1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3)

164 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 6,54 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Các giống vật nuôi bản địa là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh học và có khả năng tiềm tàng đối với các hướng sử dụng trong tương lai. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, các giống vật nuôi bản địa của nước ta đã thích nghi tốt với điều kiện sinh thái kinh tế của địa phương, có sức chống bệnh cao, cho được các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời gắn liền với văn hoá vùng miền, tạo thành những hệ sinh thái bền vững. Tuy nhiêu, trước những đòi hỏi của một xã hội đang trên đà tăng trưởng, không chịu đựng được áp lực cạnh tranh của các giống ngoại cũng như các con lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn, nhiều giống vật nuôi bản địa đang dần dần bị mai một. Trước nguy cơ đó, Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó nhiều đề tài liên quan đến bảo tồn nguồn gen vật nuôi đã được triển khai. Các đề tài này đã có những đóng góp tích cực về khoa học và kinh tế cho sản xuất, cung cấp được một nguồn thực phẩm quý cho xã hội. Nằm trong chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm do Viện Chăn nuôi chủ trì, vịt Đốm - còn được gọi là Pất Lài hoặc vịt Nàng - là giống vịt có nguồn gốc từ Lạng Sơn đã được công nhận là một trong 59 giống vật nuôi được bảo tồn và phát triển. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vịt Đốm, Nguyễn Đức Trọng và cs. (2006) cho rằng: vịt Đốm và vịt Bầu thương phẩm có khối lượng cơ thể vừa phải, tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ mỡ bụng thấp, da mỏng, thịt rất thơm ngon, các chỉ tiêu về khả năng cho thịt thấp hơn vịt siêu thịt nhưng cao hơn vịt Cỏ. Vịt Đốm được nuôi giữ nguồn gen tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho năng suất trứng 160 - 170 quả/mái/năm, tỷ lệ đẻ bình quân 48 - 52%, tỷ lệ trứng có phôi trên 90% và tỷ lệ nở trên 85% đối với trứng có phôi (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011h). Doãn Văn Xuân và cs. (2011) đã mô tả đặc điểm ngoại hình và theo dõi khối lượng từ mới nở tới lúc vào đẻ cũng như khả năng đẻ trứng của các đàn vịt Đốm nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên từ 2006 tới 2008. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011g) đánh giá: vịt Đốm là một giống vịt kiêm dụng trứng thịt, có khả năng tự kiếm mồi rất tốt, vịt có sức sống cao, có khối lượng vừa phải, thịt ăn rất thơm ngon, vịt có nhiều đặc điểm quý cần phải lưu giữ và phát triển. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011i) đã chọn lọc vịt Đốm PL2, đánh giá sau 3 thế hệ về các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi và vào đẻ, tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng, khả năng ấp nở và một số chỉ tiêu mổ khảo sát thịt. Nguyễn Đức Trọng (2011k) đã nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịt Super M tạo con lai PT có tỷ lệ nuôi sống 96 - 97%, nuôi thịt đạt 2225g/con lúc 10 tuần tuổi, chất lượng thịt thơm ngon, nuôi lấy trứng đạt 247 - 249 quả/mái/năm. Nghiên cứu lai thuận nghịch giữa vịt Đốm và vịt SM cho thấy: con lai PT (trống Đốm, mái SM) và TP (trống SM, mái Đốm) muôi sinh sản có tỷ lệ đẻ: 67,8 và 68,3%, năng suất trứng 52 tuần đẻ: 246,9 và 248,6 quả, tỷ lệ ấp nở/trứng ấp: 78,62 và 79,87%; con lai nuôi thịt lúc 10 tuần tuổi đạt khối lượng: 2690,9 và 2749,4g, tỷ lệ thịt xẻ: 70,9 và 71,2% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011k). Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên còn chưa mô tả các đặc điểm chi tiết về màu sắc lông, sự phát triển về khối lượng và các chiều đo qua các tuần tuổi; chưa xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; chưa đánh giá phân tích về khả năng sinh trưởng, cho thịt cũng như chất lượng thịt; chưa theo dõi chi tiết về khả năng sinh sản của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14. Nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịt T14 mới mang tính chất thăm dò, chưa định hướng cho việc khai thác sử dụng con lai PT để sản xuất trứng. Để bảo tồn và khai thác nguồn gen vịt Đốm nhằm xây dựng phương hướng phát triển vịt Đốm theo hướng chọn lọc nhân giống thuần chủng và lai với vịt Super M, cần có những nghiên cứu bổ sung thêm về các đặc điểm sinh học, các nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản qua một số thế hệ, cũng như các nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của con lai giữa vịt Đốm với vịt T14. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3)”. 2.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung thêm một số đặc điểm sinh học, đánh giá khả năng sản xuất trứng, khả năng cho thịt, phẩm chất thịt của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14, góp phần khai thác hợp lý nguồn gen vịt Đốm trong sản xuất chăn nuôi. 3.Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI -Bổ sung thêm các kết quả về đánh giá ngoại hình, hàm sinh trưởng, các chỉ tiêu sinh lý – sinh hóa máu, chất lượng thịt của vịt Đốm, làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về các giống vịt nội địa của Việt Nam; -Các kết quả thu được về tính năng sản xuất của vịt Đốm, khả năng lai tạo là căn cứ khoa học cho các hướng nghiên cứu tiếp theo và là nguồn tư liệu phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu về chăn nuôi. 4.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Góp phần bảo tồn vịt Đốm trên cơ sở phát triển và lai với các giống khác để có hiệu quả kinh tế. Công tác bảo tồn sẽ có ý nghĩa khi phát triển được vịt lai trong sản xuất. 5.TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Lần đầu tiên đánh giá đầy đủ về ngoại hình, tính năng sản xuất của vịt Đốm trong điều kiện nuôi nhốt và chuyển vị (ex-situ); - Xác định được các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu, các tham số của hàm sinh trưởng đối với vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14; - Đánh giá được khả năng sản xuất của con lai giữa vịt Đốm với vịt T14; - Đánh giá được chất lượng thịt của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kếtquả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan vàchưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đãđược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồngốc

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đặng Vũ Hòa

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư Tiến sỹ Hoàng Văn Tiệu nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Tiến sỹNguyễn Đức Trọng Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nguyên Giám đốc Trungtâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và viết luận án

-Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Thông tinViện Chăn nuôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và viết luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ, công nhânviên Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại xuyên đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất,nhân lực giúp đỡ tôi thực hiện các nội dung cũng như theo dõi các chỉ tiêunghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Bộ môn Động vật quý hiếm và Đadạng sinh học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án này

Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnhvực chăn nuôi gia cầm, bạn bè đồng nghiệp và người thân trong gia đình

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đặng Vũ Hòa

Trang 3

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3

4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

5 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẮN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1.1 Bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi 5

1.1.2 Các tính trạng khả năng sản xuất của vịt 7

1.1.2.1 Hình dáng cơ thể8

1.1.2.2 Khối lượng cơ thể, tốc độ mọc lông và kích thước các chiều đo 9

1.1.2.3 Các tính trạng sinh sản 10

1.1.2.4 Các tính trạng cho thịt và chất lượng thịt 17

1.1.2.5 Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu 21

1.1.3 Lai và ưu thế lai 22

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 26

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 28

1.2.2.1 Các nghiên cứu về vịt nhập nội 28

1.2.2.2 Các nghiên cứu về vịt nội 31

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU34

2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.2.1 Nội dung nghiên cứu 36

2.2.2.1 Nội dung 1: Một số đặc điểm sinh học của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 36

Trang 4

2.2.2.2 Nội dung 2: Khả năng sinh sản của vịt Đốm và vịt PT đã chọn lọc

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45

3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VỊT ĐỐM VÀ CON LAI GIỮAVỊT ĐỐM VỚI VỊT T14 45

3.1.1 Một số đặc điểm ngoại hình 45

3.1.2 Kích thước các chiều đo cơ thể 47

3.1.3 Khảo sát khối lượng vịt nuôi thịt bằng các hàm sinh trưởng 49

3.1.3.1 Khối lượng vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 49

3.1.3.2 Các hàm sinh trưởng 53

3.1.4 Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt 60

3.2 KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA VỊT ĐỐM VÀ VỊT PT ĐÃ CHỌN LỌC

63

3.2.1 Khả năng sinh sản của vịt Đốm 63

3.2.1.1 Khối lượng vịt mái qua các giai đoạn 63

3.2.1.2 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn 65

3.2.1.3 Chất lượng trứng và các chỉ tiêu ấp nở 76

3.2.2 Khả năng sinh sản của vịt PT đã chọn lọc 80

3.2.2.1 Khối lượng vịt mái qua các giai đoạn 80

3.2.2.2 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn 82

3.2.2.3 Chất lượng trứng và các chỉ tiêu ấp nở 92

3.3 NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THỊT CỦA VỊT ĐỐM, VỊT LAI PT,

TP VÀ VỊT T14 95

3.3.1 Khả năng sinh trưởng của vịt nuôi thịt 95

3.3.2 Tiêu tốn thức ăn của vịt nuôi thịt 104

3.3.3 Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của vịt nuôi thịt 106

3.4 XÂY DỰNG ĐÀN VỊT ĐỐM HẠT NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN VỊT PT

Trang 5

2 ĐỀ NGHỊ119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

1 TIẾNG VIỆT 120

2 TIẾNG NƯỚC NGOÀI Error: Reference source not found27

PHỤ LỤC Error: Reference source not found34

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

cs.: cộng sựCV.: Cherry ValeyPT: vịt lai bố Đốm x mẹ T14SM: Super Meat

TP: vịt lai bố T14 x mẹ ĐốmT14: dòng mái của vịt CV Super M3: giá trị trung bình

: sai số tiêu chuẩn

Trang 6

Bảng 3.3 Khối lượng của 3 nhóm vịt qua các tuần tuổi 51

Bảng 3.4 Các tham số của các hàm khảo sát ở 3 nhóm vịt 54

Bảng 3.5 Khối lượng tiệm cận, thời gian và khối lượng tại điểm uốn của các hàm Richards, Gompertz và Logistic 55

Bảng 3.6 Hàm Richards đối với các nhóm vịt và tính biệt khác nhau

57

Bảng 3.7 Hàm Gompertz đối với các nhóm vịt và tính biệt khác nhau

58

Bảng 3.8 Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu vịt 60

Bảng 3.9 Khối lượng vịt mái Đốm qua các giai đoạn 63

Bảng 3.10 Tỷ lệ đẻ của vịt Đốm 67

Bảng 3.11 Năng suất trứng tích lũy của vịt Đốm 70

Bảng 3.12 Tiêu tốn thức ăn của vịt Đốm 73

Bảng 3.13 Chất lượng trứng của vịt Đốm 77

Bảng 3.14 Các chỉ tiêu ấp nở của trứng vịt Đốm79

Bảng 3.15 Khối lượng vịt mái PT đã chọn lọc qua các giai đoạn 80

Bảng 3.16 Tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc 83

Bảng 3.17 Năng suất trứng tích lũy của vịt PT đã chọn lọc 86

Bảng 3.18 Tiêu tốn thức ăn của vịt PT đã chọn lọc 89

Bảng 3.19 Chất lượng trứng vịt PT đã chọn lọc 93

Bảng 3.21 Khối lượng của 4 nhóm vịt qua các tuần tuổi 95

Bảng 3.22 Kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố đối với khối lượng qua các tuần tuổi 97

Bảng 3.23 Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của 4 nhóm vịt qua các tuần tuổi 98

Bảng 3.24 Kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày 100

Bảng 3.25 Sinh trưởng tương đối của 4 nhóm vịt qua các tuần tuổi

101

Bảng 3.26 Kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố đối với sinh trưởng tương đối 102

Trang 7

Bảng 3.27 Ưu thế lai về khối lượng qua các tuần tuổi 103

Bảng 3.28 Tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn của 4 nhóm vịt 105

Bảng 3.29 Kết quả mổ khảo sát 4 nhóm vịt 106

Bảng 3.30 Chất lượng thịt 4 nhóm vịt 109

Bảng 3.31 Khối lượng vịt mái Đốm hạt nhân qua các giai đoạn 112

Bảng 3.32 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của vịt Đốm hạt nhân 113

Bảng 3.33 Khối lượng vịt mái PT trong sản xuất qua các tuần tuổi

114

Bảng 3.34 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của vịt PT trong sản xuất 115

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Đặc điểm chủ yếu về màu sắc lông của 3 nhóm vịt lúc trưởng thành46

Hình 3.2 Khối lượng của vịt Đốm quan các tuần tuổi 52

Hình 3.3 Khối lượng của vịt PT qua các tuần tuổi 52

Hình 3.4 Khối lượng của vịt TP qua các tuần tuổi 53

Hình 3.5 Đồ thị của các hàm Richards và Gompertz đối với các nhóm vịt

và tính biệt khác nhau 59

Hình 3.6 Khối lượng vịt mái Đốm qua các giai đoạn 63

Hình 3.7 Tỷ lệ đẻ của vịt Đốm 68

Hình 3.8 Năng suất trứng của vịt Đốm 71

Hình 3.9 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống của vịt Đốm 74

Hình 3.10 Khối lượng vịt mái PT đã chọn lọc qua các giai đoạn 81

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Các giống vật nuôi bản địa là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinhhọc và có khả năng tiềm tàng đối với các hướng sử dụng trong tương lai Trảiqua một quá trình phát triển lâu dài, các giống vật nuôi bản địa của nước ta đãthích nghi tốt với điều kiện sinh thái kinh tế của địa phương, có sức chốngbệnh cao, cho được các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồngthời gắn liền với văn hoá vùng miền, tạo thành những hệ sinh thái bền vững.Tuy nhiêu, trước những đòi hỏi của một xã hội đang trên đà tăng trưởng,không chịu đựng được áp lực cạnh tranh của các giống ngoại cũng như cáccon lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn, nhiều giống vật nuôi bản địađang dần dần bị mai một Trước nguy cơ đó, Chương trình bảo tồn đa dạngsinh học, trong đó nhiều đề tài liên quan đến bảo tồn nguồn gen vật nuôi đãđược triển khai Các đề tài này đã có những đóng góp tích cực về khoa học vàkinh tế cho sản xuất, cung cấp được một nguồn thực phẩm quý cho xã hội

Nằm trong chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm do ViệnChăn nuôi chủ trì, vịt Đốm - còn được gọi là Pất Lài hoặc vịt Nàng - là giốngvịt có nguồn gốc từ Lạng Sơn đã được công nhận là một trong 59 giống vậtnuôi được bảo tồn và phát triển Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vịtĐốm, Nguyễn Đức Trọng và cs (2006) cho rằng: vịt Đốm và vịt Bầu thươngphẩm có khối lượng cơ thể vừa phải, tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ mỡ bụng thấp, damỏng, thịt rất thơm ngon, các chỉ tiêu về khả năng cho thịt thấp hơn vịt siêuthịt nhưng cao hơn vịt Cỏ Vịt Đốm được nuôi giữ nguồn gen tại Trung tâmNghiên cứu vịt Đại Xuyên cho năng suất trứng 160 - 170 quả/mái/năm, tỷ lệ

đẻ bình quân 48 - 52%, tỷ lệ trứng có phôi trên 90% và tỷ lệ nở trên 85% đốivới trứng có phôi (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011h) Doãn Văn Xuân và cs.(2011) đã mô tả đặc điểm ngoại hình và theo dõi khối lượng từ mới nở tới lúc

Trang 10

vào đẻ cũng như khả năng đẻ trứng của các đàn vịt Đốm nuôi tại Trung tâmNghiên cứu vịt Đại Xuyên từ 2006 tới 2008 Nguyễn Đức Trọng và cs.(2011g) đánh giá: vịt Đốm là một giống vịt kiêm dụng trứng thịt, có khả năng

tự kiếm mồi rất tốt, vịt có sức sống cao, có khối lượng vừa phải, thịt ăn rấtthơm ngon, vịt có nhiều đặc điểm quý cần phải lưu giữ và phát triển NguyễnĐức Trọng và cs (2011i) đã chọn lọc vịt Đốm PL2, đánh giá sau 3 thế hệ vềcác chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi và vào đẻ, tỷ lệ

đẻ, chất lượng trứng, khả năng ấp nở và một số chỉ tiêu mổ khảo sát thịt.Nguyễn Đức Trọng (2011k) đã nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịtSuper M tạo con lai PT có tỷ lệ nuôi sống 96 - 97%, nuôi thịt đạt 2225g/conlúc 10 tuần tuổi, chất lượng thịt thơm ngon, nuôi lấy trứng đạt 247 - 249 quả/mái/năm Nghiên cứu lai thuận nghịch giữa vịt Đốm và vịt SM cho thấy: conlai PT (trống Đốm, mái SM) và TP (trống SM, mái Đốm) muôi sinh sản có tỷ

lệ đẻ: 67,8 và 68,3%, năng suất trứng 52 tuần đẻ: 246,9 và 248,6 quả, tỷ lệ ấpnở/trứng ấp: 78,62 và 79,87%; con lai nuôi thịt lúc 10 tuần tuổi đạt khốilượng: 2690,9 và 2749,4g, tỷ lệ thịt xẻ: 70,9 và 71,2% (Nguyễn Đức Trọng vàcs., 2011k)

Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên còn chưa mô tả các đặc điểm chi tiết

về màu sắc lông, sự phát triển về khối lượng và các chiều đo qua các tuầntuổi; chưa xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; chưa đánh giá phân tích

về khả năng sinh trưởng, cho thịt cũng như chất lượng thịt; chưa theo dõi chitiết về khả năng sinh sản của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14.Nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịt T14 mới mang tính chất thăm dò, chưađịnh hướng cho việc khai thác sử dụng con lai PT để sản xuất trứng

Để bảo tồn và khai thác nguồn gen vịt Đốm nhằm xây dựng phươnghướng phát triển vịt Đốm theo hướng chọn lọc nhân giống thuần chủng và laivới vịt Super M, cần có những nghiên cứu bổ sung thêm về các đặc điểm sinhhọc, các nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản qua một số thế hệ, cũng như

Trang 11

các nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của conlai giữa vịt Đốm với vịt T14.

Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Một số đặc điểm sinhhọc, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịtT14 (CV Super M3)”

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung thêm một số đặc điểm sinh học,đánh giá khả năng sản xuất trứng, khả năng cho thịt, phẩm chất thịt của vịtĐốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14, góp phần khai thác hợp lý nguồngen vịt Đốm trong sản xuất chăn nuôi

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

- Bổ sung thêm các kết quả về đánh giá ngoại hình, hàm sinh trưởng,các chỉ tiêu sinh lý – sinh hóa máu, chất lượng thịt của vịt Đốm, làm phongphú thêm cơ sở dữ liệu về các giống vịt nội địa của Việt Nam;

- Các kết quả thu được về tính năng sản xuất của vịt Đốm, khả nănglai tạo là căn cứ khoa học cho các hướng nghiên cứu tiếp theo và là nguồn tưliệu phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu về chăn nuôi

4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Góp phần bảo tồn vịt Đốm trên cơ sở phát triển và lai với các giốngkhác để có hiệu quả kinh tế Công tác bảo tồn sẽ có ý nghĩa khi phát triểnđược vịt lai trong sản xuất

5 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Lần đầu tiên đánh giá đầy đủ về ngoại hình, tính năng sản xuất của vịtĐốm trong điều kiện nuôi nhốt và chuyển vị (ex-situ);

Trang 12

- Xác định được các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu, các tham số củahàm sinh trưởng đối với vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14;

- Đánh giá được khả năng sản xuất của con lai giữa vịt Đốm với vịtT14;

- Đánh giá được chất lượng thịt của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốmvới vịt T14

Trang 13

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẮN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi

Kết quả điều tra toàn cầu đã phân loại được 27% (390/1433) các giốngvật nuôi đang ở mức bị đe dọa và nguy hiểm Có khoảng 5.000 giống đã bịtuyệt chủng, khoảng 1.200 đến 1.600 giống đang bị đe dọa Thống kê toàncầu cũng cho biết, hàng năm có khoảng 50 giống bị mất đi, tức mỗi tuần mất

đi một giống Trong khi đó, nhiều giống bị giảm số lượng và bất an trongtương lai, số khác sắp gặp nguy hiểm tuyệt chủng nếu không có hành động đểbảo tồn chúng (Scherf, 1995)

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tính đa dạng sinh học bị mất đi ở mức

độ toàn cầu ngày càng cao, đó là xu hướng chỉ dựa vào một số ít những giốngphù hợp với nhu cầu về đầu vào - đầu ra của kinh doanh nông nghiệp Xuhướng này gây ra khoảng 50% biến đổi về mức độ số lượng giữa các giống Ởcác nước phát triển, tiến bộ về công nghệ nhân giống đã tạo ra được nhiều tổhợp gen mong muốn Sự thành công ở nhóm này lại gây hại cho nhóm khác,

do chương trình cải tiến này tập trung vào một số ít giống có năng suất caotrong mỗi loài và cũng chỉ tập trung vào một hoặc 2 tính trạng nhất định Các

kỹ thuật sinh sản, chủ yếu là thụ tinh nhân tạo, các ứng dụng công nghệ sinhhọc như cấy truyền phôi và nhân bản vô tính cũng có thể làm cho tình hìnhxấu đi nếu như không được cảnh báo một cách đầy đủ

Ở các nước đang phát triển, có một số yếu tố làm mất đi tính đa dạng ditruyền của động vật:

Trang 14

- Nhập ngoại các vật liệu di truyền, nhân giống với tốc độ nhanh thôngqua lai tạo không có định hướng tốt, dẫn đến một số giống địa phương bị mấthay bị thay thế;

- Thay đổi sự ưu tiên của các nhà chọn giống đối với các giống khác

do ảnh hưởng kinh tế - xã hội nhất thời Những ảnh hưởng này phát sinh dochính sách về nông nghiệp yếu kém, đã gây nên sự xáo trộn không bền vữngxét về lâu về dài, cũng như thay đổi nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm;

- Hệ sinh thái bị đe dọa do các mục đích sử dụng đất, rừng, ao hồ, sôngngòi khác nhau;

- Bệnh tật và thiên tai;

- Chiến tranh hay chính sách không lâu dài, nhất quán

Để giảm thiểu tình trạng trên, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn genđộng vật đang là một đòi hỏi cấp bách và cũng là một thử thách đối với lịch

sử phát triển của xã hội loài người trong giai đoạn hiện tại Mục đính của bảotồn nguồn gen động vật liên quan tới các vấn đề về tài nguyên di truyền độngvật, kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường, giảm thiểu rủi ro, nghiên cứu và đàotạo Các mục đích này đã được Henson (1992) tổng kết

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi là một vấn đề cấp bách có tính chất toàncầu (Hoffman, 2009) Sự cần thiết để bảo tồn nguồn gen động vật đã đượcchấp nhận bởi nhiều nước qua việc phê chuẩn về công ước đa dạng sinh học(http://www.biodiv.org) Kế hoạch toàn cầu về hoạt động để bảo tồn nguồngen động vật đã được phê chuẩn với sự tham gia của 109 nước (FAO, 2007a)

Sự thống nhất giữa các quốc gia này có vai trò quan trọng trong việc thiết lậpmạng lưới bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen động vật toàn cầu mộtcách có hiệu quả (FAO, 2007b) Những nỗ lực hợp tác đa quốc gia để bảo tồnnguồn gen vật nuôi toàn cầu cũng được thể hiện một cách rõ ràng Một ngânhàng thông tin toàn cầu về nguồn di truyền động vật của 205 nước trên thếgiới đã được xây dựng và cập nhật thường xuyên (http://dad.fao.org/) Đây là

cơ sở dữ liệu quan trọng cung cấp thông tin về giống Dựa trên cơ sở dữ liệu

Trang 15

này các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế có thể tiến hành việc khaithác và phát triển giống có tính trạng quý hiếm, đặc biệt theo hướng đặc sảnhoặc phát triển thành hàng hóa.

Các chiến lược bảo tồn bao gồm: Bảo tồn in-situ nhằm phục hồi và duy

trì loài, giống ở nơi cư trú gốc để chúng tiếp tục phát triển, đây cũng là chiến

lược được ưu tiên hàng đầu Bảo tồn in-situ kết hợp với khai thác phát triển đang trở thành mục tiêu đặt ra cho nhiều giống vật nuôi Bảo tồn ex-situ nhằm

duy trì quần thể nhỏ, quản lý chặt chẽ môi trường thích nghi của chúng bằng

phương thức nhân tạo hoặc bán nhân tạo Bảo tồn ex-situ gồm các biện pháp

đông lạnh các vật chất di truyền (tinh dịch, phôi, DNA, tế bào hay buồng

trứng) Bảo tồn ex-situ không cho phép các loài, giống động vật tiếp tục tiến

hóa và phát triển

Vấn đề khai thác phát triển bền vững đã được FAO (2007b) định nghĩa

và các nước đã ủng hộ khái niệm này đó là: Phát triển bền vững là quản lý,bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, hướng tới sự thay đổi của kỹ thuật và tổchức nhằm đảm bảo được và tiếp tục thỏa mãn nhu cầu con người của thế hệhiện nay và cả mai sau Phát triển bền vững để bảo vệ môi trường, tạo nềnkinh tế sống động và được xã hội tiếp nhận

1.1.2 Các tính trạng khả năng sản xuất của vịt

Tính trạng số lượng là các tính trạng có thể đo lường được bằng cácđơn vị đo lường và thường là các chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhằm đánh giáphẩm chất của một giống Hầu hết các tính trạng khả năng sản xuất của vịtbao gồm: sinh trưởng, sản xuất thịt, sản xuất trứng, đều là các tính trạng

số lượng Nhìn chung, các tính trạng số lượng đều do nhiều gen quy định vàmỗi gen chỉ có các hiệu ứng nhỏ

Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểugen và sai lệch môi trường quy định và chịu tác động lớn bởi môi trường

P= G + E

Trang 16

Trong đó: P: là giá trị kiểu hình (phenotype value)

G: là giá trị kiểu gen (genotype value)

E: sai lệch môi trường (environmental deviation)

Giá trị kiểu gen hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp, sai lệch trội

và át chế gen (tương tác giữa các gen) Do đó, giá trị kiểu gen được biểu diễnthông qua mô hình sau:

G = A + D + I

Trong đó: G : giá trị kiểu gen

A : giá trị cộng gộp (còn được gọi là giá trị giống)

D : sai lệch trội

I : sai lệch do tương tác giữa các gen

Sai lệch của môi trường bao gồm: Sai lệch môi trường chung (Eg), làsai lệch do các yếu tố môi trường tác động đến quần thể Sai lệch môi trườngriêng (Es), là các sai lệch do các yếu tố môi trường tác động đến từng cá thểtrong quần thể

Nếu kiểu hình của cá thể được chi phối bởi các gen nằm tại hai locustrở lên, giá trị kiểu hình của cá thể đó được biểu thị như sau:

P = A + D + I + Eg + Es

Điều này có nghĩa là muốn cải tiến khả năng sản suất của vật nuôi, cầnphải tác động vào kiểu gen (G) bằng cách tránh giao phối cận huyết, vào hiệuứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc, vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I)bằng cách lai giống, tác động vào môi trường (E) bằng cách cải thiện điềukiện chăn nuôi như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, chuồng trại

1.1.2.1 Hình dáng cơ thể

Màu sắc da, lông

Trang 17

Màu sắc da, lông là một đặc điểm quan trọng để phân biệt giống, dòng.

Màu lông có liên quan tới một số chỉ tiêu chất lượng của giống, như tính

kháng bệnh, khả năng sản xuất Màu sắc da lông là một chỉ tiêu chọn lọc:

thông thường màu sắc đồng nhất là giống thuần, nếu không đồng nhất là

không thuần Tính trạng màu sắc da lông do một số ít gen kiểm soát và ít chịu

ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Ở gia cầm còn có gen liên kết với giới

tính về màu sắc lông

Mỏ và chân

Mỏ được tạo thành từ lớp sừng (stratum corneum) Ở vịt, mỏ có nhiều

nhánh thần kinh (ceroma), chứa nhiều thể xúc giác, nhờ đó có thể mò được

thức ăn trong nước Mỏ có nhiều màu khác nhau: vàng, đen, xám, xanh lục…

là đặc trưng cho giống Màng bơi là phần cấu tạo không có lông của da giữa

các ngón chân Màu của chân thường phù hợp với màu của mỏ Màng bơi

giúp vịt bơi lội một cách dễ dàng

1.1.2.2 Khối lượng cơ thể, tốc độ mọc lông và kích thước các chiều đo

Khối lượng cơ thể

Trang 18

Khối lượng cơ thể là tính trạng số lượng, được quy định bởi các yếu tố

di truyền, đồng thời biến đổi mạnh dưới tác động của môi trường bên ngoài

Các giống vịt hướng thịt có khối lượng gần gấp đôi so với vịt hướng trứng

Thường ở gia cầm, con trống có khối lượng lớn hơn con mái từ 20 đến 30%

Khối lượng khi mới nở của gia cầm có liên quan đến khối lượng trứng và khối

lượng gia cầm mẹ ở thời điểm đẻ trứng, nhưng hầu như không ảnh hưởng đến

sự sinh trưởng ở các giai đoạn sau (Trần Đình Miên và cs., 1994) Hệ số di

truyền khối lượng: h

2

= 0,33 - 0,60 (Brandsch và Biichel, 1978)

Tốc độ sinh trưởng về khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng đánh giá

khả năng sinh trưởng của vật nuôi Trên cơ sở theo dõi khối lượng cơ thể qua

các thời điểm, người ta tính được độ sinh trưởng tích lũy, độ sinh trưởng tuyệt

đối và độ sinh trưởng tương đối Tuy nhiên, trên thực tế, để đánh giá sinh

trưởng của vật nuôi, người ta không thể thực hiện các phép đo trên con vật

một cách liên tục Việc sử dụng các hàm toán học mô tả đường cong sinh

trưởng là một giải pháp hữu hiệu Giải pháp này không những lấp đầy được

các khoảng trống không cân đo, tránh được các sai số khi cân đo và điều quan

trọng là trên cơ sở các tham số tính được có thể nội suy các kết quả không thể

Trang 19

theo dõi được Để mô tả đường cong sinh trưởng, từ năm 1825 người ta đã

biết đến hàm Gompertz Verhulst (1838) đã đề nghị sử dụng hàm Logistic,

một số nghiên cứu đã thử nghiệm các hàm Brody (1945), hàm Bertalanffy

(1957) và hầu hết các nghiên cứu sau này đều sử dụng hàm Richards (1959)

Knízetová và cs (1985, 1995) đã sử dụng hàm Richards nghiên cứu

đường cong sinh trưởng của 5 giống gà khác nhau và so sánh sinh trưởng của

gà, gà tây, vịt và ngỗng

Tốc độ mọc lông

Giữa tốc độ mọc lông và tốc độ sinh trưởng có sự liên quan chặt chẽ

với nhau Sai khác chủ yếu về tốc độ mọc lông được quy định bởi cặp gen

liên kết với giới tính Những con trống mọc lông chậm, có 2 nhiễm sắc thể

giới tính và do đó có 2 yếu tố mọc lông chậm hơn con mái (Siegel, 1962)

Trong một dòng, tính biệt khác nhau có tốc độ mọc lông khác nhau, con mái

lại mọc lông đều hơn con trống Gia cầm con một ngày tuổi mọc lông rất

nhanh, có 6 lông cánh, đây chính là tiêu chuẩn về sự mọc lông nhanh và cũng

là sinh trưởng nhanh

Trang 20

Để xác định tốc độ mọc lông, người ta căn cứ vào thời gian thay lông tơ

bằng các lông chính thức, giữa tốc độ mọc lông và khối lượng cơ thể vịt ở 28

ngày tuổi có mối tương quan rất cao (Majna và cs., 1971) Trong chăn nuôi

vịt, người ta thường quan sát tốc độ mọc lông ở 20 ngày và 50 ngày tuổi Ở

20 ngày tuổi, vịt có lông vai và 30 ngày tuổi vịt có lông cánh Pingel (1976)

xác định tốc độ mọc lông của vịt bằng cách đo chiều dài lông cánh thứ 4 hàng

thứ nhất, tuổi giết thịt thích hợp khi chiều dài lông cánh đạt 13cm Ở nước ta,

theo kinh nghiệm cổ truyền, người ta thường xác định tốc độ mọc lông vịt

theo các giai đoạn được gọi là răng lược, nửa lưng, chấm khấu, chéo cách…

Kích thước các chiều đo cơ thể

Kích thước các chiều đo của cơ thể có mối tương quan với khối lượng

cơ thể và hướng sản xuất của vật nuôi Nghiên cứu về các chiều đo của dòng

bố và dòng mẹ đối với vịt Bắc Kinh, Negm và cs (1981) đều thống nhất rằng:

mọi kích thước chiều đo cơ thể đều có tương quan rõ nét với khối lượng cơ

thể (0,27 - 0,99) và khối lượng trứng (0,39 - 0,67) ở phần lớn các lứa tuổi Ở

nước ta, các nhà chăn nuôi thường đo dài thân, dài lườn, vòng ngực, dày lườn,

Trang 21

cao chân để nghiên cứu, đánh giá tốc độ sinh trưởng và là cơ sở để chọn lọc

thủy cầm

1.1.2.3 Các tính trạng sinh sản

Tuổi đẻ quả trứng đầu

Tuổi đẻ quả trứng đầu là chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục, cũngđược coi là yếu tố cấu thành năng suất trứng (Khavecman, 1972) Pingel(1976) tính được hệ số di truyền của tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của vịt là 0,34

- 0,49 Có mối tương quan nghịch giữa tuổi đẻ quả trứng đầu và năng suấttrứng, tương quan thuận giữa tuổi đẻ quả trứng đầu và khối lượng trứng Tuổi

đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi dưỡng, cácyếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽthúc đẩy gia cầm đẻ sớm hơn (Khavecman, 1972) Tuổi đẻ quả trứng đầu tiênphụ thuộc vào giống, chăm sóc nuôi dưỡng và tuổi thành thục liên quan đếnkhối lượng cơ thể của gia cầm Điều này thể hiện ở những giống thủy cầmtầm vóc nhỏ, thể trọng nhẹ, phần lớn bắt đầu đẻ sớm hơn những giống thểtrọng cao Trong cùng một giống, cá thể nào được chăm sóc nuôi dưỡng tốt,điều kiện khí hậu thời tiết phù hợp sẽ thành thục sớm so với nuôi dưỡng kém(Brandsch và Biichel, 1978; Pingel, 1976)

Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ

Năng suất trứng là số lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòngđời, phụ thuộc vào tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tần số thểhiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài TheoBrandsch và Biichel (1978), năng suất trứng được tính trong vòng 365 ngày

kể từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên Các hãng công nghiệp gia cầm tính năngsuất trứng đến 70 - 80 tuần tuổi

Trang 22

Năng suất trứng của gia cầm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng và chịuảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

- Các yếu tố di truyền:

+ Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố (dòng, giống,hướng sản xuất, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý…) Để đạt năng suấttrứng cao, gia cầm ở tuổi thành thục sinh dục phải phù hợp với tiêu chuẩn củagiống và giữ được sức bền đẻ trứng bằng cách cho ăn hạn chế (khống chếđược khối lượng gia cầm theo tiêu chuẩn của giống)

+ Cường độ đẻ trứng

Các nhà khoa học đã xác định cường độ đẻ thông qua tỷ lệ % số trứng

đẻ trung bình của một đầu mái trong một đơn vị thời gian Tỷ lệ đẻ mang tínhđại diện cho quần thể đàn Nhược điểm của phương pháp này là không xácđịnh được chính xác cá thể nào đẻ cao, cá thể nào đẻ thấp để nhân giống hayloại thải Cường độ đẻ là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất trứng

+ Thời gian kéo dài, chu kỳ đẻ trứng sinh học

Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học là yếu tố quyết định sức đẻtrứng của đàn vịt Chu kỳ đẻ trứng sinh học càng dài, sức đẻ trứng càng cao

và ngược lại

Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tuổi thành thụcsinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, vì vậy chu kỳ

đẻ trứng sinh học sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng

Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học, gia cầm nghỉ và thay lông Trongđiều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánhgiá gia cầm tốt hay xấu Thời điểm kéo dài sự thay lông nói lên chất lượng giacầm mái Những gia cầm tốt thường thay lông muộn (sau tháng đẻ 10, 11,12), thời gian thay lông kéo dài 1 - 2 tháng sau đó đẻ lại Gia cầm có phẩmchất kém thay lông sớm (sau tháng đẻ 7, 8, 9), thay lông chậm có thể kéo dài

1 - 2 tháng (Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn Lưu, 2006) Hiện nay người ta sử

Trang 23

dụng biện pháp thay lông cưỡng bức nhằm rút ngắn thời gian thay lông vàđiều kiện thay lông hàng loạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Dòng, giống gia cầm

Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của gia cầm Các dòng,giống gia cầm khác nhau có khả năng đẻ trứng khác nhau Trong chăn nuôihiện nay, các giống gia cầm có sức sản xuất tốt được nhân lên, lai tạo, chọnlọc thành các giống chuyên thịt, chuyên trứng và kiêm dụng Những dòngđược chọn lọc có hiệu quả thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa đượcchọn lọc khoảng 15 - 35% về năng suất trứng

- Tuổi gia cầm

Tuổi gia cầm ảnh hưởng năng suất trứng Vịt có năng suất trứng năm thứnhất cao hơn năm thứ hai

- Thức ăn và dinh dưỡng

Thức ăn và dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến sức đẻ trứng của giacầm Muốn cho gia cầm có sức đẻ trứng cao, chất lượng trứng tốt phải đảmbảo khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng Nếu trongkhẩu phần ăn thiếu hay thừa một hoặc vài chất sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến

tỷ lệ nuôi sống cũng như năng suất trứng, vì vậy cần đặc biệt chú ý đến loạithức ăn, chất lượng thức ăn và phương pháp bảo quản thức ăn một cách chínhxác và tốt nhất để có được hiệu quả chăn nuôi cao nhất

Awad và cs (2014) bổ sung thêm betiane với liều 0,5; 1,0 và 1,5 g/kgkhẩu phần đã cải thiện được số lượng trứng và tỷ lệ đẻ của vịt Domyati nuôitrong vụ hè, tại Ai Cập Biyatmoko (2014) cho rằng khẩu phần 19% protein

Trang 24

và năng lượng trao đổi 2650 kcal/kg là phù hợp với giống vịt Alabio củaIndonesia.

- Điều kiện ngoại cảnh

Ngoài những yếu tố nêu trên, sức đẻ trứng của gia cầm còn phụ thuộcvào rất nhiều điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mùa vụ…Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993), vào thời kỳ đẻ trứng, nhiệt

độ môi trường dưới 15oC hoặc trên 30oC sẽ ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng,khối lượng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt Ở nước ta, ẩm độ không khíchuồng nuôi tốt nhất nằm trong khoảng từ 65 -70%, về mùa đông độ ẩmkhông nên vượt quá 80% Độ ẩm cao làm chuồng ẩm ướt dễ gây cảm nhiễmbệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của vật nuôi, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sức đẻtrứng

Theo Hoàng Văn Tiệu và cs (1993): Tỷ lệ ánh sáng và bóng tối mỗingày là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến xu thế phát triển của vịt giống,bằng cách điều khiển ánh sáng một cách thích hợp, có thể điều khiển tốc độphát triển của vịt và do đó làm tăng năng suất Còn với giai đoạn sinh sản, bất

cứ một sai sót nào trong quá trình chiếu sáng sẽ làm giảm năng suất trứng

Trang 25

Màu sắc vỏ trứng không có ý nghĩa lớn trong đánh giá chất lượngtrứng, nhưng có giá trị trong kỹ thuật và thương mại Theo Brandsch vàBiichel (1978), hệ số di truyền tính trạng này là 55 - 75%.

- Bề mặt vỏ trứng

Thông thường trứng gia cầm đẻ ra có bề mặt trơn, đều, song cũng cómột số cá thể thường đẻ ra những trứng có bề mặt xấu, xù xì, có vệt canxi hayđường gờ lượn sóng, loại trứng này có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ ấp nở cũngnhư thị hiếu của người tiêu dùng (Schuberth và Ruhland, 1978)

- Chỉ số hình thái

Trứng gia cầm thường có hình ovan hoặc hình elip, một đầu lớn và mộtđầu nhỏ Chỉ số hình thái được tính bằng tỷ số giữa chiều dài và chiều rộngtrứng hoặc tỷ lệ phần trăm giữa chiều rộng so với chiều dài của trứng

Trong chăn nuôi thủy cầm, chỉ số hình dạng là một chỉ tiêu đánh giáchất lượng của trứng ấp Thực tế sản xuất cho thấy, những quả trứng quá dàihoặc quá tròn đều cho tỷ lệ ấp nở thấp Trứng của mỗi loại giống thủy cầmđều có chỉ số hình thái riêng

- Độ dày và độ bền vỏ trứng

Độ dày, độ bền hay độ chịu lực của vỏ trứng là một trong những chỉtiêu quan trọng đối với trứng gia cầm, ảnh hưởng nhiều đến kết quả ấp nở vàquá trình bao gói, vận chuyển Độ dày, độ bền vỏ trứng phụ thuộc vào giống,tuổi, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, nhiệt độ không khí chuồng nuôi,…

Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước đo độ dày khi đã bóc lớpmàng vỏ trắng Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), hệ số di truyền độ dày vỏtrứng là 30% Độ dày vỏ trứng có tương quan dương với độ bền và ảnh hưởngđến kết quả ấp nở

- Chỉ số lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh

Các chỉ số này càng cao, chất lượng trứng càng tốt và tỷ lệ nở càng cao

Trang 26

Chỉ số lòng đỏ là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của

nó Trứng có chỉ số lòng đỏ càng lớn, chất lượng trứng càng tốt Trứng để lâungày, chỉ số lòng đỏ giảm

Chỉ số lòng trắng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số nàyđược tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộngđường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc

Đơn vị Haugh phụ thuộc vào khối lượng và chiều cao lòng trắng đặc.Theo Uyterwal (2000), đơn vị Haugh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: thời gianbảo quản trứng, tuổi gia cầm mái (gia cầm mái già, đơn vị Haugh thấp), bệnhtật, nhiệt độ, giống gia cầm… Theo Jkevich và cs (dẫn theo Bạch Thanh Dân,1996), chất lượng trứng rất tốt có đơn vị Haugh từ 80 trở lên; tốt: 79 - 65;trung bình: 64 - 56 và xấu: dưới 55

Tỷ lệ trứng có phôi

Tỷ lệ trứng có phôi là một trong những tính trạng di truyền có ý nghĩa kinh

tế rất quan trọng trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, quyết định số vịt nở ra củavịt mái trong một chu kỳ đẻ trứng Tỷ lệ trứng có phôi phụ thuộc vào nhiềuyếu tố:

- Yếu tố di truyền

Loài, giống và các cá thể khác nhau có tỷ lệ thụ tinh khác nhau, vì mỗiloài giống có thể tích và nồng độ tinh dịch cũng như hoạt lực của tinh trùngkhác nhau

Theo Nguyễn Công Quốc và Dương Xuân Tuyển (1993), tỷ lệ có phôicủa vịt CV Super M thế hệ 1 ở dòng ông đạt 94,16% và dòng bà đạt 94,02%.Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2009), qua 2 thế hệ, tỷ lệ trứng có phôi củavịt CV Super M đạt 90,54 - 91,29% ở dòng trống T5 và 92,12 – 92,52% ởdòng mái T6

- Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng của đàn bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh Nếukhẩu phần ăn thiếu hoặc ăn thừa một chất nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến cơ

Trang 27

quan sinh dục, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục, khả năng sinhtinh và phẩm chất tinh dịch…

Kết quả nghiên cứu của Machalex và cs (1989) trên vịt Bắc Kinh đã chỉ

ra ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ phôi Ở thế hệ đầu tiên, với 2loại khẩu phần thay thế 5 và 10% bột đậu tương bằng men Vitex, tỷ lệ trứng

có phôi lần lượt là: 93,2 và 90,0% Ở thế hệ thứ 2 kết quả tương ứng là: 92,6

và 93,3%

- Điều kiện môi trường

Điều kiện môi trường, trong đó tiểu khí hậu chuồng nuôi là yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp hơn so vớiquy định đều ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh thường cao vào mùaxuân, mùa thu và giảm vào mùa hè, nhất là những ngày nóng

- Phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi cũng góp phần làm ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinhcủa gia cầm Hoàng Văn Tiệu và cs (1997) khi so sánh một số chỉ tiêu trênvịt CV Super M dòng ông, dòng bà của hai phương thức nuôi: nuôi khôkhông cần nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội đã nhận thấy tỷ lệ trứng cóphôi ở dòng ông là 93%, dòng bà 94% đối với phương thức nuôi có bơi lội,cao hơn phương thức nuôi khô nhưng không nhiều

- Tuổi gia cầm

Tuổi gia cầm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, gia cầm còn non cơ quan sinhdục chưa phát triển hoàn thiện, tỷ lệ tinh trùng kì hình còn cao; những giacầm già vì sức khỏe giảm sút đồng thời tinh hoàn có hiện tượng suy thoái dẫnđến chất lượng cũng như tỷ lệ thụ tinh giảm

- Tỷ lệ trống, mái

Tỷ lệ trống, mái có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ thụ tinh của gia cầm

Để có tỷ lệ thụ tinh cao cần ghép tỷ lệ trống/mái của đàn gia cầm một cáchthích hợp Tỷ lệ này quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh.Theo Aggarwal và Dipankar (1986), nếu ghép tỷ lệ trống mái 1/5 – 1/10, tỷ lệ

Trang 28

trứng có phôi đạt 81 -91%, còn nếu ghép trống mái tỷ lệ 1/15, tỷ lệ trứng cóphôi giảm còn 72 - 80%.

- Tỷ lệ nở

Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, sức sống củagia cầm non Những trứng có chỉ số hình dạng chuẩn, khối lượng trung bìnhcủa giống sẽ cho tỷ lệ nở cao nhất

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở như: chất lượng trứng,thời gian và chế độ bảo quản trứng, chế độ máy ấp, chế độ máy nở (nhiệt độ,

ẩm độ, thông thoáng, đảo trứng…) Hệ số di truyền về tỷ lệ trứng thụ tinh là

11 - 13%, hệ số di truyền của tỷ lệ ấp nở là 10 - 14% (Nguyễn Văn Thiện,1995)

1.1.2.4 Các tính trạng cho thịt và chất lượng thịt

Năng suất thịt

Năng suất thịt hay tỷ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượngthân thịt so với khối lượng sống của gia cầm Tương tự như vậy, năng suấtcủa các thành phần thân thịt là tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt

và năng suất của các cơ thành phần là tỷ lệ phần trăm của cơ thành phần sovới thân thịt

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt bao gồm:

- Ảnh hưởng của giống

Giữa các giống, dòng gia cầm khác nhau tồn tại sự sai khác di truyền vềnăng suất thịt xẻ, các phần của thân thịt Mổ khảo sát 3 nhóm vịt và con laicho thấy tỷ lệ thịt lườn của vịt Rouen là 10,63%, của ngan lai vịt là 8,43% vàcủa vịt Bắc Kinh là 7,63% (Omojola, 2007)

- Ảnh hưởng của tính biệt và tuổi

Ở tất cả các giống gia cầm, tuổi giết mổ và tính biệt có ảnh hưởng rấtlớn đến năng suất thịt gia cầm Nhìn chung tỷ lệ thân thịt chỉ tăng đến một độ

Trang 29

tuổi nhất định nào đó Tỷ lệ thân thịt ở gia cầm trống và mái cũng khác nhau(tỷ lệ thịt ức ở con mái thường cao hơn ở con trống) Rất nhiều nghiên cứucho rằng tỷ lệ thân thịt ở gia cầm dòng thịt tăng lên theo tuổi, tuổi gia cầmcàng cao, tỷ lệ này càng cao (Ristic, 1984, 1990; Tawfik và cs., 1989) Mặtkhác, khi tuổi gia cầm càng tăng, tỷ lệ thịt đùi giảm, thịt lườn tăng (Ristic,

1984, 1990) Tuổi giết mổ gia cầm còn ảnh hưởng đến độ ngon của thịt(Touraille và cs., 1981)

Nhìn chung ở tất các giống gia cầm, hàm lượng mỡ bụng và mỡ trongthịt ở gia cầm mái bao giờ cũng cao hơn ở gia cầm trống

Ảnh hưởng của giới tính đến năng suất thịt ở một số giống gia cầm thểhiện qua nghiên cứu của Pingel và Jeroch (1980): ở 8 tuần tuổi, tỷ lệ thịt lườn

ở gia cầm trống thấp hơn ở gia cầm mái là 2,5%, trong khi đó tỷ lệ đùi (cảxương) không có sự sai khác đáng kể Ở 12 tuần tuổi, tỷ lệ thịt lườn gia cầmtrống thấp hơn gia cầm mái là 1,7%, nhưng tỷ lệ đùi (cả xương) ở gia cầmtrống lại cao hơn gia cầm mái là 1,4% Tương tự như vậy tỷ lệ thịt lườn ởvịt 7 và 8 tuần tuổi ở con trống thấp hơn ở con mái là 0,8-1%, còn tỷ lệ đùi(cả xương) là sai khác không đáng kể

- Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

Ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, khí hậu, chế độ chiếu sáng đếnnăng suất thịt có rất ít nghiên cứu đề cập tới Pingel và Jeroch (1980) chobiết hàm lượng năng lượng trong thức ăn cao sẽ làm tăng hàm lượng mỡbụng và mỡ ở màng treo ruột Nghiên cứu của Adelsamic và Farrell (1985) vềảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần tới khả năng tăng khối lượngtuyệt đối của vịt Bắc Kinh đã nhận thấy: Ở tuần tuổi thứ 2 với khẩu phần ăn24% protein thô, tăng khối lượng cơ thể đạt 320 g/ngày, ở lô ăn khẩu phần18% protein thô tăng khối lượng cơ thể chỉ đạt 309 g/ngày Theo Nguyễn ĐứcTrọng và cs (1997), vịt CV Super M nuôi khô có khối lượng bình quân lúcvào đẻ của dòng ông là 3,3kg, dòng bà là 2,9 kg; với phương thức nuôi có

Trang 30

nước bơi lội, khối lượng bình quân lúc vào đẻ của dòng ông là 2,9 kg,t dòng

bà là 2,7 kg

Chất lượng thịt

Hai nhóm yếu tố chính sau đây quyết định chất lượng thịt gia cầm:

- Đặc tính lý học của thịt gia cầm

Màu sắc của thịt phụ thuộc vào hàm lượng sắc tố melanin Có nhiều yếu

tố ảnh hưởng đến màu sắc của thịt như ảnh hưởng di truyền, của các mức dinhdưỡng khác nhau

Đánh giá chất lượng cảm quan là một phương pháp kiểm tra chất lượngthịt thông qua việc chấm điểm bằng thang điểm HEDONIC Đây là một chỉtiêu có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với người tiêu dùng, là một chỉ tiêutổng hợp bao gồm độ mềm, hàm lượng nước liên kết, độ ngon, mùi vị và màusắc Phương pháp này dựa vào cảm quan của con người thông qua các chỉtiêu đánh giá chung của 6 - 10 người ngồi nếm và cho điểm (Jellinek, 1981).Chất lượng cảm quan của thịt gia cầm chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu

tố, bên cạnh yếu tố di truyền nó còn chịu ảnh hưởng của giải phẫu học và tínhchất lý học (Ristic, 1977a, 1977b) và ảnh hưởng của nuôi dưỡng (Pingel vàJeroch, 1980; Ristic, 1990) Ngoài ra giới tính cũng ảnh hưởng đến chất lượngcảm quan Ristic (1980) cho biết thịt gia cầm mái ngon hơn thịt gia cầmtrống

Tuổi giết mổ của gia cầm cũng ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan(Touraille và cs., 1981; Ristic, 1991) Nghiên cứu của Touraille và cs (1981)cũng cho biết: không những chất lượng cảm quan của thịt gia cầm chịu ảnhhưởng của tuổi giết mổ mà còn chịu ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính,tác giả cho biết chất lượng cảm quan của thịt gia cầm trống tốt nhất là lúc 14tuần tuổi và tuổi thành thục về tính càng sớm, thịt càng ngon hơn

Tỷ lệ hao hụt về khối lượng sau khi chế biến là một chỉ tiêu mà ngườitiêu dùng rất quan tâm Hàm lượng các chất bị mất đi trong quá trình chế biến

Trang 31

càng ít, chất lượng thịt càng cao Đây chính là tỷ lệ hao hụt về khối lượngcủa thân thịt sau khi chế biến so với thịt xẻ

Tỷ lệ hao hụt về khối lượng phụ thuộc vào giống, tuổi và thức ăn, độbéo, tính chất lý học của cơ, cách chế biến Theo Hamm (1974a, 1974b) tỷ lệhao hụt về khối lượng còn phụ thuộc vào phương pháp chế biến như: nấu:32%; hầm, hấp: 32%; nướng: 28%; rán: 21% Bastiaens và cs (1992a, b) chorằng tỷ lệ hao hụt phụ thuộc vào tuổi của gia cầm và thí nghiệm của ông đãchứng minh điều đó (5 - 10%) Gỹhne (1970) cũng đã tiến hành thí nghiệmtrên gia cầm mái 60 ngày tuổi so với 50 ngày tuổi và cho biết tỷ lệ này giảm

đi 2 - 3% Tuổi gia cầm càng cao, tỷ lệ hao hụt về khối lượng sau khi nấucàng thấp

Theo Tawfik (1989) lượng thức ăn và chất lượng thức ăn cũng có ảnhhưởng đến tỷ lệ hao hụt thân thịt ở gia cầm sau chế biến Thí nghiệm đượctiến hành đối với thịt lườn của nhiều giống gia cầm cho thấy: gia cầm được ănkhẩu phần ăn giàu đạm (28% protein thô và 3285 Kcal/kg) có tỷ lệ hao hụt vềkhối lượng cơ thể sau khi chế biến thấp hơn gia cầm được ăn khẩu phần cóhàm lượng đạm thấp (23% protein thô và 3285 Kcal/kg)

Độ pH chính là một chỉ thị của chu kỳ glycogen hoá sau khi con vậtchết, trong đó glycogen, nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ bị phá vỡ

do hoạt động của các vi khuẩn yếm khí tạo ra acid lactic trong cơ và khôngthể trở thành CO2 và nước như trong cơ thể sống được Khoảng 70%glycogen bị phân huỷ thành acid lactic (Ristic, 1984a) Sự tạo acid lactictrong cơ làm tăng độ acid và làm giảm độ pH Trong cơ thể sống, độ pHthông thường là 7,0, ngay sau khi chết độ pH là 6,8 Độ pH tiếp tục giảm vớimột tốc độ và mức độ nào đó phụ thuộc vào các yếu tố: hàm lượng glycogenban đầu trong cơ, hình thái của cơ, tốc độ làm mát của thân thịt, sự mẫn cảmvới các tác nhân stress Tốc độ giảm độ pH của cơ sau khi giết mổ và phạm vicủa nó ảnh hưởng lớn đến phẩm chất thịt Giữa hàm lượng acid lactic được

Trang 32

sản sinh ra và độ pH có quan hệ mật thiết với nhau Hàm lượng acid lactictăng, độ pH giảm và ngược lại (Hamm, 1974a, 1974b).

Hàm lượng collagen trong thịt có vai trò quan trọng quyết định độ daichắc của thịt Hàm lượng collagen trong thịt tăng lên theo tuổi của gia cầm.Trong cùng một thân thịt, hàm lượng collagen trong các cơ khác nhau cũngkhác nhau Hàm lượng collagen cũng khác nhau tuỳ thuộc giới tính

Hàm lượng nước liên kết (khả năng giữ nước) là yếu tố quan trọng nhấtcủa chất lượng thịt, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với nhà chếbiến Protein của cơ chứa các hợp chất mang điện tích có khả năng hút và giữphân tử nước vào bề mặt của chúng Sau khi con vật chết, cơ bị co cứng, hàmlượng acid trong cơ tăng lên làm tăng điện tích âm, protein mang điện dương

và giải phóng phân tử nước Khi vật mang điện âm và dương cân bằng, cơkhông còn mang điện dương để giữ nước và như vậy thịt sẽ đạt đến điểmđẳng điện Ở điểm này, khả năng giữ nước của thịt là thấp nhất và lúc này độ

pH đạt giá trị khoảng 5,4

Nước bao quanh bề mặt protein của cơ ảnh hưởng lớn đến chất lượngthịt Để đạt được chất lượng cao khi chế biến, thịt phải có khả năng giữ nướccao tức là tích điện dương cao nhất Mặt thịt sau khi cắt ra để bảo quản hoặcchế biến mà bị nhăn nhúm không phải là mong muốn của người tiêu dùng(Pingel và Jeroch, 1980) Bất kỳ một tác nhân nào làm tăng độ acid của thịt,làm thịt đạt gần đến điểm đẳng điện đều làm giảm khả năng giữ nước Khảnăng giữ nước của thịt khác nhau rất nhiều giữa các loài động vật (cao nhất làthịt bò, sau đó đến thịt lợn và thịt gia cầm có khả năng giữ nước kém nhất).Theo Afifi (1975) khả năng giữ nước của thịt gia cầm kém hơn thịt các loàiđộng vật khác Diện tích vùng bị ướt của thịt lườn và đùi của vịt là 7,2 và 7,1

cm2, của ngỗng là 7,1 và 6,7 cm2

1.1.2.5 Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu

Trang 33

Ngày nay, di truyền học hiện đại cho phép có thể thông qua các chỉ tiêu

sinh lý, sinh hóa, miễn dịch kiểu hemoglobin, protein huyết thanh, các

enzym…phục vụ cho công tác chọn giống và xác định nguồn gốc của giống

Mối quan hệ giữa protein tổng số và albumin huyết thanh với năng suất

Protein của các dịch sinh học trong cơ thể vật nuôi nói chung và protein

huyết thanh nói riêng là những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm trao đổi chất có

liên quan đến các đặc thù trong sinh trưởng và phát triển của con vật (Phan

Cự Nhân 1983) Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát dục khác nhau của

cơ thể, giai đoạn nào có cường độ sinh trưởng nhanh thì mức độ tổng hợp

protein huyết thanh xảy ra mạnh hơn vì hàm lượng ARN trong huyết thanh

lúc này cao nhất

Albumin là tiểu phần protein đóng vai trò quan trọng tạo hình trong sự

trao đổi protein huyết thanh ở động vật Hàm lượng albumin trong huyết

thanh, cũng như protein tổng số biến đổi theo quy luật chung là tăng theo lứa

tuổi

Hệ số A/G (Albumin/Globulin)

Trang 34

Hệ số A/G khác nhau là đặc trưng của từng giống Vật nuôi khỏe mạnh

bình thường luôn có sự ổn định tương đối về hệ số A/G Sự biến đổi hệ số A/

G thường xảy ra khi con vật bị bệnh hoặc trong những điều kiện chăm sóc

nuôi dưỡng không được đảm bảo Cường độ đẻ trứng càng tăng, albumin

được vận chuyển trong máu để sản xuất trứng càng mạnh Bởi vậy tỷ lệ A/G

và A/α – globulin tỷ lệ nghịch đối với sức sản xuất trứng

Globulin huyết thanh

Trong chăn nuôi hiện nay, người ta sử dụng tiểu phần này như một chỉ

tiêu để đánh giá khả năng kháng bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện sống

của gia súc, gia cầm

Các chỉ số huyết học

- Hemoglobin: Hemoglobin (Hb) là một protein màu, là thành phần quyết

định chức năng của hồng cầu Theo Lê Văn Liễn và cs (1998), vịt Anh Đào

nuôi công nghiệp có hàm lượng hemoglobin từ 10,8 - 11,2%, biến động qua

các lứa tuổi: cao lúc sơ sinh, giảm ở 30 ngày tuổi, sau đó tăng dần và ổn định

ở 90 ngày tuổi

Trang 35

- Hồng cầu: Freye (1978) cho rằng số lượng hồng cầu liên quan đến tốc độ

sinh trưởng: động vật có tốc độ tăng khối lượng cơ thể nhanh, số lượng hồng

cầu cao hơn nhóm động vật có tốc độ tăng khối lượng cơ thể thấp Số lượng

hồng cầu giảm khi cơ thể thiếu máu, mắc bệnh, thức ăn thiếu Fe, Cu, vitamin

C, B

- Bạch cầu: Số lượng bạch cầu là đặc trưng cho loài, giống và có tính ổn định

tương đối, tăng lên khi vận động, bị viêm nhiễm, giảm khi suy tủy, già… Số

lượng bạch cầu ở gia cầm dao động từ 20 - 30 ngàn/mm

3 Freye (1978) cho

rằng số lượng bạch cầu ở gà, ngỗng, vịt dao động từ 14 - 22 ngàn/mm

3

1.1.3 Lai và ưu thế lai

Khái niệm về ưu thế lai

Năm 1914, Shull – nhà di truyền người Mỹ đã đưa ra thuật ngữ “ưu thếlai” – heterosis Sau đó một số công trình nghiên cứu về ưu thế lai đã được công

bố và đều đi đến kết luận con lai có ưu thế lai hơn bố mẹ chúng về nhiều đặc tínhsản xuất quan trọng

Trong công tác di truyền giống, bên cạnh việc chọn lọc và nhân thuần, laitạo sẽ đem hiệu quả trong thời gian ngắn Việc lai tạo đã được sử dụng nhiềutrong chăn nuôi nhằm khai thác thế mạnh của con lai, đặc biệt trong chăn nuôigia cầm công nghiệp Chính việc lai giữa các giống khác nhau đã giúp cho việcquyết định chiến lược thích hợp về công tác giống

Trong công tác lai tạo, người ta còn quan tâm rất nhiều đến khả năng phốihợp, đó là phải lựa chọn những con giống gốc lai phù hợp với nhau nhằm tạo

Trang 36

nên những tổ hợp gen mới bao gồm các tính trạng vốn có ở giống gốc, nhưng ởmức độ cao hơn theo mục đích

Biểu hiện của ưu thế lai

Sự biểu hiện ưu thế lai trên cơ thể lai trong chăn nuôi rất đa dạng, khácnhau ở các tính trạng Sự ưu việt của con lai không chỉ thể hiện ở sự cao hơn vềgiá trị tính trạng so với trung bình bố mẹ mà con biểu hiện bằng mức độ tối ưucủa tính trạng Trần Đình Miên và cs (1994) cho rằng:

 Con lai F1 của những công thức lai xa khác loài vượt trội bố mẹ về thểchất, tuổi thọ, sức làm việc, nhưng mất một phần hay hoàn toàn khả năngsinh sản

 Con lai F1 vượt trội hơn trung bình bố mẹ về khối lượng cơ thể và sứcsống, có khả năng sinh sản bình thường hoặc tốt hơn bố mẹ

 Con lai F1 biểu hiện ưu thế lai đặc biệt là trường hợp nếu xét về một tínhtrạng riêng lẻ thì có kiểu di truyền trung gian nhưng sản phẩm cuối cùng

về một mặt nào đó lại vượt trội trung bình bố mẹ

Như vậy trên cơ thể lai, ưu thế lai không biểu biểu hiện đồng loạt ở tất cảcác tính trạng, trên tất cả các giai đoạn, sự biểu hiện này còn phụ thuộc vào từngcặp cụ thể, các yếu tố ngoại cảnh, giai đoạn phát triển

Bản chất di truyền của ưu thế lai

Bản chất di truyền của ưu thế lai là trạng thái dị hợp tử ở con lai, từ đóngười ta nêu ra 3 giả thuyết về ưu thế lai (Nguyễn Văn Thiện, 1995)

- Thuyết tập trung gen trội có lợi

Trong quá trình tiến hóa, dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên và chọn lọcnhân tạo, cái gen trội bất lợi tự đào thải, gen trội có lợi được tăng lên Trong khi

đó các gen lặn bất lợi vẫn tồn tại ở trạng thái dị hợp tử bên cạnh gen trội có lợi.Khi cho giao phối cận huyết, các quần thể sẽ phân hóa thành các dòng khác nhau

ở trạng thái đồng hợp tử theo các gen trội có lợi khác Khi lai các dòng này vớinhau dẫn đến con lai F1 tập hợp được các gen trội có lợi ở bố và mẹ làm xuấthiện ưu thế lai

Trang 37

Do các gen trội khác nhau là những thành viên của các cặp nhiễm sắc thểtương đồng khác nhau, vì vậy khi tổ hợp lai ở thế hệ F2, các bộ phận gen trộinày sẽ nhỏ hơn F1 Kết quả ở F2 ưu thế lai giảm.

- Thuyết dị hợp tử và siêu trội

Thuyết dị hợp tử chính là sự dị hợp tử của nhiều gen làm xuất hiện ưu thếlai

Các gen khác nhau ở cùng một locus tổng hợp các protein chức năng khác nhautrong quá trình phát triển, nhờ vậy chúng bổ sung cho nhau làm xuất hiện ưu thếlai

Thuyết siêu trội: dựa vào thuyết dị hợp tử phát triển thêm, các gen ở trạngthái dị hợp tử có sự tương tác với nhau mạnh hơn so với các gen khi ở trạng tháiđồng hợp tử Kết quả làm xuất hiện ưu thế lai ở F1: Aa > AA > aa

- Thuyết gia tăng tác động tương hỗ

Con lai có bản chất dị hợp tử, tác động tương hỗ giữa các gen không cùngmột locus tăng lên, nhờ vậy xuất hiện ưu thế lai

Trên cơ sở kết hợp các giả thuyết nêu trên, người ta còn đưa ra quan điểm

về sự thay đổi trạng thái hoạt động của hệ thống enzym trong cơ thể sống, đây làquá trình dị hợp và tương tác với nhau của các cặp gen do đó xuất hiện ưu thếlai

Ưu thế lai cao nhất ở đời F1, rồi từ đó giảm dần, sự giảm ưu thế lai ở đờisau có sự thay đổi trong sự tác động tương hỗ và tương quan giữa các gen thuộccác locus khác nhau, hơn nữa biểu hiện của tính trạng không chỉ chịu ảnh hưởngcủa điều kiện ngoại cảnh, hay nói một cách khác mức độ ưu thế lai cao hay thấpcòn phụ thuộc vào sự tương quan âm hay dương giữa môi trường và kiểu gen

Ưu thế lai thể hiện ở mức độ khác nhau Các tính trạng có hệ số di truyềncao (như tốc độ mọc lông, thành phần hóa học của thịt…) ít chịu ảnh hưởng của

ưu thế lai

Theo Đặng Vũ Bình (2002), mức độ ưu thế lai của một tính trạng năngsuất được tính bằng công thức sau:

Trang 38

H(%) = 1/2(AB+BA) - 1/2(A+B)

1/2(A+B)Trong đó: H: ưu thế lai (tính theo %);

AB: Giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A, mẹ B;

BA: Giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A;

A: Giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) A;

B: Giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) B

Nếu chỉ sử dụng năng suất của một loại con lai, chẳng hạn bố giống A laivới mẹ giống B, ảnh hưởng ngoại cảnh của mẹ (sản lượng sữa, tính nuôi conkhéo, năng suất thịt…) đã bị bỏ qua Do vậy, ưu thế lai của con lai AB đối vớimột tính trạng năng suất được tính bằng công thức sau:

H(%) = AB - 1/2(A+B)

1/2(A+B)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai

Mức độ biểu hiện ưu thế lai phụ thuộc vào 4 yếu tố (Nguyễn Văn Thiện,1995), các yếu tố đó là:

- Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Nguồn gốc càng xa, ưu thế lai càng cao

và ngược lại Lai xa khác loài ở vịt với ngan tạo ra con lai có tốc độ sinh trưởngcao, nhưng không có khả năng sinh sản (bất thụ) là một minh chứng

- Tính trạng: Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (năng suất trứng, tỷ lệnuôi sống, tỷ lệ nở…) có ưu thế lai cao và ngược lại, các tính trạng có hệ số ditruyền cao (khối lượng trứng, khối lượng cơ thể…) có ưu thế lai thấp

- Công thức giao phối: Ưu thế lai còn phụ thuộc vào việc sử dụng con vậtnào làm bố, con vật nào làm mẹ

- Điều kiện nuôi dưỡng: Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng ảnh hưởng rất

rõ rệt đến ưu thế lai, nuôi dưỡng tốt ưu thế lai được phát huy, nuôi dưỡng kém

ưu thế lai sẽ thấp hoặc không có biểu hiện

Trang 39

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo các kết quả điều tra, trong 70 năm qua ngành chăn nuôi gia cầm đãđạt được những tiến bộ đáng kể về giống như: thời gian nuôi thịt giảm dần từ

136 xuống còn 70 ngày, khối lượng xuất chuồng tăng từ 1,5 lên 3,7 kg/con, tiêutốn thức ăn từ 4,7 giảm xuống còn 2,1 kg TĂ/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nuôisống tăng từ 82 lên 98%

Pingel (1986) tổng hợp khả năng sản xuất của các giống vịt và tình hìnhsản xuất ở các nước trên thế giới cho thấy: vịt Bắc Kinh có tuổi đẻ quả trứngđầu tiên là 24 tuần tuổi, năng suất trứng đạt khoảng 220 – 230 quả/mái/40 tuần

đẻ, tỷ lệ phôi đạt 90%, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp đạt 85% Đối với tuổi giết thịt

là 7 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 3,1 – 3,4 kg/con, tỷ lệ cơ có giá trị (cơ đùi và

cơ lườn) đạt 47,8 – 49,9% ở 8 tuần tuổi Kết quả khảo sát tại Pháp củaHermann (2007) cho biết: tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của vịt Bắc Kinh là 23tuần tuổi, năng suất trứng/mái/42 tuần đẻ là 230 quả, khối lượng trứng đạt 86g/quả, tỷ lệ phôi đạt 94 – 96%, tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 85 – 87%, số vịtcon/mái đạt 165 – 175 con

Poivey và cộng sự (2001) cho biết: giống vịt Tsaiya được chọn lọc từ năm

1992 theo hướng tăng tỷ lệ phôi khi cho thụ tinh nhân tạo với ngan Kết quảsau 6 thế hệ chọn lọc ở vịt đực là 11,8 – 19,7% và ở vịt mái là 23,8 – 31,4%, hệ

số di truyền của tính trạng năng suất trứng tính theo thành phần phương sai của

bố là h2 = 0,05, theo thành phần phương sai của mẹ là h2 = 0,46 và theo thànhphần phương sai của cả bố và mẹ là h2 = 0,25 Cheng và cs (2002) cũng chọnlọc nhằm tăng tỷ lệ phôi trên vịt Tsaiya qua 8 thế hệ Kết quả nhận thấy: tỷ lệphôi ở thế hệ 8 của vịt được chọn lọc đạt 54,4% và vịt không được chọn lọc là34,39%, tỷ lệ nở/trứng có phôi của vịt được chọn lọc là 74,04% và vịt khôngđược chọn lọc là 70,6%; tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp tương ứng là 39,74 và

Trang 40

Chen và cs (2003) đã xây dựng được chỉ số chọn lọc đối với vịt Tsaiya ở

5 thế hệ (thế hệ xuất phát đến thế hệ thứ 4), năng suất trứng tăng từ 229,7 quả/mái/52 tuần đẻ lên 234,3 quả/mái/52 tuần đẻ

Ismoyowati và cs (2011) tiến hành chọn lọc nâng cao năng suất trứng củagiống vịt Tagal ở 120 ngày đẻ Kết quả là: Khối lượng cơ thể ở thế hệ xuất phát

là 1550,18g/con, thế hệ 1 đạt 1554,65g/con và sự sai khác về khối lượng cơ thể

ở 2 thế hệ (P<0,01), năng suất trứng đến 120 ngày đẻ ở thế hệ xuất phát là 78,0quả/mái, sau 1 thế hệ chọn lọc đã tăng lên 88,12 quả/mái/120 ngày đẻ

Cùng với chọn lọc, nhân thuần các giống thủy cầm, lai tạo cũng là phươngpháp có được hiệu quả cao và nhanh chóng

Tai và cs (1984) nghiên cứu 372 vịt và vịt lai ngan thuộc 7 loại khácnhau: vịt Cherry Valley của Anh; tổ hợp lai của vịt Cherry Valley của Anh, vịtTegal Australia; vịt lai 25% Tsaiya trắng và 75% Bắc Kinh; vịt lai 12,5%Tsaiya trắng và 87,5% Bắc Kinh; ngan x (25% Tsaiya trắng và 75% BắcKinh), ngan x (37,5% Bắc Kinh và 62,5% Tsaiya trắng) Kết quả cho thấyphẩm giống có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ

mỡ bụng Vịt Cherry Valley của Anh và Tegal Australia có khối lượng cơ thểcao nhất (1 ngày tuổi và 9 tuần tuổi) tương ứng là 57,4; 3151g và 56,9; 2966g)

Tỷ lệ mỡ bụng thấp nhất ở tổ hợp lai ngan x (37,5% Bắc Kinh và 62,5%Tsaiya trắng) là 0,97%

Adelsamic và Farrell (1985) cho biết: tỷ lệ cơ lườn ở vịt Bắc Kinh tăng

từ 4,8% lúc 28 ngày tuổi lên 14,1% lúc 56 ngày tuổi và đạt 15,4% lúc 68 ngàytuổi, trong khi đó tỷ lệ cơ đùi lại giảm từ 18% lúc 28 ngày tuổi xuống còn13,5% lúc 56 ngày tuổi và đến 68 ngày tuổi tỷ lệ này chỉ còn 12,0% Khảnăng sản xuất thịt của thủy cầm phụ thuộc vào giống, giới tính, tuổi giết thịt

và mùa vụ Powell (1984) đã nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ thịt xẻ của vịt BắcKinh trong khoảng thời gian từ 36 đến 56 ngày tuổi và thấy tỷ lệ thịt xẻ tăng

từ 65,7% lên 70,3%, đồng thời có sự khác nhau về tỷ lệ thịt lườn và thịt đùi ở

Ngày đăng: 27/03/2015, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w