Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Gà Ác là một giống gà nội, đã được nhân dân ta nuôi giữ từ lâu đời, nhiều nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Gà Ác có tầm vóc nhỏ, khối lượng 16 tuần tuổi gà trống đạt 725 g và gà mái đạt 565 g (Nguyễn Văn Thiện và ctv., 1999). Hiện nay tại các tỉnh như Tiền Giang, Long An, nuôi gà ác đẻ trứng thương phẩm với qui mô trang trại mang lại hiệu quả rất cao cho nhà chăn nuôi do trứng gà Ác có hương vị rất thơm ngon, thịt gà Ác có giá trị dinh dưỡng cao hơn các giống gà khác (Nguyễn Văn Hải và Lê Thị Hoa, 1999). Khối lượng trứng gà Ác trung bình là 35 g, rất được người tiêu dùng ưa chuộng được bày bán trong các chợ và các siêu thị với giá cao hơn trứng gà công nghiệp. Trong các số liệu nghiên cứu ban đầu của Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv. (2014a,b) cho thấy vào khoảng 26 đến 36 tuần tuổi, tỉ lệ đẻ của gà Ác khá cao có thể lên đến 55-60%, lượng thức ăn tiêu thụ thấp (50 -60 gam/con/ngày) và mức độ 15,5% protein trong khẩu phần cho thấy gà vẫn đảm bảo được năng suất sinh sản so với sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp. Các đặc tính về sinh trưởng và sinh sản cũng như thành phần hóa học, acid béo và acid amin của thịt gà Ác đã được công bố trên nhiều tài liệu (Nguyễn Văn Thiện và ctv., 1999; Trần Thị Mai Phương, 2004; Tran Thi Mai Phuong và Nguyen Van Thien, 2008). Trong khi nhu cầu dinh dưỡng của các giống gà đẻ cao sản công nghiệp đã được NRC (1994) và các công ty sản xuất con giống như Lohmann, Isa Brown hay Hisex Brown công bố rộng rãi và được áp dụng rất cụ thể ở nước ta nhất là trong lãnh vực chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, cho đến nay các nghiên cứu cụ thể về dinh dưỡng của giống gà này vẫn còn rất ít và chưa có hệ thống. Các tài liệu nước ngoài về giống gà da đen, thịt đen, xương đen cũng chỉ mới đưa ra những nhận xét chung về đặc điểm ngoại hình, phẩm chất thịt... nhưng chưa có tài liệu cụ thể nào đề cập một cách hoàn chỉnh về việc xác định nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho gà Ác mái đẻ trứng thương phẩm. Protein đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong chăn nuôi gia súc gia cầm và gà đẻ trứng nói riêng, hiệu quả sử dụng protein phụ thuộc vào số lượng và thành phần acid amin có trong khẩu phần. Lysine và methionine là 2 acid amin giới hạn nhất trong khẩu phần gà mái đẻ dựa trên bắp và bánh dầu nành. Nhu cầu về protein, lysine, methionine được NRC (1994) đề nghị cụ thể cho các giống gà đẻ trứng trắng hay màu cũng như mức độ tiêu thụ thức ăn của chúng. Năng lượng là một bộ phận quan trọng của nhu cầu dinh dưỡng, mặc dù gà có thể tự điều chỉnh khẩu phần bằng cách mức ăn khi năng lượng thấp. Hiện nay các số liệu dùng để tính năng lượng cho gia cầm đẻ trứng thương phẩm đều dựa vào các công thức do NRC hay ARC đề nghị, hiện có rất ít số liệu tính năng lượng dùng cho gà địa phương (Phạm Tấn Nhã, 2014), trong đó chưa có số liệu cho gà Ác đẻ. Như vậy, khi áp dụng các các mức độ acid amin và năng lượng không thích hợp trong khẩu phần sẽ không phát huy được tiềm năng sản xuất của con giống. Do đó cần thiết phải thực hiện các nghiên cứu về dinh dưỡng, tối ưu hóa mức độ năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phần. Vì thế đề tài: “Đánh giá các mức năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phân lên năng suất sinh sản của gà Ác đẻ trứng thương phẩm” được thực hiện.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯƠNG VĂN PHƯỚC ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHĂN NUÔI 2021 MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang xác nhận Hội đồng Tóm Tắt i Abstract iii Lời cảm tạ v Lời cam kết vi Mục lục vii Danh sách bảng xi Danh sách hình xiii Danh mục từ viết tắt xiv Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu 1.3 Điểm nghiên cứu Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Gà Ác 2.2 Vai trò dưỡng chất 2.2.1 Vai trò protein 2.2.2 Protein lý tưởng 11 2.2.3 Sự tiêu hóa hấp thu acid amin có chứa lưu huỳnh 15 2.2.3.3 Acid amin tín hiệu trao đổi protein 17 2.2.4 Nghiên cứu nhu cầu acid amin gà đẻ 20 2.2.5 Các nghiên cứu nhu cầu acid amin, tối ưu hóa suất cải thiện ô nhiễm môi trường 22 2.3.1 Các hệ thống đánh giá lượng thức ăn 27 2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng lên giá trị ME 27 2.3.3 Các kỹ thuật in vivo đánh giá giá trị ME thức ăn 34 Phương pháp thu thập tổng số 35 2.3.4 Phương pháp xác định nhanh 37 Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 vii 3.1 Nội dung 1: Thí nghiệm A: Xác định thành phần hóa học tỷ lệ tiêu hóa số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng 43 3.1.1 Thời gian địa điểm nghiên cứu 43 3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm 43 3.1.3 Động vật thí nghiệm chăm sóc ni dưỡng 44 3.1.4 Thực liệu phần thí nghiệm 44 3.1.5 Cách cho ăn thu mẫu 45 3.1.6 Phân tích thức ăn 45 3.1.7 Các tiêu theo dõi tính tốn 46 3.2 Nội dung 1: Thí nghiệm B: Xác định giá trị lượng trao đổi số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng phương pháp ước tính lượng 47 3.2.1 Động vật thí nghiệm, thực liệu, phần phương pháp thí nghiệm 47 3.2.2 Các tiêu theo dõi tính tốn 47 3.2.3 Phân tích thống kê 48 3.3 Nội dung 2: Ảnh hưởng mức lượng protein phần lên suất, chất lượng trứng hiệu sử dụng nitơ gà Ác đẻ trứng 48 3.3.1 Địa điểm, chuồng trại động vật thí nghiệm 48 3.3.2 Khẩu phần thí nghiệm 48 3.3.3 Bố trí thí nghiệm 49 3.3.4 Phương pháp lấy mẫu trứng 49 3.3.5 Thí nghiệm cân nitơ 49 3.3.6 Phân tích hóa học 51 3.3.7 Các tiêu theo dõi 51 3.3.8 Phân tích thống kê 52 3.4 Nội dung 3: Ảnh hưởng tỷ số lysine/năng lượng phần lên suất sinh sản, chất lượng trứng tích lũy nitơ gà Ác đẻ trứng 53 3.4.1 Thời gian địa điểm 53 3.4.2 Chuồng trại động vật thí nghiệm 53 3.4.3 Khẩu phần thí nghiệm 53 viii 3.4.4 Bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng 54 3.4.5 Các tiêu theo dõi cho thí nghiệm nuôi dưỡng 55 3.4.6 Thí nghiệm cân nitơ 56 3.4.7 Phân tích hóa học 56 3.4.8 Phân tích thống kê 56 3.5 Nội dung 4: Ảnh hưởng tỷ số acid amin có lưu huỳnh so với lysine phần lên suất sinh sản, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất hiệu sử dụng nitơ gà Ác đẻ trứng 57 3.5.1 Thời gian địa điểm 57 3.5.2 Chuồng trại động vật thí nghiệm 57 3.5.3 Khẩu phần thí nghiệm 57 3.5.4 Bố trí thí nghiệm 59 3.5.5 Lấy mẫu trứng 59 3.5.6 Thí nghiệm cân nitơ 59 3.5.7 Phân tích hóa học 60 3.5.8 Các tiêu theo dõi 60 3.5.9 Phân tích thống kê 60 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 62 4.1 Nội dung 62 4.1.1 Thí nghiệm A: Xác định thành phần hóa học tỷ lệ tiêu hóa số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng 62 4.1.1.1 Thành phần hóa học thực liệu 62 4.1.1.2 Tỷ lệ tiêu hóa nitơ tích lũy thực liệu thí nghiệm 67 4.1.1.3 Kết luận 70 4.1.2 Thí nghiệm B: Xác định giá trị lượng trao đổi số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng phương pháp ước tính lượng 70 4.1.2.1 Giá trị lượng trao đổi thực liệu thí nghiệm 70 4.1.2.1.2 Nhóm thức ăn protein 72 4.1.2.2 Hiệu sử dụng giá trị ME phần tinh khiết 74 4.1.2.3 Quan hệ giá trị lượng trao đổi với tỷ lệ tiêu hóa thành phần hóa học thực liệu 74 ix 4.1.2.4 Kết luận 76 4.2 Nội dung 2: Ảnh hưởng mức lượng protein phần lên suất, chất lượng trứng hiệu sử dụng nitơ gà Ác đẻ trứng 77 4.2.1 Ảnh hưởng mức lượng protein lên suất sinh sản gà Ác đẻ trứng 77 4.2.2 Ảnh hưởng mức lượng protein lên chất lượng trứng 80 4.2.3 Ảnh hưởng mức lượng protein lên nitơ tích lũy thải 81 4.2.3 Kết luận 83 4.3 Nội dung 3: Ảnh hưởng tỷ số lysine/năng lượng trao đổi phần lên suất sinh sản, chất lượng trứng, hiệu sử dụng nitơ số lý hóa máu gà Ác 84 4.3.1 Ảnh hưởng mức lượng lysine phần lên lượng thu nhận chất khô, dưỡng chất lượng 84 4.3.2 Ảnh hưởng lượng lysine lên suất sinh sản gà Ác đẻ trứng 86 4.3.3 Ảnh hưởng lượng lysine lên hiệu sử dụng nitơ 87 Gà ni phần có tỷ số Lys/AMEn 0,41 mức AMEn 2750 kcal/kg sử dụng nitơ hiệu nghiệm thức khác 88 4.3.4 Ảnh hưởng lượng lysine lên thơng số sinh hóa máu 89 4.3.5 Ảnh hưởng lượng lysine lên chất lượng trứng 91 4.3.6 Phân tích hiệu kinh tế 92 4.3.7 Kết luận 93 4.4 Nội dung 4: Ảnh hưởng tỷ số acid amin có lưu huỳnh so với lysine phần lên suất sinh sản, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất hiệu sử dụng nitơ gà Ác đẻ trứng 94 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 102 5.1 KẾT LUẬN 102 5.2 ĐỀ NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 130 x DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Thành phần quày thịt (1) gà Ác tuần tuổi mái loại 2.2 Thành phần hóa học thịt gà Ác 2.3 Nhu cầu protein acid amin cho gà mái đẻ 12 2.4 Thành phần acid amin lý tưởng cho gà mái đẻ 13 2.5 Giới thiệu mức độ protein thô acid amin thức ăn hỗn hợp (88% DM) cho gà đẻ giai đoạn đầu đỉnh điểm chu kỳ sản xuất trứng 14 2.6 Khuyến cáo protein lý tưởng acid amin tổng số acid amin tiêu hóa cho gà đẻ trứng thương phẩm (sản lượng trứng: 59,5g/gà mái/ngày) 14 2.7 Khuyến cáo tổng acid amin có lưu huỳnh hàng ngày (methionine + cystine) mức lysine cho khối lượng trứng tối đa gà đẻ 21 2.8 Acid amin lý tưởng cho gà đẻ 2.9 Giá trị lượng trao đổi biểu kiến số thực liệu có mức ăn vào thấp 40 3.1 Khẩu phần tinh khiết phần thí nghiệm 45 3.2 Thành phần hóa học phần thí nghiệm 46 3.3 Các nghiệm thức thí nghiệm 48 3.4 Cơng thức phối hợp thành phần hóa học phần thí nghiệm 50 3.5 Cơng thức phối hợp, thành phần hóa học giá trị lượng hai phần sở 53 3.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 55 3.7 Tỷ số acid amin TAAS/Lys phần thí nghiệm 58 3.8 Thành phần hóa học giá trị dinh dưỡng phần sở 58 4.1 Thành phần hóa học giá trị lượng thơ (GE) thực liệu thí nghiệm 63 4.2 Tỷ lệ tiêu hóa nitơ tích lũy (%) thực liệu thí nghiệm 24 xi 67 4.3 Các giá trị lượng trao đổi nhóm thức ăn lượng (kcal/kg DM) 70 4.4 Các giá trị lượng thực liệu nhóm protein (kcal/kg DM) 72 4.5 Hiệu sử dụng lượng trao đổi biểu kiến (AME) lượng trao đổi thật (kcal/kg DM) phần tinh khiết 74 4.6 Ảnh hưởng mức lượng protein lên tỷ lệ đẻ trứng chuyển hóa thức ăn gà 77 4.7 Ảnh hưởng lượng protein lên chất lượng trứng gà Ác 81 4.8 Ảnh hưởng mức lượng protein lên hiệu sử dụng nitơ 82 4.9 Lượng thức ăn, dưỡng chất lượng ăn vào gà 85 4.10 Ảnh hưởng ME, lysine tỷ số Lys/ME lên suất sinh sản gà Ác đẻ trứng 86 4.11 Ảnh hưởng ME, lysine tỷ số Lys/ME lên hiệu sử dụng nitơ 88 4.12 Ảnh hưởng ME, lysine tỷ số Lys/ME lên thông số sinh hóa máu 90 4.13 Ảnh hưởng lượng trao đổi (ME, kcal/kg), lysine tỷ số Lys/ME lên chất lượng trứng gà Ác 92 4.14 Phân tích chi phí thức ăn để sản xuất trứng (đồng) 93 4.15 Số lượng dưỡng chất, acid axít amin lượng ăn vào gà Ác thí nghiệm 94 4.16 Ảnh hưởng tỷ số acid amin có lưu huỳnh: lysine lên suất sinh sản gà Ác đẻ trứng 95 4.17 Ảnh hưởng tỷ số TSAA/Lys lên chất lượng trứng gà Ác 97 4.18 Ảnh hưởng tỷ số TSAA/Lys phần lên tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất hiệu sử dụng nitơ 99 xii DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Gà Ác trống 2.2 Kiểu mào Gà Ác trống 2.3 Gà Ác mái 2.4 Quan hệ lượng trao đổi biểu kiến (AME: apparent metabolisable energy; AME/g lượng) với hàm lượng NSP ngũ cốc (r= -0,93; P