1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà Hon Chu và gà Lương Phượng

136 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sản xuất nông nghiệp của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đóng góp khoảng 51% GDP và sử dụng khoảng 85% lao động (Wikipedia). Trong đó, ngành chăn nuôi đóng góp khoảng 16% GDP của Lào (Wilson, 2007). Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống lâu đời của các bộ tộc Lào. Các gia đình ở vùng nông thôn của Lào đều chăn nuôi gia cầm. Theo Cục Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản Lào (2017), số lượng gia cầm trong 2 năm 2016 và 2017 đạt 32.633.671 và 32.785.180 đầu con. Trong các loại gia cầm, gà được nuôi phổ biến nhất và chủ yếu là các giống bản địa. Theo Khamphavong (2002) các giống gà bản địa nuôi tại miền Bắc, miền Trung và Nam Lào gồm: gà Nhộc (39,31%), gà Trè (27,69%), gà Hon Chu (HC) (11,55%), gà Đục Đăm (8,03%), gà U (6,17%), gà Chọi (6,10%) và gà Vải (1,15%). Kết quả khảo sát 1.587 con gà nuôi tại 30 hộ ở 3 bản ngoại vi Luang Prabang cho thấy gà Hon Chu được nuôi khá phổ biến (42,60%), tiếp đó là các giống gà Nhộc (23,69), gà Trè (8,52%) và gà Đục Đăm (15,19%) (Souksanith, 2014). Cũng theo Souksamith (2014), HC là giống gà có tầm vóc nhỏ, con trống có màu lông trắng pha lẫn đen và đỏ, con mái có màu lông trắng, đốm đen. Gà HC có da thân màu trắng; da chân vàng, nâu hoặc đen. Khối lượng 20 tuần tuổi của con trống và con mái tương ứng là: 780 và 670 g. Ở độ tuổi 8 - 10 tháng con trống nặng 1,3 - 1,5 kg và con mái 0,9 - 1,2 kg. Năng suất trứng: 62,13 quả/mái/năm; trứng có màu nâu, khối lượng trung bình 38,26 g. Các giống gà bản địa có ưu điểm là thích nghi cao với tập quán chăn nuôi và có chất lượng thịt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng địa phương. Tuy nhiên, năng suất thấp và khả năng tăng đàn chậm là những nhược điểm cơ bản không thể đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của nền kinh tế thị trường đang phát triển tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đặc biệt là khu vực Luang Prabang, một trong những trung tâm du lịch chủ yếu của Lào. Để có thể cải thiện năng suất chăn nuôi gà ở các nông hộ, việc lai giữa gà HC và gà lông màu nhập ngoại là một hướng đi quan trọng. Gà Lương Phượng (LP) có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một giống gà lông màu năng suất cao, 8 tuần tuổi đạt 1,2 – 1,3 kg, 20 tuần tuổi con trống đạt 2,0 – 2,2 kg; con mái đạt 1,7 – 1,8 kg, năng suất trứng 171 quả/66 tuần đẻ, thịt ngon, da thân và chân màu vàng (Wikipedia). Gà LP và một số tổ hợp lai giữa gà LP với gà địa phương của Việt Nam như gà Ri (Hồ Xuân Tùng, 2009), gà Hồ (Bùi Hữu Đoàn & Nguyễn Xuân Lưu, 2006) có khả năng sinh sản và cho thịt tốt, chất lượng thịt cao hiện đang chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất chăn nuôi gà lông màu và thị trường tiêu thụ của Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài luận án được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà HC và LP, đóng góp cho công tác bảo tồn nguồn gen cũng như lai tạo nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi gà của các nông hộ tại khu vực Luang Prabang nói riêng và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung.

Ngày đăng: 13/07/2021, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w