NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 50)

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài luận án gồm các nội dung nghiên cứu sau:

1/ Một số đặc điểm sinh học của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14

2/ Khả năng sinh sản của vịt Đốm và vịt PT đã chọn lọc

3/ Khả năng cho thịt và phẩm chất thịt của vịt Đốm, con lai F1 giữa vịt Đốm với vịt T14 (PT và TP) và vịt T14

4/ Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân và phát triển vịt lai PT đã chọn lọc ra sản xuất.

Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên – Phú Xuyên – Hà Nội.

Địa điểm theo dõi phát triển vịt PT đã chọn lọc ra sản xuất: Nông trại bà Lý Thị Hẻn, thôn Nã Vã, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

Thời gian nghiên cứu từ 2011 đến 2014.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Nội dung 1: Một số đặc điểm sinh học của vịt Đốm và con lai giữavịt Đốm với vịt T14 vịt Đốm với vịt T14

Các đặc điểm sinh học được theo dõi trên 3 nhóm vịt nuôi thịt: Vịt Đốm, vịt lai PT và TP. Mỗi lần thí nghiệm nuôi theo dõi 50 cá thể của mỗi nhóm. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần. Vịt thí nghiệm được đeo số cánh và theo dõi từ 1 ngày tuổi tới 10 tuần tuổi.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá bao gồm:

- Mô tả một số đặc trưng chủ yếu về ngoại hình của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 bằng các phương pháp:

+ Quan sát, mô tả ngoại hình các nhóm vịt tại một số thời điểm sinh trưởng (mỗi lần quan sát 100 cá thể/nhóm) .

+ Đo kích thước các chiều đo của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm và vịt T14 tại các thời điểm 8, 9 và 10 tuần tuổi. Mỗi lần đo tối thiểu 30 cá thể/nhóm. Các chiều đo bao gồm:

Dài thân: Khoảng cách từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt xương sống đuôi đầu tiên. Đo bằng thước dây.

Vòng ngực: Chu vi ngực đo sát sau gốc cánh. Đo bằng thước dây.

Dài lườn: Khoảng cách từ mép trước của xương lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía trước (mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái). Đo bằng thước dây.

Dày lườn: Đo bằng máy đo độ dày mỡ lưng, ở vị trí cách mỏm xương lưỡi hái phía trước 1 cm.

Cao chân: Khoảng cách tính từ khớp gối đến khớp xương bàn chân. Đo bằng thước thẳng.

Dài lông cánh: Độ dài lông cánh thứ tư của hàng lông thứ nhất. Đo bằng thước thẳng.

- Sử dụng một số hàm sinh trưởng để khảo sát khối lượng vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14:

Trên cơ sở các số liệu thu được khi cân khối lượng các nhóm vịt, khảo sát động thái của khối lượng các nhóm vịt từ 1 ngày tuổi tới 10 tuần tuổi bằng 6 hàm sinh trưởng khác nhau, bao gồm: Richards (1959), Gompertz (1825), Logistic (1838), Brody (1945), Bertalanffy (1957) và Negative Exponential (Taltar và cs., 2009). Công thức diễn giải của các hàm như sau:

Hàm Công thức Richards a*(1-b*exp(-k*t))^(-1/n) Gompertz a*exp(-b*exp(-k*t)) Logistic a/(1+b*exp(-k*t)) Brody a*(1-b*exp(-k*t)) Bertalanffy(1) a*(1-b*exp(-k*t)^3)

Negative Exponential a*(1-exp(-b*t))

(1): Theo Oleivera và cs. (2000) và Santoro và cs. (2009) Trong các công thức diễn giải trên:

a, b, k và n: các tham số đặc trưng cho các hàm số biểu thị cho đường cong sinh trưởng;

exp: hàm số mũ của số tự nhiên e; t: thời gian tính theo tuần tuổi.

Sau khi khảo sát các hàm nêu trên, đối với các hàm tỏ ra phù hợp hơn, sử dụng các công thức tính thời gian của điểm uốn và khối lượng tại điểm uốn. Cụ thể đối với một số hàm như sau:

Hàm Thời gian của điểm uốn (t) Khối lượng của điểm uốn (g) Richards: (1/k)*ln(b*(-1/n)) (((-1/n)-1))/(-1/n))^n*a

Gompertz: (lnb)/k a/e

Logistic: (lnb)/k a/2

- Phân tích một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt nuôi thịt lúc 10 tuần tuổi bằng phương pháp:

Vịt ở các lô thí nghiệm được lấy máu ở tĩnh mạch cánh vào lúc sáng sớm khi chưa cho ăn. Mỗi lô 6 con, 3 mái và 3 trống. Mỗi con 2ml cho vào ống chứa máu chuyên dụng (có chứa sẵn 0,1 ml chất chống đông máu là EDTA) để phân tích các chỉ tiêu sinh hóa, và 2 ml được cho vào ống tách huyết thanh (không có chất chống đông) dùng để tách huyết thanh cho phân tích các chỉ tiêu sinh hóa máu. Các mẫu máu xét nghiệm của mỗi con đều được đánh số, bảo quản trong bình bảo ôn chuyên dụng ở nhiệt độ từ 2 đến 8-

0C sau đó vận chuyển về Phòng Thí nghiệm Dược lý và Chẩn đoán Thú y, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam để phân tích các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu.

Phân tích 12 chỉ tiêu sinh lý máu, bao gồm: số lượng hồng cầu (triệu/mm3), số lượng bạch cầu (nghìn/mm3), tỷ khối hồng cầu (%), hàm lượng hemoglobin (g%), huyết sắc tố của hồng cầu (% và pg), số lượng tiểu cầu, công thức bạch cầu (bạch cầu trung tính (%), bạch cầu ái toan (%), bạch cầu ái kiềm (%) và bạch cầu đơn nhân (%) được phân tích bằng máy huyết học 18 thông số HemaScream 18.

Phân tích 6 chỉ tiêu sinh hóa máu, bao gồm: hàm lượng protein tổng số (g/l) và các tiều phần protein huyết thanh: α1-globulin (g/l), α2-globulin (g/l), β-globulin (g/l) và γ-globulin (g/l) được phân tích bằng phương pháp điện di protein huyết thanh trên phiến acetacellulo và đo bằng khúc xạ kế.

Theo dõi, đánh giá khả năng sinh sản của vịt Đốm và vịt PT đã chọn lọc trong 3 năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013.

Đối với vịt Đốm:

Số lượng vịt mái nuôi từ 1 ngày tuổi tới lúc vào đẻ tương ứng là: 145, 71 và 112 con; số lượng vịt mái đẻ nuôi từ lúc vào đẻ đến hết 52 tuần đẻ tương ứng là: 135, 71 và 95 con. Tỷ lệ ghép trống mái là 1/5.

Đối với vịt PT đã chọn lọc:

Số lượng vịt mái nuôi từ 1 ngày tuổi tới lúc vào đẻ tương ứng là: 64, 185 và 81 con; số lượng vịt mái đẻ nuôi từ lúc vào đẻ đến hết 52 tuần đẻ tương ứng là: 34, 140 và 38 con. Tỷ lệ ghép trống mái là 1/5.

Hàng năm chọn trứng ấp trong khoảng tuần đẻ từ 20 đến 30 để ấp nở thay thế đàn cho năm sau. Số lượng vịt nuôi thay thế đàn, giai đoạn trước vào đẻ cũng như vịt đẻ qua các năm còn phụ thuộc vào một số yếu tố khách quan như: điều kiện chuồng trại, thức ăn, nhân công theo dõi,... Riêng đối với vịt PT đã chọn lọc còn phụ thuộc vào việc chọn lọc loại thải một số các thể có màu sắc không đồng nhất.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá bao gồm:

- Theo dõi khối lượng của vịt mái qua các giai đoạn:

Vịt nuôi được đeo số ở cánh từ lúc 1 ngày tuổi. Cân khối lượng vịt vào lúc sáng sớm khi chưa cho ăn bằng cân điện tử CAS (SW-1) Corporat, USA,

độ chính xác ± 0,05g, max 5kg, min 10g tại các thời điểm: 1 ngày tuổi, 4, 8, 12, 16, 20 và 22 tuần tuổi (lúc vịt vào đẻ). Từ 8 tuần tuổi, phân loại các số liệu đã theo dõi được của từng cá thể theo tính biệt.

- Đánh giá năng suất và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng

Hàng ngày thu trứng và đếm số lượng, cân tổng lượng thức ăn sử dụng và đếm số vịt chết hoặc loại thải. Trên cơ sở các số liệu theo dõi hàng ngày, tính toán số lượng vịt trống mái, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, lượng thức ăn tiêu tốn hàng tuần.

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

Tuổi đẻ của vịt: tuần tuổi đàn vịt đạt tỷ lệ đẻ 5%;

Số lượng vịt mái và vịt trống có mặt trong đàn hàng ngày; Số lượng trứng thu hàng ngày;

Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày.

Trên cơ sở các số liệu trên, tính tỷ lệ đẻ hàng ngày, tỷ lệ đẻ trung bình hàng tuần và cả chu kỳ đẻ trứng; tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống hàng ngày, tiêu tốn thức ăn trung bình hàng tuần và trong cả chu kỳ đẻ trứng; năng suất trứng tích lũy hàng tuần.

Tỷ lệ đẻ hàng ngày (%) =

Số trứng thu được hàng ngày

(quả) X 100

Số mái đẻ có mặt trong ngày (con)

Tiêu tốn thức ăn hàng ngày /10 quả trứng giống (kg thức ăn)

=

Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày

(kg) X

10 Số trứng thu được hàng ngày (quả)

Năng suất trứng tích lũy hàng tuần (quả/mái) = Năng suất trứng tuần trước (quả/mái) + Tỷ lệ đẻ trung bình trong tuần (%) X 7 100 - Khảo sát chất lượng trứng

Khảo sát chất lượng trứng của vịt Đốm và vịt PT được chọn lọc ở tuần tuổi thứ 37 và 38 trong năm 2012 đối với vịt Đốm và các năm 2011, 2012 và

2013 đối với vịt PT đã chọn lọc. Mỗi lần khảo sát, chọn 30 đến 35 quả trứng có khối lượng và hình dạng trung bình trong tuần thu trứng.

Các chỉ tiêu khảo sát trứng bao gồm: cân khối lượng trứng (g), khối lượng lòng đỏ (g), khối lượng lòng trắng (g), khối lượng vỏ (g); đo chiều dài trứng (mm), chiều rộng trứng (mm), đường kính lòng đỏ (mm), chiều cao lòng đỏ (mm), màu lòng đỏ, chiều cao lòng trắng (mm), chiều rộng lòng trắng (mm) và chiều dài lòng trắng (mm); độ dày vỏ ở đầu to, đầu nhỏ và xích đạo (mm). Sử dụng máy khảo sát trứng QCM+ của TSS Technical Services and Supplies tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên để đo đơn vị Haugh.

Trên cơ sở các chỉ tiêu khảo sát được, tính các tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng và vỏ (%) so với khối lượng trứng, chỉ số hình thái (chiều dài trứng/chiều rộng trứng).

- Theo dõi các chỉ tiêu ấp nở

Số đợt theo dõi ấp nở đối với vịt Đốm là 12 đợt, rải đều trong 3 năm tử 2011 tới 2013. Số đợt theo dõi ấp nở đối với vịt PT đã chọn lọc là 7 đợt, mỗi năm 2 đợt trong các năm 2011, 2012 và 3 đợt trong năm 2013 tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.

Đối với từng đợt ấp: Theo dõi số lượng trứng đưa vào ấp, số lượng trứng có phôi, số phôi chết, tổng số vịt nở, số vịt loại 1. Trên cơ sở đó tính tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở (theo tổng số trứng và số trứng có phôi), tỷ lệ vịt loại 1 (theo tổng số vịt nở).

2.2.2.3. Nội dung 3: Đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt của vịtĐốm, con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 và vịt T14 Đốm, con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 và vịt T14

Vịt Đốm, 2 loại con lai PT, TP và vịt T14 được theo dõi khối lượng từ lúc 1 ngày tuổi (0 tuần) tới 10 tuần tuổi. Mỗi lần nuôi theo dõi, chọn 50 - 55 cá thể của mỗi nhóm, đeo số cánh từ 1 ngày tuổi. Vịt được nuôi chung theo nhóm trong mỗi ô chuồng có diện tích 25m2, nuôi 50 con/ô chuồng.

Hàng tuần, cân khối lượng từng con vào sáng sớm trước khi cho vịt ăn bằng cân điện tử CAS (SW-1) Corporat, USA, độ chính xác ± 0,05g, max 5kg, min 10g.

Thí nghiệm được lặp lại 2 lần, tổng số vịt nuôi theo dõi là 100 - 110 con/nhóm.

Khi vịt được 8, 9 và 10 tuần tuổi, mỗi nhóm chọn 3 trống và 3 mái có khối lượng trung bình của nhóm để mổ khảo sát đánh giá năng suất thịt theo phương pháp Auaas và Wilke (1978, dẫn theo Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011).

Lấy mẫu thịt ngực và đùi cho vào túi nilon dán kín bảo quản trong hộp xốp có kèm một ít đá để giữ mát và vận chuyển ngay về Phòng thí nghiệm. Mẫu được bảo quản ở tủ lạnh 40C và được phân tích ở 24 giờ sau giết mổ. Các chỉ tiêu chất lượng thịt được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi thú y và Nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bao gồm:

Màu sắc thịt gồm: độ sáng L* (brightness), màu đỏ a* (redness) và màu vàng b* (yellowness) bằng máy đo màu sắc thịt (Minota CR-410, Japan);

Độ dai của thịt bằng máy cắt cơ Warner – Bratzler 2000 của Mỹ;

Độ mất nước sau chế biến bằng phương pháp cân chênh lệch khối lượng thịt trước và sau khi hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 800C trong 75 phút.

2.2.2.4. Nội dung 4: Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân và phát triển vịt PTđã chọn lọc ra sản xuất đã chọn lọc ra sản xuất

Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân với số lượng 250 con tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên:

- Chọn lọc vịt trống mái về ngoại hình qua các giai đoạn theo tiêu chuẩn ngoại hình, kích thước các chiều đo chủ yếu trên cơ sở các kết quả thu được từ nội dung nghiên cứu 1.

- Theo dõi khối lượng của vịt mái đàn hạt nhân qua các giai đoạn. Tại các thời điểm theo dõi, chọn vịt mái theo phương pháp bình ổn khối lượng:

giữ lại các vịt mái có khối lượng trong khoảng -3σ <3σ , trong đó các giá trị và σ dựa trên kết quả thu được từ việc xử lý thống kê khối lượng vịt ở các tuần tuổi tương ứng thuộc nội dung nghiên cứu 2.

- Trong đàn vịt mái đã chọn được, tại các tuần tuổi: 0, 4, 8, 12, 16 và 22 (vào đẻ), cân ngẫu nhiên 30 cá thể để đánh giá về khối lượng.

- Khi vịt vào đẻ, chọn ngẫu nhiên 2 ô chuồng, mỗi ô nuôi 30 vịt mái đẻ, ghép trống theo tỷ lệ 1/5 để theo dõi số lượng mái đẻ, lượng trứng thu, thức ăn tiêu thụ hàng ngày từ tuần 1 tới hết tuần đẻ thứ 40.

- Trên cơ sở các số liệu theo dõi được, tính tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn trung bình tại các thời điểm bắt đầu đẻ, sau 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32, 36 và 40 tuần đẻ theo cách tính đã mô tả trong nội dung nghiên cứu 2.

Chế độ nuôi, quy trình chăm sóc và vệ sinh thú y đối với đàn vịt hạt nhân được thực hiện như đã mô tả trong nội dung nghiên cứu 2.

Phát triển vịt PT đã chọn lọc ra sản xuất tại Lạng Sơn:

Tại nông trại bà Lý Thị Hẻn, thôn Nã Vã, xã Đại Đồng, Tràng Định, Lạng Sơn, vịt giống được nhập từ Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên và được nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm. Thức ăn sử dụng là thức ăn hỗn hợp D21 do Dabaco sản xuất. Vịt nuôi nhốt kết hợp thả ao trong vườn nhà.

- Theo dõi khối lượng vịt mái ở các lứa tuổi: mới nở, 8 và 22 tuần tuổi theo phương pháp cân ngẫu nhiên 30 cá thể trong đàn.

- Đối với đàn mái đẻ: Số lượng mái bắt đầu theo dõi là 300 con, ghép với trống theo tỷ lệ 1/5.

- Trong suốt chu kỳ đẻ 52 tuần lễ, hàng ngày theo dõi ghi chép về số lượng mái đẻ, lượng trứng thu, thức ăn tiêu thụ.

- Trên cơ sở các số liệu theo dõi được, tính tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn trung bình giống như đối với vịt Đốm hạt nhân.

2.2.2.5. Xử lý số liệu

Các số liệu theo dõi được xử lý theo các phương pháp tính sau:

- Nhập số liệu và thực hiện một số phép tính bằngphần mềm Excel 2007. - Đối với tất cả các chỉ tiêu theo dõi được, tính các tham số thống kê (dung lượng mẫu, giá trị trung bình, sai số tiêu chuẩn, hệ số biến động) bằng phần mềm Excel 2007 hoặc Minitab 16.

- So sánh các tỷ lệ phần trăm bằng kiểm định χ2 thông qua phần mềm Minitab 16.

- Đánh giá ảnh hưởng của các nhóm vịt khác nhau đối với các chỉ tiêu theo dõi bằng phân tích phương sai 1 yếu tố.

Mô hình thống kê phân tích phương sai 1 yếu tố: Yij = µ + Gi + eij

trong đó, Yij: giá trị của chỉ tiêu theo dõi; µ: trung bình quần thể;

Gi: ảnh hưởng của yếu tố giống; eij: sai số ngẫu nhiên.

So sánh giá trị trung bình theo Tukey bằng phần mềm Minitab 16.

- Đánh giá ảnh hưởng của 2 yếu tố (giống và tính biệt) đối với khối lượng, tăng khối lượng hàng ngày qua các tuần tuổi của các nhóm vịt nuôi thịt bằng phân tích phương sai 2 yếu tố và tương tác giữa 2 yếu tố. Mô hình thống kê phân tích phương sai 2 yếu tố và tương tác giữa 2 yếu tố:

Yijk = µ + Gi + Sj + Gi*Sj + eijk

trong đó, Yijk: giá trị của chỉ tiêu theo dõi; µ: trung bình quần thể;

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 50)