Hòa bình lập lại, cùng với việc chú trọng khôi phục và phát triển kinh tế, vấn đề giáo dục được quan tâm. Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng là “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, bằng nhiều nổ lực khác nhau, giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang từng bước có sự chuyển biến rõ rệt.
Để khắc phục nạn mù chữ, phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa được phát động rộng rãi. Sau nhiều năm tiến hành, đến tháng 3/1978, An Giang được Bộ Giáo dục công nhận hoàn thành xóa mù chữ trên phạm vi cả tỉnh. Tuy nhiên, do tác động của chiến tranh biên giới và lũ lụt, phong trào xóa mù chữ lắng xuống và tình trạng tái mù chữ xuất hiện.
Hệ thống giáo dục phổ thông các cấp không ngừng phát triển. Niên khóa 1979 – 1980, học sinh cấp I, cấp II, cấp III tổng số có 226.801 em, tăng 10.629 em so với niên khóa 1978 - 1979. Chất lượng giáo dục cũng có chuyển biến tích cực. Kết quả thi tốt nghiệp năm học 1978 – 1979
đạt tỉ lệ đỗ cao: Cấp I đạt 90,2%; cấp II đạt 73,2%; cấp III đạt 95,3%. Mạng lưới trường mẫu giáo không ngừng được mở rộng ở hầu khắp các xã, thị trấn. Tính đến năm học 1979 – 1980, có 13.068 [5, tr.72] cháu độ tuổi mẫu giáo đến trường.
Giai đoạn thực hiện kế hoạch 1981 - 1985, hệ thống giáo dục trên toàn tỉnh được nâng lên rõ nét cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng giáo dục, nhất là ở bậc phổ thông được nâng lên rõ rệt, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy - học được mở rộng và nâng cấp. Tính đến cuối năm 1985, cơ bản đã xóa dạy ba ca trong ngày; hệ thống trường mẫu giáo, nhà trẻ phát triển rộng rãi, vận động hơn 95% số cháu trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp. Phong trào bổ túc văn hóa cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên tiếp tục được duy trì. Đến cuối năm 1985, bình quân có 3 người dân có 1 người được đi học. Số lượng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tăng lên hàng năm. Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên và học sinh được tăng cường. Công tác hướng nghiệp, dạy nghề, thực hành được đẩy mạnh. Chương trình cải cách giáo dục theo định hướng mới của Bộ Giáo dục được triển khai rộng khắp và bước đầu đạt kết quả tốt.
Như vậy, cho đến trước đổi mới, ngành giáo dục tỉnh An Giang đã có những chuyển biến đáng kể so với trước giải phóng. Tuy vậy, giáo dục vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như: một số giáo
viên còn khó khăn trong đời sống nên chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn, một số chưa ổn định về mặt tư tưởng; chất lượng giáo dục đạo đức học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn; tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều; cơ sở vật chất phục vụ giáo dục vẫn còn thiếu thốn xuống cấp...
1.2.2.4. Y tế
Trong những năm 1975 – 1976 công tác chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh ở An
Giang còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Trải qua nhiều năm chiến tranh, cơ sở vật chất và mạng lưới y tế đã bị tàn phá nghiêm trọng, nguồn thuốc tân dược, đội ngũ cán bộ y tế rất thiếu thốn.
Với sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, công tác y tế sau giải phóng được chú ý đầu tư. Sau 4 năm, công tác khôi phục và phát triển mạng lưới y tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện, xã được đầu tư củng cố và nâng cấp, từ công tác khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe cho cán bộ và nhân dân đến vấn đề vệ sinh phòng dịch được cải thiện đáng kể. Năm 1979, kết quả đợt kiểm tra chéo cuối năm do tỉnh tổ chức đã xếp ngành y tế vào loại khá tốt. Tính đến năm 1980 toàn tỉnh đã thực hiện tốt phong trào “3 công trình vệ sinh cơ bản”, hạn chế được dịch bệnh phát sinh, nhất là dịch hạch, dịch tả. Bình quân trong năm 1980, mỗi người dân được khám chữa bệnh 3,2 lần, tăng 1,5 lần so với 1976. Công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch đạt kết quả cao. Đến năm 1980, đã có nhiều xã dứt điểm công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch. Việc trồng và sử dụng thuốc năm được chú ý, hầu hết các xã đều có vườn thuốc nam, đảm bảo yêu cầu chữa bệnh ngày càng cao.
Sang giai đoạn 1981 – 1985, mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện, xã được mở rộng. Các Bệnh viện trong tỉnh được tăng cường thêm lực lượng y, bác sĩ, trang bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho cán bộ và nhân dân. Đến cuối năm 1985, bình quân 1 vạn dân có 17,08 giường
bệnh và 5,7 y, bác sĩ khám chữa bệnh. Với việc đầu tư nâng cấp và trang bị thêm phương tiện,
bệnh viện Đa khoa An Giang đã đủ sức đảm nhận điều trị thêm một số bệnh mà trước đây phải chuyển lên tuyến trên. Ở các huyện, xã điều có Trung tâm, trạm y tế được xây dựng kiên cố, có đội ngũ cán bộ y tế cấp huyện, cấp xã kịp thời khám và điều trị tại địa phương. Công tác kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc hạ tỉ lệ sinh từ 3,7% trước giải phóng xuống còn 1,7% (1985)[210, tr.22].
Bên cạnh kết quả đạt được, ngành y tế tỉnh An Giang vẫn còn gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất trang thiết bị, thuốc chữa bệnh còn thiếu thốn; công tác vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh chưa
thật sự đảm bảo; chất lượng khám và điều trị chưa cao; đội ngũ cán bộ y tế địa phương đa số còn yếu về trình độ nghiệp vụ ...
Song song với các công tác trên, thì vấn đề tăng cường an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc phía tây nam Tổ quốc, Tỉnh đã đạt những thành tựu đáng kể.
Đã khám phá 100 vụ án phản động lớn nhỏ, trong đó có 20 vụ án của bọn phản động lợi dụng trong tôn giáo Hòa Hảo, diệt bắt sống, đầu hàng trên 1 vạn tên, thu hơn 1.000 súng các loại và nhiều tài liệu phản động. Đặc biệt là bắt được nhiều tên đầu sỏ như: Nguyễn Châu Á, tình báo CIA tổ chức “Đảng Lạc quốc Long Quân phục quốc”; Phan Hồng Dân tư lệnh Mặt trận Miền Tây;
tên Tích “Sư trưởng sư đoàn 5 Thành Long”; tên Châu Kum, Chau Ool cầm đầu “Đảng khăn
trắng”, và Mặt trận Khơ-mer hạ; bắt nhiều tên gián điệp, tình báo Mĩ và nước ngoài truy quét hơn 20 cụm vũ trang địch ngoài địa hình. Đáng chú ý là diệt cụm vũ trang của tên Cò-Đê (Hòa Hảo) năm 1977 ở Ô Long Vĩ (Châu Phú), bẻ gãy âm mưu phá hoại bạo loạn nhiều nơi trong tỉnh, nhất là ở Châu Thành và thị xã Long Xuyên vào tết năm 1975-1976, làm cho nhân dân vô cùng phấn khởi, yên tâm vui tết và lao động sản xuất. Đồng thời, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch hậu chiến của Mỹ trên địa bàn An Giang [210, tr.27].
Đặc biệt những ngày đầu sau giải phóng, ta đánh trúng bọn cầm đầu Trung ương đạo Hòa Hảo, bắt hầu hết ba phái Huỳnh Văn Nhiệm, Lương Trọng Tường, Lê Quang Liêm và tổ chức vũ trang Hai Ngoán, tổng đoàn bảo an Hai Tập và tên Dần... Vận dụng khéo léo chính sách của Đảng, đấu tranh buộc chúng giải tán Ban trị sự các cấp, xóa bỏ cơ sở hành chính của đạo, giải tán tổ chức chính trị “Đảng dân xã” đưa Hòa Hảo tu tại gia. Đây là một thắng lợi lớn của ta, đánh chúng bọn cầm đầu, phân hóa được ban trị sự, lôi kéo tín đồ Hòa Hảo về phía cách mạng, trong lúc chúng còn lực lượng, còn vũ trang trong tay. Đó là sự lãnh đạo của Đảng bộ vận dụng phương châm đánh địch đúng đường lối, chính sách của Đảng, đúng đối tượng và mục tiêu, nên được quần chúng ủng hộ, nhiều tên đầu sỏ ác ôn ra hàng, nộp vũ khí cho ta.
Với ý thức cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu quân và dân ta đã đánh thắng bọn Pôn-Pốt xâm lược biên giới, góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước Campuchia.
Qua cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, đã xuất hiện những xã anh hùng: Nhơn Hưng, Thới Sơn (Tịnh Biên), Vĩnh Hội Đông (Phú Châu), tiểu đoàn I của tỉnh... Và xuất hiện những chiến sĩ
nhiều cán bộ chiến sĩ, quần chúng nhân dân khác đã nêu cao truyền thống đấu tranh kiên cường và chiến đấu anh dũng của quân đội và nhân dân ta.
Tiểu kết chương 1
An Giang là mảnh đất có bề dày lịch sử - văn hóa, có vị trí chiến lược quan trọng, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Trải qua quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương đã hình thành ở người dân nơi đây truyền thống đoàn kết, yêu nước, hiếu học, lao động cần cù, sáng tạo, chịu thương chịu khó và tinh thần gìn giữ biên giới cao độ cho Tổ quốc nói chung và quê hương An Giang nói riêng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, nhân dân An Giang đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Qua 10 năm xây dựng và phát triển (1975 -1985), nền kinh tế của tỉnh có những chuyển biến rõ nét. Trong đó, nông nghiệp với vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đạt nhiều thành tựu to lớn. Các nghề thủ công cũng được khôi phục và phát huy thế mạnh, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh được tu bổ, xây dựng, ngày càng có nhiều công trình phục vụ dân sinh và sản xuất.
Nhờ kinh tế được khôi phục và phát triển mà công tác giải quyết việc làm, phát triển văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế, giải quyết chế độ chính sách được tiến hành có kết quả khá cao. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều công trình phúc lợi công cộng như trường học, nhà trẻ, bệnh xá, nhà văn hóa, đường giao thông, trung tâm sinh hoạt thể dục thể thao... được phát triển rộng khắp. Các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, những người tàn tật, neo đơn được quan tâm giúp đỡ ổn định cuộc sống. Công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Phong trào toàn dân xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa đã được triển khai rộng khắp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
Tuy nhiên qua thực tiễn 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội (1975 - 1985), tỉnh An Giang cũng còn những tồn tại khắc phục. Đó là:
Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, chưa xứng với tiềm năng của tỉnh; công tác quản lý kinh tế còn gò bó, cứng nhắc, đã gây nên những tiêu cực và thiệt hại không nhỏ cho sản xuất kinh doanh.
Các lĩnh vực hoạt động văn hóa – tư tưởng chưa được phối hợp đồng bộ; cuộc vận động xây dựng nếp sống mới chưa đạt kết quả cao; công tác y tế vẫn còn những tiêu cực trong phân phối và
khám chữa bệnh; chất lượng giáo dục còn thấp; đời sống của các gia đình chính sách còn gặp nhiều khó khăn.
Việc chỉ đạo kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng còn thiếu chặt chẽ và cụ thể, nhất là trong xây dựng cơ bản. Công tác quản lý và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội chưa đạt kết quả cao.
Với những thành tựu và hạn chế nêu trên, đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền tỉnh An Giang phải nghiêm túc nhìn nhận để phát huy tốt những thành tựu và lợi thế đã có, tìm giải pháp khắc phục những tồn tại, vận dụng tốt hơn quan điểm, chủ trương, chính sách, kế hoạch của Đảng và Nhà nước để có được phương hướng, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội phù hợp hơn với tình hình của đất nước và thực tế tại địa phương trong thời kỳ đổi mới.
Chương 2