Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả phải được lập thành vănbản.” Điều 743 Bộ Luật Dân sự.- Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Đây là loại hợp đồng thực hiện chuyểngiao các đối tư
Trang 1VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LUẬT KINH TẾ
VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ, SAI SÓT MÀ CÁC DN THƯỜNG GẶP TRONG THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DN; NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Thực hiện : Nhóm 14 Lớp đêm 4 khóa 22 Danh sách nhóm
6 Nguyễn Thị Hoài Thương
7 Lê Ngọc Thu Trang
TPHCM, Tháng 4/2013
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH 2
1.1 Khái quát về hợp đồng 2
1.1.1 Khái niệm hợp đồng 2
1.1.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: 2
1.1.3 Phân loại hợp đồng 3
1.1.4 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng: 5
1.1.5 Nội dung hợp đồng 6
1.2 Hợp đồng kinh doanh và vai trò của hợp đồng trong kinh doanh 6
1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Phân loại hợp đồng kinh doanh 7
1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh 8
1.2.4 Các quy chế pháp lý về hợp đồng kinh doanh 9
1.2.5 Vai trò của hợp đồng trong kinh doanh 11
CHƯƠNG II NHỮNG HẠN CHẾ, SAI SÓT TRONG HỢP ĐỒNG MÀ CÁC DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 15
2 1 Những hạn chế, sai sót trong hợp đồng mà các doanh nghiệp thường gặp trong thực tế hoạt động kinh doanh: 15
2.1.2 Không tự mình soạn thảo: 15
2.1.2 Điều khoản thanh toán không rõ ràng: 15
2.1.3 Suy diễn: 15
2.1.4 Vi phạm về hình thức của hợp đồng: 16
Trang 32.1.6 Thoái thác nghĩa vụ hợp đồng 24
2.1.7 Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các quy định khác 24
2.1.8 Lỗi trong đàm phán 25
2.1.9 Hạn chế do sự chồng chéo, gò bó của các quy định của pháp luật: 26
2.2 Một số trường hợp cụ thể trong các lĩnh vực 28
2.2.1 Một số lỗi thường gặp đối với hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư 28
2.2.2 Các lỗi thường gặp trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 33
2.2.3 Các lỗi thường gặp trong quá trình thương thảo, hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng trong đấu thầu 39
CHƯƠNG III NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TRÁNH NHỮNG HẠN CHẾ, SAI SÓT TRONG HỢP ĐỒNG MÀ CÁC DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP TRONG THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG 45
3.1 Nguyên nhân: 45
3.2 Giải pháp 45
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổchức thực hiện các giao kết đã thỏa thuận nhằm đạt được các lợi ích trong cuộcsống và trong hoạt động kinh doanh Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong quátrình hoạt động của các doanh nghiệp cũng như sự vận hành của nền kinh tế Xãhội ngày càng phát triển, hợp đồng ngày càng được sử dụng như là một chuẩn mựcứng xử phồ biến giữa tư nhân với nhau, giữa các tổ chức kinh tế, thậm chí giữa xãhội với nhà nước trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và nhiều lĩnhvực khác nhau của đời sống
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều vụ tranh chấp, kiện cáo xảy ra liên quan đếnvấn đề hợp đồng giữa các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu vàgây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Tình trạng này xảy
ra là sự thiếu thận trọng trong việc soạn thảo hợp đồng Căn nguyên sâu xa của tìnhtrạng trên xuất phát từ sự bất cẩn trong việc soạn thảo hợp đồng và chưa thật sự amhiểu pháp luật để đưa ra các điều khoản đúng và phù hợp với nội dung, mục đíchcủa hợp đồng và có tính pháp lý
Vì lý do trên, nhóm chúng tôi xin trình bày đề tài “ Vai trò của hợp đồng
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích những hạn chế, sai sót mà các DN thường gặp trong thực tế hoạt động kinh doanh của các DN; nguyên nhân và giải pháp khắc phục” để chỉ ra những hạn chế, sai sót trong quá
trình soạn thảo hợp đồng của các doanh nghiệp Và trên cơ sở đó, nhóm xin đưa ranhững giải pháp để khắc phục giúp các doanh nghiệp có được những hợp đồng rõràng, chặt chẽ và có tính pháp lý để phục vụ cho hoạt đông kinh doanh của mình
Trang 5CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH 1.1 Khái quát về hợp đồng
1.1.1 Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên
về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứtcác quyền và nghĩa vụ của các bên đó
Bộ Luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cáchkhái quát như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388 Bộ Luật dân sự.)
Để được coi là sự thỏa thuận thì hợp đồng phải thể hiện được sự tự do bày tỏý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phépcác cá nhân, tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai, như thếnào, vào thời điểm nào Quan hệ hợp đồng này phải diễn ra trong những mối quanhệ xã hội nhất định và xuất phát từ lợi ích của mỗi bên
Trang 6Việc giao kết hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền vànghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng Tức là, thông qua hợp đồng,các bên xác lập được đối tượng nghĩa vụ của hợp đồng Hợp đồng sẽ không có hiệulực pháp lý đối với những nghĩa vụ không thể thực hiện được.
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng gọi là chủ thể của hợp đồng Chủ thểcủa hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác
Trong hợp đồng quyền và nghĩa vụ giữa các bên có tính chất tương ứng, làđặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự Quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bênkia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận trong hợpđồng hoặc pháp luật quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy Mục đíchcủa hợp đồng là nhằm dung hòa và thỏa mãn các lợi ích khác nhau của các bên
Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng miệng có thể cóngười làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùngnhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn
1.1.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
Quan hệ hợp đồng muốn có hiệu lực, được pháp luật bảo vệ thì phải tuântheo những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
- Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp Thông thường cácbên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuấtphát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó
- Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội Đốitượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thựchiện Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lậpnghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi Những nghĩa vụ trong hợp
Trang 7đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệulực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.
- Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thứcnhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng
1.1.3 Phân loại hợp đồng
Hợp đồng là sự thể hiện chủ yếu của các giao dịch dân sự, có tính phổ biếntrong hoạt động của đời sống xã hội Vì thế có rất nhiều loại hợp đồng với nhiềucách phân loại theo các tiêu chí khác nhau
Theo nội dung của hợp đồng:
- Hợp đồng giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ: Là loại hợp đồng mà đốitượng giao dịch trực tiếp của hợp đồng là hàng – tiền Phần nghĩa vụ của bên nàyđược xác định dựa trên cơ sở ngang giá được coi như giá trị tương đương với phầnnghĩa vụ của bên kia như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vận chuyển
- Hợp đồng không giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ: Đó là các hợp đồng
mà đối tượng giao dịch trực tiếp không phải là hàng – tiền mà nhằm để hình thànhnên các quan hệ kinh doanh khác như: Đầu tư, góp vốn, liên doanh, thành lập công
ty, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế Phần nghĩa vụ của các bêngiao kết hợp đồng khó hoặc không xác định được chắc chắn giá trị tương đươngcủa nó Trong quan hệ này, nếu một bên bị thiệt hơn so với bên kia thì đó cũngkhông phải là căn cứ để yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng Đối với hợp đồng loại này,nguồn luật điều chỉnh ngoài Bộ luật Dân sự 2005 còn có các văn bản pháp luậtchuyên ngành tương ứng từng lĩnh vực
Theo các lĩnh vực đời sống xã hội:
- Hợp đồng dân sự: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
Trang 8- Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụnglao động về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ củamỗi bên trong quan hệ lao động.
- Hợp đồng trong hoạt động thương mại: là sự thỏa thuận giữa các thươngnhân hoặc một bên là thương nhân để thực hiện các hoạt động thương mại
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiềubên là nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư ở ViệtNam và nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư ở Việt Nam, trong đó quy địnhtrách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lậppháp nhân mới
- Hợp đồng liên doanh: là văn bản ký kết giữa bên Việt Nam và bên nướcngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam
- Các loại hợp đồng khác
Theo nghĩa vụ của hợp đồng:
- Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ tức làmỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng vớinhau Quyền dân sự của bên này tương ứng với nghĩa vụ dân sự của bên kia vàngược lại
- Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ
Theo hình thức của hợp đồng:
Theo cách phân loại này, hợp đồng được chia thành: hợp đồng bằng văn bản(kể cả dưới hình thức thông điệp dữ liệu), hợp đồng bằng lời nói, hợp đồng bằnghành vi cụ thể, hợp đồng có công chứng, chứng thực, hợp đồng phải đăng ký, xinphép
Trang 9 Theo sự phụ thuộc nhau về hiệu lực của hợp đồng:
- Hợp đồng chính (Khoản 3 Điều 406 Bộ Luật Dân sự): là hợp đồng mà hiệulực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ
- Hợp đồng phụ (Khoản 4 Điều 406 Bộ Luật Dn sự): là hợp đồng mà hiệulực phụ thuộc vào hợp đồng chính
Theo đối tượng của hợp đồng:
- Hợp đồng có đối tượng là tài sản bao gồm: Hợp đồng mua bán tài sản, hợpđồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồngthuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản
- Hợp đồng có đối tượng là dịch vụ: Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảohiểm, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng dịch vụ
Theo tính chất đặc thù của hợp đồng:
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (Khoản 5 Điều 406 Bộ Luật Dân sự)
là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và ngườithứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó
- Hợp đồng có điều kiện (Khoản 6 Điều 406 Bộ Luật Dân sự) là hợp đồng
mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sựkiện nhất định
- Hợp đồng liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất như: Chuyển đổiquyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất, thếchấp quyền sử dụng đất, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyềnsử dụng đất
- Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả: “Việc chuyểngiao một phần hoặc toàn bộ quyền tài sản thuộc quyền tác giả được thực hiện trên
Trang 10cơ sở hợp đồng Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả phải được lập thành vănbản.” (Điều 743 Bộ Luật Dân sự).
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Đây là loại hợp đồng thực hiện chuyểngiao các đối tượng là bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạngphương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ,
sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao;giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh
và các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải bằng văn bản và đăng ký tại cơquan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật có quy định Việc sửađổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thànhhợp đồng bằng văn bản Nếu hợp đồng chuyển giao công nghệ được đăng ký tại cơquan nhà nước có thẩm quyền thì việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hợp đồngnày cũng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.1.4 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng:
Hiện hành, nguồn luật chung điều chỉnh hợp đồng là Bộ luật Dân sự đượcQuốc hội Khóa 11 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 01 năm 2006 Những quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng dân sự cótính nguyên tắc, là nội dung cơ bản điều chỉnh các quan hệ hợp đồng nói chung
Bên cạnh đó, còn có các văn bản luật như: Luật Thương mại, Bộ luật Hànghải, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chứctín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Du lịch, Luật Cạnh tranh, Pháp luật vềChứng khoán
Đây là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trrong lĩnh vực cụ thể.Ngoài ra, còn phải kể đến nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng có yếu tố
Trang 11quốc tế là các Điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế như: Hiệp địnhthương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốctế, các Incoterms và nhiều Điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên hoặc
có thể dẫn chiếu đến
1.1.5 Nội dung hợp đồng
Những thỏa thuận giữa các bên thể hiện trong hợp đồng qua các điều khoản,xuất phát từ vai trò quan trọng khác nhau của các điều khoản trong hợp đồng màngười ta chia nội dung của Hợp đồng thành: Điều khoản chủ yếu, điều khoản tùynghi điều khoản thường lệ
- Điều khoản chủ yếu: là điều khoản chứa đựng nội dung cơ bản, quan trọng nhất của hợp đồng mà nếu thiếu điều khoản đó thì hợp đồng coi như chưa hình thành Phụ thuộc vào từng hợp đồng cụ thể mà một nội dung có thể là nội dung chủyếu hoặc không là nội dung chủ yếu
- Điều khoản tùy nghi: những nội dung được các bên tự thỏa thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc có quy định nhưng được các bên thỏa thuận lại để áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể trên cơ sở không trái pháp luật Tuy nhiên việc chia như vậy chỉ mang tính tương đối bởi thực tế cho chúng ta thấy có thể điều khoản này là điều khoản chủ yếu đối với một loại hợp đồng nào đó nhưng có thể là điều khoản tùy nghi với loại hợp đồng khác
- Điều khoản thường lệ: là những nội dung đã được pháp luật ghi nhận, các bên giao kết có thể đưa hoặc không đưa vào hợp đồng và trong trường hợp không đưa vào hợp đồng thì được coi là các bên mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ thựchiện
Trang 121.2 Hợp đồng kinh doanh và vai trò của hợp đồng trong kinh doanh 1.2.1 Khái niệm
Hợp đồng dân sự phát sinh trong hoạt động kinh doanh thì gọi là hợp đồngkinh doanh Nói cách khác, hợp đồng kinh doanh là hợp đồng dân sự phát sinhtrong quá trình chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận
Điều này lý giải cho việc các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng dân
sự cũng được áp dụng đối với các hợp đồng kinh doanh
1.2.2 Phân loại hợp đồng kinh doanh
Có rất nhiều loại hợp đồng kinh doanh Dưới đây là một số hợp đồng kinhdoanh phổ biến:
- Hợp đồng mua bán tài sản: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuậngiữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền,còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.” (Điều 428 Bộ LuậtDân sự)
- Hợp đồng trao đổi tài sản: “Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữacác bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản chonhau.” (Khoản 1 Điều 463 Bộ Luật Dân sự)
- Hợp đồng tặng cho tài sản: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuậngiữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữucho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ýnhận.” (Điều 465 Bộ Luật Dân sự)
- Hợp đồng vay tài sản: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàntrả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trảlãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” (Điều 471 Bộ Luật Dân sự)
Trang 13- Hợp đồng thuê tài sản: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa cácbên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạncòn bên thuê phải trả tiền thuê.” (Điều 480 Bộ Luật Dân sự).
- Hợp đồng mượn tài sản: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa cácbên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thờihạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạnmượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.” (Điều 512 Bộ Luật Dân sự)
- Hợp đồng dịch vụ: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thudịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.” (Điều 518 Bộ Luật Dânsự)
- Hợp đồng vận chuyển:
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách: “Hợp đồng vận chuyển hành khách là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hànhlý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận còn bên hành khách phải thanh toán cướcphí vận chuyển.” (Điều 527 Bộ Luật Dân sự)
+ Hợp đồng vận chuyển tài sản: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏathuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địađiểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bênthu vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.” (Điều 535 Bộ Luật Dân sự)
- Hợp đồng gia công: “Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên,theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu củabên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.” (Điều 547Bộ Luật Dân sự)
Trang 14- Hợp đồng gửi giữ tài sản: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữacác bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tàisản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công chobên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.” (Điều 559 Bộ Luật Dânsự).
- Hợp đồng bảo hiểm: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên,theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả mộtkhoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.” (Điều
567 Bộ Luật Dân sự)
- Hợp đồng ủy quyền: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên,theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủyquyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật cóquy định.” (Điều 581 Bộ Luật Dân sự)
1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh
Về chủ thể
Chủ thể của hợp đồng kinh doanh có thể là cá nhân hoặc tổ chức với điềukiện các chủ thể này phải có năng lực hành vi dân sự Chủ thể hợp đồng có thể trựctiếp tham gia giao kết hợp đồng hoặc thông qua người đại diện Có hai trường hợpđại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
Trong giao kết hợp đồng kinh doanh, đại diện theo pháp luật thường xảy rakhi chủ thể hợp đồng là các doanh nghiệp Khi đó giám đốc doanh nghiệp hoặcngười mà theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp là đại diện hợp pháp của doanhnghiệp đó sẽ giao kết hợp đồng
Đại diện theo ủy quyền xảy ra khi chủ thể hợp đồng hoặc người đại diệntheo pháp luật ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện giao kết hợp đồng
Trang 15Người được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại nếu được người ủy quyền đồng ý hoặcpháp luật có quy định cho phép ủy quyền lại.
Những phân tích trên chứng tỏ chủ thể của hợp đồng chưa chắc đã là chủ thểgiao kết hợp đồng trong thực tế Do đó không thể đồng nhất hai loại chủ thể nàytrong quan hệ hợp đồng Quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ phát sinh với chủthể hợp đồng mà không phát sinh với chủ thể giao kết hợp đồng
Về hình thức
Hợp đồng kinh doanh là hợp đồng dân sự phát sinh trong hoạt động kinhdoanh của các chủ thể nên cũng giống như hoạt động dân sự thông thường, hợpđồng kinh doanh có thể tồn tại dưới hình thức bằng văn bản, bằng lời nói hoặcbằng hành vi cụ thể Trong thực tế, hợp đồng bằng văn bản có thể được thực hiệndưới dạng các tài liệu giao dịch hoặc thông điệp dữ liệu điện tử Hơn nữa, hợpđồng bằng văn bản có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định củapháp luật hoặc theo ý chí của các bên
Về mục đích của các bên trong hợp đồng
Hợp đồng kinh doanh phát sinh trong hoạt động kinh doanh của chủ thể nên
ít nhất phải có một bên chủ thể có mục đích lợi nhuận khi giao kết hợp đồng Nếu
cả 2 bên chủ thể đều không có mục đích lợi nhuận, hợp đồng được coi là hợp đồngdân sự đơn thuần Ngược lại, nếu cả 2 bên chủ thể đều có mục đích lợi nhuận thìhợp đồng được coi là hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng thương mại
1.2.4 Các quy chế pháp lý về hợp đồng kinh doanh
1.2.4.1 Ký kết hợp đồng kinh doanh
Nguyên tắc ký kết
- Tự do ký kết hợp đồng nhưng không được trái phap luật, đạo đức xã hội
Trang 16- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
- Đại diện ký kết hợp đồng là người có tên trong giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh của hộ kinh doanh cá thể; là người trực tiếp thực hiện công việc màcác bên đã thỏa thuận trong quan hệ hợp đồng trong trường hợp hợp đồng kinhdoanh được ký kết giữa thương nhân với các cá nhân khác
Trình tự ký kết hợp đồng kinh doanh
Ký kết hợp đồng kinh doanh có hai giai đoạn là: giai đoạn đề nghị ký kết vàgiai đoạn chấp nhận ký kết
-Đề nghị ký kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng vàchịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên để nghị đối với bên đã được xác định cụthể Thời điểm đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
+ Do bên đề nghị ấn định;
+ Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị ký kết hợp đồng có hiệulực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó;
- Chấp nhận giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên
đề nghị về chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị Thời hạn trả lời chấp nhận kýkết hợp đồng: khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhậnchỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó, nếu bên đề nghị ký kết hợpđồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đềnghị mới của bên chậm trả lời
Hiệu lực của hợp đồng kinh doanh
Hợp đồng kinh doanh được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giaokết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
Trang 17Hợp đồng kinh doanh được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý kể từthời điểm giao kết, cụ thể như sau:
-Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấpnhận hoàn toàn đề nghị giao kết
-Khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏathuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết
-Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏathuận về nội dung của hợp đồng
-Thời điềm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kývào văn bản
1.2.4.2 Sửa đổi hợp đồng kinh doanh
Là việc các bên thỏa thuận sửa đổi một hoặc một số nội dung của hợp đồnghay chuyển giao việc thực hiện hợp một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng chongười khác
Việc các bên ký kết các phụ lục hợp đồng để quy định một số nội dung củahợp đồng hay hủy bỏ hợp đồng kinh doanh này để ký kết hợp đồng kinh doanhkhác không được coi là sửa đổi hợp đồng
Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việcsửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Nếu hợp đồng được thành lậpthành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửađổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó
1.2.4.3 Đình chỉ thực hiện hợp đồng:
-Là một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi thuộc một trong cáctrường hợp sau:
Trang 18+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để đình chỉhợp đồng
+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
-Hủy bỏ hợp đồng
+ Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc hủy bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cảcác nghĩa vụ đối với toàn bộ hợp đồng
+ Hủy bỏ một phần hợp đồng: là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụhợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực
-Các biện pháp khác: do các bên thỏa thuận nhưng không trái pháp luật ViệtNam, không trái đạo đức xã hội và không trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên
1.2.4.4 Chấm dứt hợp đồng kinh doanh
Hợp đồng kinh doanh được chấm dứt trong các trường hợp sau:
a Hợp đồng đã được hoàn thành
b Theo thỏa thuận của các bên
c Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt
sự tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện
d Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
e Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại
Trang 191.2.5 Vai trò của hợp đồng trong kinh doanh
Ở Việt Nam, mà cụ thể trong kinh doanh các doanh nghiệp chưa quan tâmthực sự đến việc soạn thảo hợp đồng Hầu hết, các doanh nghiệp khi phải ký mộthợp đồng nào đó thì sẽ lên mạng và tìm một hợp đồng mẫu Mà không biết rằng,không có một dạng hợp đồng chuẩn mực nào cho mọi mối quan hệ kinh doanh.Tùy thuộc vào từng giao dịch, chúng ta sẽ cần đến những điều khoản thích hợp.Tuy nhiên, có những điều khoản mẫu cần hiện hữu trong mọi bản hợp đồng nhằmgiảm thiểu các rủi ro tranh chấp pháp lý cũng như những hiểu nhầm đáng tiếc đồngthời đảm bảo các quyền pháp lý cần thiết cho doanh nghiệp Chúng còn được gọi làlớp áo giáp chống đạn cho mọi hợp đồng, hay điều khoản “áo giáp”
Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau
và tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhưng rồi khi một tranh chấp nhỏ xảy ra,một trong hai bên đối tác lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợiriêng cho mình Nếu một hợp đồng được soạn thảo không chặt chẽ sẽ làm nảy sinhnhiều nguy cơ rủi ro mà hậu quả không lường trước được Bởi vì chi phí để giảiquyết tranh chấp bằng con đường tòa án thì rất tốn kém Không chỉ thiệt hại vềkinh tế mà cả uy tín kinh doanh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Nếu đối tác ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bạn chưa có giấy phép đăngký kinh doanh và quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh có phát sinh tranh chấp,
mà đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp họ vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý
đó để thực hiện phần việc đã thoả thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh doanhnày bị coi là vô hiệu toàn bộ Lúc này, người thiệt hại sẽ là doanh nghiệp bạn bởidoanh nghiệp bạn là người kinh doanh hợp pháp, nhưng trong trường hợp nàydoanh nghiệp của bạn sẽ không có căn cứ để yêu cầu bên đối tác kinh doanh thựchiện các nghĩa vụ đã ký kết
Trang 20Pháp luật một số nước coi sự vi phạm về hình thức là vi phạm lợi ích côngcộng nên hợp đồng vô hiệu tuyệt đối Ví dụ, pháp luật của Đức đã đưa ra các đòihỏi đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để nhằm bảo vệnhững người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống.
Chris Kelleher, phụ trách chuyên mục “Pháp lý” của tạp chí Entrepreneurkhẳng định rằng rất ít doanh nghiệp sẽ phủ nhận thực tế việc có mặt tại toà án luônphức tạp và tốn kém chi phí, không chỉ về mặt các chi phí pháp lý liên quan màcòn bao hàm các nội dung phán quyết của toà án dẫn tới các chi phí khác phát sinh.Hơn thế nữa, không ít trường hợp bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian quý giá, mốiquan tâm và suy nghĩ khi phát sinh một tranh chấp pháp lý, trong khi nếu bản hợpđồng được soạn thảo chặt chẽ thì tất cả các khoản tiền bạc, thời gian và công sứcnày sẽ được dành cho công việc phát triển kinh doanh
Lựa chọn luật hay Luật điều chỉnh: Điều khoản chỉ định hệ thống pháp luậtcủa một quốc gia hay một địa phương nào đó do các bên lựa chọn sử dụng nhằmđiều chỉnh và giải thích hợp đồng Để hiệu quả về mặt pháp lý, hệ thống pháp luậtcác bên lựa chọn phải có mối liên hệ nào đó với các bên trong bản hợp đồng hay cómối liên hệ với bản hợp đồng
Hầu hết các doanh nghiệp chỉ định pháp luật nơi mình đóng trụ sở chính Sựchỉ định này có lợi cho doanh nghiệp bạn bởi vì doanh nghiệp bạn đang hoạt độngtheo pháp luật đó, quen thuộc với chúng và có các luật sư am hiểu về chúng Nếukhông có pháp luật nào được chỉ định, toà án có thể giải thích hợp đồng theo phápluật của nơi mà một trong hai bên thành lập và tiến hành các hoạt động kinh doanhchính, hoặc nơi mà hợp đồng được thực hiện hay ký kết
Việc đưa điều khoản này vào hợp đồng sẽ giảm thiểu rủi ro áp dụng một hệthống pháp luật nào đó mà doanh nghiệp bạn không thích hay không lường trướcđược Nếu cả hai bên ký kết hợp đồng có cùng trụ sở chính tại một địa phương nào
Trang 21đó và cùng thực hiện nội dung hợp đồng tại chính địa phương đó, việc áp dụng mộthệ thống pháp luật khác để giải thích hợp đồng là rất khó xảy ra, và vì thế có thểloại bỏ điều khoản này khỏi bản hợp đồng.
Tuân thủ pháp luật: Điều khoản này xem ra có thể thừa vì cả hai bên ký kếtbản hợp đồng buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật áp dụng Mục đích củađiều khoản này là làm rõ việc không tuân thủ quy định pháp luật sẽ là một vi phạmhợp đồng
Không có điều khoản này, việc vi phạm pháp luật sẽ không có tác động lênbản hợp đồng Nếu việc vi phạm pháp luật sẽ có tác động tiêu cực lên doanhnghiệp bạn cho dù doanh nghiệp bạn có thể chịu trách nhiệm liên đới hay có thểmang tiếng xấu, điều khoản này cần thiết phải đưa vào để doanh nghiệp bạn có thểchấm dứt hợp đồng và/hay nhận được bồi thường cho thiệt hại
Ràng buộc trọng tài:Tại hầu hết pháp luật của các quốc gia, các bên có thểtránh việc giải quyết tranh chấp tại toà án nếu họ có thoả thuận điều khoản giảiquyết tại trọng tài trong bản hợp đồng thay cho toà án Đa phần các trường hợp,giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài sẽ nhanh chóng và ít tốn kémhơn tại toà án Ngoài ra, tranh chấp khi giải quyết trọng tài sẽ được bảo mật, khôngnhư các vụ kiện tại toà án bị buộc phải công khai
Mua trước các đơn bảo hiểm trách nhiệm : Các đơn bảo hiểm trách nhiệmkinh doanh có thể bao trùm nhiều vấn đề khác nhau, song không thể tất cả các vấn
đề được Điều cuối cùng bạn muốn tìm ra sau khi bị kiện đó là bạn có thể đã cómột đơn bảo hiểm bổ sung cho loại hình tranh chấp hiện tại của doanh nghiệp
Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn có một tỷ lệ nhân viên đến và đi khá lớn,
và là mục tiêu của những vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan tới đối xử nhân viên,
Trang 22bạn nên xác định xem cần mua đơn bảo hiểm nào để có được các khoản tiền bảohiểm đối với loại hình tranh chấp này.
Tương tự, nếu hoạt động kinh doanh của bạn có số lượng các quảng cáo lớn,bạn nên tìm tới các đơn bảo hiểm hoạt động quảng cáo để bảo vệ doanh nghiệpkhỏi các kiện tụng, tranh chấp có liên quan
Như vậy hợp đồng có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các cơquan, tổ chức cũng như các nhân Vai trò của hợp đồng được thể hiện ở nhữngđiểm cơ bản sau:
- Hợp đồng là sự thỏa thuận, là những quy định mang tính pháp lý, là sựràng buộc giữa các bên tham gia về quyền và nghĩa vụ
- Hợp đồng là sự thõa thuận mang tính chất pháp lý, là căn cứ, là cơ sở đểgiải quyết những tranh chấp liên quan đến những vấn đề mà 2 bên đã thõa thuận vàthống nhất
- Hợp đồng là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạtđộng kinh doanh khác của cơ quan, các tổ chức, doanh nghiệp cũng như cá nhân
- Hợp đồng sẽ thiết lập các mối quan hệ giữa các đối tác về nhiều vấn đề,nhiều lĩnh vực như: các quyền tài sản, nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí,quyền lợi và trách nhiệm…
- Hợp đồng là một trong những văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc đăng kýcác giap dịch khác nhau trong hoạt động kinh tế, trong hoạt động sàn xuất kinhdoanh hay trong giao dich nhân sự
Trang 23CHƯƠNG II NHỮNG HẠN CHẾ, SAI SÓT TRONG HỢP ĐỒNG MÀ CÁC DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2 1 Những hạn chế, sai sót trong hợp đồng mà các doanh nghiệp thường gặp trong thực tế hoạt động kinh doanh:
2.1.2 Không tự mình soạn thảo:
Thay vì tự mình soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của hợp đồng và yêu cầuluật sư hoàn thiện nó thì các doanh nghiệp lại thuê luật sư nghiên cứu và soạn thảotoàn bộ hợp đồng nên dẫn tới DN bị động hơn trong khi đàm phán và bị hạn chếtrong việc đưa ra những điều khoản có lợi nhất cho mình Hơn nữa, tự mình soạnthảo hợp đồng thường có hiệu quả về mặt chi phí tốt hơn so với việc nghiên cứu,chỉnh sửa hợp đồng sau khi thuê luật sư soạn thảo
Trang 242.1.2 Điều khoản thanh toán không rõ ràng:
Các điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và không
được phép bỏ qua hay để tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét Vậy mà cónhiều doanh nghiệp hiện nay khi ký kết hợp đồng vẫn còn bỏ quên những quy địnhtối nghĩa về số tiền đươc nợ, hay chưa có công thức rõ ràng để xác định số nợ vàđưa ra các điều khoản quy định không rõ ràng số tiền được nợ là bao nhiêu và nợtới khi nào Ngoài ra, họ cũng chưa quan tâm đến các hình thức chế tài nếu mộtbên không thanh toán hay thanh toán chậm, quy định phân chia trách nhiệm thanhtoán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng Vì vậy, các điều khoản thanh toán rõràng sẽ tránh được sự tranh chấp về sau cũng như sự chây ì thanh toán khi thựchiện hợp đồng
Ví dụ: Nếu trong hợp đồng có điều khoản thanh toán quy định cụ thể số
tiền, ngày trả và lãi suất phạt chậm trả trong trường hợp chậm trả nhưng lại bỏ sótthời hạn chậm trả tối đa sẽ dẫn đến sự chây ì trong thanh toán và gây bất lợi chodoanh nghiệp khi tranh chấp xảy ra
2.1.3 Suy diễn:
Các doanh nghiệp thường suy diễn khi soạn thảo, đàm phán và ký kết hợpđồng Thay vì phải quy định rõ ràng tất cả các nghĩa vụ và các tình huống giả địnhtrong hợp đồng thì lại tự suy diễn Ví dụ:
Nếu bạn mua của đối tác một thiết bị nào đó thì đừng nghĩ rằng họ sẽ phảigiao kèm theo những phần mềm hay phụ tùng liên quan Hãy quy định rõ ràng
Đối tác không cần biết bạn sẽ thiệt hại như thế nào nếu như họ giao hàngchậm Quy định thời hạn rõ ràng là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng
Nếu các bên đồng ý vận chuyển và giao hàng tại một điểm nhất định, nên cóquy định rõ ràng về địa điểm giao hàng và chi phí vận chuyển do bên nào chịu
Trang 25Trong giai đoạn đàm phán, nếu chưa hiểu rõ điều khoản nào của hợp đồnghãy hỏi lại cho kỹ và ngược lại, nếu đối tác chưa hiểu điều nào, bạn hãy giải thíchcho rõ Đừng cho rằng đối tác hiểu tất cả những gì bạn nói Sau đó hãy quy định rõtrong hợp đồng.
2.1.4 Vi phạm về hình thức của hợp đồng:
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hìnhthức nhất định của các chủ thể hợp đồng Thông qua cách thức biểu hiện này,người ta có thể biết được nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập Hình thứccủa hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xácnhận các quan hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định tráchnhiệm khi có vi phạm xảy ra Hình thức của hợp đồng có thể là lời nói, văn bảnhoặc các hành vi cụ thể Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch kinhdoanh phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc phải được công chứng,chứng thực, đăng ký hay xin phép thì các bên phải tuân thủ quy định về hình thứckhi ký kết hợp đồng Khoản 2, Điều 401, BLDS 2005 quy định:
" Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vi phạm hình thức (đối với hợp đồngđược thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xinphép, thì phải tuận theo các quy định đó) không đương nhiên bị vô hiệu Nó chỉ bịtuyên bố vô hiệu khi một trong các bên hoặc người thứ ba yêu cầu Tòa án tuyên bốhợp đồng đó vô hiệu do không tuân theo quy định về hình thức của hợp đồng
Theo khoản 1, Điều 136, BLDS 2005 quy định: " Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên
Trang 26bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập."
Trong khi đó, hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được quy định tại điều 134, BLDS 2005, cũng thuộc vào trường hợp điều chỉnh
của quy định trên Do đó, có thể hiểu rằng hợp đồng chỉ bị vô hiệu về hình thức,
khi trong thời hạn hai năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập mà một trong các bênhoặc người thứ ba yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu Quá thời hạntrên, không ai có quyền khởi kiện yêu cầu hợp đồng tuyên bố vô hiệu về hình thứcnữa, đương nhiên nó vẫn có hiệu lực
Mặc dù luật có hướng mở cho hình thức của hợp đồng, tuy nhiên khảnăng hợp đồng bị vô hiệu do pháp luật có quy định khác hoặc các bên hoặc ngườithứ ba yêu cầu tuyên bố vô hiệu là rất cao Do đó, việc chú trọng hình thức hợpđồng để hạn chế rủi ro là cần thiết
Ví dụ: từ ngày 08/08/2010 việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
thương mại chưa hình thành từ một cá nhân thì bắt buộc phải lập thành văn bản vàcông chứng (theo điểm a, khoản 1 điều 20 thông tư 16/2010/TT-BXD ngày01/09/2010 về quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghịđịnh số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 cùa Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở) Do đó, khi việc chuyển nhượng này khôngđược lập thành văn bản và/hoặc không được tiến hành công chứng thì coi như vôhiệu => các Tổ chức tín dụng nhận đảm bảo bởi hợp đồng mua bán này sẽ coi nhưmất trắng tài sản đảm bảo
Hoặc như: các hợp đồng ủy quyền liên quan đến các giao dịch bất động sản
thì bắt buộc phải được lập thành văn bản và được công chứng
Trang 27Ở nhiều nước trên thế giới, pháp luật có những điều khoản cụ thể đối vớimột số hợp đồng, bắt buộc từng loại phải được thể hiện bằng hình thức nhất định,nếu vi phạm quy định này, hợp đồng đã ký kết sẽ không có giá trị pháp lý Viphạm các quy định bắt buộc về hình thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật vàtrật tự công Vì vậy, chừng nào sự thống nhất của các bên chưa được thể hiện bằngnhững hình thức nhất định theo đòi hỏi của pháp luật thì chừng đó chưa có hợpđồng Pháp luật một số nước coi sự vi phạm về hình thức là vi phạm lợi ích côngcộng nên hợp đồng vô hiệu tuyệt đối Ví dụ, pháp luật của Đức đã đưa ra các đòihỏi đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để nhằm bảo vệnhững người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ, cũngnhư để hạn chế phương pháp chứng cứ Tuy nhiên, việc pháp luật quy định hợpđồng phải được thiết lập bởi những hình thức nhất định sẽ vô tình tạo nên khoảngcách nhất định giữa sự thỏa thuận mong muốn của các bên với hiệu lực của hợpđồng Hay ở một số nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ (common law), người taquan niệm hình thức văn bản là bắt buộc đối với các hợp đồng có giá trị Đơn cửAnh và Úc, hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản khi giá trị của nó lớnhơn 10 bảng Anh Quy định này xuất phát từ hệ thống luật án lệ coi các văn bảnhợp đồng có giá trị bắt buộc và có tính chất như luật đối với các bên và đó chính làcăn cứ cơ bản để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết tranh chấp Nhờ đó,hợp đồng ở các nước này được soạn thảo rất chặt chẽ.
Một số nước theo hệ thống luật lục địa (continental law) như Pháp, ThụySỹ thì coi tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản Ở các nước này, sự thoảthuận thể hiện ý chí chung của các bên đã là điều kiện đủ để hình thành nên hợpđồng, cho dù chúng được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào Nguyên tắc này coitrọng “chữ tín”, nghĩa là khi đã cam kết điều gì thì các bên phải tự giác thực hiện
Trang 28Thực tế này đã giúp loại bỏ các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu vì có vi phạm vềhình thức.
Có lẽ do không coi hình thức là điều kiện xác định tính hợp pháp của hợpđồng mà luật của nước Pháp có sự phân biệt giữa giao dịch kinh doanh không cóhiệu lực với giao dịch kinh doanh do không tuân thủ theo thủ tục nhất định (màtrên thực tế dù hợp đồng có hiệu lực song lại không thể chứng minh được, hoặckhông đủ chứng cứ để chứng minh trước toà án về sự tồn tại của hợp đồng khi cótranh chấp) Tuy nhiên, sự phân biệt giữa giao dịch kinh doanh không có hiệu lực
và giao dịch kinh doanh có hiệu lực nhưng không thể chứng minh được trên thực tế
là không lớn, bởi nếu giao dịch có hiệu lực nhưng không thể chứng minh được mộtcách dễ dàng thì rất khó khăn để xác định sự tồn tại của nó, mà chỉ có thể được xácđịnh khi có sự thừa nhận của các chủ công ty mà thôi Vì vậy, để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình, các chủ công ty Pháp thường ký kết hợp đồng bằng vănbản cho dù pháp luật có đòi hỏi hay không
Hệ thống pháp luật của Đức lại hoàn toàn khác Mặc dù, hình thức của giaodịch kinh doanh không có chức năng chứng cứ, nhưng vi phạm điều kiện về hìnhthức sẽ đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng Sự giải thích duy nhất đối với việc tróibuộc một chế tài mạnh như vậy là do nhà làm luật quan tâm tới việc bảo vệ các bêntrước những tình huống bất ngờ Do đó, Đức đã đưa vào phần chung của Bộ luậtdân sự nguyên tắc: giao dịch pháp luật không được thực hiện bằng hình thức hợppháp thì sẽ bị vô hiệu hoặc không có giá trị Điều này được lý giải là các đòi hỏihình thức được dự liệu để nhằm bảo vệ những người không có kinh nghiệm trước
sự bất ngờ, cũng như hạn chế phương pháp chứng cứ Luật dân sự Việt cũng cócách tiếp cận như vậy về hình thức hợp đồng
Đối với các giao dịch thương mại, khuynh hướng của các nước thuộc hệthống luật châu Âu là hướng tới sự không bắt buộc về hình thức Khuynh hướng
Trang 29này đã được thể hiện rất rõ trong nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, theo đókhông có sự bắt buộc về hình thức của hợp đồng Ngược lại, ở Mỹ, Bộ luật thươngmại đòi hỏi hợp đồng mua bán hàng hoá phải thể hiện bằng văn bản nếu giá cảvượt quá một con số xác định và hướng tới mục đích tất cả các giao dịch đều phảiđược thể hiện bằng văn bản.
Như vậy, không có hệ thống pháp luật nào có thể miễn trừ hoàn toàn các đòihỏi về hình thức, song việc có thừa nhận hình thức là điều kiện hiệu lực của hợpđồng hay không lại phụ thuộc cách tiếp cận vấn đề của pháp luật từng nước Dovậy, trong giao dịch kinh doanh, trước khi tiến hành ký kết hợp động kinh doanhvới các đối tác nước ngoài, bạn cần xem xét và nắm vững các quy định pháp luật
về hợp đồng của nước đó Và nếu khi ký kết Hợp đồng kinh doanh quốc tế, công tythoả thuận với đối tác để luật điều chỉnh Hợp đồng là luật của nước mình, thì khitranh chấp xảy ra, công ty sẽ đỡ mất thời gian tìm hiểu pháp luật nước ngoài và cóthêm lợi thế để giải quyết các vướng mắc phát sinh
2.1.5 Không xác định rõ đại diện tham gia ký kết hợp đồng:
Không phải ai cũng có thể ký kết hợp đồng và thẩm quyền, hạn mức ký kếtcũng khác nhau đối với từng người khác Có nhiều công ty trước khi ký kết khôngtìm hiểu rõ điều đó nên đã dẫn đến nhiều tranh chấp không đáng có Vì vậy, cáccông ty nên tìm hiểu rõ về pháp luật và đối tác của mình để biết ai là người có đủthẩm quyền ký kết hợp đồng này Theo đó,
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định như sau:
Căn cứ vào các Điều 17, 18 và 19 của BLDS thì người từ đủ 18 tuổi trở lên
là người thành niên và người thanh niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ Như vậy, theo quy định này thì chỉ có người nào có đủ từ 18 tuổi trở lên mớibằng chính hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự Còn
Trang 30giao dịch dân sự nào đó phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý Quy địnhnày nhằm bảo vệ các giao dịch khi được xác lập phải được xác lập bởi nhữngngười có đủ khả năng để tự nhân danh mình quyết định mọi hành vi của mình, đảmbảo không gây thiệt hại cho người khác.
Trong trường hợp người đã đủ 18 tuổi nhưng lại mắc bệnh như bệnh tâmthần hoặc mắc các bệnh khác gây ra tình trạng mất năng lực hành vi thì cũngkhông được tự mình giao kết hợp đồng mà phải có đại diện pháp luật
Tương tự như vậy, đối với những người từ 6 tuổi đến duới 18 tuổi khi giaokết hợp đồng cũng phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý
Do đó, cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân
sự, trường hợp khác thì phải có ngừơi đại diện theo pháp luật đồng ý
- Năng lực hành vi dân sự của tổ chức:
Về nguyên tắc, thời điểm tổ chức, doanh nghiệp hay pháp nhân được coi là
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải căn cứ vào quy định của pháp luật Phápluật doanh nghiệp được coi là nguồn pháp lý chủ yếu điều chỉnh/quy định năng lựchành vi dân sự của tổ chức/doanh nghiệp/pháp nhân Bên cạnh đó, doanh nghiệp/tổchức đó hoạt động trong lĩnh vực nào thì sẽ chịu thêm sự điều chỉnh của văn bảnpháp luật của lĩnh vực đó, ví dụ pháp luật về doanh nghiệp, thương mại, đầu tư,ngân hàng tín dụng, bảo hiểm v.v
Thông thường năng lực hành vi của pháp nhân hay tổ chức được tính kể từthời điểm doanh nghiệp đó được thành lập về mặt pháp lý/thừa nhận sự tồn tại vềmặt pháp lý, ví dụ như kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, cấp giấy phépthành lập hoặc ngày mà pháp luật quy định phải khai trương hoặc phải đăng ký thìmới được coi là đã thành lập Và chỉ khi các doanh nghiệp, tổ chức hoặc pháp nhânđược coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Trang 31Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân Theo quy định của BLDS thì nănglực dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấmdứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân Quy định này có nghĩa rằng sự hình thànhpháp luật và được pháp luật công nhận thì pháp nhân đó có năng lực dân sự đầy đủ,
có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình
Hiện vẫn còn có một số doanh nghiệp chưa nắm rõ quy định này, khôngxem xét năng lực hành vi dân sự của đối tác trước khi ký kết hợp đồng Dẫn đếntrường hợp hợp đồng bị vô hiệu do đối tác không có năng lực hành vi dân sự
- Đại diện cho tổ chức/pháp nhân và đại diện uỷ quyền
Đây là một trong những nội dung quan trọng liên quan đến vị trí pháp lý củacác bên cũng như đến hiệu lực của hợp đồng Theo quy định tại khoản 5 Điều 139Bộ luật dân sự 2005 thì người đại diện phải là người có năng lực hành vi dân sựđầy đủ
Đại diện cho tổ chức/pháp nhân thông thường được quy định trong điều lệcủa pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập của pháp nhân
Trong thực tiễn, việc uỷ quyền cũng được ghi nhận trong một loạt các tàiliệu có giá trị chứng cứ khác như quy chế hoạt động của tổ chức đó, quyết định quyđịnh trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lãnh đạo và thành viên của doanhnghiệp và kể cả trong thông báo chào hàng v.v… Và những giấy tờ này, về nguyêntắc có giá trị hợp lệ để chứng minh cho việc phân công của lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức đối với các lãnh đạo và thành viên khác của tổ chức/doanh nghiệp đó
Khi tham gia soạn thảo, ký kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng phải hếtsức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷquyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không
Trang 32đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷquyền.
Gần đây nhất có thể kể đến vụ tranh chấp giữa ngân hàng TMCP Đông Nam
Á (SeABank) và công ty Vinaconex – Viettel (VVF) Ngày 27/11/2012, SeABankbất ngờ phát đi một thông cáo báo chí cho biết nhà băng này quyết định khôngchấp nhận yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo chứng thư bảo lãnh pháthành ngày 24/10/2011 do phó TGĐ Nguyễn Thị Hương Giang ký bảo lãnh pháthành trái phiếu cho Tập đoàn Vina Megastar vì chứng thư bảo lãnh này trái phápluật Cụ thể, bà Giang đã ký bảo lãnh phát hành trái phiếu của Vina Megastarkhông đúng thẩm quyền theo pháp luật và quy định của SeABank Ngân hàng nàydẫn giải Quyết định 693/2011/QĐ-HĐQT ngày 16/5/2011 của HĐQT SeABank,theo đó Tổng giám đốc được phê duyệt các giao dịch với khách hàng củaSeABank, trong đó có việc phê duyệt, ký chứng thư bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnhphát hành trái phiếu) với mức tối đa không quá 30 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị HươngGiang với cương vị là Phó tổng giám đốc được ký chứng thư bảo lãnh không quá
30 tỷ đồng Thông báo chính thức từ SeABank cho biết, theo hồ sơ quản lý hiện tạicủa SeABank liên quan đến chứng thư bảo lãnh ngày 24-10-2011 do bà NguyễnThị Hương Giang ký, NH không có hồ sơ đề nghị bảo lãnh và hợp đồng cấp bảolãnh với Vina Megastar, giao dịch bảo lãnh cho Vina Megastar không tồn tại tronghệ thống quản lý của SeABank Bà Nguyễn Thị Hương Giang lợi dụng chức vụ,quyền hạn để ký phát hành vượt thẩm quyền chứng thư bảo lãnh trái phiếu DN đốivới Vinaconex-Viettel, nên chứng thư bảo lãnh này là vô hiệu và SeABank khôngchịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với chứng thư bảo lãnh trái pháp luật này.Sai phạm thuộc trách nhiệm cá nhân của bà Nguyễn Thị Hương Giang, SeABanksẽ không chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch trái phápluật do bà Nguyễn Thị Hương Giang thực hiện SeABank cho biết thêm, việc bà
Trang 33Nguyễn Thị Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh trái phép, đang được cơ quanđiều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật
Qua sự việc trên cho thấy, để tránh thiệt hại, các doanh nghiệp cần tìm hiểu
kĩ thẩm quyền của người đại diện/người được ủy quyền trước khi ký kết hợp đồngđể tránh rủi ro xảy ra
Bên cạnh đó, vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Côngtrình Thủy điện Mường Hum giữa CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) và CTCPPhát triển năng lượng Sơn Vũ (Công ty Sơn Vũ) là cũng là một ví dụ Theo quyđịnh, mọi công trình xây dựng phải mua bảo hiểm, nhưng khi công trình xây dựng
và lắp đặt xong, phía thi công đã không thanh toán nốt phần phí bảo hiểm còn lại.Đến khi bị kiện đòi phí thì Công ty Sơn Vũ phản tố, đề nghị Tòa án tuyên hợpđồng vô hiệu do người ký kết của VASS không có thẩm quyền, mặc dù người cóthẩm quyền ký kết của VASS không phản đối và nhận mọi trách nhiệm, nghĩa vụphát sinh từ hợp đồng
Một trường hợp khác là vụ tranh chấp hợp đồng mua bán cổ phần và chuyểngiao tài sản giữa CTCP Tập đoàn Y dược Bảo Long và CTCP Bảo Sơn Sau khiphát sinh tranh chấp, phía Bảo Long đã chỉ ra nhiều yếu tố dẫn đến hợp đồng vôhiệu như người ký kết không đúng thẩm quyền, tài sản chuyển giao vi phạm điềucấm của pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ chưa được định giá nên không thể chuyểngiao…
Hay là vụ việc sáu hợp đồng lao động đã thực hiện xong bất ngờ bị tòa tuyên
bố là “vô hiệu” nhưng các bên đương sự không được nhận lại những gì đã “traocho” bên kia giống như việc xử lý hậu quả của các trường hợp hợp đồng vô hiệu
Trang 34Năm 2010, ông Micheal Joseph Small, quốc tịch Canada đã ký 3 hợp đồnglao động với công ty TNHH giáo dục IDP Việt Nam, mỗi hợp đồng có thời hạn 5tuần Theo đó, ông Small trở thành giáo viên dạy tiếng Anh cho các lớp ngôn ngữ
do công ty IDP mở Năm 2011, công ty IDP và ông Small tiếp tục ký 3 hợp đồnglao động nữa, với thời hạn dài hơn Trong đó, hợp đồng thứ 6 ký ngày 11/7/2011
có thời hạn 25 tuần và kết thúc vào ngày 31/12/2011
Trước khi kết thúc hợp đồng mười ngày, ngày 21/12/2011, công ty IDPthông báo cho ông Small việc chấm dứt hợp đồng kể từ ngày 31/11/2011 và sẽkhông tiếp tục ký hoặc gia hạn hợp đồng đối với ông với lý do công ty đang dưthừa giáo viên Ông Small được nhận lương đến hết ngày 30/12/2011
Không đồng ý với lý do chấm dứt hợp đồng mà công ty IDP nêu ra, ôngSmall đã khởi kiện yêu cầu công ty phải nhận ông làm việc trở lại với lý do, hợpđồng thứ 6 do ông và công ty ký kết là hợp đồng không xác định thời hạn theo quyđịnh của pháp luật lao động Do đó, công ty đã chấm dứt hợp đồng với lý do khôngxác đáng và thủ tục không đúng pháp luật nên phải nhận ông trở lại làm việc Nếukhông đáp ứng yêu cầu này, công ty phải bồi thường cho ông 5 tháng lương, tươngđương 2.330 đô la Mỹ
Ngược lại, công ty IDP cho rằng, với 6 bản hợp đồng trong vòng 2 năm đãthể hiện việc ký hợp đồng lao động với ông Small là loại hợp đồng theo mùa vụ(theo tuần) do các khóa học mà công ty tổ chức đều ngắn hạn và được tính bằngtuần Vì thế, khi hết thời hạn hợp đồng và công ty không có nhu cầu thuê giáo viênnên việc chấm dứt hợp đồng với ông Small là đúng pháp luật, đúng theo thỏa thuậngiữa hai bên được thể hiện trong hợp đồng
Giải quyết vụ kiện này, TAND TP Hà Nội cho rằng, giám đốc điều hành củacông ty IDP ký hợp đồng không phải là giám đốc hoặc tổng giám đốc, cũng khôngphải là người được giám đốc ủy quyền hoặc phân cấp thường xuyên nên việc
Trang 35những người ký hợp đồng giữa Công ty IDP và ông Small là ký hợp đồng trái phápluật.
Bên cạnh đó, TAND TP Hà Nội cũng cho rằng, các bản hợp đồng ký vớiông Small không được đóng dấu nên không đúng hình thức theo quy định của “hợpđồng mẫu” Với các lý do nêu trên, Tòa nhận định, cả 6 bản hợp đồng giữa ôngSmall và công ty IDP đều là hợp đồng vô hiệu
Tuy nhiên, theo đánh giá của Tòa án, do cả 6 bản hợp đồng trên đã đượcthực hiện và các bên đều không có tranh chấp gì về quyền lợi liên quan đến 6 bảnhợp đồng nên Tòa không xem xét Hơn nữa, theo Tòa án, cả hai bên đều có lỗitrong việc ký các bản hợp đồng vô hiệu nên mỗi người chịu “một nửa” lỗi
Với nhận định này, Tòa án đi đến phán quyết 6 hợp đồng vô hiệu Nhưngkhác với các trường hợp vô hiệu khác của hợp đồng, Tòa không bắt các đương sựphải “trả lại cho nhau những gì đã nhận” mà tuyên bố việc chấm dứt hợp đồng “vôhiệu” này là đúng Tòa bác mọi yêu cầu của nguyên đơn Joseph Small
Việc tòa tuyên bố 6 bản hợp đồng lao động giữa IDP và ông Small bị vôhiệu đã khiến Công ty IDP “vô tình” được lợi vì không phải giàng buộc nghĩa vụnào với ông Small từ các bản hợp đồng đã ký Với việc phán quyết này, nhiều giáoviên khác cũng sẽ lâm vào tình trạng tương tự như ông Small nếu bị công ty nàychấm dứt hợp đồng lao động Những cố gắng dựa vào các quy định của Bộ Luậtlao động để bảo vệ quyền lợi của mình của người lao động đã không thể thắng nổilập luận của Tòa án
Điều 137, Bộ luật Dân sự về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệuquy định, giao dịch vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên và khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tìnhtrạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng
Trang 36hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.Nguyên tắc chung là như vậy, nhưng thực tế các vụ tranh chấp cho thấy, khi hợpđồng bị tuyên vô hiệu, việc hoàn trả nhau những gì đã nhận không dễ dàng, nhất làđối với các thương mua bán, sáp nhập
Chẳng hạn, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và cam kết chuyển giao tàisản giữa bên mua CTCP Tập đoàn IPA và bên bán là Công ty TNHH Thép VạnLợi Hợp đồng đã bị Tòa sơ thẩm tuyên vô hiệu và xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệuchỉ gói gọn bên bán trả lại bên mua 10 tỷ đồng, các vấn đề khác không được xemxét đến Tuy nhiên, trong thương vụ mua bán nói trên, IPA đã bỏ ra khoảng 300 tỷđồng để mua cổ phần Thép Vạn Lợi, cũng như tiếp tục đầu tư cho hoạt động của
DN này
Theo TS Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, trườnghợp hợp đồng vô hiệu phổ biến đó là vi phạm về thẩm quyền ký kết “DN khi kýhợp đồng với các đơn vị như chi nhánh, trung tâm, xí nghiệp, trạm trại…, thấy họ
có con dấu, tài khoản, hóa đơn chứng từ riêng là yên tâm, mà không biết rằng,thẩm quyền ký kết phải là người đại diện theo pháp luật và phải là con dấu củapháp nhân Ngoài ra, còn phải xem ai là đại diện theo pháp luật, vì nhiều DN đăngký người đại diện theo pháp luật không phải là tổng giám đốc, mà là chủ tịchHĐQT, chủ tịch HĐTV”
Theo TS Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, trườnghợp hợp đồng vô hiệu phổ biến đó là vi phạm về thẩm quyền ký kết “DN khi kýhợp đồng với các đơn vị như chi nhánh, trung tâm, xí nghiệp, trạm trại…, thấy họ
có con dấu, tài khoản, hóa đơn chứng từ riêng là yên tâm, mà không biết rằng,thẩm quyền ký kết phải là người đại diện theo pháp luật và phải là con dấu củapháp nhân Ngoài ra, còn phải xem ai là đại diện theo pháp luật, vì nhiều DN đăng
Trang 37ký người đại diện theo pháp luật không phải là tổng giám đốc, mà là chủ tịchHĐQT, chủ tịch HĐTV”.
2.1.6 Thoái thác nghĩa vụ hợp đồng
Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các vụ tranh chấp tăng cả về số lượng lẫnquy mô và tình trạng phá vỡ hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều
Tuyên bố hợp đồng vô hiệu thường thấy trong lĩnh vực xây dựng Khi dựthầu xây dựng, nhà thầu thường đưa ra giá thầu thấp nhất để trúng thầu Nhưng khithực hiện, với lý do giá vật liệu, nhân công tăng, nhà thầu đề nghị tăng giá và yêucầu chủ đầu tư điều chỉnh giá hợp đồng Nếu không được chủ đầu tư chấp thuận,nhà thầu thường thoái thác nghĩa vụ bằng cách chấm dứt hợp đồng để cắt lỗ Lý dochính được viện dẫn để vô hiệu hóa hợp đồng là người ký kết hợp đồng không cóthẩm quyền, doanh nghiệp không có chức năng thực hiện giao dịch…
2.1.7 Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các quy định khác
Với các hợp đồng dịch vụ, thương mại, tín dụng…, lý do vô hiệu hợp đồngthường là hợp đồng có sử dụng đồng ngoại tệ (thường là USD) làm cơ sở thamchiếu cho các giao dịch nội địa (hợp đồng vay, thuê, mua bán, chuyển nhượng bấtđộng sản…) Thực tế, các giao dịch thương mại nội địa có tham chiếu USD dườngnhư là tập quán thương mại phổ biến, nên khi có tranh chấp, thỏa thuận tương tựxem như vi phạm điều cấm của pháp luật (Điều 9, Pháp lệnh Quản lý ngoại hốinăm 2005)
Với các hợp đồng giao dịch bất động sản, lý lẽ được đưa ra nhằm vô hiệucác giao dịch thường là thời điểm huy động vốn trái với Điều 39, Luật Nhà ở (chưaxây xong nền móng nên tài sản thuê/đối tượng hợp đồng chưa tồn tại, quyền sửdụng đất chưa thuộc về bên ký kết hợp đồng), hoặc bên giao vốn không có chứcnăng đầu tư cung cấp khoản vay… Với các lý do đó, hợp đồng bị xem như vô hiệu
Trang 382.1.8 Lỗi trong đàm phán
- E ngại nên bỏ qua một số điều không đàm phán Nên nhớ rằng không có
điều gì là không thể đàm phán Mọi thứ, thậm chí cả những điều mà đối tác khẳngđịnh không thể thì vẫn có thể đàm phán Với bạn, một số phần của hợp đồng có thểquan trọng hơn các phần khác, nhưng nên nhớ là tất cả các phần đều trở nên quantrọng nếu có tranh chấp xảy ra Do vậy, trong giai đoạn đàm phán nên xác địnhtrước những vấn đề nào không thể chấp nhận và những vấn đề nào có thể chấpnhận
- Đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế:
So với hợp đồng thương mại trong nước, việc đàm phán để giao kết hợpđồng thương mại quốc tế thực chất là đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài,các doanh nghiệp Việt Nam thường mắc phải những vấn đề sau đây:
Lỗi do không biết ngoại ngữ
Đàm phán về hợp đồng thương mại quốc tế có thông qua nhiều ngôn ngữkhác nhau như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc … tuỳ theo đốitác ký kết hợp đồng sử dụng loại ngôn ngữ nào Vì vậy, để có thể đàm phán về hợpđồng thương mại quốc tế thành công, các doanh nghiệp Việt Nam phải có cácchuyên gia về ngôn ngữ
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụngrộng rãi trong giao tiếp cũng như trong quá trình đàm phán hợp đồng Vì vậy, việcsử dụng tốt tiếng Anh sẽ là thế mạnh của những doanh nghiệp muốn hoạt động vàphát triển trong thương trường quốc tế nói chung và trong đàm phán về hợp đồngthương mại quốc tế nói riêng Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong đàm phán vềhợp đồng thương mại quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tự tin, chủđộng, độc lập trong đàm phán mà còn tiết kiệm được chi phí (ví dụ chi phí thuê
Trang 39phiên dịch, chi phí dịch tài liệu liên quan đến hợp đồng…), giữ được bí mật nghềnghiệp, tạo sự nể trọng từ phía đối tác … và nhất là tránh được các lỗi trong nộidung hợp đồng do không biết ngoại ngữ nên không hiểu hết ý của đối tác.
Không biết sử dụng nghệ thuật đàm phán
Nghệ thuật đàm phán thể hiện ở sự chuẩn bị tốt các phương án đàm phán để
dễ dàng đối phó với mọi yêu cầu của phía đối tác Một sự chủ quan, bất cẩn sẽ đẩydoanh nghiệp vào thế bị động Trong trường hợp như vậy sẽ khó có được nhữnghợp đồng thương mại có lợi cho mình
Nghệ thuật đàm phán với đối tác nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp Việt Namphải có sự hiểu biết về phong tục, tập quán, thói quen của nước đối tác cũng nhưmôi trường kinh doanh của nước họ Sự hiểu biết về tập quán kinh doanh của nướcđối tác sẽ tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng chia sẻ nhiều vướng mắctrong đàm phán, từ đó tạo thuận lợi khi đàm phán về từng điều khoản cụ thể tronghợp đồng
Nghệ thuật đàm phán cũng đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải vừa có sựcương quyết, vừa có sự nhân nhượng với bàn hàng nước ngoài khi đàm phán vềtưng điều khoản cụ thể trong hợp đồng
Không am hiểu luật pháp của nước bạn hàng và luật pháp quốc tế
Để tiết kiệm thời gian, việc nghiên cứu trước pháp luật nước ngoài, đặc biệt
là pháp luật của nước bạn hàng cũng như pháp luật hoặc tập quán quốc tế là hết sứccần thiết Sự hiểu biết này sẽ giảm thiểu được những sự bất đồng ý kiến và tiếtkiệm thời gian đàm phán
Không am hiểu về nghiệp vụ buôn bán quốc tế
Điều này đòi hỏi người đi đàm phán phải có kiến thức tốt, chuyên sâu về
Trang 40hợp đồng thương mại quốc tế phải là các nhà chuyên nghiệp về lĩnh vực thươngmại quốc tế cụ thể mà họ chuẩn bị đàm phán Ví dụ, đàm phán để ký kết hợp đồngthương mại quốc tế mà đối tượng mua bán là những thiết bị phức tạp như máy bay,cột thu phát sóng truyền hình … sẽ hoàn toàn khác với mua bán gạo, than đá, sắtthép Hợp đồng vận chuyển hàng hoá XNK bằng đường biển cũng sẽ có những tiêuchí kỹ thuật khác so với hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vận hànhmột nhà máy lọc dầu …
2.1.9 Hạn chế do sự chồng chéo, gò bó của các quy định của pháp luật:
Sự chồng chéo của các quy định của pháp luật đã gây không ít khó khăn chocác doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo cũng như thực hiện hợp đồng
Ví dụ:
Theo cơ chế điều hành lãi suất của NHNN tại thông tư 12/2010/TT-NHNN
và Luật các TCTD năm 2010 cho phép các TCTD cho vay bằng đồng Việt Namtheo lãi suất thỏa thuận Ngoại trừ một số ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đượcNHNN ấn định mức lãi suất 11% đối với cho vay ngắn hạn thì các TCTD đượcphép chủ động thỏa thuận lãi suất với khách hàng (theo thông tư 09/2013/TT-NHNN ngày 25/03/2013)
Tuy nhiên, khoản 1, điều 476, Bộ Luật dân sự 2005 lại quy định: lãi suất vay
do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản doNgân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng
Điều này đã dẫn đến tranh cãi và không ít cơ quan Tòa án cũng lúng túngkhông nhất quá trong việc áp dụng luật vào thực tế các vụ tranh chấp HĐTD, gâykhó khăn cho các TCTD khi soạn thảo và thực hiện các HĐTD Cụ thể như:
Ngày 15/04/2010, NHTM CP Sài Gòn (SCB) đã khởi kiện bà Nguyễn ThịKim C theo HĐTD số 040.42439.09, thời hạn cho vay: từ ngày 27/03/2009 đến