TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNGNGUYỄN NGỌC HẠNH ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TRONG CHUỒNG NUÔI LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ HISEX BROWN NUÔI TRONG CHUỒN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TRONG CHUỒNG NUÔI LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ HISEX BROWN NUÔI
TRONG CHUỒNG KÍN
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y
Cần Thơ, 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TRONG CHUỒNG NUÔI LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ HISEX BROWN NUÔI
TRONG CHUỒNG KÍN
MSSV: 311808 Lớp: CN - K37
Cần Thơ, 2014
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TRONG CHUỒNG NUÔI LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ HISEX BROWN NUÔI
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn thành là kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Trang 5
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô thuộc Khoa Nông nghiệp & Sinh học
ứng dụng đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình em học tập tai trường
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Em xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Hoài An, các cô chú và các anh chị ở
trại đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài này
Cảm ơn các bạn lớp Chăn nuôi – Thú y khóa 37 đã luôn bên tôi, cùng tôi vượt
qua những lúc khó khăn trong quá trình học tập và làm luận văn
Cuối cùng chúc mọi người nhiều sức khỏe và thành đạt
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Hạnh
Trang 6MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
TÓM LƯỢC viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ LUẬN 2
2.1 Giới thiệu về giống gà Hisex Brown 2
2.1.1 Nguồn gốc 2
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất 2
2.2 Chuồng trại nuôi gà 6
2.2.1 Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi 6
2.2.2 Yêu cầu của chuồng trại 7
2.2.3 Chọn vị trí xây dựng trại 7
2.2.4 Hướng chuồng 7
2.2.5 Các kiểuchuồng 8
2.2.5.1Chuồng kín 8
2.2.5.2 Chuồng hở 9
2.3 Tiêu chuẩn về tiểu khí hậu của chuồng trại 9
2.3.1 Nhiệt độ 9
2.3.2 Ẩm độ 11
2.3.3 Ánh sáng 12
2.3.4 Tốc độ gió 14
2.3.5 Thông thoáng 14
2.3.6 Mật độ nuôi 14
2.4 Sức sản xuất của gia cầm 15
2.4.1 Chu kỳ đẻ trứng và cường độ của sự đẻ trứng 15
2.4.2 Sức đẻ của gia cầm 16
2.4.3 Những yếu tố ảnh đến khả năng đẻ trứng của gia cầm 16
2.4.3.1 Yếu tố di truyền cá thể 17
2.4.3.2 Giống, dòng gia cầm 18
2.4.3.3 Tuổi gia cầm 18
2.4.3.4 Thức ăn và dinh dưỡng 18
2.4.3.5 Điều kiện ngoại cảnh 19
2.4.3.6 Khả năng duy trì sự đẻ trứng và thay lông của gia cầm 19
2.5 Ảnh hưởng của các yếu tố tiểu khí hậu lên năng suất sinh sản của gà đẻ 19
2.5.1 Nhiệt độ 19
2.5.2 Ẩm độ 19
2.5.3 Ánh sáng 20
Trang 7CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 21
3.1 Phương tiện thí nghiệm 21
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 21
3.1.2 Động vật thí nghiệm 21
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm 21
3.1.4 Thức ăn và nước uống 23
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm 24
3.1.6 Thuốc thú y 24
3.1.7 Chăm sóc và nuôi dưỡng 25
3.2 Phương pháp thí nghiệm 25
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 25
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi 25
3.2.2.1 Nhiệt độ 25
3.2.2.2 Ẩm độ 25
3.2.2.3 Các chỉ tiêu về năng suất 26
3.3 Xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Nhận xét chung 27
4.2 Các chỉ tiêu theo dõi 27
4.2.1 Nhiệt độ 27
4.2.1.1 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 27
4.2.1.2 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm theo dõi trong ngày 28
4.2.1.3 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm trong ngày trong quá trình thí nghiệm 29
4.2.2 Ẩm độ 31
4.2.2.1 Ẩm độ trung bình của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 31
4.2.2.2 Ẩm độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm theo dõi trong ngày 32
4.2.2.3 Ẩm độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm trong ngày trong quá trình thí nghiệm 33
4.3 Các chỉ tiêu về năng suất và tiêu tốn thức ăn 35
4.3.1 Năng suất trứng 36
4.3.2 Tiêu tốn thức ăn 37
4.3.3 Khối lượng trứng trung bình 38
4.4 Tỷ lệ hao hụt 38
4.5 Hiệu quả kinh tế 39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 40
5.1 Kết luận 41
5.2 Đề xuất 41
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ CHƯƠNG 44
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex Brown 3
Bảng 2.2 Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà Hisex Brown 4
Bảng 2.3 Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng chuẩn của gà Hisex Brown 5
Bảng 2.4 Nhiệt độ môi trường và thân nhiệt của gà 10
Bảng 2.5 Chế độ nhiệt của chuồng gà hướng trứng 10
Bảng 2.6 Chương trình chiếu sáng cho gà giống hướng trứng 13
Bảng 2.7 Thời gian tạo trứng và thời điểm đẻ trứng 16
Bảng 2.8 Ảnh hưởng của tuổi gia cầm đến sản lượng trứng (%) 18
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn 23
Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm (0C) 27
Bảng 4.2 Nhiệt độ trung bình qua các thời điểm trong ngày (0C) 28
Bảng 4.3 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm trong ngày trong quá trình thí nghiệm (0C) 30
Bảng 4.4 Ẩm độ trung bình của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm (%) 31
Bảng 4.5 Ẩm độ trung bình qua các thời điểm trong ngày (%) 33
Bảng 4.6 Ẩm độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm trong ngày trong quá trình thí nghiệm (%) 34
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu về năng suất và tiêu tốn thức ăn trung bình của các nghiệm thức 36
Bảng 4.8 Tỷ lệ hao hụt của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm 39
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức 39
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Gà đẻ Hisex Brown 2
Hình 3.1 Gà mái đẻ Hisex Brown được khảo sát 21
Hình 3.2 Tấm làm mát và hệ thống quạt hút 22
Hình 3.3 Lối đi cho ăn, làm vệ sinh và lượm trứng 22
Hình 3.4 Hố phân và lối đi dọn phân 23
Hình 3.5 Nhiệt ẩm kế 24
Hình 3.6 Cân dùng để cân thức ăn và cân trứng 24
Hình 4.1 Biểu đồ năng suất trứng theo tuần của các nghiệm thức 36 Hình 4.3 Biểu đồ khối lượng trứng theo tuần của các nghiệm thức 37
Hình 4.4 Biểu đồ hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức 40
Trang 11TÓM LƢỢC
Đề tài: “Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi lên năng suất sinh sản của gà Hisex Brown được nuôi trong chuồng kín” Thí nghiệm được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại
Các nghiệm thức như sau:
Nghiệm thức 1 (ĐC): Đầu dãy chuồng (đầu có hệ thống làm mát)
Nghiệm thức 2 (GC): Dãy tiếp theo nghiệm thức ĐC (giữa chuồng)
Nghiệm thức 3 (CC): Cuối dãy chuồng (đầu có quạt hút)
Kết quả như sau:
Nhiệt độ trung bình ở nghiệm thức CC là cao nhất (28,45 0 C), thấp nhất là ĐC (26,71 0 C), nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày là ở thời điểm 12 giờ (29,22 0 C) và thấp nhất là ở thời điểm 6 giờ (26,32 0 C)
Ẩm độ trung bình ở nghiệm thức ĐC là cao nhất (94,98%), thấp nhất là CC (89,81%), ẩm độ trung bình cao nhất trong ngày là ở thời điểm 6 giờ (96,10%) và thấp nhất là ở thời điểm 12 giờ ( 87,92%)
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
Năng suất trứng trung bình qua 6 tuần thí nghiệm của các nghiệm thức cao nhất là nghiệm thức ĐC (93,82%), kế tiếp là nghiệm thức GC (92,05%) và thấp nhất là nghiệm thức CC (88,47%)
Tiêu tốn thức ăn/ngày cao nhất là ở nghiệm thức ĐC (119 g/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức GC ( 106,1 g/ngày)
Tiêu tốn thức ăn/trứng cao nhất là ở nghiệm thức ĐC (126,9 g) và thấp nhất
là nghiệm thức GC ( 117,1 g)
Tiêu tốn thức ăn/kg trứng cao nhất là ở nghiệm thức ĐC (2,08 kg) và thấp nhất là nghiệm thức GC (1,92 kg)
Tỷ lệ hao hụt ở nghiệm thức GC (0,83%) và nghiệm thức CC (1,25%)
Lợi nhuận cao nhất ở nghiệm thức GC (14.135 đồng/mái/42 ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức ĐC (10.106 đồng/mái/42 ngày) Nhìn chung vị trí ĐC cho năng suất sinh sản tốt nhất nhưng tiêu tốn thức ăn cũng cao nhất Và vị trí GC tuy cho năng suất thấp hơn vị trí đầu chuồng nhưng tiêu tốn thức ăn thấp hơn
Trang 12CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo cục thống kê Việt Nam, tính tới năm 2011 dân số Việt Nam ước tính khoảng hơn 90 triệu người và mỗi năm đều tăng lên thêm gần 1 triệu người Do đó nhu cầu về lương thực, thực phẩm là một trong những vấn đề nóng bỏng đang được quan tâm Để giải quyết vấn đề này ngoài việc hạ tỷ lệ tăng dân số, chúng ta cần phải có các biện pháp để đẩy mạnh khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm, nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng nhiều của người dân Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và ngành chăn nuôi gà nói riêng với lợi thế là ngành dễ nuôi và gắn bó với người dân lâu năm nên phát triển ngày càng mạnh, đặc biệt là nuôi gà đẻ
Trứng gia cầm là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cân đối về mặt dưỡng chất Do đó, nhu cầu sử dụng trứng gia cầm ngày nay càng cao, trong đó trứng gà là một trong những loại trứng được sử dụng nhiều nhất
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng thì nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ với quy mô công nghiêp đã được xây dựng ngày càng nhiều Gà chuyên trứng công nghiệp được nuôi theo hai phương thức là chuồng hở và chuồng kín, mỗi kiểu chuồng đều có ưu khuyết điểm riêng Nuôi theo phương thức chuồng hở thì chi phí xây dựng thấp nhưng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh và chịu ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài Còn nuôi theo kiểu chuồng kín thì tốn chi phí xây dựng cao nhưng kiểm soát được dịch bệnh và tiểu khí hậu trong chuồng nuôi nên năng suất nâng cao Do đó, khi nuôi gà thịt trong chuồng kín ta phải tạo được tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phù hợp với sinh
lý của gà, để việc nuôi gà đạt được hiệu quả cao
Từ những vấn đề đó mà chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của
nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi lên năng suất sinh sản của gà Hisex Brown được nuôi trong chuồng kín”
Mục tiêu của đề tài
Theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm của các vị trí trong chuồng nuôi ảnh hưởng thế nào đến năng suất trứng, khối lượng trứng, tiêu tốn thức ăn/ngày, tiêu tốn thức ăn/trứng và tiêu tốn thức ăn/kg trứng của gà đẻ Hisex Brown
Trang 13CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu về giống gà Hisex Brown
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất
Gà đẻ Hisex Brown là giống gà mang đầy đủ đặc điểm và ngoại hình gà chuyên trứng Đẻ trứng cao sản, con mái có lông màu nâu, bộ lông dày, mào, tích, tai phát triển lớn, không có khả năng ấp bóng; con trống có lông màu trắng
Hình 2.1 Gà đẻ Hisex Brown
Theo Bùi Xuân Mến (2008), thì giống gà Hisex Brown đạt tỷ lệ nuôi sống cao từ 96 – 98% lúc 17 tuần tuổi Con mái lúc đầu đẻ nặng 1,7 kg/con Năng suất trứng 290 quả/năm Trứng nặng 60 – 65 g/quả Bình quân mỗi kg trứng tiêu tốn 2,36 kg thức ăn; mỗi quả cần tiêu thụ 149g Gà loại thải lúc 78 tuần đạt 2,15 kg
Trang 14Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex Brown
Giai đoạn (tuần tuổi) Thành
Trang 15Bảng 2.2 Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà Hisex Brown
Tuần tuổi Lượng thức ăn
ăn vào (g/ngày)
Trọng lượng chuẩn (g)
Thời gian chiếu sáng
Trang 16Bảng 2.3 Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn của gà Hisex Brown
Trang 17Nguồn: Công ty TNNHH Emivest Việt Nam, 2011
2.2 Chuồng trại nuôi gà
2.2.1 Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi hiện nay, vật nuôi bị giam giữ hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất vật nuôi Chính chuồng nuôi quyết định điều kiện vi khí hậu và vệ sinh môi trường chung quanh vật nuôi Một chuồng nuôi thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ cho phép vật nuôi phát triển và cho năng suất tối đa Bên cạnh thỏa mãn các điều kiện sống cho vật nuôi, chuồng nuôi còn phải thỏa mãn các điều kiện làm việc và quyết định năng suất lao động của con người Một vai trò vô cùng quan trọng của chuồng nuôi là khấu hao xây dựng trên một đơn vị sản phẩm thấp Như vậy chuồng nuôi phải có thời gian, dụng cụ và chi phí xây dựng thấp (Võ Văn Sơn, 2002)
Một vấn đề nữa là việc ô nhiễm môi trường bên trong chuồng nuôi và môi trường bên ngoài chuồng nuôi Ô nhiễm bên trong chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng đến vật nuôi và người chăn nuôi Song song đó, việc gây ô nhiễm ngoài khu vực chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư chung quanh Do vậy, chuồng nuôi phải đảm nhiệm vai trò hạn chế sự ô nhiễm ngay
Trang 18chính trong chuồng nuôi và không gây ô nhiễm cho môi trường chung quanh (Võ Văn Sơn, 2002)
2.2.2 Yêu cầu của chuồng trại
Do chuồng trạị đóng nhiều vai trò quan trọng nên việc thiết kế và xây dựng trại phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Tạo điều kiện vi khí hậu tốt cho vật nuôi và con người
Thuận tiện cho việc lao động và quản lí của người chăn nuôi
Khấu hao xây dựng thấp
Thuận lợi giao thông
Không gây ô nhiễm môi trường
Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mô hình sản xuất nộng nghiệp khác
Có cảnh quan vệ sinh sạch đẹp (Võ Văn Sơn, 2002)
2.2.3 Chọn vị trí xây dựng trại
Chọn vị trí xây dựng trại trước hết phải chú ý đến lượng gà và lượng ánh sáng chiếu đến địa phương đó Nơi đó phải khô ráo sạch sẽ, không đọng nước, không có cây cối rậm rạp quá dễ sinh ra chuột, rắn (Lã Thị Thu Minh, 2000)
Chọn khu đất tốt thuận lợi cho việc lưu thông nhưng xa khu dân cư Chuồng nuôi phải được xây dựng nơi khô ráo, nền chuồng phải cao vì gà không chịu được ẩm ướt Nền chuồng phải cao hơn mặt đất 50 cm (Châu Bá Lộc, 1997) Để tránh đọng nước thì trước khi xây dựng phải đào mương, rảnh trong khu vực chăn nuôi (Hồ Văn Giá, 1992)
2.2.4 Hướng chuồng
Hướng Bắc là hướng gió lạnh, hướng Tây là hướng những tia nắng Trong khi đó chúng ta lại thường hay chóng gió mùa Đông Bắc vào chuồng ngay cuối thu nên chỉ còn lại hướng Nam là hướng tốt nhất Tuy nói vậy nhưng không có nghĩa là nơi nào chúng ta cũng làm chuồng nuôi hướng Nam
mà còn phải tùy theo địa điểm, đất đai cụ thể để có thể làm chuồng hướng
Đông Nam hoặc Tây Nam (Lã Thị Thu Minh, 2000)
Khí hậu nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, do đó chuồng trại nên xoay cột về hướng Đông Nam hoặc Nam để chuồng trại được sáng sủa, giữ được nhiệt độ thích hợp Như vậy, chuồng nuôi sẽ được mát mẻ về mùa hè do
Trang 19có gió Đông Nam và Nam thổi thẳng góc vào mặt chuồng và ấm áp về mùa đông do gió mùa Đông Bắc thổi thẳng góc vào đầu bồi chuồng (Đỗ Ngọc Hòe
và Nguyễn Minh Tâm, 2005)
2.2.5 Các kiểu chuồng nuôi gà đẻ phổ biến hiện nay
2.2.5.1 Chuồng kín
Ở nước ta kiểu chuồng nuôi này hiện đang được phát triển, nhất là những trang trại nuôi gà quy mô lớn Áp dụng hình thức chăn nuôi này gà được sống trong môi trường tối ưu, không chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bên ngoài (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…) và cho năng suất trứng ổn định nhất
Chuồng kín là loại chuồng một hoặc nhiều tầng, có vách, cửa ngăn cách với bên ngoài, có hệ thống điều hòa nhiệt độ và điều tiết ánh sáng nhân tạo theo nhu cầu phát triển từng giai đoạn của gà, bất kể thời tiết, khí hậu ngày hay đêm
Việc điều tiết khí hậu nhất là chóng nóng thường dùng máy điều hòa nhiệt độ (thổi không khí lạnh) hoặc “màng nước” kết hợp với quạt hút Gần đây, đơn giản hơn; chỉ dùng quạt hút theo phương pháp “hang gió” với điều kiện chuồng như sau: Chuồng thông thoáng nhưng dài, có trần thấp khoảng 2,5 m Nếu chuồng có mái mắc lạnh, mặt dưới lót lớp cách nhiệt thì không cần trần, với chiều cao mái 3 – 4 m Hai vách lưới chuồng có rèm cơ động bằng nylon dày Khi che kín rèm hai bên vách tạo thành một cái hang đúng nghĩa đen chảy dài từ đầu đến cuối chuồng Đầu chuồng chứa “cửa” và dàng lạnh để không khí vào, cuối chuồng lấp hệ thống quạt hút có công suất lớn Khi vận hành quạt hút đẩy không khí ra khỏi chuồng với vận tốc 2 – 2,5 m/s Nếu gà trong giai đoạn cần nhiều ánh sáng, thì dùng rèm che vách ngăn nylon trong suốt để tận dụng ánh sáng ban ngày “Cửa” gió vào là vách lưới để trắng Trường hợp phải cần giảm giờ chiếu sáng vách chuồng được thay bằng tấm nylon đen ngăn ánh sáng “Cửa” gió vào ra được che tối hoàn toàn
Chuồng lồng tầng, chồng kín: Có lợi cho việc phòng trừ bệnh và tăng được mật độ nuôi cũng như tốc độ tăng trưởng, đỡ tốn nhân công, thuận lơi cho việc lươm trứng và ít trứng bể Nhưng nhược điểm là ngực gà có thể bị chai và chi phí xây dựng cao (Nguyễn Văn Quyên, 2000)
Trang 20Chuồng nền, chuồng kín: Nuôi trên nền thì chi phí thấp nhưng mật độ nuôi thấp hơn, dễ đưa đến việc gà đẻ đè nhau gây chết khi hoảng sợ, dịch bệnh cũng dễ xảy ra nhất là bệnh cầu trùng (Nguyễn Văn Quyên, 2000)
2.2.5.2 Chuồng hở
Chuồng hở thường là kiểu chuồng có đặc điểm chung thông thoáng, ánh sáng tự nhiên Kiểu chuồng này kết cấu nhẹ, ít tiền, dễ xây dựng, rất thích hợp với vùng nhiệt đới Ở nước ta với điều kiện khí hậu cả nước nói chung nóng nhiều, nắng đều quanh năm ở phía Nam, hoặc có vài tháng rét nhẹ vào mùa đông ở phía Bắc, nên chọn kiểu chuồng hở là thích hợp và cho hiệu quả kinh
tế cao Với loại chuồng hở này ta có thể khai thác tối đa yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, gió mà thiên nhiên ưu đãi mà là tiềm năng vô tận của khí hậu nhiệt đới
để giảm bớt chi phí, giảm giá thành sản phẩm
2.3 Tiêu chuẩn về tiểu khí hậu của chuồng trại
Nhìn chung nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng do có sự chênh lệch về vĩ đạo và có những đặc điểm khác nhau về địa lý nên từng vùng có đặc trưng riêng Nước ta cũng có những vùng có khí hậu khắc nghiệt như vùng đồi núi, do đó ở đây ngành chăn nuôi chưa phát triển mạnh mà chỉ là ngành phụ Ở nước ta hầu hết các giống gia cầm đều được tạo ra từ lâu từ những vùng có khí hậu tương đối ổn định như ở đồng bằng hoặc những vùng thấp ở trung du (Đào Đức Long, 2004)
Môi trường sống ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi Trong môi trường hoang dã động vật tự thích nghi với môi trường xung quanh, những động vật không thích nghi được sẽ bị đào thải Còn trong chăn nuôi thì con người luôn nghiên cứu để tạo cho vật nuôi có điều kiện sống thích hợp nhất, để chúng sống và phát triển tốt mang lại lợi nhuận cao
Các yếu tố môi trường ảnh trực tiếp đến năng suất vật nuôi:
2.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ của chuồng nuôi là điều kiện tiểu khí hậu quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của đàn gà Nhiệt độ nóng hay lạnh đều liên quan trực tiếp đến cơ thể gà và khả năng hấp thu dưỡng chất (Võ Bá Thọ, 1996)
Hệ thống điều nhiệt của gà hoàn toàn khác loài hữu nhủ Gà không có tuyến mồ hôi và lớp lông rất dày cản trở sự thoát nhiệt bằng bức xạ và thoát hơi trên da Vì vậy, gà thoát nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp Gà con mới nở
Trang 21hoàn toàn không có khả năng điều nhiệt, nên khả năng điều nhiệt của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (Võ Văn Sơn, 2002)
Yêu cầu nhiệt độ môi trường của gà công nghiệp khác nhau tùy theo lứa tuổi Nói chung gà con cần nhiệt độ cao hơn gà lớn, gà thịt cần nhiệt độ cao hơn gà chuyên trứng (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980)
Bảng 2.4 Nhiệt độ môi trường và thân nhiệt của gà
Nguồn: Võ Văn Sơn, 2002
Gà thích nghi rất tốt với môi trường lạnh, gà trưởng thành có thể sống trong nhiệt độ thấp đến mức -140C trong vòng 1 giờ, lông được dựng thẳng lên
để bảo vệ duy trì thân nhiệt hoặc rùng mình để phản ứng với lạnh làm tăng tốc
độ trao đổi của cơ thể để sinh thêm nhiệt ( Bùi Xuân Mến, 2008) Theo Lê Hồng Mận (2003), nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi rất quan trọng trong chăn nuôi gà, quá nóng, quá lạnh đều ảnh hưởng làm giảm năng suất trứng, thịt Gà con dưới 4 tuần tuổi, nhất là dưới 3 tuần tuổi phải sưởi ấm để duy trì nhiệt độ trong chuồng nuôi trên 300C Vào mùa hè thì trên 4 tuần ngày nóng không cần sưởi, những ngày mưa lạnh vẫn tiếp tục sưởi nhưng công suất điện thấp hơn,
để nhiệt độ trong chuồng nuôi luôn ở 28 – 300C
Bảng 2.5 Chế độ nhiệt của chuồng gà hướng trứng
Tuần tuổi Nhiệt độ dưới chụp sưởi, 0
C Nhiệt độ trong chuồng ngoài
Trang 22Theo Bùi Xuân Mến (2008), nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp để gà đẻ tốt,
ở vùng nhiệt đới thường sử dụng ở mức 20 – 250C Chuồng có thông thoáng tốt, độ ẩm tương đối đặt ở mức 70%
Theo Dương Thanh Liêm (2003), thì nhiệt độ chuồng nuôi ở nước nhiệt đới thường xuyên lớn hơn 240C, khi nhiệt độ chuồng cao từ 300C trở lên sẽ gây bất lợi cho sự sinh trưởng của gà, gà thường thở nhiều, uống nhiều nước,
ăn rất ít, tính ngon miệng với thức ăn rất thấp Vào mùa hè nhiệt độ chuồng nuôi có thể trên 300C do vậy cần có biện pháp chóng nóng cho gà
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), khoảng nhiệt độ tối thích đối với gà trưởng thành là 18 – 260C, gọi là vùng nhiệt độ trung bình Khi nhiệt độ môi trường cao hoặc thấp hơn khoảng nhiệt độ trên đều gây bất lợi cho cơ thể và
có thể gây khó khăn cho quá trình điều hòa thân nhiệt Khi nhiệt độ chuồng nuôi dưới vùng trung bình, gà phải ăn nhiều thức ăn để sinh nhiệt, gây lãng phí thức ăn Khi nhiệt độ cao hơn vùng trung bình gà phải chịu ảnh hưởng stress nhiệt
Sự chênh lệch nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn đến năng suất gà
Sự chênh lệch nhiệt độ kết hợp với khối lượng gà ban đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trọng, mức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn ở gà qua các giai đoạn Cụ thể: khối lượng gà xuất chuồng giảm 20,5 – 25,3%, tiêu tốn thức ăn toàn kỳ giảm 21,84 – 24,91% và hệ số chuyển hóa thức ăn tăng 1,14 – 11,37%
(Nguyễn Thị Thanh Giang, 2010) Nhiệt độ cao trên 300C khối lượng trứng giảm, vỏ trứng mỏng (Đào Đức Long, 2004)
2.3.2 Ẩm độ
Khả năng chứa nước của không khí phụ thuộc vào nhiệt độ Nhiệt độ càng cao không khí càng hút ẩm và ngược lại, không khí trong chuồng nuôi thường bảo hòa hơi nước do gà thải ra ngoài trong khi thở, nước bóc hơi từ phân, từ bề mặt thiết bị cung cấp nước, từ mặt nước rơi vãi và hơi nước từ ngoài vào không khí kém Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thải hơi nước, đặc biệt là nhiệt độ của không khí, sức đẻ trứng, thành phần thức ăn, phương pháp thu dọn phân, sự cách ly của tường và nền chuồng, do đó cần hệ thống không khí Độ ẩm tốt nhất trong chuồng nuôi từ 65 – 70%, độ ẩm không khí cao ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà Độ ẩm không khí thấp ảnh hưởng đến gà vì bụi sinh ra nhiều làm hỏng màng nhầy, không khí khô làm da khô gây ngứa, đây là một trong những nguyên nhân gây mổ nhau ăn lông (Nguyễn Đức Hưng, 2006)
Trang 23Theo Võ Văn Sơn (2002), thì:
Ẩm độ tối hảo cho các loài là: 60 – 80% Trung bình 70%
Dưới 60% là thấp
Dưới 50% gây bệnh đường hô hấp
Trên 80% là cao
Trên 90% khó thở trong giải nhiệt và dễ bị nóng
Ẩm độ tương đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào:
Kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi, phương pháp cho uống và thể thức lưu thông khí của chuồng nuôi Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở rất dễ bị bệnh các đường hô hấp, ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết thân nhiệt của cơ thể gà Ẩm độ cao còn gây bất lợi gián tiếp là tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển như: Vi khuẩn, nấm mốc, đặc biệt là cầu trùng Mật độ nuôi càng cao
thì ẩm độ càng cao (Võ Bá Thọ, 1996) Ẩm độ cao cũng là một trong những yếu tố bất lợi cho sự phát triển của gà (Adil, 2009)
Khi ẩm độ khô thì nhu cầu uống nước của gà tăng lên đồng thời nhu cầu
về thức ăn giảm xuống, gà dễ bị mất nước, da khô, và ngược lại khi ẩm độ ướt thì nhu cầu uống nước của gà giảm còn nhu cầu ăn tăng lên Giữa nhiệt độ
và ẩm độ có mối tương quan nghịch với nhau Bình thường ẩm độ tốt nhất đối
với gà là từ 65 – 75% (Dương Thanh Liêm, 2003) Ẩm độ cao gây tác hại gián
tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của các loài nấm bệnh như: vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc (Võ Bá Thọ, 1996) Ẩm độ thấp từ 40 - 50% sẽ gây hại cho gà Chuồng nuôi dễ bụi gây bẩn không khí, gà dễ bệnh hô hấp Vào mùa khô hanh ở nước ta có những ngày kèm theo lạnh nên sự bóc hơi từ phổi tăng nhanh dễ gây cho cơ thể bị mất nhiệt và lạnh (Đào Đức Long, 2004)
Theo Nguyễn Viết Ly (1995), ẩm độ tương đối từ 55 – 85% mức độ ảnh hưởng đến cơ thể chưa rõ rệt nhưng khi ẩm độ hơn 90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn Bất kì nhiệt độ không khí cao hay thấp, ẩm độ không khí cao hay thấp, chuồng trại ẩm ướt đều không tốt Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao sẽ làm tăng sự tỏa nhiệt, gia súc bị lạnh Khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao sẽ gây trở ngại tỏa nhiệt, nhiệt lượng thừa sẽ ở lại trong cơ thể gây rối loạn chức năng sinh lý cơ thể
Trang 242.3.3 Ánh sáng
Theo Lê Hồng Mận (2003), chương trình chiếu sáng chuồng nuôi ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của gà, cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng qua các giai đoạn: Gà con, gà dò, gà đẻ Ở nước ta, thời gian và cường độ chiếu sáng giữa các mùa là không ổn định, nhưng có thể khắc phục
là che bớt ánh sáng mặt trời chiếu vào chuồng thông thoáng tự nhiên
Nuôi gà thịt nên sử dụng ánh sáng nhẹ, trời nắng sáng cần che bớt để tránh gà hoạt động nhiều, tăng trọng kém nhưng vẫn đảm bảo thoáng Chế độ ánh sáng tuần đầu 24 giờ ngày đêm, tuần 2: 23 giờ ngáy đêm, tuần 3 trở đi: 22 giớ đêm Công suất chiếu sáng: 1 – 3 tuần tuổi: 3,3 – 4 W/m2
chuồng, 4 – 5 tuần tuổi: 2W/m2, sau 5 tuần tuổi: 0,2 – 0,5 W/m2
(Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mân, 1999)
Bảng 2.6 Chương trình chiếu sáng cho gà giống hướng trứng
sáng/ngày đêm
Cường độ W/m2 nền Lux/m2 nền
Trang 252.3.4 Tốc độ gió
Thông thường tốc độ gió hay sự chuyển động của không khí có hai tác dụng lên cơ thể động vật Sự chuyển động vừa phải của không khí sẽ làm tăng khả năng trao đổi khí oxy và các chất khí khác trong môi trường giúp cho sự tuần hoàn của vật nuôi được hoàn hảo Tuy nhiên, sự chuyển động của không khì trong khi những yếu tố môi trường khác như nhiệt độ và ẩm độ bất lợi sẽ làm trầm trọng thêm hay hạn chế sự bất lợi này Tốc độ gió tối hảo trong chuồng nuôi là 0,2 – 0,4 m/giây (7,2 – 14,4 km/giờ) và không nên vượt quá 1,1 m/giây (36,9 km/giờ) (Võ Văn Sơn, 2003) Theo tiêu chuẩn Liên Xô vào mùa đông 0,2 – 0,3 m/giây, mùa hè 1,2 m/giây (Bùi Đức Lũng, 2003)
2.3.5 Thông thoáng
Theo Bùi Hữu Đoàn ctv (2009), thì sự thông thoáng chuồng nuôi là yêu cầu đối với tất cả các loại gà Đối với gà thịt, nhu cầu về thông thoáng của chuồng nuôi càng cao hơn vì gà thịt thương phẩm có tốc độ sinh trưởng nhanh, điều đó cớ nghĩa là cường độ trao đổi chất của gà thịt rất mạnh Nhu cầu về oxy là rất cao, hay nói cách khác là nhu cầu về lượng thông khí là rất cao Cần đảm bảo đảm bảo nhu cầu thông thoáng cho gà thịt mới có năng suất cao
Yếu tố này phụ thuộc vào kết cấu và kiểu chuồng Nếu gà sống trong điều kiện thông thoáng kém <0,9 m3 không khí/giờ/kg thể trọng đàn gà có nguy cơ nhiễm bệnh hô hấp và bệnh Newsasle cao hơn bình thường Nếu gà sống trong điều kiện có sự trao đổi không khí tốt >5 m3
không khí/giờ/kg thể trọng thì khả năng mắc bệnh rất thấp (Lã Thị Thu Minh, 2000)
Lượng CO2 trong không khí tối đa không quá 0,07 – 0,1% Lượng NH3không quá 0,01 – 0,07 mg/lít Lượng H2S tối đa không quá 0,003 – 0,01 mg/lít không khí trong chuống (Bùi Đức Lũng, 2003)
Độ thông thoáng của chuồng nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có quan hệ đến độ ẩm, nhiệt độ và mức khí độc trong chuồng nuôi Nếu mức khí độc trong chuồng nuôi không cao lắm, nồng độ oxy vào khoảng 21%, thì một
gà mái nặng 2 kg trong một ngày đêm cần 1000 lít không khí Tùy theo mật độ nhốt gà, chúng ta cần giải quyết cho không khí lưu thông thích hợp (Bùi Đức Lũng, 2003)
Trang 262.3.6 Mật độ nuôi
Mật độ nuôi nhốt gà ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của gà Nếu nhốt quá chặt thì hoạt động ăn, uống của gà sẽ không được bình thường, ảnh hưởng xấu đến sức sản xuất và khó đảm bảo vệ sinh Ngược lại, nếu nhốt quá rộng sẽ lãng phí chuồng trại Tùy theo phương thức thiết kế và thiết bị trong chuồng trại mà mật độ nhốt gà có sự thay đổi (Dương Thanh Liêm và Võ bá Thọ, 1980) Mật độ nuôi ảnh hưởng đến độ bụi, không khí của chuồng Hàm lượng
vi sinh vật tổng số trông đó có các loai vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy như E.coli, Salmonella và hàm lượng các khí độc NH3, H2S, CO2 trong chất độn chuồng ở mật độ nuôi gà thấp có ít hơn so với nuôi gà ở mật độ cao Hàm lượng vi sinh vật trong chất độn chuồng vào mùa hè cao hơn mùa đông (Nguyễn Hữu Cường và Bùi Đức Lũng, 2004)
2.4 Sức sản xuất của gia cầm
2.4.1 Chu kỳ đẻ trứng và cường độ của sự đẻ trứng
Theo Bùi Xuân Mến (2008), gà mái đẻ trứng liên tục trong một khoảng thời gian nào đó gọi là chu kỳ đẻ Ví dụ, một gà mái có thể đẻ mỗi trứng một ngày trong 4 ngày liên tiếp và ngày thức 5 nghỉ đẻ một trứng Chu kỳ đẻ được xác định bởi chu kỳ hormone trong gà mái và có sự biến đọng cao Một gà mái
có chu kỳ đẻ từ 3 đến 4 trứng có chu kỳ rụng trứng khoảng 24 giờ Sự khác biệt giữ 2 giờ trên 24 giờ được gọi là trễ Ngày nghỉ đẻ có thể cho phép một gà mái quay trở lại quay về sự đồng bộ của chu kỳ tiếp theo Hầu hết gà mái trong một chương trình 14 giờ chiếu sáng và 10 giờ tối sẽ đẻ trứng trong buổi sáng, trong khoảng 14 đến 16 giờ sau sẽ bắt đầu thời kỳ không chiếu sáng này
Theo Dương Thanh Liêm (2003), nhà chăn nuôi luôn muốn gà đẻ trứng liên tục, song thực tế thì gà mái đẻ trứng có một thời gian lại có một ngày ngưng đẻ, rồi lại tiếp tục đẻ Sự lặp đi lặp lại một cách có quy luật đó người ta gọi là chu kỳ đẻ trứng Số trứng đẻ ra trong một chu kỳ gọi là cường độ đẻ trứng Cường độ đẻ trứng được tính như sau:
Tổng số trứng đẻ ra trong năm
Cường độ đẻ trứng =
Tổng số chu kỳ đẻ trong năm
Theo Dương Thanh Liêm (2003), số trứng đẻ ra trong một chu kỳ phụ thuộc vào thời gian tạo trứng của gà mái, những giống gà có năng suất cao
Trang 27thường có thời gian tạo trứng ngắn Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Thức ăn và dinh dưỡng, cách cho ăn, tress do quản trị điều hành Gà có hiện tượng tập trung đẻ trứng vào buổi sáng, buổi chiều chỉ
đẻ đến 16 giờ thì gà ngưng đẻ cho đến 8 giờ sáng hôm sau mới đẻ theo giờ chiếu sáng tự nhiên Sau đây là mối quan hệ giữa thời gian tạo trứng và thời điểm đẻ trứng của gà:
Bảng 2.7 Thời gian tạo trứng và thời điểm đẻ trứng
đẻ trứng ra trong 1 năm của gà mái để làm thước đo về sức sản xuất trứng (Dương Thanh Liêm ,2003)
Theo Dương Thanh Liêm (2003), tỉ lệ đẻ trứng: Tỉ lệ đẻ trứng là chỉ tiêu thường dùng để đánh giá năng suất trứng ở một thời điểm hoặc một giai đoạn nào đó của gia cầm, nó biểu hiện bằng tỉ lệ phần trăm giữa số trứng đẻ ra trên tổng số trứng của gia cầm mái có mặt trong chuồng Để tính bình quân tỉ lệ đẻ trứng hàng tuần hoặc hàng tháng người ta áp dụng công thức tính như sau: Tổng số trứng thu được trong thời guan t
Tỉ lệ đẻ trứng (%) =
Tổng số gà mái có mặt trong thời gian t
Trang 282.4.3 Những yếu tố ảnh đến khả năng đẻ trứng của gia cầm
2.4.3.1 Yếu tố di truyền cá thể
Tuổi thành thục sinh dục: Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm Thành thục sớm là một tình trạng mong muốn Tuy nhiên cần chú ý đến trọng lượng cơ thể Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ trứng đầu tiên Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh sản của gia cầm: Loài, giống, dòng, hướng sản xuất, mùa vụ nở, thời gian chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và quản lý (Bùi Hữu Đoàn ctv, 2009)
Cường độ đẻ trứng: Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng của gia cầm trong một thời gian ngắn Cường độ đẻ trứng tương quan rất chặt chẽ với sức đẻ trứng một năm Nhất là cường độ đẻ trứng của 3 – 4 tháng đẻ đầu tiên Vì vậy
đẻ đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3 – 4 tháng đẻ trứng đầu tiên có những phán đoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống (Bùi Hữu Đoàn ctv, 2009)
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: Tùy thuộc vào thời gian nở
và sự bắt đầu và kết thúc của chu kỳ đẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời gian khác nhau trong năm Thường ở gà chu kỳ này kéo dài một năm Chu kỳ
đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhip
độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng Giữ sự thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan nghịch rõ rệt Các cá thể có sự khác nhau về bản chất di truyền của thời điểm kết thúc năm sinh học; điều này cho phép tiến hành chọn lọc theo sự đẻ trứng ổn định và do đó nâng cao sức đẻ trứng của cả năm Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học, gia cầm thường nghỉ đẻ và thay lông Những con thay lông sớm thường là những con
đẻ kém và thời gian thay lông kéo dài tới 4 tháng Ngược lại nhiều con thay lông muộn và nhanh, thời gian nghỉ đẻ dưới 2 tháng (Bùi Hữu Đoàn ctv, 2009)
Tính ấp bóng của gia cầm (ấp không trứng): Tính ấp bóng hay chính là bản năng ấp bóng, đây là phản xạ có điều kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm Tính ấp có ảnh hưởng đến năng suất trứng, vì vậy chọn lọc để loại bỏ bản năng đòi ấp sẽ nâng cao sức đẻ trứng Hiện nay, người ta đã tạo được những giống gà hướng trứng không có bản năng đòi ấp Đối với gà thịt người ta cũng tiến hành chọn giống theo hướng loại bỏ hoặc giảm đến mức thấp nhất bản năng đòi ấp (Bùi Hữu Đoàn ctv, 2009)
Trang 292.4.3.2 Giống, dòng gia cầm
Giống, dòng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm Giống gia cầm khác nhau thì khả năng đẻ trứng cũng khác nhau Trong cùng một giống, các dòng khác nhau thì sản lượng cũng khác nhau Những dòng được chọn lọc thường cho sản lượng trứng cao hơn những dòng không được chọn lọc khoảng 15 – 20% (Bùi Hữu Đoàn ctv, 2009)
2.4.3.3 Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm cũng có liên quan đến năng suất trứng Sản lượng trứng của gia cầm giảm đần theo tuổi, thông thường thì sản lượng năm thứ 2 giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất (Bùi Hữu Đoàn ctv, 2009)
Bảng 2.8 Ảnh hưởng của tuổi gia cầm đến sản lượng trứng (%)
Tùy thuộc vào lượng thức ăn thu nhận hằng ngày của mỗi đàn gia cầm
mà phối hợp khẩu phần ăn cho thích hợp Nếu khẩu phần không đảm bảo nhu cầu về protein sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng Mức protein thiếu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tỷ lệ nở sẽ giảm thấp Khẩu phần không đủ nhu cầu về vitamin và khoáng không những làm giảm năng suất trứng mà còn ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ấp nở Tỷ lệ trứng không có phôi sẽ tăng cao, thậm chí còn gây bệnh cho gia cầm Các loại thức ăn bảo quản không tốt, bị nhiễm nấm mốc, các kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực
Trang 30vật, thậm chí các loại thức ăn hỗn hợp đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhưng bảo quản không tốt cũng sẽ không phát huy tác dụng trong chăn nuôi gia cầm (Bùi Hữu Đoàn ctv, 2009)
2.4.3.5 Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất, ở gà nhiệt độ thích hợp cho quá trình
đẻ trứng trong khoảng 18 – 240C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất là 200
C Nhiệt độ thấp quá hay cao quá điều không có lợi cho gia cầm và làm giảm sức
đẻ trứng (Bùi Hữu Đoàn ctv, 2009)
2.4.3.6 Khả năng duy trì sự đẻ trứng và thay lông của gia cầm
Yếu tố giống: Gà có năng suất cao thường có thơì gian duy trì đẻ trứng
2.5 Ảnh hưởng của các yếu tố tiểu khí hậu lên năng suất sinh sản của gà đẻ
2.5.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể vật nuôi Nếu sự thay đổi ít, diễn biến từ từ thường không gây tác hại mà có khi còn có tác dụng như một kích thích có lợi Trường hợp nhiệt độ diễn biến đột ngột, biên độ dao động lớn, vượt qua giới hạn bình thường sẽ gây tác hại trực tiếp và gián tiếp đến gà Ở gà lớn, khi nhiệt độ môi trường nóng sẽ có biểu hiện rối loạn chức năng sinh lý, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều Ảnh hưởng đến tăng trọng, giảm đẻ, chất lượng trứng kém, có thể gây chết hàng loạt (Võ Bá Thọ, 1996) Ở gà sinh sản nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là 18 –
200C và không quá 250C Nhiệt độ nuôi thấp hơn 150C hoặc cao hơn 300C ảnh
Trang 31hưởng lớn đến sự đẻ trứng và khối lượng trứng, tỷ lệ gà chết tăng lên (Nguyễn Đức Hưng, 2006) Theo ISA (2009), khi trọng lượng trứng giảm là do ảnh hưởng từ nhiệt độ cao Trong khoảng 23 – 270C, nhiệt độ tăng 10C thì trọng lượng trứng giảm 0,4% Trên 270C nhiệt độ tăng 10
C thì trọng lượng trứng giảm 0,8%
2.5.2 Ẩm độ
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), độ ẩm tốt nhất trong chuồng nuôi từ 65 – 70%, độ ẩm không khí cao ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà Ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn phát triển, lớp độn chuồng dễ bị nấm mốc gây mùn nát, các thiết
bị dụng cụ nhà nuôi dễ bị hỏng hoặc phải lau chùi, cọ rửa nhiều, các bệnh dễ lay lan hơn Sự kết hợp giữa ẩm độ và nhiệt độ cao làm giảm sức đề kháng của
gà, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật trong chuồng nuôi phát triển, đặc biệt là sự phát triển của E.coli, kèm theo triệu chứng hô hấp Nhiệt
độ và ẩm độ cao hơn so với điều kiện chuẩn thì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ lệ đẻ, tỷ lệ tiêu chảy (tỷ lệ tiêu chảy cao từ 32,5 – 37,8%), tỷ lệ
hô hấp (22,4 – 40%) và tỷ lệ chết (4,45 – 7,84%) ở gà (Nguyễn Thị Thanh Giang, 2010)
2.5.3 Ánh sáng
Thời gian chiếu sáng phải phù hợp với từng giống gà, từng lứa tuổi và được chú trọng đặc biệt là vào thời kỳ đẻ, vì nó ảnh hưởng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng trứng Trong giai đoạn đẻ trứng, thời gian chiếu sáng thích hợp cho các giống gà là 16 giờ/ngày đêm, với công suất 4 W/m2
và cường độ 20 lux Có nhiều cách tăng cường độ chiếu sáng ở cuối giai đoạn hậu bị Cách chiếu sáng phổ biến là tăng từ từ trong 2 tuần, mỗi ngày 70 phút hoặc có thể tăng đột ngột từ 8 giờ/ngày lên 24 giờ/ngày để tạo kích thích trong
2 ngày, sau đó giảm xuống 14 giờ, rồi tăng từ từ 30 phút mỗi ngày (Võ Bá Thọ, 1996)