1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ

110 808 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trên cơ sở điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tình hình tội phạm ở Việt Nam trong những năm qua và dự báo trong thời gian tiếp theo, ngày 02/06/2005 Đảng Cộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN THÁI

VẤN ĐỀ LOẠI BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

VÀ CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN THÁI

VẤN ĐỀ LOẠI BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

VÀ CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ

Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Khắc Hải

Hà nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Thái

Trang 4

1.2.1 Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi pháp

điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985

12

1.2.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến

trước khi ban hành Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự

Trang 5

Chương 2: CƠ SỞ LOẠI BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG CÁC

TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ

34

2.1 Cơ sở quyền con người và nguyên tắc nhân đạo trong pháp

luật hình sự

34

2.1.1 Nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật Việt Nam 34

2.1.3 Vấn đề oan sai khi áp dụng - thi hành hình phạt tử hình 41

2.2.2 Những nét đặc thù của nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý

kinh tế và tội phạm về chức vụ

54

2.2.3 Hệ thống hình phạt đang áp dụng đối với các tội xâm phạm

trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ

2.3.1 Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với quản lý

xã hội và người phạm tội

62

2.3.2 Xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam về loại bỏ hình phạt

tử hình

64

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ LOẠI BỎ HÌNH PHẠT

TỬ HÌNH TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN

Trang 6

3.1.2 Hình phạt bổ sung 71 3.2 Kiến nghị về hoạt động áp dụng hình phạt tử hình 77 3.2.1 Giữ quy định hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt, có

thể áp dụng nhưng không tiến hành thi hành án

78

3.2.2 Giữ quy định hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt,

nhưng không áp dụng

80

3.2.3 Loại bỏ quy định hình phạt tử hình theo lộ trình đối với từng

tội danh và nhóm tội

80

3.3.1 Kiến nghị về hoạt động phòng ngừa tội phạm - trách nhiệm

của xã hội; phòng ngừa tội phạm từ góc nhìn tôn giáo và nâng

cao nhận thức pháp luật của nhân dân

83

3.3.2 Kiến nghị về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, luân chuyển trong

hoạt động công tác

89

3.3.3 Kiến nghị về hoạt động thay thế hình phạt cùng khung hình

phạt qua quyết định của Hội đồng xét xử

91

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự PLHS : Pháp luật hình sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

1.1 Các quốc gia có số vụ hành quyết cao nhất trong năm 2009 31

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên cơ sở điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tình hình tội phạm ở Việt Nam trong những năm qua và dự báo trong thời gian tiếp theo, ngày 02/06/2005 Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó nêu rõ định hướng chính sách hình sự của chúng ta: duy trì hình phạt tử hình nhưng "hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [16] Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện của nước ta và xu hướng giảm dần tới mức tối đa áp dụng hình phạt tử hình, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình là xu hướng chung thế giới

Trước những quan tâm của quốc tế và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, ngày 19/06/2009 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự (BLHS) 1999, trong đó đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi chế tài của 08 tội danh đang được quy định và bổ sung 01 tội danh có khung hình phạt cao nhất là tử hình (Điều 230a - Tội khủng bố) Theo đó, số tội danh còn giữ lại hình phạt tử hình trên tổng số các tội danh tại Phần các tội phạm của BLHS là 22/276 điều luật, chiếm tỷ lệ 7,97%

Ngày 12/11/2013, Việt Nam trúng cử thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu tán thành cao nhất trong số 14 nước cùng được

bỏ phiếu Đáp ứng những yêu cầu của quốc tế và biến chuyển của đất nước, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới, trong đó đề cao quyền con người, quyền công dân khi chuyển từ Chương V Hiến pháp 1992 thành Chương II của Hiến pháp 2013 Theo đó, những quyền cơ bản của con người được pháp luật ghi nhận rất rõ và bảo hộ, cụ thể Hiến pháp 2013 đã ghi nhận rõ: "Mọi người

có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ …" [40, Điều 19]

Trang 10

Với những thay đổi hiến định về quyền con người, kinh tế, xã hội …, ngày 15/03/2014 Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành BLHS năm 1999, tại đây các đại biểu đại diện Lãnh đạo Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân đã có các ý kiến tham luận tổng kết và đề xuất, kiến

nghị sửa đổi, bổ sung BLHS, đặc biệt cùng có quan điểm: "Cần nghiên cứu

bỏ một số tội tử hình thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng,

Nhà nước và đáp ứng tính nhân đạo chung của thế giới" [6]

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết về lý luận khoa học và tổng hợp thông tin thực tiễn nhằm bảo vệ quyền con người; thực tiễn công tác về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; truyền thống văn hóa nhân đạo của dân tộc; yêu cầu thực thi những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và yêu cầu hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung toàn diện BLHS Việt Nam, tại luận văn này, tác giả đi sâu và nghiên cứu những cơ sở để loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ Cụ

thể, với đề tài: "Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm

trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ"

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua đã có rất nhiều diễn đàn, hội thảo, công trình nghiên cứu về hình phạt tử hình, áp dụng và thi hành hình phạt tử hình Đề tài loại bỏ hình phạt tử hình cũng đã được bàn luận, phân tích rất nhiều trong thời gian soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp dự

thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 như: Một số vấn đề về

hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình - thực trạng và giải pháp, Đề

tài khoa học cấp Bộ, do Bộ Tư pháp chủ trì, năm 2003; Hội thảo Việt Nam -

EU về án tử hình, Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Liên minh Châu Âu và Viện

Nhân quyền Đan Mạch đồng tổ chức năm 2004; Hình phạt tử hình trong luật

hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Phạm Văn Beo, năm 2007; Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ Luật học, Trần Thu Huyền, năm 2004; Hội thảo khoa học:

Trang 11

Vấn đề giới hạn hình phạt án tử hình trong một số tội phạm tại Việt Nam,

Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức năm 2008; Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09/10/2008 của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

BLHS năm 1999 gửi tới Quốc hội; Hội thảo khoa học: Nhận thức tác động

của các quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc

gia Hà Nội tổ chức năm 2011 Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành BLHS năm 1999 do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp tham gia chỉ đạo Tuy nhiên, đa số các tài liệu này chỉ đề cập một cách khái quát, tổng kết lại những vấn đề lý luận chung về hình phạt tử hình và kiến nghị, đề xuất loại bỏ hình phạt tử hình đối với từng tội phạm riêng rẽ, mà chưa đưa ra được các cơ

sở, căn cứ toàn diện cho việc loại bỏ hình phạt tử hình nói chung, cũng như loại bỏ tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm

về chức vụ nói riêng

Chính vì vậy, việc chọn đề tài "Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình

trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ"

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học là rất có ý nghĩa, có thể phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, cũng như công tác thực tiễn, đáp ứng một phần yêu cầu của Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành BLHS năm 1999 và tạo tiền đề lý luận cho hoạt động tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình trong tương lai

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu luận văn nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện hình thành, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, xu hướng áp dụng hình phạt tử hình của các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đối với các tội phạm có tính chất kinh tế và chức vụ Qua đó, đưa ra, phân tích tổng

thể những cơ sở có tính thuyết phục nhằm "loại bỏ hình phạt tử hình trong

các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ"

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn của "Vấn đề loại bỏ hình

phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ", luận văn sẽ đi sâu làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề chung về hình phạt tử hình; thực trạng pháp luật về hình phạt tử hình và thực trạng áp dụng hình phạt tử hình về các tội xâm phạm trật tử quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ tại Việt Nam; Xu hướng quốc tế về hình phạt tử hình;

- Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc loại bỏ hình phạt

tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế và chức vụ ở Việt Nam;

- Phân tích một số kiến nghị về pháp luật, xây dựng bộ máy Nhà nước, nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân khi loại bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế và chức vụ ở Việt Nam

3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận văn có đối tượng và phạm vi nghiên cứu là một số vấn đề lý luận chung về hình phạt tử hình, thực trạng hình phạt tử hình tại Việt Nam và những cơ sở lý luận và thực tiễn để loại bỏ hình phạt tử hình đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ Những vấn đề này được nghiên cứu trên cơ sở khoa học pháp lý về pháp luật hình sự (PLHS), quy định của BLHS, các quan điểm

về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, cũng như thực tiễn áp dụng hình phạt này tại Việt Nam trong mối tương quan với xu hướng chung của các nước trên thế giới

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

Trang 13

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa

học như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, suy luận lôgic v.v…

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

5.1 Về mặt khoa học

- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu nhằm kiến nghị

loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi hai nhóm tội của BLHS

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm rõ thêm các quan điểm lý luận khoa học về định hướng xóa bỏ hay không xóa hình phạt tử

hình trong hệ thống PLHS Việt Nam

- Ngoài ra luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ

cho việc nghiên cứu, học tập khoa học luật hình sự

5.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nhưng ý kiến hữu ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng như giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các luật

gia quan tâm đến những đề tài tương tự

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt tử hình

Chương 2: Cơ sở loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật

tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ ở Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị về vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong

các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ

Trang 14

có nguồn gốc từ capitalis (tiếng Latin) trong đó có gốc của từ kaput, có nghĩa

là đầu, là một hình phạt mà khi áp dụng, người bị áp dụng sẽ bị mất đầu Vì thế, hình phạt tử hình lúc khởi thủy, ở phương Tây, người ta thường dùng để chỉ hình phạt chém đầu Còn theo Từ điển Lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, "tử" ở đây được hiểu là chết, "hình" là hình phạt tội, bao gồm chữ

"tỉnh" (giếng) và chữ "đao" (dao) ghép lại Từ đó, có thể hiểu tử hình là hình phạt giết chết bằng cách thả xuống giếng hoặc chém bằng đao Theo Từ điển tiếng Việt "tử hình" là "hình phạt phải chịu tội chết" [32]

Điều 35 BLHS 1999 quy định về hình phạt tử hình như sau:

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhằm tước bỏ mạng sống của người phạm tội Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân Trong trường hợp người bị kết án tử hình được

ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân [37]

Trang 15

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu khoa học pháp lý thì tử hình còn được hiểu là: "hình phạt đặc biệt, nghiêm khắc nhất trong tất cả các loại hình phạt và chỉ được quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhằm tước bỏ sinh mạng của người bị kết án về tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự" [24], [9]

bị thi hành hình phạt này Hình phạt tử hình có vẻ như mâu thuẫn với nguyên tắc nhân đạo - nguyên tắc xuyên suốt của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam nhưng thực chất hình phạt này vẫn đáp ứng được tính nhân đạo, thể hiện ở khía cạnh xã hội của nó, đó là tác dụng răn đe, phòng ngừa người khác phạm tội Nhưng, đối với chính người thực hiện hành vi tội phạm thì đại đa số ý kiến vẫn cho rằng là vô nhân đạo, vi phạm quyền con người

Thứ hai: Là hình phạt được quy định trong BLHS Giống như các hình

phạt khác, tử hình là hình phạt được quy định trong BLHS - thể hiện tính hợp pháp và pháp chế của loại hình phạt này Việc quy định này, được thể hiện rõ

ở Điều 26 và Điều 35 BLHS hiện hành

Đồng thời, hình phạt tử hình được quy định cụ thể tại mỗi điều luật, tương ứng với mỗi tội danh có thể áp dụng như: Điều 78, khoản 1 - Tội phản bội tổ quốc; Điều 79, khoản 1 - Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Điều 80, khoản 1- Tội gián điệp v.v

Thứ ba: Là hình phạt chỉ do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng

Đặc điểm này được quy định rõ ở Điều 26 BLHS 1999: "Hình phạt do Tòa án

Trang 16

quyết định" [37] Ngoài Tòa án, không có bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào khác được phép quyết định áp dụng hình phạt tử hình với người phạm tội và chỉ khi Chủ tịch nước xem xét để ân xá cho người bị kết án tử hình theo quy định của pháp luật thì người đó mới không phải chịu hình phạt này

Thứ tư: Tước bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm hay khắc phục hậu quả của người phạm tội Khi một người bị áp dụng thi hành hình phạt tử hình thì

đương nhiên người này không thể tái phạm ở bất kỳ tình huống nào và bản thân họ cũng không thể tự mình khắc phục đối với những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà mình đã gây ra, mặc dù có thể họ đã rất hối hận và mong muốn khắc phục hậu quả Việc khắc phục hậu quả đối với những trường hợp này, thường được thực hiện trước khi thi hành hình phạt, thậm chí trước khi Tòa án án tuyên án và thường được thân nhân của người bị kết án thực hiện nhằm mục đích tạo tình tiết giảm nhẹ cho người thân của mình và cũng giảm bớt mặc cảm tội lỗi cho người đã thực hiện hành vi phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

* Bản chất

Trước hết, khi nghiên cứu hình phạt tử hình, tác giả nhận thấy hình phạt tử hình mang bản chất giai cấp sâu sắc Từ hình là một trong những hình phạt có lịch sử phát triển lâu dài trong quá trình phát triển của xã hội có phân chia giai cấp, tồn tại, đồng hành và phát triển cùng với sự phát triển của Nhà nước và Pháp luật Tử hình được sử dụng như một công cụ để đấu tranh với các loại tội phạm khác nhau nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ hệ thống chính trị của mỗi Nhà nước nhất định Hình phạt tử hình tồn tại và phát triển khách quan cùng với Pháp luật và Nhà nước qua mỗi thời kỳ lịch sử nhằm bảo vệ, duy trì quyền lực của giai cấp thống trị trong xã hội Điều này được thể hiện ở mỗi hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp đều có một hệ thống hình phạt tương ứng Bản chất, nội dung và vai trò của hình phạt, của hệ thống hình phạt nói chung, của từng hình phạt nói riêng do các điều kiện kinh tế,

Trang 17

chính trị, văn hóa, xã hội, hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống của hình thái kinh tế -

xã hội trong đó hình phạt tồn tại quyết định Do đó, bản chất, nội dung và vai trò của hình phạt nói chung, của hình phạt tử hình nói riêng được thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội, vào sự thay đổi trong quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của các giai cấp thống trị

Dù hình phạt tử hình tồn tại trong xã hội nào đi nữa thì nó vẫn luôn luôn phản ánh các quan điểm của giai cấp thống trị trong xã hội đó về các biện pháp đấu tranh với tội phạm Hình phạt tử hình bao giờ cũng xuất phát

và dựa trên các quan điểm thống trị cơ bản trong xã hội Mặt khác, hình phạt

tử hình do các điều kiện xã hội, các quyền và lợi ích kinh tế, chính trị và các lợi ích khác của giai cấp thống trị quyết định và phù hợp với các lợi ích đó

Khi nói về hình phạt, C.Mác viết: "Hình phạt không phải là cái gì khác là biện pháp tự vệ của xã hội với những hành vi xâm phạm điều kiện tồn tại của nó, không kể đó là những điều kiện tồn tại như thế nào" [28] Như vậy,

C Mác đã chỉ ra tính giai cấp sâu sắc của hình phạt, trong đó hình phạt tử hình là một trong những công cụ của giai cấp thống trị được dùng để đấu tranh với tội phạm Tính giai cấp của hình phạt tử hình còn được thể hiện ở chỗ nó bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị Giai cấp nào, Nhà nước nào quy định và áp dụng hình phạt tử hình cũng vì quyền và lợi ích của giai cấp đó Trong xã hội Việt Nam hiện nay, hình phạt tử hình được quy định và

áp dụng là nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân, dân tộc của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Khác với Nhà nước bóc lột, Nhà nước XHCN tiến hành đấu tranh với tội phạm bằng nhiều phương thức, nhiều biện pháp khác nhau: kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức, giáo dục, pháp luật và kêu gọi rộng rãi quần chúng nhân dân cùng tham gia đầu tranh, bảo vệ trật tự của pháp luật Trong xã hội Việt Nam hiện nay, hình phạt tử hình vẫn mang tính giai cấp, nhưng tính giai cấp của chúng ta có nhiều điểm khác biệt với tính giai cấp của hình phạt tử hình

Trang 18

trong các xã hội bóc lột, cụ thể xã hội ta hình phạt tử hình được quy định để bảo vệ thành quả và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động

1.1.2 Mục đích hình phạt tử hình

Mục đích của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng của lý luận về hình phạt Trong lịch sử nhân loại đã từng có những quan điểm, quan niệm khác nhau về bản chất, nội dung và mục đích của hình phạt nói chung, của hình phạt tử hình nói riêng Chúng ta có thể chia các quan niệm, quan điểm đó thành hai loại Loại thứ nhất, coi hình phạt nói chung, hình phạt tử hình nói riêng là công cụ trả thù người phạm tội, đáp lại những hành vi vi phạm những quy tắc xử sự chung của người phạm tội Loại quan điểm thứ hai coi hình phạt nói chung, hình phạt tử hình nói riêng là công cụ phòng ngừa tội phạm

Quan điểm thứ nhất, hình phạt là biện pháp được Nhà nước cho phép lấy oán trả oán, tương tự như giết người phải đền mạng, từ đó dẫn tới nỗi khiếp sợ của người phạm tội đối với sự trả thù, sự trừng trị đối với họ, khiến việc áp dụng các hình phạt cứng rắn trở lên rộng rãi như tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn dài Điều này được thể hiện rất rõ trong lịch sử các chế

độ bóc lột qua các biện pháp nhục hình man rợ như tùng xẻo, voi dày, đóng cọc vào ruột, đánh bằng trượng, tứ mã phanh thây, Quan niệm trên đã phai dần qua các thời kỳ phát triển của xã hội và nhường chỗ cho những học thuyết tiến bộ, nhân đạo hơn, khi các quan niệm này nhìn nhận hình phạt như một trong những biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội, phòng ngừa tội phạm (phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung) Quan niệm đó là thành quả của sự phát triển vật chất và sự giải phóng về tinh thần của nhân loại Khoa học luật hình sự, PLHS nước ta đã dựa trên cơ sở vững chắc của những thành tựu đó Đồng thời đó cũng là nền tảng tư tưởng và lý luận cho việc xây dựng quan niệm về mục đích của hình phạt, trong đó có mục đích của hình phạt tử hình

Trang 19

Mục đích của hình phạt tử hình là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được khi quy định hình phạt tử hình đối với tội phạm

và áp dụng hình phạt tử hình đối với cá nhân người phạm tội Đối với Nhà nước ta, việc áp dụng hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng không nhằm mục đích trừng trị là chủ yếu, mà nhằm mục đích ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới (phòng ngừa riêng) và ngăn ngừa người khác phạm tội (phòng ngừa chung)

Nếu so sánh mối tương quan giữa mục đích phòng ngừa riêng và mục đích phòng ngừa chung của hình phạt tử hình, thì cần phải khẳng định rằng vai trò và chức năng chính của hình phạt tử hình là phòng ngừa riêng Bởi lẽ các nguyên tắc của luật hình sự như: pháp chế XHCN, bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm cá nhân … không cho phép chúng ta lấy việc trừng trị người này là phương tiện chính để răn đe người khác, mà chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục và phổ biến rộng rãi trong xã hội về hậu quả của việc thực hiện tội phạm

1.2 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

Cùng với sự ra đời của Nhà nước, pháp luật xuất hiện là hiện tượng mang tính tất yếu khách quan với hai đặc tính: Là một phạm trù chủ quan (ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật) và nội dung của pháp luật được xác định bởi phạm trù khách quan (các điều kiện kinh tế - xã hội) Nói cách khác, pháp luật với ý nghĩa là nhân tố cơ bản của thượng tầng kiến trúc luôn chịu sự tác động bởi điều kiện kinh tế - xã hội với vai trò là các yếu tố của hạ tầng cơ sở Điều đó lý giải tại sao trong tiến trình lập pháp hình sự Việt Nam, các quy định về hình phạt tử hình mặc dù xuất hiện rất sớm, song mức

độ ghi nhận chúng là không giống nhau qua các thời kỳ lịch sử, thậm chí là có

sự khác nhau trên từng miền lãnh thổ trong cùng một thời kỳ lịch sử

Trang 20

1.2.1 Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đưa tới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở một trang sử mới cho lịch sử phát triển dân tộc Tuy nhiên, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa và tiếp theo là sự nối gót của đế quốc Mỹ (năm 1954) Do đặc điểm lịch sử này, trước cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa xuân năm 1975, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau Hệ thống PLHS ở hai miền vì vậy càng có sự khác biệt Những quy định về hình phạt tử hình không nằm ngoài sự thay đổi chung đó

* Giai đoạn 1945 - 1954

Sau tháng 8/1945, Nhà nước công nông non trẻ đã tích cực tiến hành hoạt động lập pháp hình sự, làm cơ sở để trấn áp bọn phản động, bảo vệ những thành quả của cách mạng Song song với các quy phạm pháp luật mới được ban hành, Sắc lệnh số 47-SL ngày 10/10/1945 của Nhà nước cho phép tạm thời giữ các luật lệ cũ (gồm Luật hình An Nam, Hoàng Việt hình luật và

Bộ hình luật Pháp tu chính) với điều kiện "không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa"

Pháp luật hình sự trong giai đoạn này, chưa có văn bản nào chính thức quy định về hệ thống hình phạt Tuy nhiên có thể thấy rằng hình phạt bao gồm hai loại là các hình phạt chính và các hình phạt phụ (hình phạt bổ sung)

Tử hình là một hình phạt chính, áp dụng đối với tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm đến an toàn Nhà nước, đối nội và đối ngoại Sắc lệnh số 146-SL ngày 02/03/1948 quy định xử lý nghiêm khắc những người phạm tội gián điệp, tội phản bội tổ quốc Ngoài ra, đối với các tội phạm về bảo vệ đê điều, công trình thủy nông nếu hậu quả gây ra là thiệt hại cho nhiều tỉnh (Điều 8 Sắc lệnh số 68-SL ngày 16/11/1949); tội đầu hàng quân địch nếu người đầu hàng là một

Trang 21

nhân viên thuộc cấp chỉ huy; tội thông với địch (Điều 7 Sắc lệnh số 163-SL ngày 23/8/1946) đều có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình

Cùng với hoạt động đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn tay sai phản động, Nhà nước ta càng hết sức chú trọng việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong kháng chiến Các hành vi cướp bóc, nhũng nhiễu dân chúng trong khi có chiến sự đều bị Tòa án binh xử nặng như các tội gián điệp, tội phản quốc và có thể bị tuyên đến án tử hình (Thông lệnh số 60-TT ngày 23/5/1947 của liên Bộ Quốc phòng - Tư pháp)

Hình thức thi hành án tử hình có những thay đổi quan trọng: theo Thông tư số 498 P4 ngày 31/10/1946 của Bộ Tư pháp thì "cho thi hành án tử hình từ nay dùng súng thay cho máy chém" Để đảm bảo thực hiện quyền của người bị kết án, PLHS thời kỳ này cũng có quy định cho người bị kết án

có quyền gửi đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình Thông tư số 335/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo thỉnh thị các vụ án tử hình

có nêu: "Sau khi tòa án nhân dân đã tuyên án tử hình, phạm nhân vẫn có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân xá, ân giảm Đơn xin ân xá, ân giảm

do Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu chuyển lên Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp làm tờ trình lên Chủ tịch nước quyết định" [47]

* Giai đoạn 1954 - 1975

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ kinh tế - xã hội khác nhau Ở miền Bắc, song song với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội còn phải thực hiện vai trò của một "hậu phương lớn" để chi viện cho tiền tuyến Miền Nam và trở thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước Miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân nhằm giải phóng khỏi ách thống trị của

đế quốc Mỹ và tay sai, thống nhất đất nước PLHS giai đoạn này cũng phải góp phần thực hiện thắng lợi hai chiến lược cách mạng của hai miền

Trang 22

Ở miền Bắc, pháp luật chưa có quy định riêng về hệ thống hình phạt

Tử hình vẫn giữ vai trò là một hình phạt chính và được quy định trong nhiều văn bản về PLHS

Ngày 30/10/1967, Hồ Chủ tịch ký Lệnh số 117 công bố Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng Ngoài Điều 1 và Điều 2 quy định những nguyên tắc về chính sách hình sự của Nhà nước ta, 15 điều luật còn lại được

mô tả rõ ràng, chặt chẽ với cấu thành tội phạm, các tội có áp dụng hình phạt

tử hình chiếm một tỷ lệ lớn (11/15 tội) như tội phản quốc (Điều 3); tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 4); tội gián điệp (Điều 5); tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 6); tội bạo loạn (Điều 7) Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường chuyên chính đối với những kẻ thù dân tộc và là một bước tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự Việt Nam

Ngày 21/10/1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thời thông qua

Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân Trong đó, nhóm tội

xâm phạm chế độ sở hữu XHCN bị áp dụng hình phạt rất nghiêm khắc Các tội cướp tài sản XHCN (Điều 4); tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản XHCN (Điều 6); tội trộm cắp tài sản XHCN (Điều 7); tội tham ô tài sản XHCN (Điều 8) đều có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình

Điều 9 Luật số 18 ngày 14/7/1960 của Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) quy định thủ tục "duyệt lại" bản án tử hình để đảm bảo tính chính xác của quyết định đó:

Các bản án tử hình phải được Hội đồng toàn thể thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao duyệt lại trước khi thi hành Phải có 2/3 tổng số thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao tham dự phiên họp của Hội đồng và quá nửa tổng số thẩm phán tán thành thì quyết nghị của Hội đồng mới có giá trị

Trang 23

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tham

dự phiên họp của Hội đồng toàn thể thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao Nếu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không đồng ý với quyết nghị của Hội đồng toàn thể thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao thì báo cáo lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét [47] Ngày 12/3/1974, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ra Chỉ thị số 07/TATC hướng dẫn nhiệm vụ của TAND về việc thi hành án tử hình, trong

đó quy định cụ thể nhiệm vụ của TAND tống đạt cho phạm nhân quyết định của Hội đồng toàn thể thẩm phán, TAND duyệt án tử hình (trường hợp phạm nhân không xin ân giảm) và công bố tóm tắt tội trạng của phạm nhân trước khi phạm nhân bị đem hành hình

Ở miền Nam, trước năm 1972, các quy định của PLHS nhìn chung

không có sự thay đổi nhiều so với thời kỳ trước đó Đến năm 1972, BLHS mới của chế độ Việt Nam Cộng hòa được ban hành đã đóng góp những giá trị nhất định, góp phần làm phong phú hơn hệ thống PLHS nước ta Theo đó, hình phạt gồm chính hình, phụ hình và bổ túc hình (Điều 20); Chính hình là: Đại hình, tiểu hình và vi cảnh Chính hình về đại hình theo thứ tự nặng nhẹ gồm có: tử hình; khổ sai chung thân; phát lưu; khổ sai hữu hạn; biệt giam; cấm cố (Điều 21) Tương tự như PLHS các giai đoạn trước, nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia (tội gián điệp, tội phản nghịch, các tội quấy rối quốc gia bằng cách gây nội chiến, dùng quân lực trái phép ) đều bị áp dụng hình phạt tử hình Ngoài ra, tội nhận hối lộ, tội cố sát càng bị trừng trị rất nghiêm khắc với mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình

Bộ luật hình sự năm 1972 có các điều luật quy định những trường hợp khoan miễn và trường hợp giảm khinh (Điều 84 đến Điều 94, Chương thứ tư), đồng thời quy định những trường hợp gia trọng - tái phạm (Điều 95 đến Điều 101, Chương thứ năm) Đây là những trường hợp làm giảm nhẹ, hoặc tăng nặng đáng kể trách nhiệm hình sự của người phạm tội

Trang 24

Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn: "Tội nhân bị án tử hình

sẽ bị giam trong lao thất cho đến lúc bị hành hình Tử tội sẽ bị bắn" (Điều 22)

Kế thừa truyền thống nhân đạo, luật này càng quy định về việc hoãn thi hành

án tử hình đối với phụ nữ có thai: "Nếu nữ tội nhân bị án tử hình có thai thì

100 ngày sau khi sanh đẻ mới bị hành quyết" (đoạn 2 Điều 23) Ngoài ra để giảm bớt thủ tục của cơ quan thi hành án, giảm chi phí của việc thi hành án, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của thân nhân người bị kết án, luật quy định: "Tử thi kẻ bị hành quyết sẽ được giao trả cho gia quyến nếu có lời xin, nhưng đám tang phải đơn giản và không có công chúng dự lễ" (Điều 24)

Có thể nói, luật hình sự Việt Nam qua 30 năm tồn tại và phát triển (1945-1975) đã có những bước tiến bộ rất lớn về kỹ thuật lập pháp và góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Những quy định về hình phạt nói chung, hình phạt tử hình nói riêng không ngừng được hoàn thiện, trở thành cơ sở để xây dựng BLHS sau này Tuy nhiên, do được quy định trong nhiều văn bản đơn hành, gây khó khăn trong việc áp dụng thống nhất pháp luật Điểm hạn chế này đã được khắc phục khi Nhà nước pháp điển hóa BLHS

* Từ năm 1975 đến trước năm 1985

Với Đại thắng Mùa xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển của dân tộc

ta Đất nước được thống nhất, bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Năm 1976, sau khi thực hiện thắng lợi cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước, Quốc hội đã họp kỳ thứ nhất và ra Nghị quyết giao cho Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn pháp luật thống nhất trên toàn quốc Những văn bản PLHS trước đây được ban hành ở miền Bắc tiếp tục có hiệu lực và áp dụng trong phạm vi cả nước

Để đảm bảo vững chắc an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở nửa đất nước mới được giải phóng, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam

Trang 25

Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 13/5/1976 quy định các tội phạm và hình phạt Sắc luật bao gồm 4 chương, 12 điều quy định 7 loại tội phạm Trong đó tử hình vẫn được quy định là một hình phạt chính và là hình phạt nghiêm khắc nhất Ngày 27/5/1976, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Quyết định số 29/QĐ/76 về việc trừng trị các tên tư sản mại bản phạm tội lũng loạn, đầu cơ tích trữ, phá rối trị trường Trong Quyết định này có nêu: "án tử hình phải được trình lên Chủ tịch Hội đồng cố vấn để xét duyệt trước khi thi hành"

Ngày 20/5/1981, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh

trừng trị tội hối lộ Nội dung Pháp lệnh cho thấy tinh thần đấu tranh kiên

quyết và triệt để đối với tội này Mọi hình thức nhận hội lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ đều bị áp dụng chế tài rất nghiêm khắc Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể bị áp dụng hình phạt tử hình

Như vậy, PLHS giai đoạn này vẫn tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, phục vụ kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị mà Nhà nước đề

ra Sự ra đời của Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ và Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được xem như là tiền đề cho việc xây dựng các quy định tương ứng trong BLHS năm 1985

1.2.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009

* Từ năm 1985 đến trước năm 1999

Ngày 27/6/1985, Quốc hội thông qua BLHS đầu tiên của nước ta và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1986, đã đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình lập pháp hình sự Việt Nam BLHS năm 1985 bao gồm 280 điều, chia thành hai phần: Phần chung (71 điều) và Phần các tội phạm (209 điều)

Với 13 điều luật (từ Điều 20 đến Điều 32), lần đầu tiên vấn đề hình phạt và các chế định liên quan được quy định một cách có hệ thống, đầy đủ,

Trang 26

rõ ràng Hình phạt tử hình được quy định riêng tại một điều trong Phần chung của BLHS (Điều 27 BLHS năm 1985) với các điều kiện, phạm vi áp dụng và không áp dụng:

Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng Trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thân Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì

tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử [35]

Trong phần các tội phạm của BLHS năm 1985, hình phạt tử hình được quy định tại 44 điều (chiếm tỷ lệ khoảng 20,5% tổng số tội phạm) Hình phạt

tử hình chủ yếu được quy định tại các chương: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Tội phản bội tổ quốc, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Tội gián điệp, Tội bạo loạn, Tội khủng bố, …); Các tội phạm về ma túy, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, các tội xâm phạm sở hữu XHCN (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản XHCN …); Một số tội xâm phạm tài sản riêng của công dân và xâm phạm tính mạng, danh dự nhân phẩm con người (Tội giết người, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, )

Trong những lần bổ sung sau, do yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện mới, một số loại tội phạm mới được bổ sung với mức hình phạt cao nhất là tử hình như: bổ sung Điều 96a "Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy" (sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất, 1989);

Bổ sung Chương VIIA "Các tội phạm về ma túy", trong đó có điều 185b, Điều 185c, Điều 185d, Điều 185đ, Điều 185e, Điều 185i, và Điều 185m có quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình (bổ sung lần thứ tư, 1997)

Trang 27

Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của nước ta Nếu như PLHS các giai đoạn trước đó bao gồm các quy phạm pháp luật đơn hành thì việc pháp điển hóa lần này đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật lập pháp hình sự Việt Nam Những quy định về hình phạt tử hình trong BLHS năm 1985 tương đối đầy

đủ, chặt chẽ, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất Việc quy định điều kiện áp dụng và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình cũng thể hiện một cách rõ nét nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam

* Thời kỳ từ 1999 đến trước khi ban hành Luật sửa đổi bổ sung BLHS năm 2009

Ngày 21/12/1999, Quốc hội thông qua BLHS năm 1999, có hiệu lực

từ ngày 01/7/2000 thay thế BLHS năm 1985 Bộ luật này bao gồm 344 điều, chia thành hai phần: Phần chung (có 77 điều) và Phần các tội phạm (có 267 điều) Hình phạt tử hình vẫn được quy định trong BLHS năm 1999 "là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng" (Điều 35 BLHS năm 1999) Tuy nhiên, so với BLHS năm 1985, các quy định

về tử hình trong BLHS năm 1999 có một số thay đổi cơ bản như sau:

Thứ nhất: Mở rộng phạm vi đối tượng không áp dụng hình phạt tử

hình, Điều 35 BLHS năm 1999 quy định:

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử Không thi hành

án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân [37]

Điều đó đã thể hiện tính nhân đạo sâu sắc và tiến bộ của PLHS nước ta

Thứ hai: Trong các điều quy định về tội phạm của BLHS năm 1999 có

29 điều luật có hình phạt cao nhất là tử hình, chiếm tỷ lệ 11% số điều luật quy

Trang 28

định tội danh (so với số tương ứng là 44 điều chiếm tỷ lệ 21% trong BLHS năm 1985) Trong số 15 điều luật bỏ tử hình có: Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội chống phá trại giam; Tội trộm cắp tài sản; Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi,… Trong số 29 điều luật còn quy định hình phạt tử hình thì các tội xâm phạm an ninh quốc gia có

7 điều; các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người có 3 điều; các tội xâm phạm quyền sở hữu có 2 điều; các tội phạm về ma túy có 3 điều; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng có 2 điều; các tội phạm về chức vụ có 3 điều; các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân có 3 điều; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh có 3 điều

1.3 THỰC TRẠNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ XU HƯỚNG QUỐC TẾ VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

1.3.1 Thực trạng pháp luật về hình phạt tử hình tại Việt Nam hiện nay

Ngày 16/9/2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS, trong đó vẫn giữ nguyên các quy định tại phần chung, nhưng

có những thay đổi rõ nét đối với phần các tội phạm

Cụ thể, BLHS các quy định về đối tượng có thể bị áp dụng và căn cứ

áp dụng hình phạt tử hình, tác giả xin được phân tích cụ thể dưới đây:

a Các quy định về đối tượng và căn cứ áp dụng hình phạt tử hình

* Đối tượng có thể bị áp dụng hình phạt tử hình

Hình phạt tử hình có thể áp dụng đối với bất kỳ người nào thực hiện một hoặc nhiều tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định bởi BLHS, ngoại trừ một số trường hợp được quy định tại Điều 35 BLHS:

Trang 29

Không áp dụng án tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân [37]

Người chưa thành niên phạm tội là người chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội nhưng đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên) Phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử là người phụ nữ trước khi phạm tội hoặc trước khi bị đưa ra xét xử đã có thai và hiện vẫn chưa sinh con, sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là đối tượng không bị áp dụng hình phạt tử hình Nếu sau khi tuyên án tử hình mới có cơ sở kết luận người phụ nữ có thai hoặc người phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt

tù chung thân

Vậy, tại sao những đối tượng nêu trên không bị áp dụng hình phạt tử hình? Ta biết rằng người chưa thành niên, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là những đối tượng đặc biệt trong chính sách hình sự của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Do đặc điểm tâm - sinh lý của người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ và ảnh hưởng của những đặc điểm này đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ; đồng thời, cân nhắc khả năng cải tạo, giáo dục của người chưa thành niên phạm tội và hậu quả của hình phạt đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ mà Luật quy định không áp dụng cũng như không thi hành

án tử hình đối với các đối tượng này trong các trường hợp cụ thể nêu trên

Các quy định nêu trên của BLHS là phù hợp với các chuẩn mực pháp

lý của thế giới, cũng như các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc công nhận Điểm 5, Điều 6 phần III Công ước quốc tế về những

Trang 30

quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng ghi nhận: "án tử hình không được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp và càng không được thi hành đối với các phụ nữ mang thai"

Về phạm vi đối tượng không bị áp dụng án tử hình của BLHS năm

1999 được mở rộng hơn rất nhiều so với BLHS năm 1985, cho thấy tính nhân đạo biểu hiện rõ nét hơn Trong BLHS năm 1985, hình phạt tử hình chỉ được quy định không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị đưa ra xét xử thì trong BLHS, ngoài những đối tượng nêu trên, luật còn loại trừ hình phạt này đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử Theo quy định của BLHS năm 1985, nếu phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi chỉ

được phép "hoãn" thi hành hình phạt tử hình, thì theo BLHS, không những họ

không phải thi hành (được chuyển thành hình phạt tù chung thân) mà những phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng được áp dụng quy định này Mặt khác, BLHS đã bỏ quy định về việc thi hành án tử hình ngay sau khi xét

xử Đoạn 4 Điều 27 BLHS năm 1985 quy định: "Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử" [35]

Do bản chất của hình phạt tử hình liên quan trực tiếp đến cuộc sống của con người và sẽ không thể khắc phục được hậu quả nếu bản án đã thi hành trên thực tế nên việc bỏ quy định thi hành án tử hình ngay sau khi xét xử là phù hợp, đảm bảo thực hiện pháp chế XHCN

Trong BLHS, so sánh về đối tượng bị áp dụng giữa hình phạt tù chung thân và tử hình ta thấy điểm giống nhau giữa chúng là cả hai hình phạt này đều không áp dụng nếu đối tượng là người chưa thành niên phạm tội Điểm khác nhau giữa chúng là: hình phạt tử hình chỉ có thể được áp dụng nếu người phụ nữ không phải là người có thai khi phạm tội, hoặc khi bị đưa ra xét xử, càng không phải là người phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Hình phạt

tù chung thân không loại trừ các trường hợp nêu trên

Trang 31

Mở rộng việc so sánh với đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình trong PLHS một số nước trên thế giới, ta sẽ thấy sự đa dạng trong chính sách hình

sự của các quốc gia Xuất phát từ tư tưởng nhân đạo, đa số các quốc gia đều không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, hoặc phụ nữ có thai Điều 48 và Điều 49 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: "Tử hình chỉ được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng nhất, trừ người phạm tội là người chưa đủ 18 tuổi hoặc là phụ

nữ có thai khi xét xử" [19] BLHS Liên bang Nga mở rộng một cách đặc biệt đối tượng không bị áp dụng hình phạt tử hình: "Tử hình không áp dụng đối với phụ nữ, cũng như những người phạm tội chưa đủ 18 tuổi, nam giới trên 65 tuổi" [53] Như vậy, theo pháp luật của Liên bang Nga ngoài phụ nữ và người chưa thành niên thì nam giới trên 65 tuổi nếu phạm tội cũng không phải chấp hành hình phạt nghiêm khắc nhất này Điều đó thể hiện tính nhân đạo sâu sắc

và sự tiến bộ của luật hình sự Liên bang Nga

* Căn cứ áp dụng hình phạt tử hình

Hình phạt tử hình được áp dụng dựa trên các căn cứ sau:

- Mức độ phạm tội của người phạm tội:

Một trong những điểm mới của BLHS là việc phân chia các tội phạm thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Trong đó căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, thì tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là "tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình" [37, Điều 8]

Điều 35 BLHS quy định: "Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng" [37] Tính "đặc biệt" của hình phạt tử hình trước hết được thể hiện ở việc theo pháp luật và bằng pháp luật tước bỏ quyền sống của người phạm tội Nếu so sánh với tất cả các hình phạt

Trang 32

khác trong hệ thống hình phạt ta thấy đối với các hình phạt này thì người phạm tội hoặc bị cách ly hoặc không bị cách ly khỏi xã hội nhưng luật pháp vẫn mở ra những khả năng khuyến khích quá trình cải tạo, giáo dục người bị kết án để họ có thể tái hòa nhập vào cộng đồng Riêng đối với hình phạt tử hình, người phạm tội sau khi thi hành án sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống

xã hội

- Hậu quả của hành vi phạm tội:

Là hình phạt nghiêm khắc nhất, tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Tuy nhiên không phải bất cứ người nào phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị áp dụng hình phạt tử hình Thực tiễn xét xử cho thấy, hình phạt này chỉ có thể áp dụng trong trường hợp người phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia, hoặc phạm một trong các tội như tội hiếp dâm trẻ em, tội giết người, tội tham ô gây ảnh hưởng rất xấu đối với xã hội, bị dư luận kịch liệt lên án

- Tình thiết của vụ án và nhân thân của người phạm tội

Khi cân nhắc giữa hình phạt tù chung thân với hình phạt tử hình mà thấy còn băn khoăn, thì Tòa án sẽ không áp dụng hình phạt tử hình Trên cơ

sở xem xét, đánh giá một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, khi không còn khả năng nào khác, thì Tòa án mới áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội Nói cách khác, hình phạt tử hình chỉ được áp dụng nếu toàn bộ tình tiết của vụ án và những đặc điểm thuộc về nhân thân của người phạm tội đó phủ nhận hoàn toàn khả năng cải tạo, giáo dục đối với họ Việc đánh giá người phạm tội còn hay không còn khả năng giáo dục là một yếu tố

"định tính" mà người "Thẩm phán" phải dựa trên tổng thể các dấu hiệu để quyết định như họ có thuộc đối tượng tái phạm, tội phạm nguy hiểm hay không? bản thân họ có phạm nhiều tội hoặc phạm tội nhiều lần hay không?

Căn cứ áp dụng hình phạt tử hình của BLHS năm 1999 có nội dung tương đồng với quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS Liên bang Nga (có hiệu

Trang 33

lực từ ngày 01/3/1996) Theo đó, "Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ có thể áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính mạng" [53] BLHS Liên bang Nga cũng phân chia tội phạm thành 4 loại như BLHS Việt Nam Trong đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là "những hành vi cố ý mà Bộ luật này quy định hình phạt đối với chúng là trên 10 năm tù hoặc hình phạt nghiêm khắc hơn" [53, khoản 5 Điều 15] Tuy nhiên, khả năng áp dụng hình phạt tử hình của BLHS Liên bang Nga rất hạn chế, cụ thể là chỉ tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng xâm phạm tính mạng mới có thể bị áp dụng hình phạt tử hình

Trong số những tội xâm phạm tính mạng cũng chỉ có duy nhất một điều luật quy định hình phạt này, đó là tội giết người Hình phạt tử hình được quy định

là chế tài lựa chọn với hình phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn

b Một số quy định mới về phần các tội phạm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLHS đã thu hẹp đáng kể các loại tội phạm và đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình khi đã loại bỏ chế tài tử hình ra khỏi 08 tội danh được quy định trong BLHS năm 1999 và bổ sung thêm 01 tội danh có chế tài tử hình, cụ thể bỏ các hình phạt tử hình đối với các tội danh: Tội hiếp dâm (Điều 111), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), Tội buôn lậu (Điều 153), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197), Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180), Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221), Tội đưa hối

lộ (Điều 289), Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334) và bổ sung Tội khủng bố (Điều 230a) Như vậy, sau lần sửa, đổi

bổ sung này, BLHS có 22 tội danh quy định hình phạt tử hình So với tổng số các tội danh quy định về các tội phạm cụ thể tại phần các tội phạm của BLHS (22/272 điều luật) thì số điều luật có quy định hình phạt tử hình chiếm tỷ lệ khoảng 8%, giảm khoảng 3% so với quy định của BLHS năm 1999, trong đó tập trung nhiều nhất tại Chương 11 (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương 24 (các tội phá hoại hòa bình, chống lại loài người và tội phạm chiến tranh Cụ thể:

Trang 34

* Chương 11 Các tội xâm phạm an ninh quốc gia có 07 điều: Điều 78

(tội phản bội Tổ quốc); Điều 79 (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân); Điều 80 (tội gián điệp); Điều 82 (tội bạo loạn); Điều 83 (tội hoạt động phỉ); Điều 84 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 85 (tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)

* Chương 12 Các tội xâm phạm tính mạng , sư ́ c khỏe, danh dự, nhân

phẩm của con người có 02 điều: Điều 93 (tội giết người ) và Điều 112 (tội

hiếp dâm trẻ em)

* Chương 14 Các tội xâm phạm sở hữu có 01 điều là Điều 133 (tội cướp tài sản)

* Chương 16 Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có 01 điều là Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh)

* Chương 18 Các tội phạm về ma túy có 02 điều: Điều 193 (tội sản

xuất trái phép chất ma túy ) và Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy)

* Chương 19 Các tô ̣i xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

có 02 điều: Điều 230a (tội khủng bố ) và Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia)

* Chương 21 Các tội phạm về chức vụ có 02 điều: Điều 278 (tội tham

ô) và Điều 279 (tội nhâ ̣n hối lô ̣)

* Chương 23 Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

có 02 điều: Điều 316 (tội chống mê ̣nh lê ̣nh) và Điều 322 (tội đầu hàng đi ̣ch)

* Chương 24 Các tội phá hoại hòa bình , chống loa ̀ i người và tội phạm chiến tranh có 03 điều: Điều 341 (tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh

xâm lược); Điều 342 (tội chống loài người); Điều 343 (tội phạm chiến tranh)

Trang 35

Như vậy, sau lần sửa đổi gần nhất, BLHS hiện hành còn 02 tội danh thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ còn giữ hình phạt tử hình là Tội tham ô (Điều 278), Tội nhận hối lộ (Điều 279) và 01 tội danh thuộc nhóm các tội xâm hại trật tự quản lý kinh tế là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157)

1.3.2 Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình tại Việt Nam hiện nay

Từ năm 2005 đến nam 2010, theo số liệu thống kê của TANDTC thì

số vụ án về nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên toàn quốc có 6.138 vụ, trong đó chỉ có 3 bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình và đối với nhóm các tội phạm về chức vụ có tổng số 3121 vụ, trong đó chỉ có 3 bị cáo bị

áp dụng hình phạt tử hình Theo đó, để có thể hiểu rõ được thực trạng và thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

và các tội phạm về chức vụ trên toàn quốc, tác giả xin được thể hiện thông qua Bảng thống kê số liệu dưới đây:

Bảng 1.1: Thống kê án và số bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ

áp dụng hình phạt tử hình

Tỷ lệ

Số bị cáo bị

áp dụng hình phạt tử hình

Tỷ lệ

Số bị cáo bị

áp dụng hình phạt tử hình

Trang 36

Qua bảng 1.1, chúng ta đã nhận thấy số bị can và tỷ lệ bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

và các tội phạm về chức vụ ở nước ta trong những năm gần đây là rất thấp, thậm chí nhiều năm không áp dụng Trên thực tế, đại đa số Tòa án trên toàn quốc từ nhiều năm qua đã không áp dụng hình phạt tử hình đối với 02 nhóm tội phạm này (như: TAND tỉnh Bắc Giang; TAND tỉnh Hải Dương; TAND tỉnh Hưng Yên, TAND tỉnh Sơn La, TAND tỉnh Hà Tây cũ, TAND tỉnh Ninh Bình …) Riêng trong năm 2013, TAND thành phố Hà Nội có áp dụng hình phạt tử hình trong 01 vụ án liên quan tới Tổng Công ty Tàu thủy Việt Nam với hình phạt tử hình được áp dụng đối với Ông Dương Chí Dũng và Ông Mai Văn Phúc về Tội tham ô tài sản, nhưng Ông Dũng kêu oan về hành vi này và ngày 07/05/2014, Tòa Phúc thẩm - TANDTC tại Hà Nội đã tuyên giữ nguyên hình phạt tử hình đối với Ông Dũng và Ông Phúc TAND Thành phố

Hồ Chí Minh có áp dụng hình phạt tử hình đối với Ông Vũ Quốc Hảo và Ông Đặng Văn Hai về Tội tham ô tài sản trong vụ án xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II - Agribank và cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Như vậy, về mặt thực tiễn việc áp dụng hình phạt tử hình đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự về kinh tế và các tội phạm về chức vụ ở Việt Nam trong những năm vừa qua là rất ít so với tổng số các tội phạm nói chung

và nhóm các tội phạm tương ứng nói riêng

Trang 37

quốc thì vẫn chỉ có 26 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt của mình [42]

Những năm 1970 trở lại đây, xu hướng xóa bỏ hình phạt tử hình ở các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng rõ nét Trong thập niên 1970, trên thế giới có thêm 07 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình, thập niên 1980 có 11 quốc gia; đến thập niên 1990, con số này tăng lên là 34 quốc gia (riêng năm

1990 có 9 quốc gia) và từ năm 2000 đến tháng 8/2006, có 15 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình Sở dĩ từ năm 1990 có sự gia tăng số lượng các quốc gia xóa

bỏ hình phạt tử hình, một phần vì năm 1989 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và việc hủy bỏ án tử hình (tính đến ngày 20/9/2006, Nghị định thư này đã có 58 quốc gia thành viên và 8 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn) Hơn nữa, phần lớn các quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình trong thời kỳ này thuộc Liên minh Châu Âu, vì theo quy chế của Tổ chức này, việc xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự là một trong những tiêu chí quan trọng để xét gia nhập Vì vậy, sau năm 1990, một loạt các nước Đông Âu trước đây khi gia nhập Liên minh Châu Âu đã xóa bỏ hình phạt tử hình (Croatia, Cộng hòa Czech, Hungary, Cộng hòa Slovakia, Bulgaria, Moldova ) Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu năm 2000 tuyên bố:

"Nhân phẩm của con người là bất khả xâm phạm Nó phải được tôn trọng và bảo vệ" [76, Điều 1]; "Tất cả mọi người có quyền được sống, không ai có thể

bị kết án tử hình hoặc thi hành án tử hình" [76, Điều 2]

Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế (AI), tính đến ngày 06/8/2006, trên thế giới có 88/197 (45%) quốc gia và vùng lãnh thổ đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm; 11/197 (6%) quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường, chỉ quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm chiến tranh; 30/197 (15%) quốc gia tuy vẫn quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự nhưng từ năm 1999 đến nay không áp

Trang 38

dụng hình phạt tử hình trên thực tế; 68/197 (34%) quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình trong luật và áp dụng trên thực tế

Gần đây nhất, cũng theo thống kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho đến ngày 31/12/2013, đã có hơn 2/3 (140 quốc gia) đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong pháp luật hoặc trên thực tế, trong đó: 96 quốc gia đã bãi bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm, 09 quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thông thường, 35 quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình trên thực tế Tổng số quốc gia đã bãi bỏ hình phạt tử hình tính tới hết ngày 31/12/2013 trên toàn thế giới là 140 quốc gia, còn lại 58 quốc gia vẫn duy trì và áp dụng hình phạt tử hình [70]

Tại châu Âu, tất cả các quốc gia đã bỏ hình phạt tử hình, trừ Belarus [64] Tại châu Mỹ, chỉ còn Mỹ và Saint Kitts and Nevis là hai nước còn duy trì hình phạt tử hình [65] Trong số các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới, chỉ còn lại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc giữ hình phạt từ hình Tại

Mỹ, mỗi bang có bộ luật riêng và trong số đó có Bang đã bỏ hình phạt tử hình và có bang vẫn duy trì hình phạt tử hình Hiện tại có 18/50 bang đã bỏ hình phạt tử hình [72]

Tại Châu Á, Philippines, Nepal, Papua New Guinea, và Gambia là bốn nước đã bỏ hình phạt tử hình nhưng sau đó đã khôi phục lại Hai nước Philippines và Nepal, sau khi khôi phục hình phạt, đã bỏ hình phạt lần nữa Hai nước còn lại không có vụ hành quyết nào kể từ sau khi hình phạt được khôi phục [76], và trên thực tế Brunei, Maldives, Sri Lanka, Lào, Myanmar và Hàn Quốc cũng là các quốc gia đã bãi bỏ hình phạt tử hình

Tại khu vực Đông Nam Á hiện nay chỉ còn Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia vẫn đang thực thi hình phạt này Ngoài trừ Việt Nam là quốc gia hiện nay chưa có con số thống kê

về việc đã thực thi bao nhiêu hình phạt tử hình, thì không có quốc gia nào kể

Trang 39

trên hiện nay vẫn đang thực thi một số lượng đáng kể các vụ hành quyết hàng năm Cả Thái Lan và Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc về việc giải quyết lệnh tạm ngừng các vụ hành quyết vào tháng 12/2010 và Thái Lan là quốc gia thực thi vụ hành quyết cuối cùng năm

2009 Singapore vào giữa những năm 1990 là nước có tỷ lệ hành quyết cao nhất trên thế giới tính theo đầu người, tuy nhiên con số này giảm xuống chỉ còn 1 người năm 2009 và không có trường hợp tử hình nào năm 2010 Indonesia không thực thi bất kỳ vụ hành quyết nào kể từ sau khi 10 người bị

xử tử năm 2008 [76]

Biểu đồ 1.1: Các quốc gia có số vụ hành quyết cao nhất trong năm 2009

Nguồn: Tổ chức Ân xá quốc tế

Nhiều nước trong các nước bỏ hình phạt tử hình đã có quy định cấm hình phạt trong Hiến pháp Theo một báo cáo của AI đưa ra vào ngày 04/4/2005, có ít nhất 42 nước đã đưa vào Hiến pháp quy định cấm hình phạt

tử hình [59]

Thống kê những năm gần đây của AI, cũng cho thấy tại các nước còn giữ hình phạt tử hình, số các vụ hành quyết được thực thi cũng đã có chiều hướng giảm dần tại nhiều nước

Trang 40

Bảng 1.2: Thống kê án tử hình tại một số nước trên thế giới

Nguồn: Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI)

Từ những viện dẫn và thống kê trên đây cho thấy số lượng các nước loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt, cũng như loại

bỏ trên thực tế đã tăng dần theo thời gian, đặc biệt số lượng loại bỏ tăng mạnh trong những năm từ 1990 đến 2010 Điều đó cho thấy vấn đề đảm bảo quyền được sống của con người và xu hướng loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt chung của cộng đồng Quốc tế là một xu hướng tất yếu Trong

số đó, có nhiều nước đã yêu cầu Việt Nam loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống pháp luật và đảm bảo các quyền con người tại phiên báo cáo của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được thông qua ngày 12/5/2009 [74]

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w