo hiểm và ứng dụng khoa học công nghệ và huy động nguồn vốn để phát triển ngành bảo hiểm
Trang 32Bên cạnh đó, các cam kết song ph-ơng và đa ph-ơng về bảo hiểm mà một quốc gia tham gia ký kết với các n-ớc và các tổ chức khác trên thế giới cũng tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Các doanh nghiệp buộc phải tuân theo lộ trình gia nhập hay các cam kết về bãi bỏ các biện pháp bảo hộ Muốn không bị mất dần thị phần vào các doanh nghiệp bảo hiểm n-ớc ngoài, các doanh nghiệp bảo hiểm trong n-ớc không còn cách nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh
Cam kết trong Hiệp định th-ơng mại Việt- Mỹ
- Sau năm 2004, việc cấp phép cho liên doanh bảo hiểm Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ đ-ợc dựa trên việc áp dụng các điều kiện cấp phép theo quy định của pháp luật, căn cứ vào các điều kiện cấp phép rõ ràng, minh bạch, không áp dụng cấp phép dựa trên nhu cầu kinh tế hay nhu cầu thị tr-ờng trong n-ớc
- Cũng t-ơng tự nh- vậy đối với việc cấp phép cho công ty bảo hiểm 100% vốn của Hoa Kỳ: sau năm 2006, sẽ xoá bỏ chế độ cấp phép dựa trên việc đánh giá các nhu cầu kinh tế, việc cấp phép chỉ dựa trên việc đánh giá các doanh nghiệp xin cấp phép có đáp ứng đủ các điểu kiện cấp phép mà pháp luật quy định hay không
- Sau năm 2006, sẽ xoá bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc 20% thông qua công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam Các công ty kinh doanh bảo hiểm không bị giới hạn ở tỷ lệ tái bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm
- Sau năm 2007, sẽ xoá bỏ hạn chế đối với phạm vi kinh doanh các loại bảo hiểm bắt buộc
Cam kết trong khuôn khổ ASEAN
Trong khuôn khổ hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN đ-ợc ký kết cuối tháng 12/1998, 7 n-ớc thành viên ASEAN (trừ Lào, Myanmar, Campuchia) đã đ-a ra những cam kết cụ thể trong lĩnh vực bảo hiểm theo h-ớng huỷ bỏ về cơ bản những hạn chế tiếp cận thị tr-ờng và tăng c-ờng
Trang 33phạm vi tự do hoá trong lĩnh vực bảo hiểm Hiện nay, các n-ớc ASEAN đang trong qua trình triển khai thực hiện nghị định th- số 5 về thiết lập ch-ơng trình chung của ASEAN về bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với bên thứ ba của chủ xe cơ giới Bên cạnh đó, cũng trong khuôn khổ cam kết ASEAN, Việt Nam cũng tiến hành đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm do hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) ban hành
Cam kết trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức th-ơng mại thế giới
Hiện nay, về cơ bản Việt Nam đã hoàn tất khâu minh bạch hoá chính sách, đồng thời đã b-ớc đầu đ-a ra các bản chào trong một số ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ bảo hiểm Về cơ bản, các cam kết này dựa trên các quy
định pháp luật hiện hành và có tính đến cam kết trong hiệp định th-ơng mại Việt Mỹ Bảo hiểm sẽ là một lĩnh vực mà các đối tác th-ơng mại lớn của Việt Nam nh- Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật, Canada sẽ tiếp tục gây sức ép để yêu cầu Việt Nam mở cửa hơn nữa thị tr-ờng bảo hiểm cho đầu t- n-ớc ngoài.4
2.2 Các nhân tố thuộc môi tr-ờng ngành
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố thuộc môi tr-ờng ngành ảnh h-ởng mạnh mẽ nhất tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm Để thu hút khách hàng và giành giật thị phần, các doanh nghiệp trong cùng ngành bảo hiểm sẽ cạnh tranh với nhau gay gắt bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình nh-: liên tục cho ra đời những dịch vụ bảo hiểm mới với các điều khoản hấp dẫn hơn so với các sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm khác, nâng cao chất l-ợng dịch vụ thông qua chuỗi giá trị cung cấp tới khách hàng Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm cũng chia làm hai nhóm: nhóm đối thủ cạnh tranh tiềm năng (các doanh nghiệp bảo hiểm ch-a tham gia thị tr-ờng nh-ng sẽ tham gia trong t-ơng lai gần); các đối
4
Vụ quan hệ quốc tế (2001), Đỏnh giỏ tỏc động của Hiệp định thương mại Việt Mỹ đối với lĩnh vực tài chớnh, Bộ tài chớnh, trang 24
Trang 34thủ cạnh tranh tiềm năng với sự cải tiến sản phẩm, quy mô vốn, chi phí và khả năng tiếp cận thị tr-ờng là những nguy cơ cạnh tranh mà doanh nghiệp bảo hiểm cần xem xét kỹ, và một nhóm khác là nhóm đối thủ cạnh tranh trong hiện tại (các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành bảo hiểm) Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong hiện tại phụ thuộc vào số l-ợng và quy mô các doanh nghiệp trên thị tr-ờng, tốc độ tiêu thụ sản phẩm và tính khác biệt về sản phẩm
Mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt khi Nhà n-ớc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới vì doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm trong n-ớc mà còn phải cạnh tranh với cả doanh nghiệp bảo hiểm n-ớc ngoài ở cả thị tr-ờng nội địa và thị tr-ờng quốc tế
Khách hàng
Các doanh nghiệp bảo hiểm luôn h-ớng đến sự thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp Một khi doanh nghiệp đã có sự tín nhiệm của khách hàng thì doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải cố gắng hết sức để giữ chân khách hàng tr-ớc các lời mời gọi hấp dẫn từ đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó, khách hàng còn là động lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất l-ợng phục vụ, đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm, đưa ra tỷ lệ phí bảo hiểm hợp lý…nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Mối đe doạ từ những sản phẩm thay thế
Doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay đang phải đối mặt với sự ra đời và phát triển của các sản phẩm dịch vụ thay thế dịch vụ bảo hiểm Các dịch vụ thay thế của dịch vụ bảo hiểm hiện nay có thể là các dịch vụ của ngân hàng hay thị tr-ờng chứng khoán Trong các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ có rất nhiều các sản phẩm mang tính đầu t- và tiết kiệm Vì vậy, nếu ngân hàng cũng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ gửi tiền tiết kiệm với lãi suất cao hơn hay thị tr-ờng chứng khoán với những cổ phiếu có mức cổ tức lớn thì khách hàng
Trang 35rất có thể sẽ không mua bảo hiểm nữa mà chuyển sang gửi tiền tại các ngân hàng hay mua cổ phiếu Để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế thì các doanh nghiệp bảo hiểm cần có một mức phí bảo hiểm hợp lý Ngoài ra cần
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị nhấn mạnh vào thế mạnh của các sản phẩm bảo hiểm là đáp ứng nhu cầu cần đ-ợc bảo hiểm tức là cung cấp cho khách hàng sự an toàn trong đầu t-
III Năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp bảo hiểm trờn thế giới
1 Tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIG)
Tập đoàn quốc tế Mỹ- AIG là tập đoàn hàng đầu thế giới về bảo hiểm
và dịch vụ tài chớnh, hoạt động hiệu quả hơn 130 quốc gia và vựng lónh thổ với hơn 85 năm kinh nghiệm Cỏc cụng ty thành viờn của tập đoàn AIG phục
vụ khỏch hàng thương mại, cỏc tổ chức và cỏ nhõn trờn mọi lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trỏch nhiệm, và con người với mạng lưới rộng khắp mà khụng cụng ty bảo hiểm nào cú được Tại Mỹ, cỏc cụng ty của AIG
là nhà bảo hiểm rủi ro thương mại lớn nhất Cổ phiếu của AIG được niờm yết tại thị trường chứng khoỏn New York, Luõn Đụn, Pa-ri, Thuỵ Sĩ và Tụ-ky-ụ
AIG dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm phi nhõn thọ, bảo hiểm nhõn thọ, dịch vụ hưu trớ và quản lý tài sản Trong giới hạn Khoỏ luận, tỏc giả chỉ đề cập đến năng lực cạnh tranh của AIG trong lĩnh vực bảo hiểm nhõn thọ
và bảo hiểm phi nhõn thọ
AIG cú thị trường rộng khắp trờn toàn cầu
AIG tập trung vào việc phỏt triển cỏc thị trường mới, mở rộng mạng lưới phõn phối thụng qua cỏc cụng ty con:
- AIA là cụng ty bảo hiểm nhõn thọ khu vực Đụng Nam Á và là cụng ty bảo hiểm nhõn thọ lớn nhất tại khu vực này, AIA cú mạng lưới chi nhỏnh,
Trang 36công ty con và các công ty trực thuộc rộng khắp Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Việt Nam…
- ALICO là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lớn, hoạt động
ở hơn 50 nước trên toàn cầu, từ Nhật Bản tới châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Nam Á và Caribê
- Công ty bảo hiểm AIG Edison giúp mở rộng mạng lưới phân phối của AIG tại Nhật thông qua 7.300 đại lý và các kênh phân phối khác
Sản phẩm bảo hiểm của AIG sáng tạo và phong phú
- Nhân thọ: có bộ phận bao mua bảo hiểm công nghiệp và thương mại, mạng lưới bảo hiểm bất động sản và tai nạn quốc tế rộng lớn, bảo hiểm cá nhân với trọng tâm là bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm khách hàng cho những khách hàng khá giả, bảo hiểm trong hoạt động cho vay và thế chấp cá nhân, bảo hiểm môi trường…Ngoài ra còn có bảo hiểm trách nhiệm lao động dành cho các đối tượng từ giám đốc đến nhân viên; bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn (cho luật sư, kế toán…); bảo hiểm mua nhà trả góp, bảo hiểm cho vay sinh viên…
- Phi nhân thọ: ngoài các sản phẩm thông thường đã có mặt trên thị trường bảo hiểm, AIG còn có sản phẩm nổi bật là bảo hiểm hưu trí cá nhân không cố định.5
Tình hình tài chính của AIG
Doanh thu ròng của AIG đạt 10,48 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm ngoái Giá cổ phiếu của AIG đạt 3,99 USD/cổ phiếu Các chi nhánh của công ty ở nước ngoài cũng đạt kết quả hết sức khả quan, doanh thu phí bảo hiểm từ các thị trường này đạt 10 tỷ, riêng bảo hiểm nhân thọ đã mang lại doanh thu phí bảo hiểm là 6,9
tỷ tăng 4,7% so với năm 2004 Tuy vậy, AIG cũng đã bồi thường một số tiền khá lớn (2,11 tỷ) cho thiệt hại mà cơn bão Katrina gây nên, trong năm 2004, con số
5 www.ezonlinedocuments.com/aig/about us
Trang 37bồi thường là 729 triệu, nếu tính tổng cả 2 năm thì đây cũng chính là số tiền mà AIG phải bồi thường lớn nhất trong lịch sử công ty
Có thể nói, hiện nay AIG là tập đoàn tài chính bảo hiểm mạnh nhất thế giới, với tình hình tài chính mạnh, nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm quản lý lâu năm, AIG là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
2 Công ty bảo hiểm New York Life
Công ty bảo hiểm New York Life là công ty bảo hiểm của Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã hơn 160 năm Đây là công ty bảo hiểm hoạt động lâu đời nhất trên thị trường bảo hiểm Mỹ Có thể nói công ty New York Life là công ty bảo hiểm Mỹ đầu tiên:
- Bán bảo hiểm Nhân thọ cho phụ nữ với mức phí bằng với phí bán cho đàn ông, bởi theo thông thường thì phí bảo hiểm nhân thọ cho phụ nữ bao giờ cũng cao hơn
- Bảo hiểm cho những vĩnh vực kinh doanh, nghề nghiệp độc hại
- Cung cấp cho khách hàng phương tiện thanh toán và rút tiền bồi thường tiện lợi nhất
- Yêu cầu các đại lý theo học những khoá bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, bài bản
Thị phần bảo hiểm của New York Life
Không những chiếm thị phần lớn trong nước (23%), New York Life còn có thị phần ở một số quốc gia trên thế giới Bắt đầu với chi nhánh bảo hiểm đầu tiên ở Hồng Kông vào năm 1988, đến nay, New York Life đã có chi nhánh ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan Và mới đây, vào năm 2005, New York Life đã có văn phòng đại diện ở
Trang 38Việt Nam và cuối năm 2005, công ty đã được cấp phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam.6
Sản phẩm bảo hiểm chủ yếu
New York Life hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Ngoài những sản phẩm truyền thống, công ty còn cung cấp một số sản phẩm như bảo hiểm sức khoẻ cá nhân, bảo hiểm sức khoẻ tập thể, bảo hiểm thu nhập cho người tàn tật, bảo hiểm thu nhập mất hưởng… Công ty tự hào là đã đưa ra những sản phẩm bảo hiểm phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng, với độ tuổi thu nhập, mục đích của từng khách hàng
Tình hình tài chính của New York Life năm 2005
Phí bảo hiểm thu được của toàn công ty là 11,8 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2004, đứng trong số 25 doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất của Hoa Kỳ Tổng toàn bộ tài sản của công ty đã lên đến 160 tỷ USD
Có thể nói, thành công mà công ty bảo hiểm New York Life thu được
là nhờ chiến lược marketing đúng đắn cho các sản phẩm bảo hiểm của công
ty Trong đó, hệ thống đại lý của công ty trên toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong thành công này của công ty.7
6
www.ezonlinedocuments.com/newwyorklife/ 2005 annual
7 www.newyorklife.com/about us
Trang 39CHƯƠNG II
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO
HIỂM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Việt Nam
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bảo hiểm đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng dưới hình thức những đại lý bảo hiểm của nước ngoài Hầu hết những luật lệ, quy định về bảo hiểm trong giai đoạn này là của Pháp Đến năm 1964, do yêu cầu cấp bách trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, và các phương tiện vận tải trong hoàn cảnh chiến tranh, ngày 17/12/1964 Chính phủ quyết định thành lập Công ty bảo hiểm Việt Nam (nay là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam) Với 42 năm hình thành
và phát triển, có thể nói thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1965 -1986
Trong giai đoạn này, trên thị trường chỉ có duy nhất một công ty bảo hiểm của Nhà nước hoạt động, đó là Công ty bảo hiểm Việt Nam Bên cạnh chức năng độc quyền là cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho thị trường nội địa, Công ty bảo hiểm Việt Nam còn giữ vai trò quản lý Nhà nước và điều hành hoạt động của thị trường bảo hiểm trong nước Sản phẩm bảo hiểm trong giai đoạn này hết sức nghèo nàn Tuy có đủ 3 loại hình bảo hiểm là bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người nhưng số lượng nghiệp vụ và sản phẩm không nhiều
Giai đoạn 1987-1994
Cùng với tác động của công cuộc đổi mới kinh tế, Công ty bảo hiểm
Việt Nam (Bảo Việt) cũng chuyển hướng hoạt động của mình cho phù hợp hơn với cơ chế thị trường Tuy nhiên, trong thời gian này, Bảo Việt vẫn nắm
Trang 40giữ vai trò độc quyền trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Số lượng nghiệp vụ
và sản phẩm bảo hiểm trong giai đoạn này khoảng trên 30 loại hình Năm
1989, Bảo Việt được Nhà nước chuyển đổi thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam với các công ty bảo hiểm trực thuộc ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Giai đoạn 1994 đến nay
Vào năm 1994, khi Chính phủ quyết định mở cửa thị trường bảo hiểm bằng việc cho phép các công ty bảo hiểm khác được ra đời, vai trò độc quyền của Bảo Việt chấm dứt Theo đánh giá của Bộ Tài chính thì vào thời điểm đó, Bảo Việt chỉ mới đáp ứng được từ 10-15% nhu cầu thị trường Sau năm 1994, một loạt công ty bảo hiểm trong nước được thành lập Các khách hàng chủ yếu của thị trường bảo hiểm trong giai đoạn này vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh lớn như Tổng công ty hàng không Việt Nam, Petro Việt Nam, Tổng công ty than Bên cạnh đó, hệ thống các liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài cũng là những khách hàng quan trọng của thị trường bảo hiểm Theo các quy định của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm và luật đầu tư nước ngoài, tất cả các dự án đầu tư nước ngoài đều phải tiến hành bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự tại các công ty bảo hiểm được phép hoạt động ở Việt Nam Trước đó, chưa có các chế tài bắt buộc nên có rất ít các dự
án đầu tư nước ngoài mua bảo hiểm ở Việt Nam Các quy định này đã làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam sôi động hơn Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thực sự được hình thành và có nhiều bước phát triển nhanh chóng Theo ước tính, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường này là 30-40%/năm
Năm 1996, lần đầu tiên Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt được bán các sản phẩm nhân thọ Đây là một bước lớn thể hiện nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đa dạng hoá các sản phẩm trên thị trường bảo hiểm, cũng như trong việc tối đa hoá tiềm năng của thị trường này Nếu như doanh thu phí