Trong nền kinh tế thị trường, thông tin, đặc biệt là các thông tin tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra các quyết định kinh doanh. Thông tin sai lệch, bất cân xứng dẫn đến sai lầm trong việc ra quyết định, gây thiệt hại lớn cho các đối tượng sử dụng. Vì vậy, đảm bảo tính minh bạch, tính trung thực của thông tin tài chính là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Thời gian gần đây, thế giới liên tục đưa tin nhiều vụ gian lận tài chính lớn gây chấn động dư luận. Người ta không chỉ bất ngờ về những tổn thất kinh tế do gian lận gây ra mà còn cả các phương pháp thực hiện gian lận hết sức tinh vi. Người thực hiện gian lận, ngoài nhân viên và tầng lớp lãnh đạo cao cấp của công ty, còn có sự tiếp tay của kiểm toán viên độc lập Tại Việt Nam cũng xảy ra không ít những vụ gian lận tài chính. Việc không phát hiện ra các sai sót, gian lận nay do rất nhiều nguyên nhân trong đó có một phần trách nhiệm thuộc về các kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Tuy nhiên do đang còn là lĩnh vực mới mẻ đối với nước ta nên trình độ chuyên môn cũng như là những kiến thức, chuẩn mực của thế giới nước ta vẫn chưa theo kịp được. Hành lang pháp lý cho việc thực hiện kiểm toán cũng còn nhiều bất cập Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, tăng cường trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính là một chủ đề mang tính thời sự nhằm nâng cao tính minh bạch, tính đáng tin cậy của thông tin tài chính trong việc ra các quyết định kinh tế. Đề án tập trung phân tích một vài sai sót, gian lận và cách thức giải quyết của thế giới, đồng thời nêu rõ thực trạng, những tồn tại tại Việt Nam và đề suất những giải pháp cải thiện. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu: - Tìm hiểu kinh nghiệm các nước trên thế giới trong nhận diện gian lận sai sót cũng như trách nhiệm kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót - Khảo sát thực trạng về trách nhiệm kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót tại Việt Nam hiện nay; - Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận, sai sót. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các trách nhiệm kiểm toán viên độc lập trong kiểm toán Báo cáo tài chính 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài này là phương pháp thu thập tài liệu và duy vật biện chứng. 4. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về gian lận và sai sót và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót Chương 2: Thực trạng về gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót tại Việt Nam hiện nay Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính.