1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN DẠNG CỦA NHỮNG HÀNH VI GIAN LẬN VÀ SAI SÓT

13 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 61 KB

Nội dung

• Có những khoản thanh toán không rõ ràng, hoặc những đối tượng là người có chức, có quyền vay; • Đã có sự kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có liên quan đến việc vi phạm pháp luậ

Trang 1

MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NHẬN DẠNG,

PHÁT HIỆN VÀ NGĂN NGỪA CÁC GIAN LẬN VÀ SAI SÓT

TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1 NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN DẠNG CỦA NHỮNG HÀNH VI GIAN LẬN

VÀ SAI SÓT :

Nếu sai là hành vi vô tình, hoặc không biết những qui định, hoặc không đủ điều kiện, khả năng để lập báo cáo tài chính theo đúng qui định, thì gian lận là hành vi cố tình nên người thực hiện hành vi luôn luôn có những biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế, sự phát triển Do vậy, phát hiện được gian lận là một điều khó khăn Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng, có một phương pháp tổ chức quản lý riêng, nên hệ thống kiểm soát được thiết lập riêng và chắc chắn những báo biểu, sổ sách kế toán, báo cáo quản lý cũng được thực hiện với qui trình riêng … và một điều rất hiển nhiên

là mỗi người đều có cá tính khác nhau nên hành vi thực hiện gian lận sẽ rất khác nhau, ngay cả cùng một người thực hiện cùng một mục đích gian lận vẫn

có những hành vi gian lận khác nhau Cho nên, sẽ không có khuôn mẫu trong việc phát hiện gian lận mà chúng ta chỉ có thể căn cứ vào những qui định bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ, kết hợp với sự phân tích, tìm ra mâu thuẩn giữa các vấn đề, đọc kỹ hồ sơ, sổ sách, chứng từ của doanh nghiệp để tìm bằng chứng và chứng minh có sự gian lận tồn tại trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp Tục ngữ Việt Nam có câu : “ Không có lửa làm sao có khói ”, gian lận cũng sẽ đem lại những dấu vết, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 250 “ Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định trong kiểm toán báo cáo tài chính ” các dấu hiệu nhận dạng có thể giúp chúng ta phát hiện những hành vi không tuân thủ pháp luật và các qui định là :

Trang 2

• Có những khoản thanh toán không rõ ràng, hoặc những đối tượng là người có chức, có quyền vay;

• Đã có sự kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có liên quan đến việc vi phạm pháp luật và các qui định, như vay, mượn, quan hệ thanh toán, tiền phạt …;

• Các khoản chi phí trả cho các dịch vụ quá cao với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so với bản thân dịch vụ nhận được;

• Giá cả mua bán quá cao hoặc quá thấp so với thị trường;

• Doanh nghiệp có những quan hệ không bình thường với những công

ty có nhiều đặc quyền, kinh doanh quá thuận lợi hoặc những công ty có vấn đề nghi vấn;

• Thanh toán hàng hoá và dịch vụ cho một nước khác với nước sản xuất hoặc cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ đó;

• Không có chứng từ mua bán hợp lệ, thích hợp khi thanh toán;

• Chấp hành không đúng, không đầy đủ chế độ kế toán phải thực hiện;

• Những nghiệp vụ thu chi không được phê duyệt hoặc những nghiệp

vụ ghi chép không đúng qui định;

• Doanh nghiệp đã bị tố giác, hoặc đã có dư luận không tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc từ xã hội;

• Kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường xuyên biến động;

• Chi phí quản lý, chi phí quảng cáo quá cao;

• Bổ nhiệm kế toán trưởng không đúng qui định;

• Thực hiện chế độ kiểm kê không đúng qui định

Trang 3

2 MỘT SỐ THỦ TỤC NHẰM PHÁT HIỆN HÀNH VI GIAN LẬN VÀ SAI SÓT :

Mỗi doanh nghiẹp có một cơ cấu tổ chức riêng, sự phân công trách nhiệm khác nhau, kinh doanh theo những ngành nghề khác nhau, và được điều hành bởi những người khác nhau, nên sẽ không có một thủ tục chung để phát hiện gian lận mà chúng ta cần phải tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường kiểm soát, xác định những điểm yếu trong khâu quản lý, những sai sót, gian lận có thể xảy ra; Từ đó, chúng ta mới có thể xác định được những thủ tục thích hợp để phát hiện gian lận và sai sót Dưới đây là một số các thủ tục phổ biến để phát hiện gian lận và sai sót trong doanh nghiệp, những thủ tục này không phải là toàn bộ những thủ tục cần thiết để phát hiện gian lận, cũng như không nhất thiết phải thực hiện tất cả các thủ tục này khi kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp Cụ thể như sau :

2.1 TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG :

• So sánh bảng liệt kê các tài khoản tiền của kỳ này so với kỳ trước và điều tra những thay đổi bất thường (Ví dụ :Tài khoản có số dư bên có hoặc có

số dư lớn bất thường, doanh nghiệp mở tài khoản mới, đóng tài khoản cũ) hoặc không có những thay đổi được dự đoán trước, nhưng không xảy ra

• Kiểm tra khoản lãi suất nhận được hoặc đã trả liên quan đến số dư bình quân các tài khoản tiền tệ ở ngân hàng

• Xác nhận khoản tiền do cơ quan khác đang nắm giữ (như số dư tài khoản ngân hàng …), kiểm kê quỹ và xác nhận tiền tại quỹ, nếu là số tiền tồn quỹ lớn

Trang 4

• Kiểm tra bảng chỉnh hợp (reconciliation ) số dư tiền gửi ngân hàng Nếu thuận tiện, chúng ta có thể thu thập các sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khoá sổ

• Kiểm tra việc khoá sổ của các khoản thu, chi và các khoản tiền đang chuyển vào ngày lập bảng cân đối kế toán

2.2 CÁC KHOẢN PHẢI THU :

• So sánh bảng kê các khoản phải thu của năm nay (có phân tích theo tuổi nợ ) với các khoản phải thu kỳ trước và lưu ý bất kỳ những thay đổi quan trọng nào xảy ra Ví dụ : những thay đổi về khách hàng chủ yếu, về số dư nợ của các khách hàng chủ yếu trên tổng số dư nợ quá hạn, tỷ lệ các khách hàng

có số dư có, v.v…

• So sánh số nợ xoá sổ hay tỷ lệ ghi giảm nợ phải thu hay lập dự phòng cho nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ của số dư nợ phải thu trên doanh thu của thời kỳ này với thời kỳ trước

• So sánh số ghi giảm của năm hiện tại với số năm trước cho các khoản nợ khó đòi như một tỷ lệ phần trăm của (a) : các khoản phải thu và (b) : Doanh thu

• So sánh số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền bán hàng của kỳ này so với kỳ trước và xem xét sự hợp lý của các số liệu của kỳ hiện tại trong điều kiện kinh tế hiện tại, chính sách ghi giảm nợ phải thu, khả năng thu nợ …

• So sánh tuổi nợ phải thu của khách hàng với số liệu năm trước của khách hàng và với tuổi nợ bình quân của ngành

• Yêu cầu xác nhận các khoản phải thu Tuy nhiên, người kiểm tra cần lưu ý :

Trang 5

Nếu các tài khoản nợ được xác nhận giữa kỳ kiểm tra, cần xem xét việc cộng thêm phát sinh nợ, trừ đi phát sinh có kể từ ngày xác nhận đến ngày lập bảng cân đối kế toán và so sánh mức độ giao dịch trong kỳ với số liệu của các kỳ trước Điều tra những khoản mục bất thường; Nên xác nhận các tài khoản mới

có số dư lớn và những tài khoản có số phát sinh tăng hay giảm lớn tính từ ngày xác nhận cho đến ngày lập bảng cân đối kế toán

• Đối chiếu số tổng cộng các khoản phải thu trong Sổ chi tiết phải thu khách hàng với số liệu của tài khoản tổng hợp trong Sổ cái hay Sổ tổng hợp tài khoản phải thu; điều tra các mục chỉnh hợp

• Kiểm tra bảng kê các khoản phải thu và điều tra các số dư bất thường, các số dư có và các khoản có thể không phải là khoản phải thu hay có thể sẽ không phân loại đúng là khoản phải thu thương mại

• Kiểm tra việc khoá sổ bằng cách xem xét Sổ doanh bán hàng, các hoá đơn, chứng từ vận chuyển và các chứng từ gốc khác ngay trước khi và sau khi khoá sổ; Xác nhận rằng các nghiệp vụ phát sinh được ghi chép đúng kỳ; so sánh việc khoá sổ tài khoản phải thu với việc khoá sổ cúa các tài khoản khác

Ví dụ : doanh thu và hàng tồn kho

2.3 TỒN KHO

• So sánh và số vòng quay hàng tồn kho kỳ hiện hành với số liệu của thời kỳ trước tính trên cơ sở giá vốn hàng tồn kho trên tổng giá vốn hàng bán; hay số lượng hàng tồn kho trên tổng số lượng hàng bán ra; hay số lượng hàng tồn kho trên tổng số lượng hàng sản xuất

• So sánh số lượng hàng tồn kho và giá trị hàng tồn kho theo đúng địa điểm kho hàng, từng loại hàng và từng sản phẩm với số tiền của thời kỳ trước

Trang 6

• So sánh lượng tồn kho theo từng loại sản phẩm với số lượng bán ra hoặc tự tiêu dùng

• So sánh tài khoản giá vốn hàng bán cả năm hiện hành với sô liệu của thời kỳ trước và số kế hoạch của năm hiện hành ( về giá trị và tỷ lệ phần trăm ); điều tra các khoản biến động lớn hay có tính bất thường và các biến động dự kiến trước nhưng không xảy ra

• So sánh đơn giá của những khoản mục hàng tồn kho với đơn giá của thời kỳ trước đó và điều tra các thay đổi lớn hay / và các xu hướng phát triển không bình thường của giá cả

• Quan sát hàng tồn kho để xem:

- Nhân viên của doanh nghiệp có tuân thủ các chỉ thị, hướng dẫn về kiểm kê tồn kho

- Những khoản mục tài sản thuộc doanh nghiệp hoặc đối tượng khác nhưng doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý được kiểm kê và ghi chép chính xác

- Khoản mục phải được loại ra khỏi hàng tồn kho ( Ví dụ: khoản mục không có giá trị, khoản mục không phải là hàng tồn kho hoặc khoản mục thuộc doanh nghiệp khác…) phải được kiểm soát thoả đáng và đều được loại ra khỏi quá trình kiểm, đếm và ghi chép chính xác Bao gồm

cả việc mô tả rõ ràng về tình trạng không phải là hàng tồn kho của chúng

- Đếm số nhãn, số trang giấy, số thẻ, v.v đã được kiểm toán thoa đáng

- Thử nghiệm lại số kiểm đếm của doanh nghiệp (kiểm tra, đếm lại từ các lại hàng dưới sàn kho, kệ kho,.v.v.để đối chiếu lại sổ ghi chép và ngược lại từ sổ ghi chép trong bảng kiểm kê, kiểm tra đếm lại số

Trang 7

dưới sàn kho, kệ…) Ghi chép lại đầy đủ các thông tin để một ngày nào đó sau này có thể truy xét các số liệu đã thử nghiệm với báo cáo tổng hợp hàng tồn kho Ghi nhận những thông tin chọn lọc như : phiếu kiểm kê, giấy kiểm

kê, thẻ kho … đã được sử dụng toàn bộ hay một phần, hay chưa sử dụng hoặc không sử dụng, các giấy tờ kiểm kê đã huỷ bỏ

- Kiểm tra chứng từ vận chuyển, nhận hàng và luân chuyển nội bộ và những khoản mục tồn kho có liên quan Nếu phù hợp, ghi chép các sổ chứng từ cuối cùng trong năm đã được sử dụng hoặc những thông tin khác cần thiết cho việc xác định việc khoá sổ sách kế toán cuối năm có đúng kỳ hay không

• Xác nhận hàng tồn kho hiện đang do đơn vị khác giữ vào ngày kiểm

kê hàng tồn kho; quan sát kiểm kê hàng hoá tồn kho do đơn vị khác giữ nếu số hàng tồn kho do đơn vị khác giữ có giá trị lớn

• Xác nhận hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang giữ cho đơn vị khác vào ngày kiểm kê hàng tồn kho

• Xác định số lượng tồn kho trong báo cáo tổng hợp kiểm kê thực tế hàng tồn kho cuối năm khớp với số lượng hàng tồn kho đã kiểm kê thực tế hay khớp với kết quả cộng nhập trừ xuất (roll- forward) khi kiểm kê trước ngày khoá sổ

• Kiểm tra tính chính xác toán học của việc tính toán giá thành đơn vị của các khoản mục nằm trong tài khoản sản phẩm dở dang và thành phẩm

• Kiểm tra đơn giá nguyên vật liệu bằng cách đối chiếu với hoá đơn của người bán

• Đối chiếu chi phí sản xuất dở dang và giá thành sản phẩm tồn kho có được tính toán theo giá thành thực tế hay không; đối chiếu số lượng nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm dở dang và thành phẩm với các chứng từ gốc

Trang 8

2.4 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

• Kiểm tra bảng tổng hợp tài sản, máy móc thiết bị theo từng loại và địa điểm mà những tài sản, máy móc thiết bị này đã mua được, bán hay sa thải trong kỳ So sánh với những thời kỳ trước, các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt và các kế hoạch khác ( Ví dụ : so sánh với các số kế hoạch ngân sách ) Điều tra những thay đổi không dự kiến (hoặc khi không thấy xuất hiện những thay đổi đã dự kiến )

• Kiểm tra tính hợp lý của khoản khấu hao bằng cách so sánh khoản khấu hao của năm nay so với khoản khấu hao của năm trước theo từng loại và nhóm

tài sản ( cần chú ý ảnh hưởng của những tài sản mua thêm và thanh lý trong

kỳ )

• Đối chiếu chi phí sửa chữa và bảo trì của thời kỳ này với thời kỳ trước và kế hoạch ngân sách, điều tra có bất kỳ thay đổi ngoài dự kiến ( hoặc không có những thay đổi đã dự kiến )

• Kiểm tra các hoá đơn, các quyết toán về chi phí xây dựng cơ bản, các hợp đồng thuê và những dữ liệu khác thuyết minh cho số tăng lên

• Kiểm tra sự tồn tại thực tế của những tài sản cố định đã được ghi chép bằng cách chọn lựa những khoản mục trong bảng kê tài sản tăng thêm trong năm hoặc từ những sổ sách chi tiết về tài sản máy móc thiết bị và bằng việc thanh tra những tài sản đó

• Kiểm tra các tính toán khấu hao để xác định xem doanh nghiệp có áp dụng những phương pháp hay thời gian khấu hao được chấp nhận hay không ( hoặc những cơ sở khác để phân bổ chi phí ) và chúng có nhất quán với những phương pháp hay thời gian khấu hao áp dụng trong thời kỳ trước hay không ?

Trang 9

• Kiểm tra và xem xét các chứng từ chi phí sửa chữa, bảo trì … ở những tài khoản chi phí khác để xác định xem những khoản trên có nên được vốn hoá như tài sản không ?

• Kiểm tra những thoả thuận cho thuê để xác định xem hợp đồng cho thuê có được phân loại một cách hợp lý là hợp đồng thuê vốn (thuê tài chính) hay hợp đồng thuê hoạt động hay không; doanh nghiệp có áp dụng thoả đáng hạch toán hợp đồng thuê hay không và có khai báo đầy đủ hay không

• Kiểm tra sự phê chuẩn và những cơ sở dữ liệu khác chứng minh cho các tài sản được sa thải, bán đi, thanh lý và kiểm tra tính toán kết quả lãi, lỗ Xác định xem bất kỳ các tài sản và khấu hao tích luỹ liên quan như vậy đã được xoá khỏi sổ sách kế toán

• Kiểm tra việc khoá sổ vào kết thúc niên độ đối với số mua thêm tài sản, máy móc thiết bị bao gồm cả, nếu có thể áp dụng được, các khoản kết chuyển thành tài sản cố định từ chi phí xây dựng cơ bản dở dang

• Đối chiếu số liệu với nhau giữa sổ sách chi tiết về tài sản máy móc thiết bị và khấu hao có liên quan với những tài khoản trong Sổ cái

2.5 CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ :

• So sánh số dư các tài khoản phải trả với những thời kỳ trước và điều tra những thay đổi mà kiểm toán viên không dự kiến trước được (ví dụ : Các thay đổi về nhà cung cấp chính, về tỷ lệ các khoản phải trả có số dư nợ, các thay đổi trong báo cáo phân tích tuổi nợ) hoặc khi không thấy xuất hiện những thay đổi đã dự kiến

• Thu thập bảng kê chi tiết các tài khoản phải trả và chọn một số công

nợ có số phát sinh lớn đối chiếu từ bảng kê cho đến sổ đăng ký chứng từ, hoá

Trang 10

đơn, sổ theo dõi công nợ của người bán, điều tra các số dư nợ và các khoản mục bất thường khác

• Gủi thư xác nhận các tài khoản phải trả

• Truy từ số tổng cộng của bảng kê chi tiết tài khoản phải trả cho đến

số tổng cộng các khoản phải trả trong Sổ cái

• Kiểm tra định khoản kế toán trên sổ đăng ký chứng từ bằng cách so sánh bản chất của hàng hoá hay dịch vụ mua vào với nội dung mô tả của tài khoản kế toán

• Kiểm tra khoá sổ bằng cách xem xét sổ đăng ký chứng từ, sổ nhận chứng từ, các hoá đơn của nhà cung cấp và các chứng từ minh chứng ngay trước và sau ngày khoá sổ và xác định rằng các nghiệp vụ đã được ghi chép đúng kỳ; so sánh việc khoá sổ các khoản phải trả với việc khoá sổ các lãnh vực khác ( Ví dụ : hàng tồn kho )

• Tiến hành bước kiểm tra “Tìm kiếm các khoản nợ chưa được ghi chép” vào ngày kiểm kê và/ hoặc ngày cuối năm bằng cách chọn ra các khoản chi trả sau các ngày đó, các hoá đơn không khớp và các báo cáo nhập hàng để kiểm tra

2.6 DOANH THU VÀ CHI PHÍ :

• So sánh các báo cáo thu nhập hàng tháng và điều tra những khoản tăng giảm không dự kiến trước được ( hoặc khi không thấy xuất hiện những khoản tăng giảm đã được dự kiến trước )

• Kiểm tra các bảng so sánh (do doanh nghiệp lập) giữa doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch hàng tháng hay hàng quý; làm vững thêm về một số lý do mà khách hàng giải thích về các khoản chênh lệch quan trọng; điều tra các khoản chênh lệch không dự kiến trước được (hoặc khi không thấy

Ngày đăng: 25/03/2015, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w