Yếu tố giống: Gà có năng suất cao thường có thơì gian duy trì đẻ trứng dài.
Yếu tố về dinh dưỡng : Tress do dinh dưỡng hay làm cho gia cầm thay lông không đúng quy luât.
Yếu tố môi trường: Ánh sáng và nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh đến thời gian duy trì sức sản xuất trứng.
Yếu tố bên trong cơ thể: Do sự điều tiết của các thần kinh và hormm. Thứ tự thay lông và thời gian thay lông: Gà bắt đầu thay lông ở đầu, cổ trước đến lưng, cánh, ức, bụng và cuối cùng là đuôi. Khi thay lông thì gà giảm sức đẻ trứng. Giống gà chuyên thịt thời gian thay lông kéo dài khoảng 3 tháng, còn giống gà chuyên trứng thời gian thay lông kéo dài khoảng 1 tháng (Bùi Hữu Đoàn ctv, 2009).
2.5. Ảnh hƣởng của các yếu tố tiểu khí hậu lên năng suất sinh sản của gà đẻ.
2.5.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể vật nuôi. Nếu sự thay đổi ít, diễn biến từ từ thường không gây tác hại mà có khi còn có tác dụng như một kích thích có lợi. Trường hợp nhiệt độ diễn biến đột ngột, biên độ dao động lớn, vượt qua giới hạn bình thường sẽ gây tác hại trực tiếp và gián tiếp đến gà. Ở gà lớn, khi nhiệt độ môi trường nóng sẽ có biểu hiện rối loạn chức năng sinh lý, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều. Ảnh hưởng đến tăng trọng, giảm đẻ, chất lượng trứng kém, có thể gây chết hàng loạt (Võ Bá Thọ, 1996). Ở gà sinh sản nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là 18 – 200C và không quá 250C. Nhiệt độ nuôi thấp hơn 150C hoặc cao hơn 300C ảnh
hưởng lớn đến sự đẻ trứng và khối lượng trứng, tỷ lệ gà chết tăng lên (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Theo ISA (2009), khi trọng lượng trứng giảm là do ảnh hưởng từ nhiệt độ cao. Trong khoảng 23 – 270C, nhiệt độ tăng 10C thì trọng lượng trứng giảm 0,4%. Trên 270C nhiệt độ tăng 10
C thì trọng lượng trứng giảm 0,8%.
2.5.2 Ẩm độ
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), độ ẩm tốt nhất trong chuồng nuôi từ 65 – 70%, độ ẩm không khí cao ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà. Ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn phát triển, lớp độn chuồng dễ bị nấm mốc gây mùn nát, các thiết bị dụng cụ nhà nuôi dễ bị hỏng hoặc phải lau chùi, cọ rửa nhiều, các bệnh dễ lay lan hơn. Sự kết hợp giữa ẩm độ và nhiệt độ cao làm giảm sức đề kháng của gà, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật trong chuồng nuôi phát triển, đặc biệt là sự phát triển của E.coli, kèm theo triệu chứng hô hấp. Nhiệt độ và ẩm độ cao hơn so với điều kiện chuẩn thì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ lệ đẻ, tỷ lệ tiêu chảy (tỷ lệ tiêu chảy cao từ 32,5 – 37,8%), tỷ lệ hô hấp (22,4 – 40%) và tỷ lệ chết (4,45 – 7,84%) ở gà (Nguyễn Thị Thanh Giang, 2010).
2.5.3 Ánh sáng
Thời gian chiếu sáng phải phù hợp với từng giống gà, từng lứa tuổi và được chú trọng đặc biệt là vào thời kỳ đẻ, vì nó ảnh hưởng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng trứng. Trong giai đoạn đẻ trứng, thời gian chiếu sáng thích hợp cho các giống gà là 16 giờ/ngày đêm, với công suất 4 W/m2
và cường độ 20 lux. Có nhiều cách tăng cường độ chiếu sáng ở cuối giai đoạn hậu bị. Cách chiếu sáng phổ biến là tăng từ từ trong 2 tuần, mỗi ngày 70 phút hoặc có thể tăng đột ngột từ 8 giờ/ngày lên 24 giờ/ngày để tạo kích thích trong 2 ngày, sau đó giảm xuống 14 giờ, rồi tăng từ từ 30 phút mỗi ngày (Võ Bá Thọ, 1996).
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phƣơng tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại trại gà đẻ công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long, với kiểu chuồng kín của công ty TNHH Emivest Việt Nam. Thời gian thí nghiệm từ tháng 8 – 10/2014.
3.1.2 Động vật thí nghiệm
Gà chuyên trứng Hisex Brown với thời gian khảo sát lúc gà đạt 43 tuần tuổi, thời gian khảo sát 6 tuần liên tiếp. Tổng số gà thí nghiệm 17280 con, gà được phòng bệnh theo lịch tiêm phòng của công ty Emivest.
Hình 3.1 Gà mái đẻ Hisex Brown được khảo sát
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm
Gà được nuôi trong hệ thống chuồng kín gồm 6 dãy chuồng, mỗi dãy gồm 3 tầng lồng, dãy chuồng được thiết kế theo hướng Đông Bắc – Tây Nam cách quốc lộ 110m, kích thước 125 m x 14 m, kích thước tấm làm mát 0,6 m x 2,2 m.
Tấm làm mát được đặt ở đầu chuồng mỗi chỗ đặt 20 tấm. Cuối chuồng có hệ thống quạt hút với 10 quạt hoạt động liên tục để hút không khí ra ngoài. Nước được bơm lên tấm làm mát bởi 4 máy bơm được điều chỉnh tự động để đảm bảo chênh lệch nhiệt độ ngày đêm 5 – 70C và nhiệt độ trong chuồng ổn
định 25 – 280C. Máy bơm sẽ được điều chỉnh tự động chạy để bơm nước lên tấm làm mát theo nguyên lý chạy 1 phút nghỉ 3 phút.
Lối đi cho ăn cũng là lối lượm trứng và làm vệ sinh (máng ăn, máng uống…) rộng 1,2 m, còn hố phân và lối đi dọn phân rộng 3,1m.
Hình 3.3 Lối đi cho ăn, làm vệ sinh và lượm trứng Hình 3.2 Tấm làm mát và hệ thống quạt hút
Hình 3.4 Hố phân và lối đi dọn phân
3.1.4 Thức ăn và nƣớc uống
Trại sử dụng thức ăn 7606 của công ty TTHH Emivest với thành phần dinh dưỡng như sau:
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
Thành phần dinh dưỡng Đơn vị tính Khối lượng Năng lượng trao đổi Kcal/kg 2700
Đạm (min) % 16,5
Xơ thô (max) % 5
Canxi (min – max) % 3,6 – 4,2 Phosphor (min) % 0,5 NaCl (min – max) % 0,2 Chlotetracyline (max) Mg/kg 100 Bacitracine zine (max) Mg/kg 50
Hoocmon 0
Nguồn: Công ty TTHH Emivest Việt Nam, 2012
Nguyên liệu chính trong thức ăn gồm: Bắp, tấm, đạm đậu nành, cám gạo, cám lúa mì, các acid amin, các chất bổ sung vitamin và khoáng…
Trại bơm nước sông lên và bể chứa 500 lít rồi xử lý và dẫn vào trại cho gà uống.
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm
Nhiêt kế, ẩm kế để đo nhiệt độ và ẩm độ, cân đồng hồ dùng để cân trứng và cân thức ăn, vĩ lượm trứng.
Hình 3.5 Nhiệt ẩm kế
Hình 3.6 Cân dùng để cân thức ăn và cân trứng
3.1.6 Thuốc thú y
Các loại thuốc thú y được dùng cho gà :
Vitamino solution cung cấp vitamin, acid amin, khoáng và chất điện giải Men tiêu hóa protect NT hổ trợ tiêu hóa
BESLTYTES cung cấp vitamin. Acid amin và khoáng Vitamin C dạng nguyên liệu
Các loại thuốc trên thường sử dụng bằng cách pha vào nước cho uống theo sự hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật ở trại. Khi gà được chuyển vào trại mỗi tháng nhỏ mắt 1 lần (IB + ND (lasota)) và cúm gia cầm (H5N1) 4 tháng được chích 1 lần.
3.1.7 Chăm sóc và nuôi dƣỡng
Hàng ngày, sáng trước khi cho ăn vệ sinh máng ăn và chén nước, 7h30 cho gà ăn, 8h30 lượm trứng rồi cân trứng. Chiều 13h cho gà ăn với lượng gấp 2 lần buổi sáng và lượm trứng, vệ sinh lối đi. Mỗi tuần dọn phân, chà vĩ hứng trứng và quét trần 1 lần, còn quạt hút thì vệ sinh 2 lần/tháng
3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức đầu dãy chuồng (ĐC), giữa dãy chuồng (GC) và cuối dãy chuồng (CC) là 3 vị trí của các dãy chuồng được chia theo chiều dài của chuồng, đầu chuồng có hệ thống làm mát và cuối chuồng có hệ thống quạt hút. Thí nghiệm ở 3 dãy chuồng (coi như 3 lần lập lại), đầu dãy, giữa dãy và cuối dãy mỗi chỗ lấy 20 ô, mỗi ô 4 con.
Các nghiệm thức như sau:
Nghiệm thức 1 (ĐC): Đầu dãy chuồng (đầu có hệ thống làm mát). Nghiệm thức 2 (GC): Dãy tiếp theo nghiệm thức ĐC (giữa chuồng). Nghiệm thức 3 (CC): Cuối dãy chuồng (đầu có quạt hút).
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi 3.2.2.1 Nhiệt độ 3.2.2.1 Nhiệt độ
Số lần đo trong ngày là 5 lần vào lúc: 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ và 18 giờ. Nhiệt kế được đặt ngang tầng lồng thứ hai.
3.2.2.2 Ẩm độ
Số lần đo trong ngày là 5 lần vào lúc: 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ và 18 giờ. Ẩm kế được đặt ngang tầng lồng thứ hai.
3.2.2.3 Các chỉ tiêu về năng suất
Năng suất trứng: Đếm số lượng trứng mỗi ngày, ghi nhận số gà chết. Số lượng trứng được đếm đến lúc 14 giờ, nếu gà đẻ sau 14 giờ thì tính cho ngày hôm sau.
Tổng số trứng đẻ ra trong giai đoạn x 100 Năng suất trứng (%) =
Số lượng gà trong giai đoạn
Khối lượng trứng, g/trứng: Cân hết số trứng ở từng chỗ thí nghiệm và lấy khối lượng trung bình.
Khối lượng trứng được cân trong NT
Khối lượng trứng trung bình =
Số lượng trứng cân trong NT
Tổng tiêu tốn thức ăn trong ngày Tiêu tốn thức ăn/ngày (g/ngày) =
Tổng số gà trong thí nghiệm Tổng tiêu tốn thức ăn Tiêu tốn thức ăn/trứng (g) = Tổng số trứng đẻ ra Tổng tiêu tốn thức ăn Tiêu tốn thức ăn/ kg trứng (kg) = Tổng số trứng đẻ ra 3.3 Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý sơ bộ bằng chương trình Microsoft Office Excel 2003, sau đó phân tích phương sai bằng mô hình tiến tính tổng quát (General Liner Model) của chương trình Minitab 16.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nhận xét chung
Nhìn chung trong quá trình thí nghiệm thì tình hình sức khỏe đàn gà ổn định, không có dịch bệnh xảy ra.
4.2 Các chỉ tiêu theo dõi 4.2.1 Nhiệt độ 4.2.1 Nhiệt độ
4.2.1.1 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm nghiệm
Sau thời gian theo dõi, nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 4.1
Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm (0C) Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P ĐC GC CC Tuần 43 26,91c 27,68b 28,60a 0,02 0,001 Tuần 44 26,19c 27,17b 28,13a 0,01 0,001 Tuần 45 26,67c 27,58b 28,41a 0,01 0,001 Tuần 46 26,45c 27,40b 28,36a 0,01 0,001 Tuần 47 27,00c 27,83b 28,60a 0,01 0,001 Tuần 48 27,06c 27,80b 28,58a 0,01 0,001 Trung bình 26,71c 27,58b 28,45a 0,08 0,001
Ghi chú: ĐC: Đầu dãy chuồng, GC: Giữa dãy chuồng, CC: Cuối dãy chuồng
a, b, c Những chữ số khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức P < 0,05 Qua Bảng 4.1 ta thấy được nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức tăng từ ĐC đến nghiệm thức CC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nghiệm thức ĐC và nghiệm thức GC, cgiữa nghiệm thức GC và nghiệm thức CC là khoảng 0,77 – 0,980C. Và lệch nhiệt độ giữa nghiệm thức ĐC và nghiệm thức CC là
1,69 – 1,940C. Nhiệt độ trung bình trong chuồng nuôi dao động từ 26,71 – 28,450C. Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) cho rằng, ở gà sinh sản, nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là 18 – 200C và không quá 250C. Nhiệt độ nuôi thấp hơn 150C hoặc cao hơn 300C ảnh hưởng lớn đến sự đẻ trứng và khối lượng trứng, tỷ lệ gà chết tăng lên. Còn theo Bùi Xuân Mến (2008), nhiệt độ thích hợp cho gà đẻ từ 20 – 250C. Với nhiệt độ chuồng nuôi mà thí nghiệm thu được cao hơn chuẩn các tác giả trên đưa ra, nhưng vẫn không nằm trong khoảng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của gà.
4.2.1.2 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm theo dõi trong ngày theo dõi trong ngày
Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời gian theo dõi trong tuần được thể hiện ở Bảng 4.2
Bảng 4.2 Nhiệt độ trung bình qua các thời điểm trong ngày (0C)
Chỉ tiêu
Thời điểm, giờ
SEM P 6 9 12 15 18 Tuần 43 26,39d 28,80b 29,72a 27,53c 26,20e 0,02 0,001 Tuần 44 25,73e 27,27c 28,70a 27,66b 26,46d 0,01 0,001 Tuần 45 26,20d 27,74b 29,24a 27,73b 26,86e 0,01 0,001 Tuần 46 26,29d 27,54b 28,91a 27,53b 26,75e 0,01 0,001 Tuần 47 26,70e 27,98c 29,27a 28,18b 26,92d 0,01 0,001 Tuần 48 26,58e 28,22b 29,47a 27,96c 26,85d 0,01 0,001 Trung bình 26,32e 27,92b 29,22a 27,76c 26,67d 0,01 0,001
Ghi chú: ĐC: Đầu dãy chuồng, GC: Giữa dãy chuồng, CC: Cuối dãy chuồng
a, b, c, d, e Những chữ số khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức P < 0,05 Qua Bảng 4.2 cho ta thấy, trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ trong chuồng tăng dần từ 6 – 12 giờ, lúc 15 giờ và 18 giờ nhiệt độ giảm dần. Nhiệt độ cao nhất vào lúc 12 giờ trung bình là 29,220C và thấp nhất là vào lúc 6 giờ trung bình là 26,32oC. Nhiệt độ qua các thời điểm trong ngày khác nhau giao động trung bình từ 26,32 – 29,220C. Tuy nhiên vẫn có lúc nhiệt độ lúc 18 giờ thấp hơn nhiệt độ lúc 6 giờ (tuần 43, tuần 45 và tần 46). Nhìn chung sự biến
đổi nhiệt độ của các vị trí trong chuồng qua các thời điểm trong ngày có sự biến động lớn. Theo Dương Thanh Liêm (2003), thì nhiệt độ chuồng nuôi ở nước nhiệt đới thường xuyên lớn hơn 240C, khi nhiệt độ chuồng cao từ 300C trở lên sẽ gây bất lợi cho sự sinh trưởng của gà, gà thường thở nhiều, uống nhiều nước, ăn rất ít, tính ngon miệng với thức ăn rất thấp. Vào mùa hè nhiệt độ chuồng nuôi có thể trên 300C do vậy cần có biện pháp chống nóng cho gà.
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), khoảng nhiệt độ tối thích đối với gà trưởng thành là 18 – 260C, gọi là vùng nhiệt độ trung bình. Khi nhiệt độ môi trường cao hoặc thấp hơn khoảng nhiệt độ trên đều gây bất lợi cho cơ thể và có thể gây khó khăn cho quá trình điều hòa thân nhiệt. Khi nhiệt độ chuồng nuôi dưới vùng trung bình, gà phải ăn nhiều thức ăn để sinh nhiệt, gây lãng phí thức ăn. Khi nhiệt độ cao hơn vùng trung bình gà phải chịu ảnh hưởng stress nhiệt, cho nên với điều kiện nhiệt độ của trại thì có thể sẽ ảnh hưởng đến khối lượng trứng và gà dễ bị stress nhiệt.
4.2.1.3 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm trong ngày trong quá trình thí nghiệm trong ngày trong quá trình thí nghiệm
Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm trong ngày trong quá trình thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 4.3
Bảng 4.3 Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm trong ngày trong quá trình thí nghiệm (0C)
Thời điểm (giờ) Nghiệm thức Tuần 43 Tuần 44 Tuần 45 Tuần 46 Tuần 47 Tuần 48 Trung bình 6 ĐC 25,61l 25,00l 25,57m 25,34k 25,87k 25,86m 25,54n GC 26,35j 25,71j 26,20k 26,35i 26,71i 26,58k 26,32l CC 27,20h 26,48h 26,83i 27,18f 27,54fg 27,29h 27,09i 9 ĐC 27,94f 26,04i 26,61j 26,51h 27,03h 27,46g 26,93j GC 28,78d 27,30f 27,75f 27,56e 28,06e 28,20e 27,94f CC 29,67b 28,49c 28,85c 28,55c 28,85c 28,99c 28,90c 12 ĐC 28,96c 27,77d 28,33e 27,96d 28,56d 28,71d 28,83e GC 29,72b 28,61b 29,28b 28,79b 29,14b 29,41b 29,16b CC 30,49a 29,71a 30,11a 29,98a 30,12a 30,27a 30,11a 15 ĐC 26,62i 26,73g 26,78i 26,60h 27,43g 27,13i 26,88j GC 27,43g 27,60e 27,76f 27,48e 28,19e 27,93f 27,73g CC 28,54e 28,64b 28,66d 28,50c 28,92c 28,82d 28,68d 18 ĐC 25,39k 25,42k 26,06l 25,84j 26,11j 26,13l 25,82 m GC 26,10m 26,63g 26,93h 26,81g 27,05h 26,90j 26,74k CC 27,10h 27,37f 27,58g 27,60e 27,60f 27,54g 27,64h SEM 0,03 0,02 0,02 0,02 0,03 0,03 0,02 P 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 Ghi chú: ĐC: Đầu dãy chuồng, GC: Giữa dãy chuồng, CC: Cuối dãy chuồng
a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m, n Những chữ số khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức P < 0,05
Qua Bảng 4.3 ta thấy nhiệt độ ở vị trí ĐC qua các thời điểm đều thấp nhất do có tấm làm mát và nhiệt độ ở vị trí CC qua các thời điểm đều cao nhất do có hệ thống quạt hút. Nhìn chung sự biến đổi nhiệt độ giữa các nghiệm
thức vào các thời điểm là ở khoảng cho phép, ở vị trí ĐC trung bình khoảng 3,290C, ở vị trí GC là khoảng 2,840C và ở vị trí cuối chuồng là 3,020C. Theo Võ Bá Thọ (1996), nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể vật nuôi. Nếu sự thay đổi ít, diễn biến từ từ thường không gây hại mà có khi còn có tác dụng như một kích thích có lợi. Trường hợp nhiệt độ diễn biến đột ngột, biên độ dao động lớn, vượt qua giới hạn bình thường sẽ