Tài chính – tín dụng

Một phần của tài liệu Kinh tế xã hội tỉnh An Giang (Trang 61 - 64)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

2.2.3.3. Tài chính – tín dụng

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (10/1986) xác định: “Cải tiến cơ chế tài chính theo phân cấp quản lý, đảm bảo quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh phát triển. Khai thác các nguồn thu đúng chính sách, tăng tỷ trọng thu quốc doanh, nhất là từ sản xuất. Cân đối ngân sách tỉnh, huyện, xã, bảo đảm yêu cầu chi, làm nghĩa vụ đối với trên, có dự bị phí. Chi đúng chế độ, nguyên tắc, tăng hiệu quả đồng vốn. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng. Nhanh chóng đổi mới cơ chế của ngân hàng, đảm bảo phục vụ sản xuất, kinh doanh và mọi mặt hoạt động khác, lấy hiệu quả cuối cùng làm thước đo chất lượng phục vụ của ngành. Không còn thủ tục phiền hà. Vận dụng lãi suất thỏa đáng, tăng nhanh số dư tiết kiệm và vòng quay của

đồng tiền” [9, tr.6].

Triển khai thực hiện kế hoạch, công tác thu chi ngân sách, vừa đảm bảo tăng nguồn, thu vừa triệt để tiết kiệm nguồn chi. Trong năm (1986 – 1990), tỉnh đều thực hiện vượt chỉ tiêu thu ngân sách và cân đối được nguồn thu, làm tròn nghĩa vụ với Trung ương, vừa đáp ứng cơ bản các yêu cầu chi thường xuyên. Riêng năm 1989, tổng thu ngân sách nhà nước 104.494 triệu đồng; trong đó chi cho xây dựng cơ bản 22.181 triệu đồng, chi thường xuyên 41.714 triệu đồng.

Hoạt động tín dụng, tiền tệ được đẩy mạnh, phục vụ có hiệu quả cho 3 chương trình kinh tế

lớn của tỉnh. Năm 1988, đã đầu tư cho chương trình lương thực - thực phẩm 100 triệu đồng, chương trình hàng tiêu dùng 64 triệu, chương trình hàng xuất khẩu 14,2 triệu đồng. Công tác quản lý tiền mặt tuy căng thẳng nhưng vẫn thế bội thu, tích cực vận động gửi tiền tiết kiệm bình quân

đầu người gần 940 đồng, tăng 870 đồng so với năm 1986.

Từ năm 1991 – 1995, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V (10/1991) tiếp tục đặt ra yêu cầu: Vận động nhân dân và các thành phần kinh tế tiết kiệm, tích lũy ít nhất 15 % thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Thu ngân sách nhà nước đạt 20 % trong trổng thu nhập quốc dân, làm cho mọi công dân ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ một cách tự giác, thực hiện đúng luật và pháp lệnh thuế. Củng cố bộ máy đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ và nhân viên ngành thuế. Việc sử dụng ngân sách phải đạt hiệu quả cao nhất, hết sức tiết kiệm chi, bảo đảm chi cho sự nghiệp và hành chính, phấn đấu dành từ 20 – 35 % ngân sách địa phương và động viên sự đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa lớn và nâng cấp giao thông liên huyện, mở rộng cảng Mỹ Thới, phủ cơ bản lưới điện các xã còn lại, hoàn chỉnh dần hệ thống thủy lợi. Bảo đảm đủ trường bậc tiểu học, trạm sinh đẻ có kế hoạch ở các cụm kinh tế xã hội. Tăng cường lãnh đạo, quản lý hoạt động của ngân hàng, tín dụng kể cả các hình thức huy động vốn trong nhân dân, tranh thủ sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân hàng trung ương và quốc tế. Phát huy vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý điều hành nguồn vốn, cho vay đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh làm ăn có hiệu quả, mở rộng dần cho vay các tổ chức kinh tế hợp tác, hộ nông dân và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Từng bước phát triển tín dụng nông thôn. Góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, xóa dần tệ cho vay nặng lãi, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Triển khai kế hoạch thực hiện, trong những năm 1991 – 1995 công tác tài chính - tín dụng đạt kết quả khá. Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 20%, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên trong kế hoạch và đóng góp cho ngân sách tỉnh. Quỹ tín dụng nhân dân được mở rộng và hoạt động có hiệu quả. Các hình thức cho vay đến hộ nông dân và tín dụng với lãi suất ưu đãi cho hộ nông dân nghèo đã góp phần tạo thêm thuận lợi cho sản xuất và ổn định đời sống ở nông thôn. Riêng năm 1995, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 653 tỉ đồng, tăng 11,6% so với các năm trước. Tổng chi ngân sách của tỉnh 456 tỉ đồng; trong đó chi cho xây dựng cơ bản 149 tỉ đồng, chi thường xuyên 307 tỉ đồng (trong đó chi cho sự nghiệp kinh tế 17 tỉ đồng, sự nghiệp văn xã 146 tỉ đồng, chi hành chánh 35 tỉ đồng, chi khác ngân sách 104 tỉ đồng) [189, tr.137]. Hoạt động tín dụng có nhiều

chuyển biến tích cực. Tính đến cuối năm 1995, quỹ tín dụng nhân dân bình quân hằng huy động 11,3% GDP vào ngân sách tỉnh.

Từ năm 1996 – 2000, nhận thức rõ vai trò hoạt động của công tác tài chính tín dụng trong giai đoạn mới, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI nêu chủ trương: “ Trên cơ sở kinh tế phát triển

động viên toàn xã hội xây dựng ngân sách ngày càng tăng, thực hiện thu đúng, thu đủ theo pháp luật, chống thất thu và lạm thu. Thực hành tiết kiệm chi và trên cơ sở thu, đảm bảo chi thường xuyên và dành 30% ngân sách chi cho đầu tư phát triển. Tiếp tục củng cố hoạt động tài chính, ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường. Quản lý sử dụng tốt nguồn vốn nhà nước, hướng dẫn

đầu tư đúng hướng, đạt hiệu quả, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, thất thoát. Mở rộng tổ chức và hoạt động tín dụng nhân dân, đảm bảo quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả ngày càng cao” [11, tr.43 - 44].

Trong những năm 1996 – 2000, công tác thu ngân sách tỉnh tăng bình quân 15% so với năm 1995 năm, đáp ứng được yêu cầu chi thường xuyên và có phần đáng kể cho đầu tư phát triển [19, tr.16]. Trong 5 năm, tổng số vốn chi cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt 356.025 triệu đồng chiếm 33,92% so với thời kỳ 1991 – 1995 là tăng 84%. Chỉ tính riêng năm 2000, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 1.302.194 triệu đồng; trong đó thu từ kinh tế trên địa bàn là 792.585 triệu đồng, tổng chi cho ngân sách phương 1.019.479 triệu đồng[4, tr.22].

Hoạt động ngân hàng tăng lên đáng kể, tính đến năm 2000 tổng thu tiền mặt qua ngân hàng là 7.355.287 triệu đồng (năm 1995 là 3.308.346 triệu đồng); trong đó thu bán hàng 1.718.872 triệu đồng, thu tiền gửi tiết kiệm 741.762 triệu đồng. Tổng chi tiền mặt qua ngân hàng năm 2000 là 7.325.098 triệu đồng; trong đó chi lương và các khoản có tính chất lương là 31.259 triệu đồng, chi thu mua 914.428 triệu đồng, chi trả tiền tiết kiệm 633.830 triệu đồng [4, tr22].

Từ năm 2001 – 2005, nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo .hướng hiện đại theo chủ trương chung. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII 01/2001)tiếp tục thảo luận vấn đề phát triển kinh tế về công tác thu chi ngân sách, hoạt động ngân hàng. Đại hội nêu ra một số giải pháp: Hoạt động tài chính – tiền tệ phải thực sự là công cụ quản lý và điều hành phát triển kinh tế xã hội. Tăng tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích huy động các nguồn lực trong xã hội, tác động hữu hiệu các yếu tố tích cực của thị trường. Thực hiện phân bổ công khai ngân sách nhà nước theo hướng phân cấp, tăng cường nhiều hơn cho huyện, thị, thành và xã, phường, gắn với chế độ nâng cao trách nhiệm. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ

chính sách ưu đãi đầu tư, ưu tiên cho chương trình khuyến công, các lĩnh vực chế biến nông – thủy sản, nước sạch nông thôn, mở chợ, nhà ở khu dân cư, du lịch, xuất khẩu... Các ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng: thực hiện tốt chức năng huy động vốn, đầu tư kịp thời, đơn giản thủ tục, nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo đủ vốn cho các chương trình, mục tiêu quan trọng của địa phương.

Những năm 2001 – 2005, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh đạt hơn 2. 464 tỉ đồng, tăng 1,61 lần so với năm 2000, trong đó thu từ kinh tế trên địa bàn có chiều hướng tăng hơn so với các năm trước đây, đạt gần 1.723 tỷ đồng (chiếm gần 70%). Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 2,45 lần so với năm 2000 [20, tr.22].Tổng chi ngân sách địa phương là 2.295 tỷ đồng, chủ yếu là chi thường xuyên hơn 63%, còn lại là chi cho đầu tư phát triển.

Hoạt động ngân hàng, tổng doanh số cho vay năm 2005 là 12.065 tỷ đồng, tăng 14% so

cùng kỳ năm trước, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn 10.545 tỷ đồng chiếm 87,4%. Tổng doanh số dư nợ 11.532 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ năm trước, doanh số thu nợ ngắn hạn 10.124 tỷ đồng chiếm 87,8%[67, tr.3].

Như vậy, từ năm 1986 – 2005, công tác tài chính - tín dụng từng bước được cải tạo và phát huy hiệu quả. Kết quả đó đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống xã hội cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, công tác quản lý và tổ chức hoạt động tài chính – tín dụng còn lỏng lẻo, nhiều hộ gia đình chưa phát huy được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh từ các nguồn vốn vay.

Một phần của tài liệu Kinh tế xã hội tỉnh An Giang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)