KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ
2.2.4. Trong giao thôn g vận tả
Vận tải đường thủy
Hệ thống mạng lưới giao thông đường sông, ngoài sông Tiền và sông Hậu, An Giang còn có các sông ngòi kênh, rạch, rất thuận lợi cho việc giao thông bằng đường thủy.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ty giao thông và Thủy lợi An Giang được thành lập, đã nhanh chóng tiếp thu và quản lý các công trình giao thông của chế độ trước để lại. Trong những năm đầu giải phóng bộ máy quản lý về giao thông – thủy lợi vừa thiếu về số lượng, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, trong khi đó yêu cầu đòi hỏi phải đảm bảo lưu thông thông suốt, để ổn định kinh tế đời sống.
Trải qua thời gian dài nổ lực phấn đấu không ngừng của ngành Giao thông, đồng thời được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, hệ thống giao thông đường thủy ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Để cùng chung sống với lũ, hạn chế thiệt hại do lũ lụt, tỉnh đã đề ra các chương trình phát triển giao thông kết hợp với thủy lợi, tận dụng những kênh, rạch đã có, đồng thời dành một phần ngân sách địa phương và tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương cho đầu tư xây dựng giao thông – thủy lợi. Hệ thống giao thông thủy lợi luôn được củng cố tu sửa, đào mới mạng lưới kênh tạo nguồn, kênh cấp 2, 3, 4 đảm bảo cho rửa phèn, tưới tiêu phục vụ cho chuyển từ lúa 1 vụ sang 2 vụ, vận chuyển hàng hóa nông sản, lương thực ở các vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, nhiều công trình giao thông – thủy lợi được làm mới sau giải phóng.
Từ năm 1994- 1996 An Giang liên tiếp bị lũ lụt tàn phá, thiệt hại khá nặng nề. Để hạn chế thiệt hại do lũ gây ra, sau khi khảo sát, chính phủ đầu tư đào mới thêm 3 con kênh T4, T5, T6. Trong 3 kênh trên, kênh T5 được coi là kênh quan trọng nhất, ngoài việc thoát lũ, còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa Châu Đốc – Hà Tiên, đồng thời mang tầm quan trọng trong chiến lược quân sự, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Công trình được khởi công vào ngày 22/4/1997 và hoàn thành vào ngày 24/8/1997 với tiến độ thi công khá nhanh, hoàn toàn sử dụng bằng cơ giới khối lượng đào đắp 1,27 triệu m3 đất, tổng kinh phí đầu tư hơn 16,3 tỷ đồng, kịp thời đưa vào phòng chống lũ trong năm 1997.
Đến năm 1997, hệ thống mạng lưới giao thông thủy lợi của tỉnh, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu trên 3 mặt: đảm bảo giao thông vận chuyển hàng hóa, đi lại của dân cư, hạn chế được thiệt hại do lũ lụt và phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Qua số liệu tổng điều tra thời điểm 01/10/1998 của tỉnh, hệ thống mạng lưới giao thông đường thủy có tổng chiều dài 1.884,6km, bao gồm đường sông cho ghe, tàu trọng tải trên 5.000 tấn đi lại được quanh năm 161,5km, chiếm 8,5%, trọng tải trên 500 – 1.000 tấn là 10km, chiếm 0,53%, trên 100 – 500 tấn là 76 km, chiếm 4%, trên 50 – 100 tấn là 98,5km, chiếm 5,2%, trên 20 – 50 tấn là 535,3km, chiếm 28,4% và từ 20 tấn trở xuống là 1.002,8km, chiếm 53,2%. Mật độ đường sông tính chung cho toàn tính 0,553km/km2[86, tr.9].
Ngoài những hệ thống giao thông đường thủy tự nhiên, hệ thống kênh đào từ thời xa xưa cũng như ngày nay như có sự tính toán khoa học, bởi vậy hệ thống giao thông đường thủy được phân bố đều trên khắp các địa bàn dân cư trong toàn tỉnh, đáp ứng tốt phục vụ cho đi lại và vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác trong và ngoài tỉnh được thuận lợi, lại ít tốn kém.
Phương tiện sử dụng và và hoạt động vận tải đường thủy, Vận tải đường sông ở An Giang cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa chủ yếu là bằng ghe xuồng là chính.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ty Giao thông Long Châu Hà, Long Châu Tiền được thành lập. Đến tháng 4/1976 Ty Giao thông Long Châu Hà và Long châu Tiền sáp nhập thành Ty Giao thông vận tải An Giang, nay là Sở Giao thông vận tải An Giang.
Thực hiện chủ trương quản lý tập trung, An Giang tiến hành cải tạo xóa bỏ các hình thức sở hữu tư nhân trong hoạt động ngành giao thông vận tải, xây dựng mô hình quản lý với 3 thành phần kinh tế chủ yếu: Quốc doanh, Công tư hợp doanh và Hợp tác xã, với 1.150 chiếc xà lan, ghe, tàu chở hàng, 367 ghe, tàu chở khách và 112 tàu kéo. Hoạt động vận tải đường sông những năm đầu giải phóng tuy có khó khăn nhiều mặt nhưng đã có những nổ lực phấn đấu, nhất là trong những năm chiến tranh biên giới Tây Nam, ngành giao thông vận tải đã vận chuyển phục vụ chiến trường 1.300 tấn vũ khí, 24.000 tấn lúa giống [111, tr.528], phân bón và hàng tiêu dùng khác đến Campuchia giúp đồng bào Khmer khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống.
Trong những năm còn thực hiện chế độ bao cấp, giao thông đường sông đóng vai trò quan trọng trong việc huy động lương thực. Ngành giao thông đã phối hợp chặt chẽ, với ngành lương thực tổ chức, phân luồng nhiệm vụ những ghe, tàu có trọng tải nhỏ vận chuyển lương thực từ vùng cạn ra vùng sâu, từ những kênh, rạch nhỏ ra hệ thống sông lớn với khối lượng bình quân hàng năm từ 200.000 – 300.000 tấn, cũng như hoàn thành vận chuyển lương thực, nông, thủy sản giao cho trung ương, với khối lượng bình quân từ 150.000 – 200.000 tấn. Đồng thời tiếp nhận hàng hóa vật tư của Trung ương điều về cho địa phương phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng,... hàng tiêu dùng gồm vải, đường, bột ngọt, muối.... Đặc biệt trong những năm địa phương bị thiên tai lũ lụt, giao thông vận tải đường sông đã huy động phương tiện di dời 50.000 tấn hàng ra khỏi vùng lũ an toàn. Khối lượng luân chuyển tương ứng 27,8 triệu tấn/km, 61,3 triệu tấn/km, 115,5 triệu tấn/km, 118,7 triệu tấn/km, 204,7 triệu tấn/km, 282,8 triệu tấn/km.
Đến năm 1999 đã có tàu thủy cao tốc chạy tuyến đường Châu Đốc, thành phố Hồ Chí Minh mỗi tuần 2 chuyến, hành khách đi lại, mua bán với các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh ngày càng thuận lợi hơn.
Giao thông vận tải sông – biển, ngay từ những năm đầu giải phóng, An Giang là tỉnh thiếu lương thực, hàng nông thủy sản chậm phát triển. Từ năm 1996 với chủ trương đổi mới, kinh tế
nông nghiệp An Giang không ngừng phát triển. Sản lượng xuất khẩu lương thực, nông thủy sản và nhập khẩu vật tư, phân bón máy móc thiết bị hàng năm đều tăng. Gạo xuất khẩu năm 1985 đạt gần 7.000 tấn, năm 1990 đạt 120,6 ngàn tấn, năm 1999 đạt 538 ngàn tấn, năm 2000 đạt 413,737 tấn. Thủy sản đông lạnh năm 1985 đạt gần 2.000 tấn, năm 1990 đạt 1.000 tấn, năm 1995 đạt 5,6 ngàn tấn, năm 1999 đạt 5,4 ngàn tấn. Phân bón nhập khẩu năm 1985 đạt gần 2,5 ngàn tấn, năm 1990 đạt gần 94,7 ngàn tấn, năm 1995 đạt 98,8 ngàn tấn và năm 1999 đạt 31,8 ngàn tấn [111, tr.529]. Với sản lượng xuất nhập khẩu ngày càng tăng theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, để giảm bớt chi phí xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu quả, năm 1987 tỉnh đã đầu tư xây dựng Cảng Mỹ Thới và năm 1988 thành lập Công ty vận tải Sông Biển.
Cảng Mỹ Thới là công trình được xây dựng mới hoàn toàn, được công nhận là cảng quốc tế, với cầu tàu dài 76m, diện tích bãi 3.000m2, sức chứa của kho đảm bảo 6.000 tấn, được trang bị 4 cần cẩu và 18 phương tiện chuyên dùng khác cho công tác bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng. Năm 1997, cảng Mỹ Thới được nâng cấp có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 5.000 tấn vào cảng, sức chứa của kho được nâng lên 7.500 tấn, với 5 cần cẩu, 2 xe nâng hàng và 14 phương tiện chuyên dùng bốc xếp khác. Hàng năm vào tháng 3, 4, 5 và 11, 12, ghe, tàu tấp nập vào cảng, giao nhận hàng, hoạt động của các phương tiện bốc xếp vào thời cao điểm hoạt động cả ngày lẫn đêm. Từ khi cảng Mỹ Thới đi vào hoạt động tới năm 1999 đã có 1.440 lượt tàu biển cập cảng; trong đó có 338 tàu ngoại quốc, với số lượng hàng thông qua cảng gần 1,8 triệu tấn và hơn 2 triệu tấn hàng bốc xếp [111, tr.529].
Sự ra đời của Công ty vận tải Sông Biển, đáp ứng yêu cầu kịp thời vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Công ty được trang bị 2 chiếc tàu biển với trọng tải 1.000 tấn và 2.000 tấn, hoạt động vận chuyển hàng hóa đi, về các nước Singapore, Malaysia, Nhật và một số nước Châu Âu.
Vận tải đường bộ
Mạng lưới giao thông đường bộ: Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, hệ thống giao
thông đường bộ, tiếp quản từ chế độ cũ để lại đang xuống cấp nghiêm trọng, hư hại do lũ lụt và chiến tranh tàn phá. Theo thống kê về giao thông đường bộ năm 1975, tổng số chiều dài đường bộ trong toàn tỉnh là 554km; trong đó đường nhựa 156km, chỉ chiếm 28,15%, đường đá 57km, chiếm 10,28%, số còn lại là đường đất 340km, chiếm 61,37%. Với mạng lưới giao thông đường bộ chưa phát triển, lại tiếp tục xuống cấp theo mùa lũ, vận chuyển hàng hóa và đi lại của dân cư ngay những năm đầu sau giải phóng cũng tiếp tục gặp khó khăn.
Từ năm 1975 – 1985, thực hiện quản lý chế độ tập trung bao cấp, Nhà nước đã dành một phần ngân sách đáng kể, đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng, các tuyến đường Liên tỉnh, Hàng tỉnh (còn gọi là Tỉnh lộ) và Hương lộ tuy có khá hơn nhưng vẫn chưa đảm bảo an toàn giao thông. Hầu hết các tuyến đường Hương lộ đi lại còn khó khăn, do mặt đường xuống cấp, một số tuyến đường được xây dựng dọc theo bờ sông lại bị sụt lở không đi lại được, đòi hỏi phải xây dựng mới như Hương lộ 4 (từ rạch Cái Tàu – Hòa Bình – Kiến An – Chợ Mới) bị sạt lỡ ở xã Long Kiến, Hàng tỉnh 23 (Hội An – Mỹ Luông – Long Điền – Chợ Mới) bị sạt lỡ đoạn Long Điền A.
Năm 1986, Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi mới. Tỉnh ủy đề ra Nghị quyết tập trung nguồn lực cho đầu tư xây dựng “đường, điện, nước”. Đến năm 1998, toàn tỉnh có 865,8km đường bộ, mật độ bình quân 0,25km/km2 (không kể đường nông thôn), với mặt lộ từ 7 – 8m; trong đó đường nhựa 349,2km, chiếm 40,4%, đường đá 290,4km, chiếm 33,5%, đường đất 226,2km, chiếm 26,1% [111, tr.532]. các con đường trọng yếu của tỉnh sau thời kỳ giải phóng, tùy theo tính chất, cấp quản lý có sự thay đổi về tên gọi và lộ trình so với thời kỳ trước giải phóng:
Tên đường cũ Tên đường mới Lộ trình Chiều dài(km)
Liên tỉnh 10 Liên tỉnh 90 Hàng tỉnh 23 Hương lộ 1 Hàng tỉnh 48 Hàng tỉnh 53 Hàng tỉnh 54 Hàng tỉnh 55 Quốc lộ 91 Tỉnh lộ 941 Tỉnh lộ 942 Tỉnh lộ 943 Tỉnh lộ 948 Tỉnh lộ 953 Tỉnh lộ 954 Tỉnh lộ 955 Cái Sắn – Châu Đốc Bình Hòa – Tri Tôn Hội An – Thuận Giang Long xuyên – Thoại Giang – Tri Tôn
Nhà Bàng – Tri Tôn Châu Giang – Tân Châu Năng Gù – Tân Châu Tịnh Biên – Tri Tôn
91,6 39,3 28,0 56,2 24,0 16,7 57,0 34,0 Nguồn [111, tr.532]
Từ năm 1986 – 2000, khi chuyển qua cơ chế mới, hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ cơ bản đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhiều con đường đã được xây dựng mới. Tỉnh
lộ 944 từ bắc An Hòa – Cựu Hội – Chợ Mới được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng năm
1990. Việc đưa con đường này vào sử dụng tạo sự thuận lợi cho việc đi lại giữa Long Xuyên và Chợ Mới thay cho Hương lộ 4 cũ và rút ngắn thời gian, giảm chi phí khi đi lại từ Long Xuyên lên
Sài Gòn và ngược lại, mở lộ mới Tỉnh lộ đoạn Long điền A thay cho đoạn bị sạt lỡ, mở đường mới từ Năng Gù – Tân - Hòa Mỹ Lương... Nhiều tuyến đường đã được tôn cao khỏi đỉnh lũ năm 1996, mở rộng và nâng cấp, tráng nhựa như, Tỉnh lộ 943 (Long xuyên – Thoại Giang – Tri Tôn), Tỉnh lộ 954 (Năng Gù – Tân Châu), Tỉnh lộ 941 (Lộ tẻ Bình Hòa – Tri Tôn), hệ thống đường nội ô thành Phố Long Xuyên, Châu Đốc... Riêng Quốc lộ 91 từ cầu Cái Sắn đến cửa khẩu Tịnh Biên được đắp đất mở rộng từ cầu Cái Sắn đến ngã ba lộ tẻ (Bình Hòa – Tri Tôn).
Hệ thống cầu cống: Sau giải phóng phần lớn các cầu đều bị xuống cấp và đã hết thời hạn sử dụng. Để đảm bảo lưu thông bình thường trên các tuyến đường bộ quan trọng, các nguồn vốn Trung ương và tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 106 chiếc, với tổng chiều dài 3.778m và duy tu, sửa chữa hàng trăm cây cầu khác. Phần lớn các cầu xây mới đều là bê tông cốt thép. Đặc biệt các cầu trên tuyến Quốc lộ phần lớn được xây dựng mới:
- Trên Quốc lộ 91 có 25 cầu được xây mới, với tổng chiều dài 1.985m. Các cầu mới được xây: cầu Cái Sắn, Tầm Bót, Nguyễn Trung Trực, Chắc Cà Đao, Bình Mỹ, Chữ S, Cống Đồn, Ba Nhịp, Tha La, Trà sư, Xuân Tô... Riêng cầu Hoàng Diệu, do thời gian xây đã lâu, mặt cầu chật hẹp, không đảm bảo cho các loại xe ô tô cỡ lớn chạy hai chiều nên được khởi công xây dựng mới thêm chiếc cầu đúc bê tông cốt thép và cải tạo cầu cũ thành cầu đôi cho xe chạy hai chiều, đưa vào sử dụng tháng 9/2000.
- Trên các tuyến Tỉnh lộ có 81 cầu được xây mới, với tổng chiều dài 2.083m. Đặc biệt trên tuyến đường Tỉnh lộ 941 đi đôi với việc tôn cao, tráng nhựa mặt đường, toàn bộ cầu cũ không đảm bảo an toàn giao thông cũng được thay thế bằng cầu mới bê tông cốt thép hoặc cầu sắt, nhằm vừa phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi cho đồng bào dân tộc miền núi thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, các xã vùng xa, vùng sâu của các huyện Châu Thành, Châu Phú về Long Xuyên, thành phố Hồ Chí Minh... vừa để khai thác tiềm năng kinh tế về du lịch. Các cầu trên Tỉnh lộ được xây và thay mới: cầu số 13, cầu số 5, cầu Phú Hòa Mướp Văn, Cống Vong, Kiên Hảo, Mương Tri, Phú Vĩnh [111, tr.534].
Bến phà, sau giải phóng các bến phà được tiếp quản và được phân cấp quản lý, bến phà Vàm Cống do Trung ương quản lý, đảm nhiệm vận chuyển phương tiện, hàng hóa, hành khách trên tuyến đường Quốc lộ từ các tỉnh miền Đông, thành phố Hồ Chí Minh,... về An Giang, Rạch Giá, Hà Tiên và phục vụ các yêu cầu về quân sự khi cần thiết.
Đến nay, phà Vàm Cống đã có 8 chiếc phà loại 100 – 200 tấn, cầu tàu đảm bảo an toàn cho các xe có trọng tải nặng, khả năng đáp ứng trên 15 – 20 triệu lượt người/năm và 0,8 – 1 triệu lượt
xe các loại/ năm. Các bến phà thuộc địa phương quản lý gồm có phà An Hòa, Năng Gù, Châu
Giang, Cồn Tiên, Thuận Giang,... cũng được đầu tư nâng cấp đảm bảo yêu cầu phục vụ nhu cầu đi lại thông suốt. Đến cuối năm 1999, năng lực của các tuyến chủ lực An Hòa, Năng Gù, Cồn Tiên, Châu Giang và Quảng Nhung đã có 20 chiếc phà, tổng trọng tải 527 tấn và tổng công suất 3.056 mã lực, các bến phà đều có cầu dẫn bằng bê tông hoặc mang cá ở hai đầu bến đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách và phương tiện qua lại trên phà [111, tr 535].
Bến phà được coi là quan trọng nhất của tỉnh là phà An Hòa. Bờ phía Chợ Mới thuộc địa phận xã Hòa Bình, nối liền Hương lộ 4; bờ Long Xuyên trước năm 1995 nằm tại khu vực chợ
Long Xuyên, cuối đường Nguyễn Huệ, thuộc địa bàn Phường Mỹ Long. Khu vực này gần “chợ
trên sông”, nên ghe, tàu neo đậu buôn bán, chuyển hàng hóa lên chợ Long Xuyên tấp nập; phà cập