MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trên thế giới, thịt lợn chiếm tỷ trọng cao nhất (37,70%), tiếp đến là thịt bò (29,10%), thịt gia cầm (28,30%), còn lại (4,90%) là các loại thịt khác (Đỗ Kim Tuyên, 2010). Ở nước ta, thịt lợn chiếm 70-75% tổng sản lượng các loại thịt. Lợn nội có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, nhiều mỡ, ít nạc nên không đáp ứng được nhu cầu thị trường trong bối cảnh đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao. Từ những thập niên 70 của thế kỷ XX cho đến nay, nước ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại như Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (Du), Pietrain (Pi), … từ các nước Liên Xô cũ, Cu Ba, Nhật, Canada, Bỉ, Đan Mạnh, Nauy, Mỹ, Pháp, Thái Lan… với mục đích sử dụng để cải tạo năng suất và chất lượng giống lợn nội, ngoài ra còn để tạo ra các dòng, các tổ hợp lợn lai giữa các giống ngoại cao sản phục vụ cho chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Sự đóng góp của các giống lợn nhập nội cùng với việc áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học trong nước và thế giới về các lĩnh vực giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại, thú y và quản lý nên năng suất, chất lượng đàn lợn Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sản lượng thịt lợn của nước ta cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa, nhưng chất lượng thịt còn thấp và giá thành còn cao, do vậy chưa đủ sức cạnh tranh với thịt lợn trên thị trường khu vực và thế giới. Năm 2001, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương tiếp quản Công ty PIC Việt Nam của Anh tại Tam Điệp – Ninh Bình và năm 2008 đổi tên 5 dòng lợn cụ kỵ L11 (Yorkshire tổng hợp) thành VCN01, L06 (Landrace tổng hợp) thành VCN02, L19 (đực Duroc trắng tổng hợp) thành VCN03, L64 (đực Pietrain tổng hợp) thành VCN04 và L95 (Meishan tổng hợp) thành VCN05. Từ các dòng lợn cụ kỵ đó, tạo ra các nhóm lợn nái cấp ông bà VCN11 (được đổi tên từ C1050), VCN12 (được đổi tên từ C1230) và cấp bố mẹ VCN21 (được đổi tên từ C22), VCN22 (được đổi tên từ CA). Hàng năm, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương chuyển giao hàng nghìn con lợn giống cấp bố mẹ VCN21 và VCN22 phục vụ cho nhu cầu nuôi lợn nái sinh sản, để tạo lợn lai thương phẩm nhiều giống ngoại cho các hộ chăn nuôi trong nhiều tỉnh trên cả nước. Theo quy trình nhân giống trong hệ thống giống của PIC Việt Nam, lợn cái bố mẹ VCN21 và VCN22 được phối giống với lợn đực cuối cùng VCN23 (được đổi tên từ lợn đực cuối cùng 402 là con lai giữa đực VCN04 x cái VCN01) để sản xuất lợn lai thương phẩm 4 và 5 giống. Trong thực tiễn sản xuất hiện nay, lợn đực giống cuối cùng VCN23 không đáp ứng đủ nhu cầu để phối với lợn nái cấp bố mẹ VCN21 và VCN22 để sản xuất lợn lai thương phẩm nhiều giống ngoại nuôi thịt. Mặt khác, để làm phong phú thêm nguồn gen lợn đực giống cuối cùng cao sản sử dụng phối với 2 nhóm lợn nái VCN21 và VCN22 để tạo ra lợn lai nuôi thịt, góp phần đáp ứng nhu cầu lợn con giống cho chăn nuôi lợn thương phẩm ở khu vực phía Bắc. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21, VCN22 phối với đực PiDu và khả năng sản xuất của tổ hợp lai PiDu x VCN21, PiDu x VCN22” là nhu cầu cấp thiết đối với thực tiễn sản xuất hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1. Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22 phối với đực PiDu. 2. Đánh giá được khả năng sinh trưởng của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22. 3. Đánh giá được năng suất thân thịt, chất lượng thịt của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22. 4. Bước đầu xác định được hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở các mức khối lượng giết thịt khác nhau của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
Trang 2MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới, thịt lợn chiếm tỷ trọng cao nhất (37,70%), tiếp đến là thịt bò (29,10%), thịt gia cầm (28,30%), còn lại (4,90%) là các loại thịt khác (Đỗ Kim Tuyên, 2010) Ở nước ta, thịt lợn chiếm 70-75% tổng sản lượng các loại thịt Lợn nội có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, nhiều mỡ, ít nạc nên không đáp ứng được nhu cầu thị trường trong bối cảnh đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao Từ những thập niên 70 của thế kỷ XX cho đến nay, nước ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại như Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (Du), Pietrain (Pi), … từ các nước Liên Xô cũ, Cu Ba, Nhật, Canada, Bỉ, Đan Mạnh, Nauy, Mỹ, Pháp, Thái Lan… với mục đích sử dụng để cải tạo năng suất và chất lượng giống lợn nội, ngoài ra còn để tạo ra các dòng, các tổ hợp lợn lai giữa các giống ngoại cao sản phục vụ cho chăn nuôi theo phương thức công nghiệp Sự đóng góp của các giống lợn nhập nội cùng với việc áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học trong nước và thế giới về các lĩnh vực giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại, thú y và quản lý nên năng suất, chất lượng đàn lợn Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Sản lượng thịt lợn của nước ta cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa, nhưng chất lượng thịt còn thấp và giá thành còn cao, do vậy chưa đủ sức cạnh tranh với thịt lợn trên thị trường khu vực và thế giới
Năm 2001, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương tiếp quản Công ty PIC Việt Nam của Anh tại Tam Điệp – Ninh Bình và năm 2008 đổi tên 5 dòng lợn cụ
kỵ L11 (Yorkshire tổng hợp) thành VCN01, L06 (Landrace tổng hợp) thành VCN02, L19 (đực Duroc trắng tổng hợp) thành VCN03, L64 (đực Pietrain tổng hợp) thành VCN04 và L95 (Meishan tổng hợp) thành VCN05 Từ các dòng lợn
cụ kỵ đó, tạo ra các nhóm lợn nái cấp ông bà VCN11 (được đổi tên từ C1050), VCN12 (được đổi tên từ C1230) và cấp bố mẹ VCN21 (được đổi tên từ C22), VCN22 (được đổi tên từ CA)
Hàng năm, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương chuyển giao hàng nghìn con lợn giống cấp bố mẹ VCN21 và VCN22 phục vụ cho nhu cầu nuôi lợn nái sinh sản, để tạo lợn lai thương phẩm nhiều giống ngoại cho các hộ chăn nuôi trong
Trang 3nhiều tỉnh trên cả nước Theo quy trình nhân giống trong hệ thống giống của PIC Việt Nam, lợn cái bố mẹ VCN21 và VCN22 được phối giống với lợn đực cuối cùng VCN23 (được đổi tên từ lợn đực cuối cùng 402 là con lai giữa đực VCN04 x cái VCN01) để sản xuất lợn lai thương phẩm 4 và 5 giống.
Trong thực tiễn sản xuất hiện nay, lợn đực giống cuối cùng VCN23 không đáp ứng đủ nhu cầu để phối với lợn nái cấp bố mẹ VCN21 và VCN22 để sản xuất lợn lai thương phẩm nhiều giống ngoại nuôi thịt Mặt khác, để làm phong phú thêm nguồn gen lợn đực giống cuối cùng cao sản sử dụng phối với 2 nhóm lợn nái VCN21 và VCN22 để tạo ra lợn lai nuôi thịt, góp phần đáp ứng nhu cầu lợn con giống cho chăn nuôi lợn thương phẩm ở khu vực phía Bắc Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21, VCN22 phối với đực PiDu và khả năng sản xuất của tổ hợp lai PiDu x VCN21, PiDu x VCN22” là nhu cầu cấp thiết đối với thực tiễn sản xuất hiện nay
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Ý nghĩa khoa học
Lần đầu tiên công bố số liệu về năng suất sinh sản của lợn nái VCN21, VCN22 phối với đực PiDu, khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế chăn nuôi ở 3 mức khối lượng giết thịt 90, 100 và 110kg của tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22
Trang 4Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo, có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp thông tin có cơ sở khoa học về khả năng sản xuất (sinh sản, sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt) của lợn nái VCN21và VCN22 phối với đực PiDu nhằm giúp các cơ sở chăn nuôi lựa chọn được tổ hợp lai thích hợp góp phần nâng cao năng suất sinh sản, năng suất thịt, chất lượng thịt và phát triển sản xuất chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam
Bước đầu cung cấp thông tin có tính thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi
ở 3 mức khối lượng giết thịt 90, 100 và 110kg của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21
và PiDu x VCN22, giúp người chăn nuôi lợn thịt khai thác có hiệu quả nhất
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đánh giá được tương đối đầy đủ và có hệ thống về khả năng sinh sản của lợn nái VCN21, VCN22 phối với đực PiDu cũng như khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu
x VCN22
Bước đầu xác định được hiệu quả kinh tế ở 3 mức khối lượng giết thịt 90,
100 và 110kg đối với hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22
Làm phong phú thêm nguồn gen lợn đực giống cuối cùng sử dụng phối giống với lợn nái VCN21 và VCN22 để sản xuất lợn lai nuôi thịt mang lại hiệu quả kinh tế
Trên cơ sở đánh giá được tiềm năng sản xuất của của lợn đực PiDu phối với lợn nái bố mẹ VCN21 và VCN22, đề tài luận án đã đề xuất được hướng sử dụng chúng trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất và chất lượng trong chăn nuôi lợn ngoại tại miền Bắc Việt Nam
Trang 5Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau (Trần Thị Minh Hoàng và cs., 2006, 2008; Rothschild và Bidanel, 1998) Các yếu tố ngoại cảnh như thức ăn, mùa vụ, nhiệt độ, lợn đực, chế độ nuôi nhốt và lứa đẻ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái: (Zimmerman và cs., 1996; Koketsu và cs., 1997; Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng, 2009; Pholsing và cs., 2009; Trần Thị Minh Hoàng và cs., 2008; Tretinjak và cs., 2009) Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau (Evan và cs., 2003; Labroue và cs., 2000) Các yếu tố ngoại cảnh dinh dưỡng, tuổi, khối lượng giết thịt, mùa vụ, chăm sóc, nuôi dưỡng và tính biệt ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
lai nuôi thịt (Wood và cs., 2004; Larzul và cs., 1998; Huang và cs., 2004; Goft
và cs., 2003; Evan và cs., 2003) Các giống lợn khác nhau có khả năng cho năng suất thân thịt và chất lượng thịt khác nhau (Evan và cs., 2003; Collin, 1998; Puigvert và cs., 2000) Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến năng suất thân thịt
và chất lượng thịt: Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng và cho thịt của gia súc
(Wood và cs., 2004; Geesink và cs., 2004) Năng suất thịt phụ thuộc vào tuổi giết
mổ (Latorre và cs., 2004; Nguyễn Văn Đức, 2001; Piao và cs., 2004) Mùa vụ ảnh hưởng đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt (Huang và cs., 2004; Guardia và cs., 2004; Neill và cs., 2003) Chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt (Turner, 2003) Điều kiện khi giết mổ ảnh hưởng đến chất lượng thịt (Guardia và cs., 2004; Neill và cs., 2003; Tomoyuki Okumura và cs., 2003) Tính biệt ảnh hưởng đến chất lượng thịt (Guardia và cs., 2004) Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định Công thức tổng quát tính hiệu quả kinh
tế (H) = kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó (K) chia cho toàn
bộ chi phí để đạt được kết quả đó (C) Trong chăn nuôi lợn thịt thì các chi phí đưa vào sản xuất là bao gồm: con giống, thức ăn, thuốc và vật tư thú y, nhân công lao động, khấu hao chuồng trại, lãi suất tiền vay, chi phí xử lý chất thải
Trang 6chăn nuôi, năng lượng phục vụ sản xuất (điện, xăng, dầu), phương tiện vận chuyển, các vật rẻ tiền mau hỏng, bảo hộ lao động, văn phòng phẩm Sản phẩm của quá trình chăn nuôi lợn thịt là số kg thịt lợn hơi thu được khi xuất bán Ngoài ra còn có phân lợn, nếu sử dụng bể Biogas thì còn có năng lượng khí gas Lãi ròng được tính bằng sự chênh lệch giữa tổng tiền thu về (tổng thu) từ bán thịt lợn, phân lợn, khí gas (nếu có) trừ đi tổng số tiền đầu tư vào quá trình sản xuất
Tỷ suất lợi nhuận (Hp) được sử dụng như là một chỉ số tổng quát cho hiệu quả kinh tế của sản xuất, thể hiện đầy đủ nhất mức độ sử dụng tất cả các yếu tố cho sản xuất Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức: Hp = (Π/P) x 100 Trong đó: Hp là tỷ suất lợi nhuận của sản xuất, Π là lãi ròng của sản xuất và P là toàn
bộ chi phí cho sản xuất (Andrei Petrov Andreev và cs (1982) Như vậy hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tính theo tỷ suất lợi nhuận là tỷ số giữa lãi ròng/tổng chi phí x 100
Trang 7Chương II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là lợn nái VCN21, VCN22; lợn đực PiDu và lợn lai thương phẩm của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22
2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Thụy
Phương - Từ Liêm - Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên Hưng Tuyến - Tam Điệp - Ninh Bình; Công ty CP Chăn nuôi và Chuyển giao công nghệ Yên Định - Thanh Hóa; Cụm Chăn nuôi công nghiệp Định Long - Yên Định - Thanh Hóa; Trại lợn giống số 1- Gia Khánh - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc; Hợp tác xã dịch vụ
và sản xuất nông nghiệp Sông công - Thái Nguyên; Công ty TNHH Thái Việt: Cao Ngạn - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2016
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22 phối với đực PiDu.Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22 nuôi thịt
Đánh giá năng suất thân thịt và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21
và PiDu x VCN22
Hiệu quả kinh tế của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22 ở các mức KLGT khác nhau
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22 phối với lợn đực PiDu
2.4.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Lợn nái VCN21(180 nái với 1080 ổ đẻ), lợn nái VCN22 (179 nái với 1074 ổ đẻ) phối với lợn đực PiDu
2.4.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 8Phương pháp thực hiện nội dung này là: Phân nhóm so sánh (trong phạm vi từng cơ sở nghiên cứu), đảm bảo yếu tố đồng đều về: chuồng trại, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, thú y, phương thức phối giống, cai sữa và được theo dõi qua 6 lứa đẻ Mùa vụ trong nghiên cứu được phân làm 4 mùa theo tháng dương lịch: mùa Xuân (các tháng 2, 3 và 4), mùa Hè (các tháng 5, 6 và 7), mùa Thu (các tháng 8, 9 và 10) và mùa Đông (các tháng 11, 12 và 1).
Các chỉ tiêu theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm: Tuổi phối giống
lần đầu (ngày); Tuổi đẻ lứa đầu (ngày); Số con sơ sinh/ổ (con); Số con sơ sinh sống/ổ (con); Số con cai sữa/ổ (con); Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%); Khối lượng
sơ sinh/con (kg); Khối lượng sơ sinh/ổ (kg); Khối lượng cai sữa/con (kg); Khối lượng cai sữa/ổ (kg); Tuổi cai sữa (ngày); Khoảng cách lứa đẻ (ngày); Thời gian phối giống lại có chửa sau cai sữa (ngày)
Phương pháp thu thập số liệu về năng suất sinh sản đàn lợn nái: Thu thập
kế thừa số liệu năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22 của các cơ sở
từ tháng 3/2010 đến 10/2012 thông qua hệ thống sổ sách theo dõi và trên các file
dữ liệu Excel trong máy tính của cơ sở Phối hợp với cơ sở theo dõi, cân đo và ghi chép số liệu năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22, từ tháng 11/2012 đến tháng 5/2016
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1
(2002) So sánh các giá trị LSM bằng phương pháp Tukey Số liệu được xử lý sau khi đã được loại bỏ các giá trị nằm ngoài khoảng X ± 3δ Mô hình thống kê phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22:
yijkl = µ + Di + Tj + Lk + Ml + εijkl
Trong đó: y ijkl : chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái; µ: giá trị trung bình của quần thể; D i : ảnh hưởng của nhóm lợn nái thứ i (i = 2; VCN21 và VCN22); T j : ảnh hưởng của cơ sở (tỉnh) thứ j (j = 5: Tp Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Vĩnh Phúc); L k : ảnh hưởng của lứa đẻ thứ k (k = 6: 1, 2, 3, 4, 5 và 6); M l : ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ thứ l (l = 4: Xuân, Hè, Thu, Đông); εijkl : sai
số ngẫu nhiên.
Trang 92.4.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai tổ hợp lai nuôi thịt PiDu x VCN21
và PiDu x VCN22
2.4.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Lợn lai nuôi thịt PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22 Tổng số lợn nuôi thịt là
480 con (240 con cho mỗi tổ hợp lai, trong đó 80 con cho mỗi mức KLGT 90,
100 và 110kg, với 4 lần được lặp lại, mỗi lần 20 con, trong đó 10 con cái và 10 con đực thiến) Nghiên cứu được thực hiện tại Trại lợn giống số 1 Thị trấn Gia Khánh - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2012-2016
2.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Lợn nuôi thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về khối lượng bắt đầu nuôi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1547: 2007)
Các chỉ tiêu theo dõi: Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg); Tuổi bắt đầu thí
nghiệm (ngày); Tuổi kết thúc thí nghiệm (ngày); Số ngày nuôi thí nghiệm (ngày); Khối lượng kết thúc thí nghiệm (kg); Tăng khối lượng trung bình hàng ngày nuôi thí nghiệm (gam/con/ngày); Tiêu tốn thức ăn/kg TKL (kg)
Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng: Khối lượng bắt đầu (kg) và
kết thúc thí nghiệm (kg) lợn được cân riêng từng con và được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn TTTA (kg) = Tổng khối lượng thức ăn thu nhận (kg)/Tổng khối lượng lợn tăng lên trong giai đoạn theo dõi (kg) Tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong thời gian nuôi thí nghiệm (gam/con/ngày) được xác định bằng công thức: ((Khối lượng kết thúc thí nghiệm - Khối lượng bắt đầu vào thí nghiệm)/Số ngày nuôi thí nghiệm) x 1000
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002)
So sánh các giá trị LSM bằng phương pháp Tukey Số liệu được xử lý sau khi đã được loại bỏ các giá trị nằm ngoài khoảng X ± 3δ Mô hình thống kê phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất sinh trưởng của cả hai tổ hợp lợn lai
yijk = µ + Di + Kj + Tk + εijk
Trang 10Trong đó, y ijk : các chỉ tiêu năng suất sinh trưởng; µ: giá trị trung bình của quần thể; D i : ảnh hưởng của tổ hợp lai thứ i (i =2: PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22); K j : ảnh hưởng của các mức KLGT thứ j (j = 3: 90, 100 và 110kg); T k : ảnh hưởng của tính biệt thứ k (k =2: lợn đực và cái); εijk : sai số ngẫu nhiên.
2.4.3 Đánh giá năng suất thân thịt và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22
2.4.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22 sau khi kết thúc nuôi thịt ở lần lặp lại thứ 4 vào tháng 12 năm 2015 Số lượng lợn
mổ khảo sát 24 con Trong đó, mỗi tổ hợp lai là 12 con, mỗi mức KLGT 4 con (2 lợn cái và 2 lợn đực thiến)
2.4.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Những con lợn được chọn để mổ khảo sát có khối lượng trung bình đại diện cho từng mức KLGT: 90, 100 và 110kg Phương pháp mổ khảo sát và xác định các chỉ tiêu giết mổ thực hiện theo quy trình mổ khảo sát (TCVN 3899-84)
Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thân thịt và chất lượng thịt: Cân khối lượng
sống từng con trước khi giết thịt Khối lượng thịt móc hàm là khối lượng thân thịt sau khi chọc tiết, cạo lông, bỏ các cơ quan nội tạng nhưng để lại hai quả thận và hai
lá mỡ Khối lượng thịt xẻ là khối lượng thân thịt sau khi đã bỏ đầu, 4 chân đến khuỷu, đuôi, hai quả thận, hai lá mỡ ở thân móc hàm Dài thân thịt đo từ xương Atlat đến xương Pubis Diện tích cơ thăn là diện tích của lát cắt cơ thăn tại điểm giữa xương sườn 13-14 Dày mỡ lưng: là độ dày mỡ trung bình ở 3 vị trí: cổ, lưng và hông Xác định giá trị pH45 sau khi giết thịt: Đo pH cơ thăn giữa xương sườn 13 – 14 vào thời điểm 45 phút sau khi giết thịt bằng máy đo pH Testo 230 (Đức) Mẫu thịt được lấy tại cơ thăn ở vị trí xương sườn 13 - 14 của lợn mổ khảo sát, bảo quản trong hộp đá và vận chuyển về phòng thí nghiệm (mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 40C) để đo các giá trị của thịt ở thời điểm 24 giờ sau khi giết thịt gồm: giá trị pH24 bằng máy đo pH Testo 230 (Đức), giá trị màu sắc bằng máy
đo màu sắc thịt Minolta CR-410 (Nhật Bản) gồm các chỉ tiêu (Lightness - độ sáng (L*); Redness - độ đỏ (a*); Yellowness - độ vàng (b*)) Tỷ lệ mất nước bảo quản,
Trang 11chế biến (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước, sau bảo quản và chế biến ở thời điểm 24 giờ Độ dai của cơ thăn (N), được xác định bằng máy Warner Bratzler 2000D (Mỹ) tại thời điểm 24 giờ sau giết thịt.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1
(2002), so sánh các giá trị LSM bằng phương pháp so sánh Tukey Số liệu được
xử lý sau khi đã được loại bỏ các giá trị nằm ngoài khoảng X ± 3δ Mô hình thống kê phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng năng suất thân thịt, chất lượng thịt của cả hai tổ hợp lợn lai nuôi thịt PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22:
yijk = µ + Di + Kj + Tk + εijk
Trong đó, y ijk : các chỉ tiêu năng suất năng suất thân thịt, chất lượng thịt; µ: giá trị trung bình của quần thể về năng suất thân thịt, chất lượng thịt; D i : ảnh hưởng của tổ hợp lai nuôi thịt thứ i(i = 2: PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22; K j : ảnh hưởng của mức KLGT thứ j (j = 3: 90, 100 và 110kg); T k : ảnh hưởng của tính biệt thứ k (k = 2: lợn cái và đực thiến); εijk : sai số ngẫu nhiên.
2.4.4 Hiệu quả kinh tế của hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22 ở các mức khối lượng giết thịt khác nhau
2.4.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Số lượng lợn nuôi sinh trưởng trong nội dung 2.4.2 được dùng để tính hiệu quả kinh tế cho hai tổ hợp lai PiDu x VCN21 và PiDu x VCN22 ở các mức KLGT khác nhau
2.4.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Các chỉ tiêu theo dõi để tính hiệu quả kinh tế như nội dung 2.4.2 nhưng được tính cho từng lô lợn nuôi thí nghiệm (10 con/lô)
Phương pháp xác định các chỉ tiêu: Tiền mua con giống = số con lợn nuôi
thịt x đơn giá 1 con; Tiền mua thức ăn = tổng khối lượng thức ăn x đơn giá TA; Nhân công = số ngày nuôi thịt x số con x đơn giá nhân công/con/ngày; Chi phí khác = số ngày nuôi thịt x số con x đơn giá chi phí khác/con/ngày; Tổng chi = tiền mua giống + tiền mua thức ăn + tiền nhân công + chi phí khác; Tổng thu = tổng số kg lợn hơi x đơn giá 1 kg lợn hơi; Giá thành sản phẩm = tổng chi/tổng
Trang 12khối lượng xuất bán lợn hơi; Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi; Hiệu quả kinh tế = (lợi nhuận/tổng chi) x 100.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002)
so sánh các giá trị LSM bằng phương pháp so sánh Tukey Số liệu được xử lý sau khi
đã được loại bỏ các giá trị nằm ngoài khoảng X ± 3δ
Trang 13Chương III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VCN21 VÀ VCN22 PHỐI VỚI ĐỰC PiDu
3.1.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22
Bảng 3.1 Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của
lợn nái VCN21 và VCN22
lợn nái
Mùa vụ
Lứa đẻ
Thời gian phối giống trở lại có chửa
Ghi chú: ns: P>0,05; * : P<0,05; **: P<0,01; *** : P<0,001
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy yếu tố lứa đẻ, mùa vụ và nhóm nái ảnh hưởng rất
rõ rệt (P<0,001) đến phần lớn các chỉ tiêu số con và khối lượng lợn con.Yếu tố tỉnh cũng ảnh hưởng rất rõ rệt đến số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ổ (P<0,001) Khoảng cách lứa đẻ và thời gian phối giống có chửa lại sau cai sữa đều không bị ảnh hưởng bởi cả 4 yếu tố nghiên cứu Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước (Trần Thị Đạo, 2005; Phạm Thị Đào, 2015; Sprysl và cs., 2012; Duziński và cs., 2014)
3.1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22 phối với đực PiDu
Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy số con sơ sinh/ổ của tổ hợp lai PiDu x VCN21 là 11,33 con, thấp hơn so với tổ hợp lai PiDu x VCN22 (12,19 con), (P<0,05) Sở dĩ
tổ hợp lai PiDu x VCN22 có chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ đạt cao hơn so với tổ hợp lai
Trang 14PiDu x VCN21 vì lợn nái VCN22 có sự tham gia của nguồn gen lợn Meishan, đây
là giống lợn chuyên sinh sản nên cho năng suất sinh sản cao hơn so với lợn nái VCN21 Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với (Trần Thị Đạo, 2005), nhưng lại cao hơn so với kết quả của Bùi Thị Hồng (2005) và Khúc Thừa Thế (2011) khi nghiên cứu trên lợn nái VCN21 và VCN22 phối với lợn đực VCN23 Kết quả nghiên cứu này phù hợp với công bố của Nguyễn Tiến Mạnh (2012) và Phạm Thị Đào (2015) khi sử dụng lợn đực PiDu phối với lợn nái F1(LxY) và F1(YxL), cao hơn so với một số nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010) khi
sử dụng lợn đực Du và Pi thuần phối với nái F1(LxY) và F1(YxL)
Số con sơ sinh sống/ổ ở tổ hợp lai PiDu x VCN21 là 11,16 con, thấp hơn tổ hợp lai PiDu x VCN22 (11,91 con), (P<0,05) Kết quả nghiên cứu này thấp hơn
so với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Đạo (2005), nhưng cao hơn so với kết quả của Bùi Thị Hồng (2005) và Khúc Thừa Thế (2011) cùng nghiên cứu trên lợn nái
bố mẹ VCN21 và VCN22 nhưng phối với lợn đực VCN23 Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với công bố của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010); Phạm Thị Đào (2015) khi sử dụng lợn đực PiDu phối với lợn nái F1(LxY) và F1(YxL)
Bảng 3.2 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22 phối với đực PiDu
Tuổi phối giống lần đầu ngày 180 231,32±1,75 179 230,44±1,74Tuổi đẻ lứa đầu ngày 180 346,52±1,74 179 345,96±1,72
Số con sơ sinh/ổ con 1080 11,33b±0,09 1074 12,19a±0,09
Số con sơ sinh sống/ổ con 1080 11,16b±0,09 1074 11,91a±0,09
Số con cai sữa/ổ con 1048 10,51b±0,04 1048 10,98a±0,05
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 1048 94,81±0,26 1048 95,04±0,26Khối lượng sơ sinh/con kg 1076 1,34a±0,00 1069 1,31b±0,00Khối lượng sơ sinh/ổ kg 1076 14,99b±0,12 1069 15,65a±0,12Khối lượng cai sữa/con kg 1048 6,65±0,03 1048 6,69±0,03Khối lượng cai sữa/ổ kg 1048 69,81b±0,37 1048 73,30a±0,41
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngày 845 147,35±0,29 856 148,23±0,29Thời gian phối giống trở lại có
Trang 15Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05); n: là số ổ đẻ
Số con cai sữa/ổ ở tổ hợp lai PiDu x VCN21 là 10,51 con, thấp hơn so với tổ hợp lai PiDu x VCN22 (10,98 con), (P<0,05) Kết quả nghiên cứu này là cao hơn
so với Bùi Thị Hồng (2005), Khúc Thừa Thế (2011), nhưng thấp hơn của Trần Thị Đạo (2005) trên lợn nái VCN21 và VCN22 phối với đực VCN23 và đồng thời cũng cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên lợn đực L, Du, Pi, PiDu phối với lợn nái F1(LxY) của (Magowan và cs., 2009; Phạm Thị Đào, 2015; Nguyễn Tiến Mạnh, 2012)
Khối lượng cai sữa/ổ trung bình ở 24 ngày tuổi của tổ hợp lai PiDu x VCN21 là 69,81kg, thấp hơn so với tổ hợp lai PiDu x VCN22 (73,30kg), (P<0,05) Khối lượng cai sữa/ổ ở nghiên cứu này cao hơn so với công bố của một
số tác giả trên lợn nái VCN21 và VCN22 phối với đực VCN23 (Trần Thị Đạo, 2005; Bùi Thị Hồng, 2005; Khúc Thừa Thế, 2011) và lợn đực PiDu, L, Pi và Du phối với lợn nái F1(LxY), F1(YxL) (Nguyễn Tiến Mạnh, 2012; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010)
Trang 163.1.3 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22 theo các tỉnh
3.1.3.1 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 phối với đực PiDu theo các tỉnh
Bảng 3.3 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 phối với đực PiDu theo các tỉnh
Tuổi phối giống lần đầu ngày 36 232,71±4,18 33 227,29±4,60 33 224,32±4,46 36 239,88±4,22 42 233,22±3,94Tuổi đẻ lứa đầu ngày 36 347,81±4,16 33 342,71±4,58 33 339,67±4,44 36 354,71±4,20 42 348,74±3,92
Số con sơ sinh/ổ con 216 11,09ab±0,19 198 10,77b±0,20 198 11,36ab±0,20 216 11,46ab±0,19 252 11,74a±0,18
Số con sơ sinh sống/ổ con 216 10,92ab±0,19 198 10,64b±0,20 198 11,11ab±0,20 216 11,31ab±0,19 252 11,56a±0,17
Số con cai sữa/ổ con 210 10,44±0,09 191 10,48±0,10 188 10,43±0,10 210 10,41±0,09 249 10,68±0,08
Tỷ lệ nuôi sống đến cai
sữa % 210 94,09±0,57 191 95,04±0,60 188 94,33±0,60 210 94,69±0,57 249 95,50±0,52Khối lượng sơ sinh/con kg 215 1,34±0,00 198 1,35±0,00 196 1,34±0,00 216 1,34±0,00 251 1,34±0,00Khối lượng sơ sinh/ổ kg 215 14,64ab±0,26 198 14,31b±0,27 196 15,03ab±0,27 216 15,14ab±0,25 251 15,44a±0,24Khối lượng cai sữa/con kg 210 6,64ab±0,06 191 6,69ab±0,06 188 6,74a±0,06 210 6,48b±0,06 249 6,67ab±0,05Khối lượng cai sữa/ổ kg 210 69,25ab±0,78 191 69,96ab±0,82 188 70,09ab±0,83 210 67,29b±0,78 249 71,14a±0,72Tuổi cai sữa ngày 210 24,02±0,16 191 23,76±0,17 188 23,98±0,17 210 23,83±0,16 249 24,20±0,15Khoảng cách giữa 2 lứa
đẻ ngày 167 147,47±0,61 154 146,47±0,63 157 147,71±0,62 169 146,52±0,60 198 148,65±0,56Thời gian phối giống trở
Trang 17Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy lợn nái VCN21 phối với đực PiDu nuôi tại các cơ sở trên địa bàn thuộc 5 tỉnh, thành phố cho năng suất sinh sản tương đối tốt Số con sơ sinh sống/ổ (10,64-11,56 con/ổ), số con cai sữa/ổ đạt (10,41-10,68 con/ổ) và khối lượng cai sữa/ổ đạt (67,29-71,14kg/ổ) Nhìn chung, các chỉ tiêu sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại 5 tỉnh có sự khác nhau, tuy nhiên mức chênh lệch không quá lớn và phần đa đều ở mức P>0,05 Điều này chứng tỏ rằng chất lượng đàn lợn nái VCN21 là tương đối đồng đều và ổn định, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tại các cơ sở theo dõi là tương đối tốt Lợn nái VCN21 nuôi tại cở sở ở tỉnh Vĩnh Phúc có xu hướng đạt năng suất sinh sản cao hơn so với các cơ sở ở 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên và Thanh Hóa (căn cứ vào ba chỉ tiêu gồm: số con cai sữa/lứa, khối lượng cai sữa/ổ và khoảng cách giữa hai lứa đẻ, đây là các chỉ tiêu cuối cùng quyết định số lợn con cai sữa/nái/năm và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm)
Trang 183.1.3.2 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN22 phối với đực PiDu theo các tỉnh
Bảng 3.4 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN22 phối với đực PiDu theo các tỉnh
Tuổi phối giống lần đầu ngày 35 239,22a±4,02 33 240,25a±4,22 33 221,74b±3,91 36 232,52ab±3,81 42 234,54ab±3,77Tuổi đẻ lứa đầu ngày 35 354,64a±3,97 33 355,93a±4,17 33 336,97b±3,86 36 348,02ab±3,76 42 350,37ab±3,72
Số con sơ sinh/ổ con 210 11,89±0,21 19
7 16,04±0,28 195 15,64±0,28 216 15,38±0,27 252 15,72±0,25Khối lượng cai sữa/con kg 206 6,70±0,06 19
2 6,72±0,06 192 6,68±0,06 211 6,64±0,05 247 6,78±0,05Khối lượng cai sữa/ổ kg 206 72,74ab±0,88 19
2 73,45
ab±0,91 192 74,76a±0,91 211 70,16b±0,87 247 75,22a±0,81
Tuổi cai sữa ngày206 23,93±0,17 19
2 24,03±0,17 192 23,87±0,17 211 24,25±0,16 247 24,33±0,15
Trang 19Khoảng cách giữa 2 lứa
15
8 148,78±0,71 160 147,62±0,71 173 148,22±0,68 200 148,08±0,63Thời gian phối giống trở
Trang 203.1.4 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 và VCN22 phối với đực PiDu theo mùa
3.1.4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 phối với đực PiDu theo mùa
Bảng 3.5 Năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 phối với đực PiDu theo mùa
Tuổi phối giống lần đầu ngày 99 230,39±2,44 28 230,20±5,14 31 233,45±4,39 22 231,89±5,09Tuổi đẻ lứa đầu ngày 99 345,54±2,43 28 345,61±5,12 31 348,50±4,37 22 347,25±5,07
Số con sơ sinh/ổ con 330 11,50a±0,16 264 11,56a±0,18 250 11,37ab±0,18 236 10,70b±0,19
Số con sơ sinh sống/ổ con 330 11,32a±0,16 264 11,37a±0,18 250 11,17ab±0,18 236 10,56b±0,19
Số con cai sữa/ổ con 322 10,66±0,08 261 10,48±0,09 241 10,41±0,09 224 10,41±0,09
Tỷ lệ nuôi sống đến cai
a±0,48 261 93,99ab±0,53 241 93,31b±0,54 224 95,87a±0,58Khối lượng sơ sinh/con kg 329 1,34±0,00 263 1,34±0,00 249 1,34±0,00 235 1,34±0,00Khối lượng sơ sinh/ổ kg 329 15,19a±0,22 263 15,29a±0,24 249 15,06ab±0,24 235 14,16b±0,25Khối lượng cai sữa/con kg 322 6,93a±0,05 261 6,35b±0,05 241 6,34b±0,05 224 6,96a±0,06Khối lượng cai sữa/ổ kg 322 73,70a±0,66 261 66,46b±0,73 241 65,81b±0,74 224 72,20a±0,79Tuổi cai sữa ngày 322 23,63b±0,14 261 24,22a±0,15 241 24,26a±0,16 224 23,72ab±0,17Khoảng cách giữa hai lứa
ab±0,57 229 145,52b±0,54 204 147,53ab±0,56 205 149,02a±0,57Thời gian phối giống trở
lại có chửa sau cai sữa ngày 206 9,04±0,53 229 7,54±0,50 205 9,22±0,52 202 8,90±0,54
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05); n: là số ổ đẻ
19
Trang 21Kết quả tại bảng 3.5 cho thấy năng suất sinh sản của lợn nái VCN21 phối với lợn đực PiDu qua các mùa trong năm cho kết quả tương đối tốt Chỉ tiêu số con sơ sinh sống dao động từ 10,56 đến 11,37 con/ổ, số con cai sữa/ổ từ 10,41 đến 10,66 con/ổ, khối lượng cai sữa/ổ từ 65,81 đến 73,70 kg/ổ và khoảng cách lứa đẻ từ 145,52 đến 149,02 ngày Các chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ ở mùa Đông, Xuân cao hơn so với mùa Hè, Thu, (P<0,05) Nguyên nhân là lợn nái đẻ vào mùa Hè và đầu Thu thường là thời tiết nắng nóng, với các biện pháp chống nóng như dùng quạt, nhỏ nước ở gáy cho lợn nái ở điều kiện chuồng hở chưa đáp ứng được nhiệt độ thích hợp cho lợn nái (18-
200C) cho nên làm giảm khả năng thu nhận thức ăn của chúng, dẫn đến giảm năng suất sữa và ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con Hơn nữa, điều kiện môi trường nóng và ẩm thường gây bệnh ỉa phân trắng và tiêu chảy làm tăng tỷ lệ hao hụt ở lợn con theo mẹ
20