Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Kinh tế xã hội tỉnh An Giang (Trang 117 - 124)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

3.2.6. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về

một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Chương trình 135 giai đoạn I (1999 – 2005) An Giang được Chính phủ phê duyệt đầu tư cho 25 xã của 5 huyện (Tân Châu, An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, thị xã Châu Đốc) với 252 công trình với giá trị thực hiện là 104.795 triệu đồng (trong đó nguồn vốn Trung ương là

96.333 triệu đồng, vốn địa phương 8.462 triệu đồng) cho nên chương trình 135 đem lại hiệu quả rõ rệt góp phần làm thay đổi bộ mặt các xã biên giới, một số vùng dân tộc, miền núi và tác động tích cực đến các lĩnh vực xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Kết quả thực hiện chương trình 135, về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 1999 – 2005, Tỉnh An Giang đã đầu tư xây dựng và hoàn thành 252 công trình và 25 xã thuộc chương trình, với tổng số vốn đầu tư 104. 800 triệu đồng; trong đó: vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 96.340 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 8.460 triệu đồng. Các công trình được đầu tư xây dựng là những công trình bức xúc nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc; trong đó: xây dựng cơ sở hạ tầng các xã biên giới 157 công trình; gồm: 102 công trình giao thông, vốn đầu tư 44.408 triệu đồng (70,15% tổng số vốn đầu tư); 4 công trình điện, dài 7,61 km; 04 hệ thống cấp nước, phục vụ 10.000 dân; 06 công trình thủy lợi, phục vụ 1.170 ha; xây dựng 27 trường học (83 phòng); nâng cấp mở rộng 04 trạm y tế; xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 06 chợ nông thôn, diện tích 4.394 m2. Xây dựng trung tâm cụm xã 95 công trình, gồm: 47 công trình giao thông, dài 64,5 km, vốn đầu tư 20.437 triệu đồng (61,10% tổng số vốn đầu tư); 02 công trình điện, dài 11,7 km; 04 hệ thống cấp nước, phục vụ cho 10.000 dân; xây dựng 08 trường học (28 phòng); xây dựng mới 03 trạm y tế; cải tạo, nâng cấp 05 chợ trung tâm, diện tích 2.824 m2; xây dựng mới 02 trung tâm văn hóa; 01 trạm khuyến nông – khuyến lâm; 06 trạm truyền thanh xã và 18 công trình khác.

Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thuộc chương trình 135 giai đoạn 1995 – 2005

STT Hạng mục công trình Số

lượng

Quy mô Kinh phí

(triệu đồng)

I Xây dựng CSHT các xã biên giới 157

1 Giao thông 120 44.408

2 Điện 4 7,614 km 1.114

3 Hệ thống cấp nước 4 10.000 dân 552

4 Thủy lợi 6 1.770 ha 2.512

6 Trạm Y tế 4 820 7 Chợ 6 4.394 m2 2.655 8 Các công trình khác 4 1.508 II Các trung tâm cụm xã 96 1 Giao thông 47 64,5 km 20.437 2 Điện 2 12 524 3 Hệ thống cấp nước 4 10.000 dân 1.346 4 Trường học 8 3.084 5 Trạm Y tế 3 952 6 Chợ 5 2.824 m2 2.030

7 Trung tâm văn hóa 2 376

8 Trạm khuyến nông khuyến lâm 1 118

9 Trạm truyền thanh 6 600

10 Các công trình khác 18 4.097

Tổng cộng 252 104.795

Nguồn: [114, tr.6]

Do tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, tính đến cuối năm 2005 trong tổng số 25 xã thuộc chương trình 135 đã có 09 xã hoàn thành mục tiêu dự án. Kết quả đạt được: có 23/25 xã có đường ô tô đến trung tâm xã (trừ 02 xã cù lao: Phú Hữu, Phú Hội huyện An Phú), các xã đều có công trình thủy lợi nhỏ, có trạm y tế và có bác sĩ phụ trách, 21/25 xã có chợ xã/liên xã, 20/25 xã có nhà bưu điện, nhà văn hóa, các xã đều có trạm truyền thanh, điện lưới quốc gia kéo về trung tâm xã và hạ thế đến các ấp, phum, sosk, trên 80% số hộ có điện sinh hoạt, 21/25 xã có đủ nước sinh hoạt, trên 87% trẻ trong độ tuổi đến trường [114, tr.7]...đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, giao lưu hàng hóa thuận lợi giữa các vùng, tạo thuận lợi cho việc đi lại, học hành, trị bệnh, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc.

Về thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào và miền núi. Sau 4 năm thực hiện (2003 – 2006) cho 25 xã thuộc chương trình, kết quả đạt được rất khả quan. Đã đào tạo, tập huấn kỹ thuật 566 lớp cho 24.343 lượt học

viên; nội dung tập huấn theo nhu cầu học nghề của nông dân như: kỹ thuật sản xuất lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản,... nhằm nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân nói chung và vùng đồng bào dân tộc nói riêng cho các xã thuộc chương trình. Mở 29 lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật viên nông nghiệp các xã thuộc chương trình, đào tạo tập huấn hàng năm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nâng cao kỹ năng công tác khuyến nông đối với người dân tộc. Hàng năm bố trí thực hiện nhiều mô hình sản xuất điểm và nhiều điểm trình diễn kỹ thuật các loại giống cây trồng, con nuôi mới, có năng suất, chất lượng cao, có sơ tổng kết để nhân rộng ra trên địa bàn. Hỗ trợ công cụ gieo hàng cho 50 hộ dân tộc nghèo và hỗ trợ đầu tư xây dựng 03 cơ sở sơ chế nấm rơm cho tổ hợp tác người dân tộc. Tổng kinh phí thực hiện dự án 1.844 triệu đồng (từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ; ngoài ra trong giai đoạn 2000 – 2006 ngân sách tỉnh chi trên 6 tỷ đồng cho công tác đào tạo nghề cho nông dân, người lao động, trong đó có hộ dân tộc.

Về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc Khmer nghèo (chương trình dân tộc). Do chiến tranh biên giới Tây Nam, Trung ương có chủ trương di dời đồng bào dân tộc Khmer về tuyến sau, khi kết thúc chiến tranh trở về địa phương thì đất đai bị xáo trộn, có người không còn đất đất để sản xuất. Năm 2001, Trung ương đã hộ trợ cho tỉnh An Giang 150.000 triệu đồng để tạo quỹ đất sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm ổn định đời sống của đồng bào dân tộc Khmer nghèo, trong đó:

Đã thực hiện cấp đất sản xuất cho 4.580 hộ dân tộc Khmer, với diện tích 2.471 ha (bình quân 5.400m2/hộ, Tri Tôn: 1.571 ha – 2.678 hộ, Tịnh Biên: 900 ha – 1.902 hộ) và cho 117 hộ Khmer vay vốn chuộc 38 ha đất, với tổng kinh phí 79.507 triệu đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã vùng dân tộc, với tổng kinh phí 70.493 triệu đồng, gồm: xây dựng mới 04 trạm bơm điện, 01 hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt vùng cao; xây dựng mới và nâng cấp 12 công trình giao thông; kéo đường dây trung, hạ thế, lắp đặt trạm biến áp đến các xã vùng dân tộc, với tổng chiều dài 125,2 km; xây dựng mới 05 hệ thống cấp nước tập trung, 170 giếng khoan tay và 17 tuyến ống phân phối nước; xây dựng mới 57 phòng học; xây dựng cơ sở hạ tầng cho 09 cụm, tuyến dân cư vùng đồng bào dân tộc và các công trình khác. Ngoài ra đã thực hiện giao khoán rừng cho 14.251 hộ dân, trong đó có trên 5.300 hộ dân tộc Khmer (37%), và thực hiện chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, chi phí sản xuất trong thời gian đầu trồng rừng, khi khai thác hoặc tỉa thưa, hộ dân được hưởng toàn bộ sản phẩm thu hoạch.

Về thực hiện các chính sách khác như trợ giá cước; chính sách tín dụng và hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; thực hiện dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Công tác giáo dục đào tạo người dân tộc; Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc. Được triển khai thực hiện tốt và đạt kết quả sau:

Đối với chính sách trợ giá cước. Trong 3 năm (1998 – 2000) được sự hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh đã thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá cho vùng núi – dân tộc và các xã biên giới gần 3 tỷ đồng (trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dầu hỏa thấp sáng, tập học sinh, sách giáo khoa, các chương trình y tế,...) Ngoài ra, ngân sách Tỉnh chi trợ cấp giống cây trồng, vật nuôi, trợ giá giống lúa xác nhận, trợ giá mua khoai mì cho hộ dân tộc nghèo. Từ năm 2001 đến nay Tỉnh ngưng thực hiện, vì xét thấy không cần thiết do địa bàn dân tộc miền núi của tỉnh không quá trắc trở như các tỉnh cao nguyên miền Trung và miền núi phía Bắc.

Đối với chính sách tín dụng và hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Trên cơ sở nguồn vốn Trung ương phân bổ cho tỉnh 750 triệu đồng năm 2006; được sự thống nhất của Ủy Ban nhân dân tỉnh, Ban dân tộc đã hỗ trợ trực tiếp cho 534 hộ dân tộc nghèo, với số tiền 161 triệu đồng (bình quân 400.000 đồng/hộ để mua lương thực, dụng cụ sinh hoạt gia đình,...); khoản còn lại gần 600 triệu đồng chuyển sang ngân hàng chính sách & xã hội cho vay hộ dân tộc nghèo phát triển sản xuất thông qua các dự án nhỏ. Thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo cũng được đặc biệt quan tâm; riêng năm 2006 ngân hàng chính sách & xã hội đã cho vay 30.660 lượt hộ nghèo, đạt 198,62% so kế hoạch; trong đó huyện Tri Tôn, Tịnh Biên có 4.395 lượt hộ nghèo được vay, với số tiền 25.462 triệu đồng. Ngoài ra đã giải ngân cho 155 hộ dân tộc nghèo huyện Tri Tôn, Tịnh Biên để tạo việc làm mới, với tổng số tiền 188 triệu đồng (bình quân 1,2 triệu đồng /hộ), lãi suất 0% [114,tr.10].

Việc thực hiện dự án hướng dẫn người nghèo cách ăn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Tính trong 3 năm (2003 – 2005) đã hỗ trợ kinh phí cho hơn 30 hộ dân tộc nghèo xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi nai và hươu sao dưới tán rừng, mức hỗ trợ 19,1 triệu đồng/hộ (hỗ trợ giống con nuôi 2 con/hộ, chi phí chuồng trại và chi phí khác), với kinh phí 573 triệu đồng. Ngoài ra, hỗ trợ kinh phí cho 140 hộ xây dựng mô hình nuôi thủy sản, với mức hỗ trợ 2,6 triệu đồng/hộ ( cá giống, chi phí thức ăn thời gian đầu, chi phí cải tạo ao, thuốc phòng trị bệnh), với kinh phí 550 triệu đồng. Tổng kinh phí thực hiện dự án trong 3 năm (2003 – 2005) là 1.123 triệu đồng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ.

Đối với công tác Giáo dục - Đào tạo. Tỉnh có 01 trường THPT Dân tộc nội trú đặt tại thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (quy mô đào tạo 700 học sinh, có 2 cấp học: THCS và THPT); sau 10

năm hoạt động (1997 – 2006), trường đã có 896/922 (97,10%) học sinh tốt nghiệp THCS và

712/793 (89,8%) học sinh tốt nghiệp THPT, số học sinh dân tộc thi đậu và các trường Đại Học, Cao Đẳng (kể cả cử tuyển và dự bị) 319/793 học sinh (40,2%), đã góp phần đáng kể đào tạo nguồn nhân lực cho 2 huyện miền núi. Tỷ lệ học sinh dân tộc huy động vào các trường Dân tộc nội trú đều đạt 100%; tỷ lệ học sinh vào lớp 1 năm học 2006 – 2007 khu vực dân tộc Khmer đạt trên 80% (cao hơn dân tộc Chăm đạt khoảng 31%). Có trên 270 giáo viên các cấp học là người dân tộc, trong đó có nhiều giáo viên dạy song ngữ (Việt - Khmer).

Con em hộ nghèo người dân tộc khi đi học ở các trường đều được miễn, giảm tiền học phí và các khoản đóng góp khác; đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, đặt biệt khó khăn để hỗ trợ sách, vở, dụng cụ học tập. Nhìn chung cơ sở vật chất trường học trong tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc nói riêng được quan tâm đầu tư, lực lượng giáo viên đảm bảo đủ theo quy định; tuy nhiên về chất lượng giáo viên một số nơi chưa đạt chuẩn theo yêu cầu và một số xã vùng sâu còn thiếu trường lớp, nhất là lớp mẫu giáo và trung học cơ sở.

Công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nghèo được đặc biệt chú trọng, bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001 – 2005 giải quyết việc làm mới cho khoảng 25.000 lao động/năm, trong đó số lao động đi làm việc ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh hàng năm đều tăng: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số LĐ đi làm việc ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh 4.278 7.707 6.305 7.387 6.750 8.225 Số Lao động dân tộc 213 145 126 221 202 246 Nguồn: [114, tr.12]

Số người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài hàng năm cũng tăng, riêng năm 2006 đã đưa 609 lao động trong đó có 80 lao động là người dân tộc – chiếm 13,14 %; nâng tổng số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài từ 2003 – 2006 là 2.944 lao động trong đó có 404 lao động là người dân tộc, chiếm 13,72%. Nhìn chung số lao động người dân tộc đi làm việc ngoài huyện, tỉnh

và đi lao động ở nước ngoài được các doanh nghiệp đánh giá cao, do chí thú làm việc, có sức khỏe, tỷ lệ bỏ về địa phương dưới 10% (do ốm đau); trong khi đó tỷ lệ bỏ về đối với người kinh khoảng 15%. Đây là đều rất đáng hoan nghênh, cần đẩy mạnh trong thời gian tới.

Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc cũng được quan tâm thực hiện tốt. Năm 2004 tỉnh đã tập trung mở 06 lớp tập huấn cho 798 cán bộ lãnh đạo cấp xã, các ấp vùng dân tộc, nhằm nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Năm 2007 toàn tỉnh có 548 cán bộ dân tộc Khmer, trong đó có trên 71 người có trình độ Đại học, 88 người có trình độ Cao Đẳng và trung học chuyên nghiệp, 280 công nhân kỹ thuật. Số đông cán bộ người dân tộc có trình độ cao cấp, trung cấp lý luận chính trị; các trưởng đầu ngành cấp xã, bí thư chi bộ ấp đa số đã được đào tạo qua các lớp sơ cấp, trung cấp chính trị. Cán bộ dân tộc có trình độ, năng lực luôn được quan tâm bố trí tham gia cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc được đặc biệt quan tâm; trong 08 huyện, 36 xã có người dân tộc, cơ sở hạ tầng y tế được kiện toàn từ huyện đến các khóm, ấp; có 8 bệnh viện huyện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 36 trạm y tế xã; các trạm y tế đều có bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi,... các khóm, ấp đều có cán bộ y tế. Lực lượng cán bộ y tế người dân tộc trong toàn tỉnh là 59 người, trong đó: bác sĩ 12 người, y sĩ 17, y tá 15, nữ hộ sinh 03, dược sĩ 10, dược tá 01 người. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, nhất là hộ dân tộc nghèo, hộ dân tộc gặp khó khăn được triển khai thực hiện tốt; riêng năm 2006 tỉnh đã mua 242.054 thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người nghèo, với số tiền là 14.451 triệu đồng; trong đó có 31.590 người dân tộc Khmer thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Công tác chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em và dân số kế hoạch hóa gia đình trong đồng bào dân tộc những năm gần đây có những tiến bộ, số người sinh con thứ 3 giảm, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trong người dân tộc gần 30 %. Các dịch bệnh nguy hiểm đã được kiểm soát và khống chế.

Hoạt động văn hóa, thể dục – thể thao, tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân tộc thiểu số luôn được các ngành, các cấp chăm lo tổ chức chu đáo. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc được Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt chính sách này, mối quan hệ giữa chính quyền với các chức sắc, tổ chức tôn giáo của các dân tộc ngày càng

Một phần của tài liệu Kinh tế xã hội tỉnh An Giang (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)