TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 39)

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo các kết quả điều tra, trong 70 năm qua ngành chăn nuôi gia cầm đã đạt được những tiến bộ đáng kể về giống như: thời gian nuôi thịt giảm dần từ 136 xuống còn 70 ngày, khối lượng xuất chuồng tăng từ 1,5 lên 3,7 kg/con, tiêu

tốn thức ăn từ 4,7 giảm xuống còn 2,1 kg TĂ/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nuôi sống tăng từ 82 lên 98%.

Pingel (1986) tổng hợp khả năng sản xuất của các giống vịt và tình hình sản xuất ở các nước trên thế giới cho thấy: vịt Bắc Kinh có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 24 tuần tuổi, năng suất trứng đạt khoảng 220 – 230 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ phôi đạt 90%, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp đạt 85%. Đối với tuổi giết thịt là 7 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 3,1 – 3,4 kg/con, tỷ lệ cơ có giá trị (cơ đùi và cơ lườn) đạt 47,8 – 49,9% ở 8 tuần tuổi. Kết quả khảo sát tại Pháp của Hermann (2007) cho biết: tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của vịt Bắc Kinh là 23 tuần tuổi, năng suất trứng/mái/42 tuần đẻ là 230 quả, khối lượng trứng đạt 86g/quả, tỷ lệ phôi đạt 94 – 96%, tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 85 – 87%, số vịt con/mái đạt 165 – 175 con.

Poivey và cộng sự (2001) cho biết: giống vịt Tsaiya được chọn lọc từ năm 1992 theo hướng tăng tỷ lệ phôi khi cho thụ tinh nhân tạo với ngan. Kết quả sau 6 thế hệ chọn lọc ở vịt đực là 11,8 – 19,7% và ở vịt mái là 23,8 – 31,4%, hệ số di truyền của tính trạng năng suất trứng tính theo thành phần phương sai của bố là h2 = 0,05, theo thành phần phương sai của mẹ là h2 = 0,46 và theo thành phần phương sai của cả bố và mẹ là h2 = 0,25. Cheng và cs. (2002) cũng chọn lọc nhằm tăng tỷ lệ phôi trên vịt Tsaiya qua 8 thế hệ. Kết quả nhận thấy: tỷ lệ phôi ở thế hệ 8 của vịt được chọn lọc đạt 54,4% và vịt không được chọn lọc là 34,39%, tỷ lệ nở/trứng có phôi của vịt được chọn lọc là 74,04% và vịt không được chọn lọc là 70,6%; tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp tương ứng là 39,74 và 24,28%.

Chen và cs. (2003) đã xây dựng được chỉ số chọn lọc đối với vịt Tsaiya ở 5 thế hệ (thế hệ xuất phát đến thế hệ thứ 4), năng suất trứng tăng từ 229,7 quả/mái/52 tuần đẻ lên 234,3 quả/mái/52 tuần đẻ.

Ismoyowati và cs. (2011) tiến hành chọn lọc nâng cao năng suất trứng của giống vịt Tagal ở 120 ngày đẻ. Kết quả là: Khối lượng cơ thể ở thế hệ xuất phát là 1550,18g/con, thế hệ 1 đạt 1554,65g/con và sự sai khác về khối lượng cơ thể ở 2 thế hệ (P<0,01), năng suất trứng đến 120 ngày đẻ ở thế hệ xuất phát là 78,0

quả/mái, sau 1 thế hệ chọn lọc đã tăng lên 88,12 quả/mái/120 ngày đẻ.

Cùng với chọn lọc, nhân thuần các giống thủy cầm, lai tạo cũng là phương pháp có được hiệu quả cao và nhanh chóng.

Tai và cs. (1984) nghiên cứu 372 vịt và vịt lai ngan thuộc 7 loại khác nhau: vịt Cherry Valley của Anh; tổ hợp lai của vịt Cherry Valley của Anh, vịt Tegal Australia; vịt lai 25% Tsaiya trắng và 75% Bắc Kinh; vịt lai 12,5% Tsaiya trắng và 87,5% Bắc Kinh; ngan x (25% Tsaiya trắng và 75% Bắc Kinh), ngan x (37,5% Bắc Kinh và 62,5% Tsaiya trắng). Kết quả cho thấy phẩm giống có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ mỡ bụng. Vịt Cherry Valley của Anh và Tegal Australia có khối lượng cơ thể cao nhất (1 ngày tuổi và 9 tuần tuổi) tương ứng là 57,4; 3151g và 56,9; 2966g). Tỷ lệ mỡ bụng thấp nhất ở tổ hợp lai ngan x (37,5% Bắc Kinh và 62,5% Tsaiya trắng) là 0,97%.

Adelsamic và Farrell (1985) cho biết: tỷ lệ cơ lườn ở vịt Bắc Kinh tăng từ 4,8% lúc 28 ngày tuổi lên 14,1% lúc 56 ngày tuổi và đạt 15,4% lúc 68 ngày tuổi, trong khi đó tỷ lệ cơ đùi lại giảm từ 18% lúc 28 ngày tuổi xuống còn 13,5% lúc 56 ngày tuổi và đến 68 ngày tuổi tỷ lệ này chỉ còn 12,0%. Khả năng sản xuất thịt của thủy cầm phụ thuộc vào giống, giới tính, tuổi giết thịt và mùa vụ. Powell (1984) đã nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ thịt xẻ của vịt Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ 36 đến 56 ngày tuổi và thấy tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 65,7% lên 70,3%, đồng thời có sự khác nhau về tỷ lệ thịt lườn và thịt đùi ở vịt đực và vịt mái. Đối với thời gian mổ khảo sát ở 41 ngày và 50 ngày, tác giả nhận thấy: tỷ lệ thịt lườn tăng từ 8,9% lên 11,8% ở vịt đực, từ 10,2% lên 13,4% ở vịt mái.

Theo Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc gia Hàn Quốc (2009), với 288 vịt siêu thịt của 2 giống theo dõi năng suất trứng từ 25 tuần tuổi đến 80 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ của vịt Grimaud là 80,9% và của vịt Cherry Valley là 78,%. Khối lượng trứng của vịt Grimaud là 88,4g/quả, khối lượng trứng của vịt Cherry Valley là 93,4g/quả, tiêu tốn thức ăn tương ứng là 229,5g/quả trứng và 224,5g/quả trứng, tỷ lệ nở/tổng trứng của vịt Grimaud là 61,2% và của vịt

Cherry Valley là 61,4%.

Ngày nay nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, nước Anh đã đi đầu trong công tác giống vịt chuyên thịt. Các giống vịt chuyên thịt của Anh như SM, SM2, SM2i, SM3, SM3SH cho năng suất thịt cao. Các giống vịt của Pháp cũng có những lợi thế riêng biệt nhằm cho các hướng sử dụng khác nhau như Star 42, Star 53, Star 76.

Như vậy, hướng nghiên cứu chọn lọc nhân thuần để tạo các dòng vịt cao sản đồng thời lai giống, lợi dụng các ưu việt của ưu thế lai tạo sản phẩm thịt vịt đáp ứng nhu cầu thị trường vẫn phổ biến ở các nước trong những năm gần đây.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chăn nuôi vịt của nước ta được tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và sản lượng thịt/đầu người cũng nằm trong tốp 10 nước trên thế giới.

Trong những năm qua, nghiên cứu về chăn nuôi vịt đã có những bước phát triển đáng kể, trong đó nhập nội và nghiên cứu các giống vịt nội được quan tâm hàng đầu.

1.2.2.1. Các nghiên cứu về vịt nhập nội

Từ những năm 1975 và 1983 vịt Anh Đào đã được nhập từ Hungari và đến năm 1986 vịt Anh Đào của Tiệp cũng được nhập vào nước ta, từ đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về giống vịt này.

Theo Hoàng Văn Tiệu và cs. (1997), vịt Super M ông bà được nhập vào Việt Nam năm 1990 và 1991, được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên và Trại Vịt giống Vigova có tỷ lệ nuôi sống tương ứng ở dòng trống là 97,1%, dòng mái là 96,2% và 93,9%, 94,8%. Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi nuôi theo quy trình giống tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên là 2139,0 - 2278,0g/con ở dòng trống và 1899,0 - 2032,0g/con ở dòng

mái; tại Trại Vịt giống Vigova là 2139,0 - 2268,8g/con ở dòng trống và 1899,5 - 2052,3g/con ở dòng mái. Tuổi đẻ tương ứng tại hai địa điểm nuôi này là 189 - 191 ngày ở dòng trống, 170 - 179 ngày ở dòng mái và 183 - 190 ngày ở dòng trống và 164 - 175 ngày ở dòng mái. Năng suất trứng của vịt CV. Super M đạt 141,6 - 169,2 quả/mái/40 tuần đẻ ở dòng trống và dòng mái đạt 140,2 - 184,8 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ phôi đạt trên 84%, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp đạt trên 55,3%.

Kết quả theo dõi khả năng sản xuất trên vịt CV. Super M dòng trống và dòng mái qua 5 thế hệ cho thấy: tỷ lệ nuôi sống của vịt CV. Super M dòng trống và dòng mái đều đạt cao 98,1 - 99,1%, khối lượng cơ thể của đàn giống khi vào nuôi sinh sản có độ đồng đều cao (Cv = 5%), khối lượng vào đẻ dòng trống đạt 2938g/con, dòng mái đạt 2858g/con, vịt có sức sống cao, có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường nước ta. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên ở dòng trống là 182 ngày và dòng mái là 168 ngày, năng suất trứng tương ứng là 174,83 quả/mái/40 tuần đẻ và 183,5 quả/mái/40 tuần đẻ, khối lượng trứng, tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ phôi đạt cao và tỷ lệ nở đạt trên 87%, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ở dòng trống là 4,9kg và dòng mái là 4,2kg (Nguyễn Đức Trọng và cs., 1997).

Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M thương phẩm nuôi tại Trại Vịt giống Vigova cho thấy khối lượng thịt xẻ đạt 2007,5g chiếm tỷ lệ 65,4% so với khối lượng sống, khối lượng thịt lườn và thịt đùi đạt 545,75 và 416,75g, tương ứng với tỷ lệ thịt lườn và tỷ lệ thịt đùi là 27,26 và 20,74% (Dương Xuân Tuyển, 1993).

Lương Tất Nhợ (1994) khi nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt CV. Super M nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ cho biết: vịt có tỷ lệ nuôi sống đạt cao, khối lượng cơ thể lúc vào đẻ của dòng trống và dòng mái là 3218 và 2681g, khối lượng cơ thể vịt thương phẩm nuôi công nghiệp ở 8 tuần tuổi đạt 2841g, nuôi bán công nghiệp ở 9 tuần tuổi đạt 2708g.

Phạm Văn Trượng và cs. (1997) đã thí nghiệm nuôi vịt CV. Super M theo phương thức chăn thả cổ truyền và chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp.

Tác giả nhận thấy vịt ở 56 ngày tuổi của 2 phương thức này đạt lần lượt là 1550 và 1630g; ở 75 ngày tuổi vịt nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn đạt 2810g, trong khi đó vịt nuôi chăn thả cổ truyền đến 85 ngày tuổi cũng chỉ đạt 2510g.

Theo Lê Sỹ Cương và cs. (2001) tổ hợp lai 4 dòng vịt CV. Super M có tỷ lệ thịt xẻ ở 7 tuần tuổi từ 70,9 đến 72,0%, tỷ lệ thịt lườn 13,8 - 15,13%, tỷ lệ thịt đùi 12,14 - 12,75%, kết quả mổ khảo sát ở 8 tuần tuổi cho thấy tỷ lệ thịt xẻ tăng lên đạt 72,88 - 74,18%, tỷ lệ thịt lườn đạt 16,42 - 16,79% và tỷ lệ thịt đùi là 10,65 - 11,22%.

Theo Lê Sỹ Cương và cs. (2001), khối lượng cơ thể của vịt CV. Super M lai 4 dòng ở tổ hợp lai T5164 lúc 8 tuần tuổi đạt 3220,8g, tỷ lệ thịt xẻ đạt 74,18%, tỷ lệ thịt lườn 16,79% và tỷ lệ thịt đùi đạt 11,03%.

Dương Xuân Tuyển (2006) cho biết: vịt bố mẹ CV. Super M được tạo ra từ các dòng thuần V2, V5, V1 và V7 nuôi tại Trại vịt giống Vigova có khối lượng lúc 21 tuần tuổi đạt 3578g đối với con trống và 3309g đối với con mái; tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 182 ngày, năng suất trứng đạt 202,6 quả/mái/10 tháng đẻ, khối lượng trứng đạt 88,7g, tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 92,7% và 81,4%.

Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu về giống vịt cho năng suất cao chúng ta đã nhập rất nhiều giống siêu thịt, siêu trứng. Các giống này được nuôi thử nghiệm, nghiên cứu và nhân thuần hoặc lai tạo để cung cấp cho thị trường. Các dòng chuyên thịt như: SM, SM2, SM2(i), SM3, SM3SH được nhập từ Vương quốc Anh; M14, M15, STAR53, STAR76: nhập từ Pháp; các giống vịt chuyên trứng Khaki Campbell nhập từ Thái Lan, Triết Giang được nhập từ Trung Quốc. Các giống giống vịt trên đều được nuôi giữ thành công và cho kết quả tốt. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2002) giống vịt CV. Super M2 thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam, tỷ lệ nuôi sống cao 98%, khả năng tăng khối lượng tốt tương đương với tiêu chuẩn của vương quốc Anh.

Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2008), vịt CV. Super M3 có tỷ lệ nuôi sống trên 90% trong giai đoạn 1 - 26 tuần tuổi. Vịt

CV. Super M3 nuôi vỗ béo tới 7 tuần tuổi có tỷ lệ thịt xẻ trên 71%, tiêu tốn thức ăn 2,53 kg/kg tăng khối lượng. Như vậy, vịt SM3 nuôi vỗ béo đến 7 tuần tuổi đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011c) cho biết: vịt M14 nuôi thương phẩm ở 8 tuần tuổi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Hải Phòng và Bắc Ninh có tỷ lệ thịt xẻ đạt 71,87; 71,98 và 71,57%, tỷ lệ thịt lườn đạt 15,48; 15,97 và 15,67%, tỷ lệ thịt đùi đạt 13,27; 13,65 và 13,03%.

Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011c) đã khẳng định: Vịt M14 đã thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi nước ta. Trên cơ sở dòng vịt M14, Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011c) đã chọn tạo thành công 2 dòng vịt: MT1 (nâng cao khả năng sinh trưởng) và MT2 (nâng cao khả năng cho trứng) và tạo tổ hợp lai MT12 là con lai giữa 2 dòng này. Cả 2 dòng MT1 và MT2 đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra, hai dòng vịt chuyên thịt T5 và T6 cũng được chọn lọc ổn định năng suất từ 2 dòng SM (T1 và T4) nhập về từ năm 1990 (Hoàng Thị Lan và cs., 2007; Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a).

Phùng Đức Tiến và cs. (2009) cho biết: vịt CV. Super M3 nhập về nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình có tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 24 tuần tuổi đạt 97,58 - 98,67%, khối lượng cơ thể ở 24 tuần tuổi của các dòng trống A, mái B, trống C và mái D là 4377,6; 3768,35; 3829,69 và 2567,20g; năng suất trứng của dòng mái B và D đạt 199,22 và 194,52 quả/mái; tỷ lệ phôi đạt 85,82 - 86,84%; tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp đạt 60,87 - 72,09%.

Nguyễn Văn Duy (2012) đã nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất 2 dòng vịt MT1 và MT2, từ đó tạo vịt lai MT12 làm nái nền phục vụ cho lai với dòng ngan RT11 nuôi lấy thịt và nhồi lấy gan béo.

1.2.2.2. Các nghiên cứu về vịt nội

Cùng với các nghiên cứu trên các giống vịt nhập nội, các giống vịt bản địa cũng đã được chú trọng trong một số nghiên cứu. Trong nhiều năm trước đây, các giống vịt Cỏ, Bầu Bến, Kỳ Lừa, Bầu Quỳ là đối tượng chủ yếu của

các nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống vịt ở nước ta.

Nguyễn Thị Minh và cs. (2011b) đã tiếp tục các nghiên cứu về chọn lọc, nhân thuần và bảo tồn nguồn gen vịt Cỏ màu cách sẻ. Nguyễn Đức Trọng nghiên cứu bảo tồn vịt Bầu Bến tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (2006). Hồ Khắc Oánh và cs. (2011) đã thực hiện các nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vịt Bầu Bến tại Hòa Bình.

Một số nghiên cứu về lai giữa các giống vịt nhập nội với vịt nội đã được thực hiện: Trần Thanh Vân (1998), Nguyễn Văn Ban (2000) tiến hành lai giữa vịt Cỏ và vịt Khaki Campbell.

Các nghiên cứu về vịt Đốm (vịt Nàng, vịt Pất Lài) được khởi đầu từ năm 2003. Vịt Đốm là giống vịt kiêm dụng trứng - thịt. Vịt trưởng thành có cơ thể khá vững chắc, hình chữ nhật, dáng đứng tạo góc 30 - 450. Con cái có màu lông cánh sẻ nhạt, con đực có màu sẫm giống màu cò lửa, đực và cái đều có hàng lông đen ở cánh. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2006) đã chỉ ra rằng tốc độ sinh trưởng của vịt Đốm ở mức độ trung bình. Khối lượng 8 tuần tuổi vịt Đốm hơn vịt Bầu 7,7% đối với vịt mái; 10,8% đối với vịt đực. Giai đoạn hậu bị, khối lượng cơ thể là tương đương nhau. Khối lượng và tuổi đẻ của vịt Đốm tương đương với vịt Bầu, tuổi đẻ của vịt là 22 - 23 tuần. Khi vào đẻ, khối lượng vịt mái đạt 1789 g/con và vịt đực là 1934 g/con. Vịt Đốm và vịt Bầu thương phẩm có khối lượng cơ thể vừa phải từ 1750 - 1950 g/con. Tỷ lệ thịt xẻ cao từ 67 - 71%, tỷ lệ cơ ức từ 14,5 - 15,5%; cơ đùi từ 13 - 14% và tiêu tốn thức ăn 2,65 - 2,8kg/kg tăng khối lượng. Các chỉ tiêu về khả năng cho thịt thấp hơn vịt siêu thịt nhưng lại cao hơn vịt Cỏ. Hai giống vịt này có ưu điểm là tỷ lệ mỡ bụng thấp, da mỏng hơn hẳn so với vịt CV. Super M, thịt

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 39)