Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 78 - 82)

Các kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu vịt Đốm, Vịt PT và vịt TP được nêu trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu vịt Đốm (n = 6) PT (n = 6) TP (n = 6) ± SE ± SE ± SE Hemoglobin (g%) 12,40 ± 0,6 8 12,83 ± 0,68 15,33 ± 0,96 Tỷ khối hồng cầu (%) 42,0 0 ± 2,23 44,33 ± 2,23 47,67 ± 3,15 Số lượng hồng cầu (tr/mm3) 2,56 ± 0,12 2,60 ± 0,12 2,11 ± 0,17 Số lượng bạch cầu (ngh/mm3) 43,12 ± 5,23 42,91 ± 5,23 39,24 ± 7,39

Số lượng tiểu cầu 22,56 ± 3,48 21,13 ± 3,48 18,6

8 ± 4,92

Lympho bào (%) 43,0

0 ± 4,71 45,00 ± 4,71 53,67 ± 6,65

Bạch cầu trung tính (%) 53,0

0 ± 4,42 49,67 ± 4,42 43,00 ± 6,26

Bạch cầu ái toan (%) 2,17 ± 1,04 3,67 ± 1,04 1,33 ± 1,47

Bạch cầu ái kiềm (%) 0,17 ± 0,15 0,17 ± 0,15 0,00 ± 0,22

Bạch cầu đơn nhân (%) 1,50 ± 0,32 1,50 ± 0,32 2,00 ± 0,45

Huyết sắc tố của HC (%) 29,98 ± 1,97 28,8 7 ± 1,97 32,35 ± 2,78 Huyết sắc tố của HC (pg) 48,77 ± 5,49 50,6 8 ± 5,49 63,33 ± 7,76 Protein (g/l) 33,92 ± 0,32 33,55 ± 0,3 0 32,50 ± 0,46 Albumin (g/l) 18,3 0 ± 0,17 18,12 ± 0,16 17,60 ± 0,24 α1-globulin (g/l) 2,93 ± 0,13 2,90 ± 0,12 2,52 ± 0,1 8 α2-globulin (g/l) 7,78 ± 0,16 7,58 ± 0,15 7,43 ± 0,23 β-globulin (g/l) 3,93 ± 0,15 3,98 ± 0,14 3,97 ± 0,21 γ-globulin (g/l) 0,97 ± 0,0 5 0,97 ± 0,04 0,98 ± 0,07 Nhìn chung, các chỉ tiêu huyết học thể hiện trạng thái sinh lý bình thường của cả 3 nhóm vịt. Omonona và cộng sự (2011) cho rằng máu là một loại đặc biệt của mô liên kết bao gồm các yếu tố hình thành (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) trong một ma trận chất lỏng, với huyết tương là phần chất lỏng. Hóa sinh huyết tương và huyết học dùng để quan sát các điều kiện của

các loài chim đã được tìm thấy là một công cụ hữu ích trong nghiên cứu sinh thái vì nó cung cấp một hình ảnh thống nhất về tình trạng của con vật hơn là chỉ số với các điều kiện dựa trên khối lượng cơ thể của chúng (Gladbach và cs., 2010). Nó cũng hữu ích để phân biệt các quá trình nhiễm bệnh từ những loài khác nhau (Omonona và cs., 2011).

Hàm lượng hemoglobin của vịt Đốm, vịt PT và vịt TP tương ứng là: 12,4; 12,83 và 15,33g%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm vịt này (P>0,05). Kết quả nghiên cứu của Samour (2008) trên vịt cho thấy hàm lượng hemoglobin là 14,95g%. Kết quả này phù hợp với các số liệu trong bảng 3.7.

Nguyễn Văn Ban (2000) cho biết: ở 60 ngày tuổi, hàm lượng hemoglobin của con lai đều cao hơn của bố mẹ, điều này xác nhận biểu hiện ưu thế lai siêu trội của tính trạng này trên con lai. Hàm lượng hemoglobin của vịt Cỏ trắng là 12,51%, vịt Khakicampbell là 12,38%, vịt F1 (♀Cỏ trắng x ♂ Khakicampbell) là 12,68% và vịt F1 (♀Khakicampbell x ♂Cỏ trắng) là 12,74%.

Nguyễn Song Hoan (1993) nghiên cứu trên vịt Bầu, Anh Đào và con lai F1 (Bầu x Anh Đào) cũng cho biết: con lai F1, giai đoạn 1-75 ngày tuổi có hàm lượng hemoglobin cao hơn vịt bố mẹ.

So sánh về số lượng hồng cầu giữa các nhóm vịt thí nghiệm cho thấy vịt lai PT có số lượng hồng cầu cao nhất: 2,60 triệu/mm3, số lượng hồng cầu của vịt Đốm là 2,56 triệu/mm3 và của vịt TP là 2,11 triệu/mm3. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996), số lượng hồng cầu của gia cầm dao động trong khoảng 2,5 – 3,23 triệu/mm3, điều này chứng tỏ sức khỏe của các nhóm vịt này là bình thường. Nguyễn Văn Ban (2000) cho biết: số lượng hồng cầu của vịt Cỏ ở 60 ngày tuổi là 2,94 triệu/mm3. Kết quả này cao hơn một chút so các với kết quả của chúng tôi.

Hàm lượng huyết sắc tố trong hồng cầu của vịt Đốm, vịt PT và vịt TP tương ứng là 29,98; 28,87 và 32,35%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Số lượng bạch cầu của vịt Đốm, vịt PT và vịt TP tương ứng là 43,12; 42,91 và 39,24 nghìn/mm3 tương ứng. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tỷ lệ bạch cầu trung tính của vịt Đốm, PT và TP chiếm 53,00; 49,67 và 43,00; bạch cầu ái toan chiếm 2,17; 3,67 và 1,33%; bạch cầu ái kiềm trong bạch cầu là 0,17; 0,17 và 0%; bạch cầu đơn nhân là 1,5; 1,5 và 2,0%. Tỷ lệ lympho bào trong huyết thanh của vịt Đốm, vịt PT và vịt TP lần lượt là 43,00; 45,00 và 53,67%. Số lượng tiểu cầu của vịt Đốm, vịt PT và vịt TP lần lượt là 22,56; 21,13 và 18,68 nghìn/mm3. Sự khác biệt về các chỉ tiêu này giữa 3 nhóm vịt là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Gladbach và cộng sự (2010) cho biết, ở gia cầm lympho bào và heterophils chiếm phần lớn trong các tế bào của bạch cầu.

Theo Lương Thị Thủy và cộng sự (2008), con lai ngan vịt nuôi tại Quảng Ngãi có hàm lượng hồng cầu, bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho có giá trị tương ứng là 2,88 – 3,07 triệu/mm3; 30,9 – 32,5 triệu/mm3; 29-31% và 69-71%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả của chúng tôi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Ortizo và cs. (2012) khi xác định một số chỉ tiêu huyết học của 4 nhóm vịt thí nghiệm: hàm lượng hemoglobin là 12,46; 15,03; 12,83 và 13,55g%, số lượng lympho bào là 16; 40; 18 và 29,17 và số lượng tiểu cầu trong máu là 4,43; 4,1; 4,8 và 4,87.

Nghiên cứu của Okeudo và cs. (2003) về đặc điểm sinh lý hóa máu vịt đối với con trống và con mái như sau: hàm lượng hemoglobin là 15,67g% và 14,17g%, số lượng hồng cầu là 3,31 và 3,13 triệu/mm3, số lượng bạch cầu là 23,81 và 25,24 nghìn/mm3, nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu là 34,07 và

34,42%, nồng độ lympho bào là 79,00 và 81,17%. Kết quả này mặc dù cao hơn so với kết quả của chúng tôi, nhưng khác biệt không thật sự lớn.

Hàm lượng protein trong máu của vịt Đốm, vịt PT và vịt TP lần lượt là 33,92; 33,55 và 32.50 g/l, hàm lượng albumin là 18,30; 18,12 và 17,60 g/l. Sự khác biệt giữa các nhóm vịt là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các kết quả thu được này thấp hơn so với các số liệu công bố của Olayemi và cs. (2002): vịt trưởng thành có hàm lượng protein trong máu là 5,91g/dl, albumin là 2,81g/dl và globulin là 3,09g/dl. Có thể sự khác biệt về nhiều yếu tố như giống, lứa tuổi, điều kiện nuôi dưỡng… là nguyên nhân của những chênh lệch này.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 78 - 82)