Khối lượng vịt mái qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 82 - 84)

Các số liệu theo dõi khối lượng của vịt mái Đốm trong 3 năm từ 2010 đến 2013 được nêu trong bảng 3.9 và minh họa bằng hình 3.6.

Bảng 3.9. Khối lượng vịt mái Đốm qua các giai đoạn (g) Tuần tuổi 2010 – 2011 (n = 145) 2011 – 2012 (n = 71) 2012 – 2013 (n = 112) ± SE ± SE ± SE 0 41,83 ± 0,31 42,06 ± 0,39 41,28 ± 0,50 4 603,56 ± 6,88 681,23 ± 6,27 564,47 ± 4,90 8 1347,83 ± 10,10 1340,34 ± 13,05 1281,69 ± 11,80 12 1387,50 ± 11,77 1519,33 ± 14,51 1530,43 ± 25,43 16 1532,56 ± 16,04 1613,33 ± 8,28 1555,81 ± 19,44 20 1650,00 ± 10,31 1654,33 ± 9,24 1695,14 ± 20,57 22* 1682,41 ± 5,19 1778,57 ± 5,72 1760,00 ± 13,75

Hình 3.6. Khối lượng vịt mái Đốm qua các giai đoạn

Tổng số vịt mái theo dõi từ lúc mới nở (0 tuần tuổi) cho tới 22 tuần tuổi (tuần vịt vào đẻ) trong 3 năm là 328 con.

Khối lượng mới nở của vịt mái dao động trong khoảng 41,28 đến 42,06g. Vịt mái hậu bị trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 lúc 12 tuần tuổi có khối lượng lần lượt là 1387,50; 1519,33 và 1530,40g. Ở 20 tuần tuổi, khối lượng vịt mái lần lượt là 1650,00; 1654,33 và 1695,14g. Khi bước vào đẻ (22 tuần tuổi), vịt mái có khối lượng lần lượt là 1682,41; 1778,57 và 1760,00g. Có thể nhận thấy: trong 3 năm theo dõi, mặc dù điều kiện thời tiết rất khác nhau, nhưng không có sự khác biệt nhiều về khối lượng của vịt mái hậu bị. Nhìn chung kết thúc giai đoạn hậu bị, vịt mái Đốm có khối lượng từ 1680 đến 1780g.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm và một số chỉ tiêu năng suất vịt Đốm (PL2) của Doãn Văn Xuân và cs. (2011) cho biết: khối lượng vịt mái Đốm vào đẻ qua các năm 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007 và 2008-2009 lần lượt là 1725,0; 1750,0; 1790,0 và 1781,62g tương ứng. Các số liệu này tương đương với kết quả theo dõi của chúng tôi.

Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011i) đã tiến hành nhân thuần để mở rộng đàn vịt Đốm và thực hiện chọn lọc vịt hậu bị theo phương pháp chọn lọc bình ổn về khối lượng (chọn vịt trống và mái có khối lượng trong khoảng (Xtb- σ≤Xi≤Xtb-σ) trong thời gian từ 2005 tới tháng 6/2010 tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Kết quả thu được về khối lượng vịt mái Đốm lúc 22 tuần tuổi (vào đẻ) của thế hệ 1, 2 và 3 lần lượt là: 1781,6; 1790,0 và 1856,3g. Các số liệu này cao hơn kết quả theo dõi của chúng tôi, nhưng chênh lệch không thật lớn. Có thể những khác biệt về điều kiện thời tiết các năm là nguyên nhân của sự sai khác về khối lượng ở mức độ nhất định này.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Ban (2000) cho thấy: khối lượng cơ thể vịt mái Cỏ trắng ở 10 tuần tuổi là 970,68g; ở 20 tuần tuổi là 1200,30g. Các theo dõi của Nguyễn Thị Minh và cs. (2011b) cho biết: Vịt Cỏ màu cách

sẻ nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên qua 5 thế hệ có khối lượng lúc mới nở tương ứng là: 40,8; 41,7; 42,1; 40,5 và 39,4 lúc vào đẻ tương ứng là: 1541, 1530, 1542, 1520 và 1647,5. Như vậy, so với vịt Cỏ, giống vịt nội kiêm dụng trứng thịt, vịt mái Đốm có khối lượng vào đẻ lớn hơn khoảng 100 đến 150g.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) (Trang 82 - 84)