1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế xã hội tỉnh An Giang

167 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

Kinh tế xã hội tỉnh An Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- Phạm Thị Tuyết Nga KINH TẾ - HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô khoa sử đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn TS. Lê Văn Đạt, thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các Ban Ngành tỉnh An Giang, Thư viện tỉnh An Giang, biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Trân trọng biết ơn! Tác giả luận văn Phạm Thị Tuyết Nga MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An Giang - một tỉnh đồng bằng phía Tây nam của tổ quốc - mảnh đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - hội. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người An Giang đã góp công to lớn vào những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất. Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), nhân dân An Giang với đức tính cần cù, chịu t hương chịu khó và tinh thần cách mạng kiên cường đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa hội. Qua 10 năm khôi phục và phát triển kinh tế - hội (1975 – 1985), bằng sự nổ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tỉnh An Giang đã thu dược những thắng lợi cơ bản, đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước giải phóng. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa hộiAn Giang giai đoạn này cũng tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế - hội ở địa phương. Đại hội Đảng toàn quốc lần t hứ VI (12/1986) với đường lối đổi mới đúng đắn đã tạo động lực cho sự phát t riển kinh tế - hội của cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng phù hợp với thực tế địa phương, trong những năm 1986 – 2005, kinh tế - hội An Giang đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Mặc dù vậy, quá trình phát triển kinh tế - hội tỉnh An Giang trong giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, việc dựng lại bức tranh chân thực và sinh động quá trình phát triển kinh tế - hội từ sau ngày giải phóng đến năm 2005 đặc biệt để thấy được thành tựu, sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - hội trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005) ở tỉnh An Giang là một vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Trước hết, nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện, hệ thống, đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung, của một tỉnh đồng bằng Nam bộ nói riêng mà An Giang là một trong những điển hình. Đó cũng là căn cứ khoa học giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách phát triển kinh tế - hội phù hợp, từ đó tạo động lực cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa hộiAn Giang đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về: “Kinh tế - hội tỉnh An Giang từ 1986 đến 2005” có ý nghĩa quan trọng trong việc tì m hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp cho thế hệ trẻ có những hiểu biết bổ ích về truyền thống hào hùng của quê hương, về công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước, qua đó thấy được trách nhiệm của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương, Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. Đồng thời, quá trình hoàn thành đề tài này còn giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu khoa học, vận dụng vào công tác giảng dạy của m ình, đặc biệt phần lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới. Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: “Kinh tế - hội tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2005” làm đề tài luận văn Thạc sỹ sử học của mình. 2. Lịch sử vần đề Nghiên cứu về kinh tế - hội thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung và ở các vùng nông thôn nói ri êng là một vấn đề cấp thiết được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu ở các Trung ương và địa phương quan tâm . Trước hết phải kể đến các bài v iết của những nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước ta như: “Đổi mới để tiến lên” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, “Sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa hội” của đồng chí Đỗ Mười, hay “Đổi mới - bước phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa hội ở Việt Nam” của đồng chí Nguyễn Khánh, . Nhìn chung, các tác phẩm này tập trung tìm hiểu những vấn đề kinh tế - hộitính khái quát trên cả nước, qua đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới, đồng thời cũng rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế - hội của đất nước, góp phần làm cho chủ trương và đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng phát huy tác dụng trong cuộc sống. Các cuốn sách: “Đổi mới kinh tế và phát triển” của tác giả Đoà n Thị Thu Hà, nhà xuất bản Khoa học hội 1995; “Định hướng hội chủ nghĩa ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận cấp bách” của Trần Xuân Tường, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996; “Đổi mới chính sách hội: Luận cứ và giải pháp” của tác giả Phạm Xuân Nam, xuất bản 1997; “Đổi mới để phát triển”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2002, . đã đề cập, nghiên cứu những vấn đề kinh tế - hội của nước ta trong thời kỳ đổi mới mang tính khái quát cả phương diện lý luận và thực tiễn. Một số công trình khác nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới như: “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu và triển vọng” của tác giả Nguyễn Văn Bích, nhà xuất bản Hà Nội 1994; “Đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn”, nhà xuất bản Nông nghiệp 1998; “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác nông nghiệp nông thôn” của Lương Xuân Quý, nhà xuất bản Hà Nội 1999; “Đổi mới nông nghiệp và nông t hôn dưới góc độ thể chế”, Trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm 2000; “Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2000, . Trong mức độ nhất định, các công trình này đã cung cấp cách nhìn, đánh giá công cuộc đổi mới trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thời kỳ 1954 – 1975 có nhiều công trì nh nghiên cứu về Nam Bộ, vùng đất An Giang hoặc có đề cập đến kinh tế - hội An Giang được công bố. Dưới chính quyền Sài Gòn, Ban nghiên cứu Tòa Hành chính An Giang còn cho biên soạn các quyển địa phương chí như: Địa phương chí tỉnh Long xuyên 1956, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1956, Địa phương chí An Giang 1959, Địa phương chí An Giang 1961, Địa phương chí An Giang 1963, Địa phương chí tỉnh An Giang 1967, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1968, Địa phương chí tỉnh An Giang 1973,… đã đề cập một cách tổng quát về lịch sử, điều kiện tự nhiên, hành chính, kinh tế, văn hóa, hội, dan h lam thắng cảnh của tỉnh. Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang vùng Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu được xuất bản năm 1973. Tác giả viết về công trình đào kênh, mở đường khẩn hoang lập làng ở An Giang của Thoại Ngọc Hầu giai đoạn cuối thời vua Gia Long đầu thời vua Minh Mạng. Lịch Sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam xuất bản năm 1973, cũng đã cung cấp những tư liệu về cuộc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng vào thế kỷ XVIII – XIX. Tác phẩm Gia Định xưa, nhà văn Sơn Nam đã đề cập đến vấn đề đất đai, thiên nhiên, phong thổ, phong tục, tạp quán của vùng đất Nam bộ và công cuộc khẩn hoang vùng biên giới Tây Nam. Từ sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, với những vấn đề sâu hơn. Tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa chủ biên, đã góp phần tìm hiểu sâu hơn về quá trình khai phá vùng đất Nam bộ, trong đó có An Giang. Tác giả đã khái quát quá trình di chuyển dân cư, khai hoang lập đồn điền, tổ chức sản xuất nông nghiệp, những biến đổi về mặt hội. Quyển Những trang về An Giang của Trần Thanh Phương xuất bản năm 1984. Đây là quyển sách địa chí, đã đề cập đến thiên nhiên, con người, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế An Giang trong các thế kỷ XVIII – XX. Trong Lịch sử An Giang của Sơn Nam được xuất bản vào năm 1988, tác giả đã đề cập đến những biến đổi về mọi mặt của vùng đất An Giang từ khi hòa hợp vào lãnh thổ nước ta đến thời Pháp thuộc. Quyển Văn hóa và cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long của Ngu yễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường xuất bản năm 1990 đã nghiên cứu về các tộc người đang sinh sống trên mảnh đất đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã đề cập đến mọi mặt trong si nh hoạt về mặt kinh tế - hội của cư dân đã từng sinh sống ở vùng đất này. Tác phẩm Về dân tộc ở vùng đồng bằng sông cửu Long xuất bản năm 1991 đã đề cập khá chi tiết về sinh hoạt kinh tế của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đang sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng đất An Giang nói riêng. Quyển Góp phần tì m hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của Huỳnh Lứa xuất bản năm 2000. Tác giả có đề cập đến quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ, khai hoang lập ấp, công cuộc đào kênh, các hoạt động kinh tếAn Giang trong hai thế kỷ XVIII – XIX. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu và phát triển do Nguyễn Công Bình chủ biên, Nghề nông Nam Bộ của Trần Xuân Kiêm biên soạn năm 1992, Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam của Vũ Minh Giang chủ biên. Ngoài ra, các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học như Nam Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII – XIX do Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Lịch sử hình thành vùng đất An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh An Giang đã phối hợp với Viện khoa học hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, …; các bài viết trên các b áo chuyên ngành được công bố thường xuyên có liên quan đến kinh tế - hội An Giang. Kinh tế - hội tỉnh An Giang thời kỳ đổi mới được Đảng bộ, các cấp chính quyền tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm . Quyển An Giang 25 năm xây dựng và phát triển của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xuất bản 2000 đã đề cập đến những vấn đề kinh tế - hội của tỉnh An Giang trong giai đoạn sau năm 1975 – 2000. Quyển An Giang 30 năm xây dựng và phát triển của Tỉnh ủy An Giang xuất bản năm 2005 viết về những thành tựu đạt được về kinh tế - hội của tỉnh trong 30 năm qua. Quyển Những bước đột phá của An Giang trên chặng đường đổi mới kinh tế của Đỗ Hoài Nam và Đặng Phong chủ biên xuất bản 2006. Đây là sách viết về bối cảnh lịch sử An Giang trước giải phóng, những ngày sau giải phóng, An Giang cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa hội và thực hiện những mũi đột phá trên nhiều lĩnh vực khác nhau, để từ đó đi đến đổi mới toàn diện nền kinh tế của tỉnh. Mặc dù bước đầu nêu một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tế - hội tỉnh An Giang nhưng là tài liệu quý giá giúp chúng tôi trong việc tiếp cận vấn đề, hoàn thành luận văn. Như vậy, tất cả các công trì nh nêu trên mới đề cập những vấn đề chung mang tính lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, hoặc chỉ dừng lại ở những báo cáo, thống kê về kinh tế - hội tỉnh An Giang trong thời kỳ đổi mới. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, trình bà y có hệ thống riêng về vấn đề kinh tế - hội tỉnh An Giang từ 1986 đến năm 2005. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng Đề tài luận văn tập t rung tìm hiểu và làm rõ tình hình kinh tế - hội tỉnh An Giang trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, đề tài tìm hiểu về An Giang một tỉnh đồng bằng ở phía Tây Nam tổ quốc. Về thời gian, đề tà i chủ yếu tìm hiểu kinh tế - hội tỉnh An Giang giai đoạn từ 1986 đến 2005. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài luận văn tập trung nghiê n cứu quá trình xây dựng phát triển kinh tế - hội tỉnh An Giang từ 1986 đến 2005. Trên cơ sở đó dựng lại bức tranh kinh tế - hội tỉnh An Giang trong 20 năm đổi mới (1986 – 2005). Từ thực tiễn sinh động của quá trình phát triển cũng như những thành tựu kinh tế - hội tỉnh An Giang đạt được, đề tài rút ra những đặc điểm riêng về kinh tế - hội tỉnh An Giang trong thời kỳ đổi mới, những bài học kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - hội tỉnh An Giang. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho tỉnh An G iang trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - hội giai đoạn hiện nay. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiê n cứu 4.1. Ng uồn tư liệu Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các ng uồn tư liệu sau: Các t ác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về kinh tế - hội, các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh An Giang về vấn đề phát triển kinh tế - hội trong thời kỳ đổi mới. Những công t rình nghiên cứu về kinh tế - hội các vùng nông thôn An Giang, các niên giám thống kê lưu trữ tại cục thống kê An Giang. Nguồn tư liệu gốc viết về tỉnh An Giang như: Các báo cáo ch ính trị tại những lần Đại hội Đảng bộ tỉnh từ 1975 đến 2005, Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm, Báo cáo tổng kết và phương hướng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Số liệu thống kê lưu giữ ở các Sở, Ban, Ngàn h tỉnh An Giang. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần thực tế tại một số di tích lịch sử, đơn vị kinh tế, hội trên địa bàn An Gian g, các tư liệu trên báo chí, mạng Internet . để làm phong phú và sáng tỏ nội dung của đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực h iện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp logic được xác định là những phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu. Hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp thống kê nhằm hệ thống các số liệu, dữ kiện làm cơ sở để kết hợp đồng thời với phương pháp tổng hợp rút ra những kết quả tổng hợp, đáp ứng yêu cầu của một đề tài lịch sử kinh tế - hội. Ngoài ra phương pháp so sánh cũng được vận dụng để giúp là m sáng tỏ những hoạt động và chuyển biến của kinh tế - hội tỉnh An Giang so với các thời kỳ trước và sau đó. Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận văn đã tiếp xúc với những người trồng lúa ở huyện Châu Phú, nghề sản xuất gạch ở huyện châu Thành, làm mắm ở Châu Đốc,… Các cán bộ như: Sở y tế, Sở Văn hóa Thông tin, Ban dân tộc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn… Đồng thời còn thu thập tài liệu điền dã để có thêm cơ sở nhận định về kinh tế - hội tỉnh An Giang trong 20 năm đổi mới. 5. Đóng góp của luận văn Dựng lại bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến kinh tế - hội tỉnh An Giang trong gần 20 năm đổi mới (1986 – 2005). Nêu bật n hững thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển kinh tế - hội tỉnh An Giang thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005. Đề xuất một số giải pháp cho tỉnh An Giang trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - hội giai đoạn hiện nay. Có thể dùng luận văn làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy lịch sử địa phương, giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt đối với tỉnh An Giang. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người, tình hình ki nh tế - hội tỉnh An Giang trước năm 1986. Chương 2: Kinh tế tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2005. Chương 3: hội tỉnh An Gian g từ năm 1986 đến năm 2005. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI TÌNH HÌNH KINH TẾ - HỘI TỈNH AN GIANG TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Khái quát về vùng đất, con người An Giang 1.1.1. Điều kiện tự nhiên An Giangtỉnh t huộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa vĩ tuyến 10 0 và 11 0 Bắc, giữa kinh tuyến 104,71 0 và 105,5 0 Đông, ở phía Tây Nam của nước Việt Nam. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía tây Bắc giáp vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 96,6 km; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh kiên Giang; phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.406 km 2 , bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố Long Xuyên, thị Châu Đốc và 9 huyện là Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ mới, Phú Tân, Tân Châu và An Phú với 150 xã, phường, thị trấn. Hai Huyện Tịnh Biên và Tri Tôn được chính phủ công nhận là huyện miền núi. Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú. Đó là lợi thế cho quá trình mở cửa, p hát triển và hội nhập kinh tế An Giang với các tỉnh trong khu vực, ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á. An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 0 C; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 – 1.800 mm, độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động chế độ mưa theo mùa. Khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m 3 /s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km 2 . Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông, hàng năm có [...]... thành công chủ nghĩa hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam hội chủ nghĩa 1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ sau ngày giải phóng đến trước đổi mới (1975 - 1985) 1.2.1 Tình hình kinh tế 1.2.1.1 Nông nghiệp An Giangtỉnh nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, mật độ dân số đông, đất không rộng, bình quân đầu người là 0,12 ha đất canh tác, nhưng có tiềm năng kinh tế đa dạng và phong... neo đơn được quan tâm giúp đỡ ổn định cuộc sống Công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn hội được giữ vững Phong trào toàn dân xây dựng lối sống mới hội chủ nghĩa đã được triển khai rộng khắp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia Tuy nhiên qua thực tiễn 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế - hội (1975 - 1985), tỉnh An Giang cũng còn những tồn tại khắc phục Đó là: Nền kinh tế phát triển chưa... hướng, biện pháp để phát triển kinh tế - hội phù hợp hơn với tình hình của đất nước và thực tế tại địa phương trong thời kỳ đổi mới Chương 2 KINH TẾ TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mới 2.1.1 Bối cảnh lịch sử mới Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng chưa từng có bùng nổ đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, tài chính, tiền tệ,... Người dân An Giang trong quá trình lao động cần cù sau này đã tìm cho mình cây lúa nổi đủ sức vươn mình và tồn tại lên trên mặt nước mênh mông Cây lúa nổi đối với cư dân An Giang là một biểu tượng tuyệt vời về sức sống mãnh liệt trong quá trình mở đất và giữ đất Nhìn chung, tiềm năng kinh tế của tỉnh An Giang là khá đa dạng, nhân dân An Giang lại cần cù, khéo tay và năng động Đây là cơ sở quan trọng... nhất tổ quốc Từ những điều kiện đặc thù của nền kinh tế, văn hóa, hộiAn Giang Để giữ gìn mảnh đất này, bảo vệ những giá trị tinh thần, vật chất mới xây dựng, người dân An Giang đã không tiếc xương máu trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược qua các thời kỳ, nhằm bảo vệ biên cương tổ quốc 1.1.3 Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân An Giang qua các thời kỳ lịch sử Suốt trong thời kỳ dài,... nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc hội chủ nghĩa, nhân dân An Giang đã phát huy truyền thống cách mạng trong kháng chiến, xây dựng An Giang ngày càng giàu đẹp, ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế - hội, cùng các địa phương khác trong cả nước bước vào công cuộc đổi mới: thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, hội công bằng, dân chủ, văn minh... kênh Vĩnh Tế đã mang dòng nước mát, mang ấm no đến cho biết bao người Công lao của Thoại Ngọc Hầu mãi mãi được nhân dân An Giang ghi nhớ Trong đấu tranh giành độc lập, Tôn Đức Thắng – người con ưu tú của An Giang và biết bao vị anh hùng cách mạng đã hiến dâng cuộc đời mình cho lịch sử, để khẳng định truyền thống yêu nước là dòng chảy không ngừng dẫn tới chiến thắng lịch sử của quân và dân An Giang, góp... đã nhiều lần phải chiến đấu chống lại quân xâm lược Xiêm Thà chết, một tấc đất của biên thùy, nhân dân An Giang cũng không để rơi vào tay giặc Ngày 22/6/1867, đạo quân Pháp do tên đô đốc La -Gờ -răng-đe, đem quân đánh chiếm toàn tỉnh An Giang từ đó an giang trở thành thuộc địa của Pháp Nhân dân An Giang cùng nhân dân cả nước nối tiếp truyền thống cha ông đứng lên đánh Pháp Các phong trào chống Pháp từ... thời phát triển kinh tế hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân Trong hai nhiệm vụ cực kỳ quan trọng ấy, ngay từ đầu An Giang cũng đã nhận rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân phải được đặt lên hàng đầu, trước hết là ăn, bởi vì có ăn mới đánh thắng được địch, có ăn mới xây dựng được chủ nghĩa hội Trên cơ sở tiếp thu, quán triệt nghị quyết 24 của Ban chấp hành... chung và tỉnh An Giang nói riêng còn gặp nhiều khó khăn 1.2.2 Tình hình hội 1.2.2.1 Lao động và việc làm Sau giải phóng, Đảng bộ và chính quyền nhân dân trong tỉnh tập trung trí tuệ, công sức khắc phục hậu quả của chiến tranh, phát triển kinh tế hội Giai đoạn 1975 – 1986, tập trung chủ yếu là phối hợp cùng các ngành chức năng giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và phân phối sản phẩm do các doanh nghiệp . liên quan đến kinh tế - xã hội An Giang. Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang thời kỳ đổi mới được Đảng bộ, các cấp chính quyền tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm. hình ki nh tế - xã hội tỉnh An Giang trước năm 1986. Chương 2: Kinh tế tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2005. Chương 3: Xã hội tỉnh An Gian g từ năm

Ngày đăng: 02/04/2013, 16:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. An Giang- 25 năm xây dựng và phát triển (2000), UBND tỉnh An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Giang- 25 năm xây dựng và phát triển
Tác giả: An Giang- 25 năm xây dựng và phát triển
Năm: 2000
2. An Giang 30 năm xây dựng và phát triển (2005), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Giang 30 năm xây dựng và phát triển
Tác giả: An Giang 30 năm xây dựng và phát triển
Năm: 2005
3. An Giang kháng chiến, Tập 1,2,3,4,5,6 (1987 – 1988), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Giang kháng chiến, Tập 1,2,3,4,5,6
4. An Giang 28 năm (1975 – 2003) thành tựu và phát triển (2003), Cục thống kê An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Giang 28 năm (1975 – 2003) thành tựu và phát triển
Tác giả: An Giang 28 năm (1975 – 2003) thành tựu và phát triển
Năm: 2003
5. An giang 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005), Cục thống kê An Giang, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An giang 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005)
6. An Giang một chặng đườngchặng đường hoa (2000), Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Giang một chặng đườngchặng đường hoa (2000)
Tác giả: An Giang một chặng đườngchặng đường hoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2000
7. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ AG (từ 6 – 10/5/1973), Tỉnh uỷ An Giang, Phòng LSĐ An Giang lưu trữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ AG (từ 6 – 10/5/1973)
8. Báo cáo về tình hình và nhiệm vụ từ nay đến năm 1985 của BCH Đảng bộ An Giang tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (1983), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về tình hình và nhiệm vụ từ nay đến năm 1985 của BCH Đảng bộ An Giang tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (1983)
Tác giả: Báo cáo về tình hình và nhiệm vụ từ nay đến năm 1985 của BCH Đảng bộ An Giang tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III
Năm: 1983
9. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (1986), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (1986)
Tác giả: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV
Năm: 1986
10. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang tại Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa V, Số 01-BC/TU (1994), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang tại Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa V, Số 01-BC/TU (1994)
Tác giả: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang tại Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa V, Số 01-BC/TU
Năm: 1994
11. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (1996), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (1996)
Tác giả: Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI
Năm: 1996
12. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch (…), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch (…)
13. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn (2001), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn
Tác giả: Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn
Năm: 2001
14. Báo cáo tình hình 4 năm (1998-2001) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng khóa VIII (2002), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình 4 năm (1998-2001) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng khóa VIII
Tác giả: Báo cáo tình hình 4 năm (1998-2001) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng khóa VIII
Năm: 2002
15. Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương II khóa VIII về phát triển Giáo dục - Đào tạo (2002), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương II khóa VIII về phát triển Giáo dục - Đào tạo
Tác giả: Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương II khóa VIII về phát triển Giáo dục - Đào tạo
Năm: 2002
16. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 21, Chỉ thị số 12 của Bộ chính trị và Đề án số 68 của Ban cán sự đảng chính phủ, Quyết định số 173 của Thủ tướng chính phủ (2003), Tỉnh ủy An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 21, Chỉ thị số 12 của Bộ chính trị và Đề án số 68 của Ban cán sự đảng chính phủ, Quyết định số 173 của Thủ tướng chính phủ
Tác giả: Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 21, Chỉ thị số 12 của Bộ chính trị và Đề án số 68 của Ban cán sự đảng chính phủ, Quyết định số 173 của Thủ tướng chính phủ
Năm: 2003
17. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005) và kế hoạch 5 năm 2006-2010 (2005), Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005) và kế hoạch 5 năm 2006-2010
Tác giả: Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005) và kế hoạch 5 năm 2006-2010
Năm: 2005
18. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (1996), Đảng bộ tỉnh An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI
Tác giả: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI
Năm: 1996
19. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (2001), Đảng bộ tỉnh An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII
Tác giả: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII
Năm: 2001
20. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII nhiệm kỳ 2005 – 2010 (2006), Đảng bộ tỉnh An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII nhiệm kỳ 2005 – 2010
Tác giả: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII nhiệm kỳ 2005 – 2010
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH - Kinh tế xã hội tỉnh An Giang
2 HÌNH ẢNH (Trang 152)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w