Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1 Công nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế xã hội tỉnh An Giang (Trang 47 - 53)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

2.2.2. Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1 Công nghiệp

2.2.2.1. Công nghiệp

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Lãnh đạo tỉnh An Giang đã chủ trương phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, song song với phát triển nông nghiệp toàn diện. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đi vào cuộc sống làm cho sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp từ thành thị đến nông thôn phát triển năng động. Các chính sách phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã triển khai trong những năm qua đã thu hút mọi nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy nền công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế, đồng thời xác định công nghiệp có vai trò động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển nhất là nông nghiệp.

Ngành công nghiệp thời gian qua được tập trung đầu tư phát triển các ngành nghề nhằm khai thác các nguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ, tay nghề lao động, thị trường trong và ngoài nước cụ thể:

Ngành công nghip chế biến lương thc – thc phm gắn với nông nghiệp và thủy sản

nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

Xay xát – Lau bóng gạo, đây là ngành công nghiệp có thế mạnh ở An Giang, toàn tỉnh hiện nay có 942 nhà máy xay xát lớn, nhỏ với công suất xay xát trên 2 triệu tấn lúa/ năm. Năm 1992 các doanh nghiệp lau bóng gạo hình thành do nhu cầu xuất khẩu gạo gia tăng, đã đầu tư 269 hệ thống lau bóng với công suất 1,5 triệu tấn gạo/năm, khả năng kho chứa trên 312.500 tấn, thu hút trên 7.500 lao động, vốn đầu tư trên 125 tỷ đồng. Sản lượng gạo xay xát năm 2004 đạt 1,26 triệu tấn tăng 32,8 lần so với năm 1976; dự kiến năm 2005 là 1,3 triệu tấn.

Các cơ sở xay xát – lau bóng phần lớn phân bố ở các huyện, thị xã, thành phố thuận tiện về mặt giao thông thủy, bộ: Chợ Mới - 27,6%, Phú Tân - 15,9%, Châu Phú – 11,8%,, Long Xuyên 9,1%; phù hợp với vùng nghuyên liệu lúa tập trung của Tỉnh. Đặc biệt, tại xã Hòa An, huyện Chợ Mới đã hình thành cụm công nghiệp xay xát – lau bóng gạo xuất khẩu dọc theo sông Lấp Vò với trên 40 nhà máy xay xát, lau bóng gạo; khu vực này phát triển nhanh do vị trí địa lý thuận lợi về giao thông thủy.

Trong những năm gần đây, được sự khuyến khích của nhà nước và có thị trường tiêu thu, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cải tiến thiết bị xay xát, trang bị hệ thống sấy lúa và máy lau bóng gạo xuất khẩu. Các dây chuyền thiết bị xay xát và lau bóng đang bố trí tại các nhà máy đa phần được sản xuất trong nước do các cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh chế tạo đạt chất lượng cao và sản phẩm đảm bảo phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, do chưa hiện đại hóa khâu bảo quản tồn trữ, chế biến dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao và phẩm chất gạo xuất khẩu, chưa cao so với Thái Lan. Thị trường xuất khẩu truyền thống là: Philipin, Idonesia, Hong Kong, Sigapore, Trung Đông, Châu Phi, Nga... Từ sản lượng gạo xuất khẩu 6.696 tấn năm 1985 đã tăng 445.502 tấn vào năm 2004 (tăng 64 lần), chiếm 36,2% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, đã thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cùng phát triển, trở thành các vệ tinh cung ứng gạo nguyên liệu, chất lượng gạo cao cấp xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng cao, góp phần đáng kể trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh.

Chế biến thủy sản đông lạnh, là một trong những ngành chế biến quan trọng của tỉnh, nguồn nguyên liệu thủy sản thiên nhiên trên sông Mêkông và cá nuôi bè, ao hầm, đăng quầng trong tỉnh; phát triển mạnh từ năm 1995 đến nay.

Toàn tỉnh có 10 nhà máy chế biến thủy sản, với tổng công suất 65.100 tấn/năm; hiện đang tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản để nâng công suất chế biến thủy sản toàn tỉnh 85.600 tấn/năm trong năm 2005.

Ngành chế biến thủy sản đông lạnh của tỉnh có trình độ công nghệ tương đối hiện đại, máy móc thiết bị được lắp đặt đồng bộ của các hãng chuyên ngành nổi tiếng như: Mycom, Nisin của (Nhật), Bizzer (Đức), Trane (Mỹ), và Gram (Đan Mạch). Sản phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới. Các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư nâng công suất chế biến, đa dạng hóa gần 70 mặt hàng từ thủy sản, đáp ứng nhu cầu của thị trừng trong và ngoài nước. Sản lượng thủy sản đông lạnh năm 2004 là 61.662 tấn, tăng 9,7 lần so với năm 1995; trong đó xuất khẩu 40.413 tấn, chiếm 48% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, dự kiến năm 2005 sản xuất 60.000 tấn thủy sản chế biến [2, tr.48]. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều đăng ký thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, AHCCP, chứng nhận HALAL của tổ chức cộng đồng người Hồi giáo, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU,... thị trường xuất khẩu chính là: Mỹ, EU, Mexico, Úc, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada,... Công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu đã góp phần phát triển mạnh nghề nuôi cá bè, cá ao, hồ, tôm cá trên chân ruộng, phát triển các mô hình đa canh ở nông thôn.

Chế biến rau quả xuất khẩu, năm 1993 An Giang hình thành công nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu với nhà máy chế biến nông sản và rau quả xuất khẩu Bình Khánh công suất 2.000 tấn /năm, năm 2000 tiếp tục đầu tư nhà máy rau quả đông lạnh Mỹ Luông – công suất 3.000 tấn/năm của công ty Antesco và nhà máy chế biến nhân hạt điều xuất khẩu của công ty Nông Gia II (đầu tư năm 2003) – công suất 1.000 tấn/năm ở Tri Tôn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp chế biến trong thời gian tới nhằm khai thác nguồn lao động và nguyên liệu tại địa phương. Máy móc thiết bị của dây chuyền chế biến rau quả, ở mức trung bình trên thế giới (quy trình công nghệ IQF), các máy móc thiết bị được lắp đặt đồng bộ nhập từ Đài Loan, Nhật và Đan Mạch, còn có thể chấp nhận được trong vài năm tới. Các sản phẩm của ngành chế biến rau quả chủ yếu để xuất khẩu như: đậu nành, bắp non, đậu bắp, khoai cau, khóm, ngó sen, nấm rơm và hạt điều nhân ... Năm 2004 sản lượng sản xuất đạt 4.300 tấn rau quả đông lạnh, gấp 12,3 lần năm 1994 và 600 tấn hạt điều nhân; dự kiến năm 2005 là 6.000 tấn rau quả đông lạnh và 1.000 tấn hạt điều xuất khẩu [2, tr.48].

Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, năm 1995 hà máy thức ăn gia súc Afiex đã đầu tư mới dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc của Hà Lan, công suất 12.000 tấn/năm, năm 1997 nhà

máy đầu tư thêm dây chuyền công nghệ hiện đại của Hà Lan, nâng công suất lên 20.000 tấn/năm và công suất lên 60.000 tấn vào năm 2002. Năm 2004 đầu tư thêm dây chuyền chế biến thức ăn thủy sản cao cấp, công suát 10.000 tấn/năm.

Các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc đều của Hà Lan, có trình độ tương đương với các dây chuyền hiện có trong nước, tất cả các công đoạn từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra thành phẩm trong dây chuyền được điều khiển tại phòng trung tâm với 50 công thức thức ăn được lập trình sẵn.

Hiện nay thức ăn gia súc Afiex đang từng bước mở rộng thị phần và có thể cạnh tranh với các loại thức ăn khác trên thị trường. Sản lượng thức ăn gia súc năm 2004 đạt 34.043 tấn, tăng 41 lần so năm 1990; dự kiến năm 2005 là 50.000 tấn.

Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơ sở sản xuất chế biến nước mắm đạt 3 triệu lít, bằng 30% so năm 1990; chế biến mắm, cá khô, toàn tỉnh có 57 cơ sở sản xuất mắm, 215 lao động và 61 cơ sở sản xuất khô, 304 lao động, chủ yếu tập trung ở

thị xã Châu Đốc và huyện An Phú. Sản lượng năm 2004 mặt hàng mắm các loại đạt 1.980 tấn,

tăng 16,5 lần so năm 1990; khô cá tra phồng đạt 532 tấn tăng 7,6 lần so với năm 1990; khô lóc, sặc trên 1.000 tấn; sản xuất nước đá, toàn tỉnh có 141 doanh nghiệp sản xuất nước đá với năng lực sản xuất trên 900.000 tấn/năm. Sản lượng nước đá năm 2004 là 866.000 tấn so với năm 1976 là 14.000 tấn, tăng 61 lần; sản xuất thuốc lá, sản lượng hàng năm đều tăng, năm 2004 sản xuất 80 triệu bao tăng gấp 9,5 lần so với năm 1985[2, tr.49].

Ngành công nghip cơ khí chế to và sa cha, hoạt động tương đối ổn định, có tiềm lực

khá mạnh so với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn phục vụ các ngành kinh tế khác như: giao thông vận tải, xây dựng và cho tiêu dùng sinh hoạt đời sống nhân dân.

Toàn tỉnh có 1.738 cơ sở cơ khí, sử dụng 7.717 lao động, vốn đầu tư 38,8 tỷ đồng (bình quân 20,2 triệu đồng/cơ sở); các cơ sở được phân bố rải rác ở các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian qua, các doanh nghiệp ngành cơ khí đã có những đầu tư đổi mới về công nghệ, thiết bị chuyên dùng có công suất và độ chính xác cao, mở rộng quy mô nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên việc đầu tư công nghệ còn ở mức trung bình, chưa có dây chuyền mang tính hiện đại, công nghệ cao, do đó chưa tạo ra được sản phẩm có sức cạnh tranh.

Các sản phẩm cơ khí sản xuất đều tăng như: nông cụ cầm tay đạt 4,6 triệu cái tăng 7,2 lần so với năm 1990; máy gặt xếp dãy 498 cái tăng 19 lần so với năm 1990, dự kiến năm 2005 là 500 cái.

Ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng, là ngành công nghiệp có nhiều lợi thế của tỉnh, do được thiên nhiên ưu đãi, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thị trường tiêu thụ lớn. Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã tích cực dầu tư trang thiết bị để mở rộng sản xuất, tăng năng suất và sản lượng khai thác chế biến đá xây dựng, đá khối granit xuất khẩu ở khu vực Tịnh Biên, Tri Tôn.

Toàn tỉnh hiện có 684 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng, thu hút 8.551 lao động, vốn đầu tư 112,4 tỷ đồng.

Khai thác – chế biến đá xây dựng: có 08 doanh nghiệp khai thác chế biến đá. Năm 2004 sản lượng khai tác đá xây dựng đạt 1.227.000 m3 tăng 6,1 lần so với năm 1976, dự kiến năm 2005 là 1.200.000 m3 và đá ốp lát là 6.000 m2, phục vụ nhu cầu xây dựng ngày càng tăng của thị trường trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Khai thác cát sông: hiện có 09 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác cát, với tổng công suất khai thác 1,610 triệu m3/năm, nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản của địa phương.

Sản xuất gạch ngói: là một ngành sản xuất có thế mạnh ở tỉnh, với 2 nhà máy gạch ngói tuynel chất lượng cao, công suất 45 triệu viên/năm của công ty xây lắp và 490 cơ sở gạch ngói thủ công, thu hút 6.782 lao động; với tổng công suất khoảng 400 triệu viên/năm, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh và có một phần cung ứng ngoài tỉnh, xuất khẩu sang Campuchia. Sản lượng gạch nung năm 2004 đạt 432 triệu viên tăng 43 lần so với năm 1976, dự kiến năm 2005 là 450 triệu viên[2, tr.52].

Sản xuất xi măng: năm 1997 sản xuất với tổng công suất 400.000 tấn/năm, năm 2004 đã sản xuất được 295.000 tấn xi măng tăng 275 lần so với năm 1980, dự kiến năm 2005 là 350 tấn.

Sản xuất gạch ceramic: năm 2002 công ty xây lắm đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy gạch Ceramic (Acera) công suất 1 triệu m2/năm, công nghệ Ý; sản lượng sản phẩm năm 2004 đạt 1.294.000 m2, vượt 27,3% so công suất thiết kế, dự kiến năm 2005 là 1.500.000 m2 [2, tr 52].

Ngoài ra, sản phẩm trụ bê tông ly tâm phục vụ chương trình điện khí hóa nông thôn tiêu thụ rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2004 sản xuất 64.000 trụ, dự kiến năm 2005 là 70.000 trụ.

Se tơ tm, là nghề truyền thống tập trung ở huyện Tân Châu, hiện có 27 cơ sở se tơ, sử dụng

trên 1.500 lao động; sản lượng tơ se năm 2004 đạt 195 tấn, tăng 6,5 lần so với năm 1990, sản phẩm làm ra bán cho một số tư thương tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc xuất tiểu ngạch sang Lào, Campuchia.

Ngành công nghip dt – may – giày, toàn tỉnh có 1.783 cơ sở, thu hút 8.713 lao động,

chiếm 10,12% lao động toàn ngành. Đây là ngành thu hút nhiều lao động nữ.

Dệt: là ngành truyền thống của tỉnh, hiện nay còn 77 cơ sở, sử dụng trên 1.944 lao động. Tập trung ở các huyện: Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn. Các sản phẩm chính như: saten, gấm, lụa mỹ a, thổ cẩm, khăn choàng tắm, sà rong của dân tộc Chăm, Khmer, với sản phẩm dệt thổ cẩm phần lớn bán sang Campuchia, Thái Lan thông qua tư thương, qua khách du lịch đến các nước Hồi Giáo.

Ngành may mặc, hiện có 2 doanh nghiệp Nhà nước là xí nghiệp may Nhà Bè và công ty

giày An Giang; 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn May xuất khẩu; 5 Hợp tác xã thêu xuất khẩu và trên 1.000 hộ gia đình may gia công quần áo, mùng, mềm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Các sản phẩm chính như: hàng may mặc, giày thể thao, thêu rua...

May xuất khẩu, năm 1996 công ty may xuất khẩu An Giang nay là Xí nghiệp may Nhà Bè đầu tư thiết bị của Nhật, công suất 0,8 triệu sản phẩm/năm và đến nay có 4 công ty may xuất khẩu với tổng công suất trên 10 triệu sản phẩm/năm, thu hút 2.966 lao động. Sản lượng sản phẩm năm 2004 là 9,4 triệu sản phẩm, tăng gấp 67 lần so với năm 1998, dự kiến năm 2005 là 12 triệu sản phẩm [2, tr.54]. Thị trường xuất khẩu của sản phẩm may trong thời gian gần đây có nhiều hạn chế, do chịu ảnh hưởng của việc áp dụng hạng ngạch hàng dệt may của Mỹ; nhưng các doanh nghiệp đã chủ động cũng cố thị trường và phát triển thị trường mới xuất sang các nước Châu Âu và Úc.

Giày thể thao, năm 1993 công ty giày An Giang đầu tư 1 dây chuyền thiết bị tiên tiến, công suất 1 triệu đôi/năm, có khả năng gia công giày sang các thị trường Châu Âu và năm 2003 đầu tư thêm một phân xưởng may giày xuất khẩu ở huyện Chợ Mới, công suất 500.000 sản phẩm/năm; nâng công suất lên 1,5 triệu sản phẩm/năm. Sản lượng năm 2004 công ty gia công đạt 1,098 triệu sản phẩm, tăng 2,7 lần so năm 1994, dự kiến năm 2005 là 2 triệu sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu trực tiếp 11 nước và gia công cho 14 nước, khách hàng chủ lực: Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Malaysia, Anh, Hà Lan, Thụy Sĩ...

Thêu xuất khẩu, hiện có 5 cơ sở thêu xuất khẩu ở thành phố Long Xuyên, thu hút trên 2.100 lao động trong và ngoài tỉnh. Năm 2004, sản xuất 33 tấn hàng thêu, tăng 3,3 lần so năm 1990. Thị trường chính: gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh và xuất trực tiếp sang các nước Châu Âu, Canada, Nhật, Mỹ, Đài Loan[2, tr.55].

Ngành công nghip sn xut và phân phi đin nước, năm 2004 giá trị sản xuất ngành

công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước chiếm tỷ trọng 6,34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, dự kiến năm 2005 là 6,09%.

Một phần của tài liệu Kinh tế xã hội tỉnh An Giang (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)