Ngày nay, di truyền học hiện đại cho phép có thể thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, miễn dịch kiểu hemoglobin, protein huyết thanh, các enzym…phục vụ cho công tác chọn giống và xác định nguồn gốc của giống.
Mối quan hệ giữa protein tổng số và albumin huyết thanh với năng suất
Protein của các dịch sinh học trong cơ thể vật nuôi nói chung và protein huyết thanh nói riêng là những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm trao đổi chất có liên quan đến các đặc thù trong sinh trưởng và phát triển của con vật (Phan Cự Nhân 1983). Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát dục khác nhau của cơ thể, giai đoạn nào có cường độ sinh trưởng nhanh thì mức độ tổng hợp protein huyết thanh xảy ra mạnh hơn vì hàm lượng ARN trong huyết thanh lúc này cao nhất.
Albumin là tiểu phần protein đóng vai trò quan trọng tạo hình trong sự trao đổi protein huyết thanh ở động vật. Hàm lượng albumin trong huyết thanh, cũng như protein tổng số biến đổi theo quy luật chung là tăng theo lứa tuổi.
Hệ số A/G (Albumin/Globulin)
Hệ số A/G khác nhau là đặc trưng của từng giống. Vật nuôi khỏe mạnh bình thường luôn có sự ổn định tương đối về hệ số A/G. Sự biến đổi hệ số A/G thường xảy ra khi con vật bị bệnh hoặc trong những điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không được đảm bảo. Cường độ đẻ trứng càng tăng, albumin được vận chuyển trong máu để sản xuất trứng càng mạnh. Bởi vậy tỷ lệ A/G và A/α – globulin tỷ lệ nghịch đối với sức sản xuất trứng.
Globulin huyết thanh
Trong chăn nuôi hiện nay, người ta sử dụng tiểu phần này như một chỉ tiêu để đánh giá khả năng kháng bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện sống của gia súc, gia cầm.
Các chỉ số huyết học
- Hemoglobin: Hemoglobin (Hb) là một protein màu, là thành phần quyết định chức năng của hồng cầu. Theo Lê Văn Liễn và cs. (1998), vịt Anh Đào nuôi công nghiệp có hàm lượng hemoglobin từ 10,8 - 11,2%, biến động qua
các lứa tuổi: cao lúc sơ sinh, giảm ở 30 ngày tuổi, sau đó tăng dần và ổn định ở 90 ngày tuổi.
- Hồng cầu: Freye (1978) cho rằng số lượng hồng cầu liên quan đến tốc độ sinh trưởng: động vật có tốc độ tăng khối lượng cơ thể nhanh, số lượng hồng cầu cao hơn nhóm động vật có tốc độ tăng khối lượng cơ thể thấp. Số lượng hồng cầu giảm khi cơ thể thiếu máu, mắc bệnh, thức ăn thiếu Fe, Cu, vitamin C, B...
- Bạch cầu: Số lượng bạch cầu là đặc trưng cho loài, giống và có tính ổn định tương đối, tăng lên khi vận động, bị viêm nhiễm, giảm khi suy tủy, già… Số lượng bạch cầu ở gia cầm dao động từ 20 - 30 ngàn/mm
3
. Freye (1978) cho rằng số lượng bạch cầu ở gà, ngỗng, vịt dao động từ 14 - 22 ngàn/mm
3
.