Nội dung 3: Đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt của vịt

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 56 - 57)

Đốm, con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 và vịt T14

Vịt Đốm, 2 loại con lai PT, TP và vịt T14 được theo dõi khối lượng từ lúc 1 ngày tuổi (0 tuần) tới 10 tuần tuổi. Mỗi lần nuôi theo dõi, chọn 50 - 55 cá thể của mỗi nhóm, đeo số cánh từ 1 ngày tuổi. Vịt được nuôi chung theo nhóm trong mỗi ô chuồng có diện tích 25m2, nuôi 50 con/ô chuồng.

Hàng tuần, cân khối lượng từng con vào sáng sớm trước khi cho vịt ăn bằng cân điện tử CAS (SW-1) Corporat, USA, độ chính xác ± 0,05g, max 5kg, min 10g.

Thí nghiệm được lặp lại 2 lần, tổng số vịt nuôi theo dõi là 100 - 110 con/nhóm.

Khi vịt được 8, 9 và 10 tuần tuổi, mỗi nhóm chọn 3 trống và 3 mái có khối lượng trung bình của nhóm để mổ khảo sát đánh giá năng suất thịt theo phương pháp Auaas và Wilke (1978, dẫn theo Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011).

Lấy mẫu thịt ngực và đùi cho vào túi nilon dán kín bảo quản trong hộp xốp có kèm một ít đá để giữ mát và vận chuyển ngay về Phòng thí nghiệm. Mẫu được bảo quản ở tủ lạnh 40C và được phân tích ở 24 giờ sau giết mổ. Các chỉ tiêu chất lượng thịt được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi thú y và Nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bao gồm:

Màu sắc thịt gồm: độ sáng L* (brightness), màu đỏ a* (redness) và màu vàng b* (yellowness) bằng máy đo màu sắc thịt (Minota CR-410, Japan);

Độ dai của thịt bằng máy cắt cơ Warner – Bratzler 2000 của Mỹ;

Độ mất nước sau chế biến bằng phương pháp cân chênh lệch khối lượng thịt trước và sau khi hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 800C trong 75 phút.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 56 - 57)