Kết quả hoạt động kinh doanh của Pjico

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính tại Pjico (Trang 35)

Hoà cùng sự phát triển và hội nhập của đất nước, trong thời gian vừa qua Pjico đã phát triển nhanh chóng. Sau 15 năm đi vào hoạt động, phát triển của Pjico có thể được chia làm 3 giai đoạn điển hình:

Giai đoạn 1995 – 2000, là thời kỳ Công ty bắt đầu đi vào hoạt động, phát triển tổ chức, mạng lưới…. Doanh thu của Pjico tăng trong giai đoạn này từ 14 tỷ đồng lên 131 tỷ đồng vào năm 2000.

Giai đoạn 2001 – 2005 là thời kỳ Công ty tập trung phát triển mạnh về mạng lưới (tăng từ 14 chi nhánh lên 38 chi nhánh trực thuộc), tăng cường công tác bán lẻ và vì vậy cơ cấu doanh thu có sự dịch chuyển mạnh – với tỷ trọng ngày càng tăng

của các nghiệp vụ bán lẻ như: Bảo hiểm xe máy, ôtô, con người… đã làm cho doanh thu tăng mạnh từ 131 tỷ đồng lên 852 tỷ đồng vào năm 2005.

Giai đoạn 2006 - 2010, Công ty chuyển sang chiến lược phát triển bền vững với định hướng “Ổn định – an toàn – hiệu quả”. Với định hướng đó, Công ty đã xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng, thực hiện công tác sàng lọc và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị trực thuộc…, và vì vậy doanh thu tăng từ 852 tỷ đồng lên ước trên 1800 tỷ đồng vào năm 2010, nhiều trụ sở chi nhánh đã và đang được xây dựng, nguồn nhân lực ngày càng chuyên nghiệp hơn. Đội ngũ nhân viên cũng phát triển nhanh chóng và có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt. Từ chỗ chỉ 8 cán bộ công nhân viên những ngày đầu tiên, Pjico đến nay đã có trên 1300 nhân viên, trên 3 000 đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Pjico hiện nay đa dạng và phong phú chứ không chỉ còn đơn thuần là kinh doanh bảo hiểm gốc. Hoạt động tái bảo hiểm giờ đây đã là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng và mang lại hiệu quả cho công ty, mở rộng quan hệ với các khách hàng lớn cả ở trong và ngoài nước; hoạt động đầu tư tài chính đã đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Pjico – nhất là trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay Pjico đang triển khai trên 80 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống như bảo hiểm con người, cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa, hàng không, dầu khí, xe cơ giới, trách nhiệm,…..

Bên cạnh đó, Pjico cũng đã làm tốt công tác giải quyết bồi thường cho khách hàng với các thủ tục đơn giản, thuận tiện. Trong năm 2009, Pjico đã giải quyết bồi thường trên 521 tỷ đồng, trong đó: Nghiệp vụ con người bồi thường trên 56 tỷ đồng, bảo hiểm xe cơ giới bồi thường trên 325 tỷ đồng….

Thực hiện chiến lược phát triển bền vững và đáp ứng tiêu chuẩn cao về cẩn trọng trong kinh doanh bảo hiểm, năm 2009 Pjico đã trích lập dự phòng nghiệp vụ đạt 684 tỷ đồng- tăng 106 tỷ so với năm 2008, các quỹ dự phòng lớn là cơ sở đảm bảo sự an toàn về tài chính để phát triển bền vững của Công ty trong những năm tiếp theo. Ta cùng xem xét kết quả hoạt động của Pjico qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Pjico giai đoạn 2006-2009 (ĐVT: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tài sản và nguồn vốn 1.1 Tổng tài sản 581 705 1014 1234 1.2 Vốn chủ sở hữu 186 198 414 419

2 Kết quả kinh doanh

2.1 Tổng doanh thu 558 733 997 1175

2.1.1 Doanh thu thuần hoạt động

KDBH 525 664 861 1033

- Thu phí bảo hiểm gốc 667 885 1069 1 298 -Thu phí nhận tái bảo hiểm 41 51 62 91 - Hoa hồng nhượng tái bảo

hiểm 45 47 59 83

- Thu khác hoạt động KDBH 2 3 5 15

- Các khoản giảm trừ 222 225 281 348

- Tăng dự phòng phí 8 97 53 106

2.1.2 - Doanh thu đầu tư tài chính 30 68 82 58 2.1.3 - Doanh thu hoạt động khác 3 1 54 84

2.3 Lợi nhuận trước thuế 29 45 55 57

2.4 Lợi nhuận sau thuế 22 36 42 45

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 7 9 12 12

Nguồn: Trích Báo cáo tài chính của Pjico qua các năm 2006 -2009.

Với một thị trường cạnh tranh gay gắt, nhưng với chiến lược kinh doanh tốt và nguồn nhân lực cao, Pjico vẫn luôn giữ vững là một trong bốn doanh nghiệp BH PNT hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Với những chính sách liên tục được đổi mới, trong 4 năm qua, Pjico đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

- Tổng giá trị tài sản tăng từ 581 tỷ đồng năm 2006 lên tới 1234 tỷ đồng năm 2009, tăng 112%.

- Vốn chủ sở hữu tăng từ 186 tỷ đồng năm 2006 lên 419 tỷ đồng năm 2009, tăng 125%.

- Tổng doanh thu tăng từ 558 tỷ đồng năm 2006 lên 1175 tỷ đồng năm 2009, tăng 110%. Tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm bình quân 4 năm từ 2006 – 2009 đạt 27,5%/năm. Trong đó doanh thu bảo hiểm gốc tăng từ 667 tỷ đồng năm 2006 lên 1298 tỷ đồng năm 2009, tăng 94,6 %; doanh thu nhận tái bảo hiểm tăng từ 41 tỷ đồng năm 2006 lên 91 tỷ đồng năm 2009, tăng 122 %; doanh thu hoạt động đầu tư tài chính tăng từ 28 tỷ đồng năm 2006 lên trên 58 tỷ đồng năm 2009, tăng 107 %. Lợi nhuận trước thuế tăng từ 29 tỷ đồng năm 2006 lên trên 57 tỷ đồng năm 2009, tăng 96%. Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng từ 7 tỷ năm 2006 lên 13 tỷ năm 2009, tăng 85,7%.Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng, nhưng Pjico vẫn luôn duy trì vị trí trong tốp bốn doanh nghiệp BH PNT dẫn đầu về thị phần tính theo doanh thu phí bảo hiểm (Biểu 2.1).

Biểu 2.1: Thị phần doanh thu bảo hiểm gốc của Pjico 2006-2009

Từ các số liệu cho thấy tình hình cạnh tranh đã làm thị phần của hai doanh nghiệp dẫn đầu thị trường vào năm 2006 đều bị giảm – mặc dù doanh thu vẫn tăng, Bảo Minh giảm từ 22% năm 2006 xuống còn 14% vào năm 2009, Bảo Việt giảm từ 34% vào năm 2006 xuống còn 27% vào năm 2009, Pjico vẫn giữ được 10% thị phần vào năm 2009.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính tại Pjico (Trang 35)