Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành, sửa đổi năm 2009 sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự cho thấy, khái niệm tội phạm về chức vụ được quy định tại Điề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
MAI VĂN THỌ
CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRỊNH TIẾN VIỆT
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Mai Văn Thọ
Trang 3CHỨC VỤ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 10
VIỆT NAM VÀ PHÂN BIỆT VỚI NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN 10 1.1.1 Khái niệm tội phạm về chức vụ 10 1.1.2 Phân biệt tội phạm về chức vụ với những hành vi vi phạm pháp luật
khác của người có chức vụ, quyền hạn 16
CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM NÀY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 19 1.2.1 Khái niệm các tội phạm khác về chức vụ 19 1.2.2 Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm khác về chức vụ trong Bộ luật
hình sự Việt Nam 20
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC
VỤ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 25 1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1985 25 1.3.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 35
Trang 4Chương 2: CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ THEO BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 42
2.1 CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 42
2.1.1 Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự) 43
2.1.2 Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 286 Bộ luật hình sự) 45
2.1.3 Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 287 Bộ luật hình sự) 49
2.1.4 Tội đào nhiệm (Điều 288 Bộ luật hình sự) 51
2.1.5 Tội đưa hối lộ (Điều 289 Bộ luật hình sự) 53
2.1.6 Tội làm môi giới hối lộ (Điều 290 Bộ luật hình sự) 55
2.1.7 Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291 Bộ luật hình sự) 57
2.2 CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 59
2.2.1 Bộ luật hình sự Liên bang Nga 60
2.2.2 Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 64
2.2.3 Bộ luật hình sự Nhật Bản 67
2.2.4 Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức 69
Chương 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ 77
3.1 THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 77
3.1.1 Khái quát tình hình kinh tế, chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 77
Trang 53.1.2 Tình hình xét xử các tội phạm khác về chức vụ trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh 80
3.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ 99
3.2.1 Về phương diện chính trị - xã hội 99
3.2.2 Về phương diện lập pháp hình sự 101
3.2.3 Về phương diện lý luận - thực tiễn 102
3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ 103
3.3.1 Nhận xét chung 103
3.3.2 Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể trong Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm khác về chức vụ 106
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1 Tổng số vụ án, tổng số bị cáo phạm các tội phạm khác về chức
vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh 80Bảng 3.2 Tổng số vụ án, tổng số bị cáo phạm các tội phạm khác về chức
vụ giai đoạn 2008-2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 81Bảng 3.3 Hình phạt, biện pháp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt được Tòa án áp dụng đối với các bị cáo về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 82Bảng 3.4 Một số đặc điểm về nhân thân của các bị cáo bị Tòa án đưa
ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 82Bảng 3.5 So sánh tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét
xử về các Điều 289, 290 và 291 Bộ luật hình sự trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn cả nước 84Bảng 3.6 Loại tội và số vụ án thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh qua nghiên cứu ngẫu nhiên tổng số 120 bản án trong chín tháng đầu năm 2013 86
Biểu 3.1 Tổng số vụ án Tòa án đã xét xử về các tội phạm khác về chức
vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 80Biểu 3.2 Tổng số bị cáo Tòa án đã xét xử về các tội phạm khác về
chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 81
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng, tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường Đời sống văn hóa, xã hội tiến bộ trên nhiều mặt, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chương trình xóa đói, giảm nghèo được thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật Hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được nâng cao, giữ vững và ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm về chức vụ và tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện nói riêng, đặc biệt các tội phạm khác
về chức vụ vẫn diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, đặc biệt là tình hình tội phạm ẩn trong nhóm tội phạm này (như tội đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; v.v ) Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng khó phát hiện và phức tạp hơn Điều này xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm ngày càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ, quyền hạn cao tại các cơ quan nhà nước, bản thân đội ngũ cán bộ, công chức chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ
Trang 8phận bị tha hóa, biến chất bởi sức mạnh của đồng tiền hoặc trình độ, chuyên môn chưa đáp ứng với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; hoặc do bị mua chuộc, lôi kéo, đưa hối lộ; v.v
Thực tiễn xét xử về các tội phạm khác về chức vụ cho thấy, tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung cho thấy, các
tội phạm này rất ít xảy ra hoặc có xảy ra chỉ tập trung vào ba tội phạm như: tội
đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291) trong Mục
B, còn lại chủ yếu phạm các tội phạm về tham nhũng (Mục A) trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ Chẳng hạn, trong thời gian 05 năm (2008 - 2012), có tổng số 40 vụ án và 93 bị cáo bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, thì cả nước là 183 vụ
án và 379 bị cáo, chiếm tỷ lệ 21,9% số vụ án và 24,5% số bị cáo; v.v
Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành, sửa đổi năm 2009 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) cho thấy, khái niệm tội phạm về chức vụ được quy định tại Điều 227 Chương XXI Bộ luật
hình sự là “những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có chức vụ thực
hiện trong khi thực hiện công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức” Như vậy, việc quy định khái niệm tội phạm về chức vụ trong
Bộ luật hình sự là cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan trong công tác phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài Đây là cơ
sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với những hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn nhằm
xử lý đúng đắn, chính xác đối với loại tội phạm này Tuy nhiên, cũng nằm cùng trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ, nhưng Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ lại có những tội phạm không phải do người có chức
Trang 9vụ, quyền hạn thực hiện, do đó dẫn đến sự chưa thống nhất trong định nghĩa
lập pháp về khái niệm “Tội phạm về chức vụ”
Ngoài ra, một số tội phạm khác về chức vụ cũng còn nhiều vấn đề cần có
sự nhận thức và áp dụng thống nhất, ví dụ như: dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm
trọng” trong tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nhiều tội phạm
khác; thời điểm hoàn thành của tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ, cũng như việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong các trường hợp cụ thể - không có tội hay được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội đưa hối lộ; việc định tội danh giữa tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội đưa hối lộ với một số tội phạm khác; vấn đề sửa đổi, bổ sung các tội phạm khác về chức vụ cho phù hợp với Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi năm 2013; v.v
Tất cả những vấn đề này đòi hỏi cần làm sáng tỏ trên phương diện lý luận, hoàn thiện về mặt lập pháp hình sự để áp dụng một cách chính xác các quy phạm này vào thực tiễn, từ đó đem lại những lợi ích chính đáng và thiết thân cho Nhà nước, cho mỗi công dân và cho toàn xã hội Cụ thể, đối với Nhà nước, mà trực tiếp là các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền sẽ nâng cao
uy tín của mình trước nhân dân, làm cho nhân dân tin vào tính công minh và sức mạnh của pháp luật, qua đó khuyến khích người dân tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tố giác tiêu cực Đối với mỗi công dân sẽ an tâm về hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật
và Tòa án có thẩm quyền mà toàn tâm toàn ý hỗ trợ, cùng với các cơ quan tư pháp này giải quyết thấu đáo, triệt để vấn đề Còn đối với toàn xã hội sẽ có được một pháp chế vững mạnh - đó chính là nền tảng cơ bản để chúng ta xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận
về các tội phạm khác về chức vụ và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố
Trang 10Hồ Chí Minh, qua đó đánh giá thực tiễn xét xử để đưa ra những kiến giải lập pháp hoàn thiện pháp luật về các tội phạm này trong giai đoạn hiện nay không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề
mang tính cấp thiết Do đó, việc học viên lựa chọn đề tài “Các tội phạm khác
về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù thuộc Mục B trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ, nhưng nghiên cứu riêng rẽ và độc lập các tội phạm khác về chức vụ chưa được quan tâm nghiên cứu và trong cả việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự
* Dưới góc độ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản
hướng dẫn việc xử lý một số khía cạnh liên quan đến các tội phạm này như Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 Trong đó cũng chỉ hướng dẫn một số tội sau: tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác; tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết về các tội phạm khác
về chức vụ Ngoài ra, Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999
để áp dụng thống nhất các khung hình phạt trong các tội phạm này (trong đó
có tội đưa hối lộ) Sau đó, ngày 19/6/2009, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự cũng có một số sửa đổi, bổ sung
Trang 11liên quan đến ba tội trong nhóm các tội phạm khác về chức vụ là tội đưa hối
lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291) bằng việc tăng mức định lượng tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự từ năm trăm nghìn đồng lên hai triệu đồng, đồng thời bỏ hình phạt tử hình đối với tội đưa hối lộ (Điều 289 Bộ luật hình sự)
* Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, việc nghiên cứu các tội phạm
khác về chức vụ chưa được quan tâm nghiên cứu, mà mới chỉ đề cập, bình luận từng tội phạm cụ thể trong trong hệ thống giáo trình dành cho hệ đại học
của các cơ sở đào tạo luật học như: 1) PGS TS Trần Văn Độ, Chương XIII -
Các tội phạm về chức vụ, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm), GS TSKH Lê Cảm chủ biên, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2001, tái bản năm 2007; 2) GS TS Võ Khánh Vinh, Chương XII -
Các tội phạm về chức vụ, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; 3) TS Phạm
Văn Beo, Bài 12 - Các tội phạm về chức vụ, Trong sách: Luật hình sự Việt
Nam (Quyển 2 - Phần các tội phạm), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2010;
4) TS Cao Thị Oanh, Chương 12 - Các tội phạm về chức vụ, Trong sách:
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2010; v.v
Ngoài ra, các tội phạm nói chung, các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nói riêng là nhóm tội phạm và là hành vi có tính nhạy cảm cao, phức tạp, nguy hiểm cho
xã hội đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu Đáng
chú ý là công trình của GS TS Võ Khánh Vinh về “Tìm hiểu trách nhiệm
hình sự đối với các tội phạm về chức vụ”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1994 hay cuốn sách của ThS Đinh Văn Quế về “Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm)”, Tập VI - “Các tội phạm về chức vụ”,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tái bản năm 2010
Trang 12* Dưới góc độ đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học: Tương
tự, cũng chưa có công trình khoa học nào đề cập đến các tội phạm khác về chức vụ Gần đây nhất, chỉ có luận văn thạc sĩ luật học đề cập riêng rẽ một tội
trong nhóm tội phạm này với đề tài: “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Thị Kiều My,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
* Dưới góc độ bài viết trên các tạp chí khoa học, cũng chỉ có một số
bài viết đơn lẻ đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhóm các tội phạm khác về
chức vụ, chẳng hạn: 1) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối
lộ và thực tiễn qua hai vụ án, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2005; 2) Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17, 18 (tháng 8, 9)/2011 của TS Trịnh
Tiến Việt; 3) Tìm hiểu khái niệm “người có chức vụ” và “lợi dụng chức vụ để
phạm tội” trong luật hình sự Việt Nam, Http://www.hvcsnd.vn của ThS Phan
Thị Bích Hiền; 4) Hoàn thiện quy định về các tội phạm về hối lộ, Tạp chí Luật học, số 3/2009 của TS Trần Hữu Tráng; 5) Các tội phạm hối lộ từ góc độ luật
pháp quốc tế, Tạp chí Luật học, số 2/2011 của TS Đào Lệ Thu; v.v
Như vậy, dưới góc độ một luận văn thạc sĩ luật học, cho đến nay chưa
có công trình nào đề cập riêng rẽ đến các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam, cũng như nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu Do đó, việc tác giả lựa chọn đề tài này rõ ràng có tính thời sự và cấp thiết
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội
phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)
Trang 133.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp lý hình sự, khái quát lịch sử hình thành và phát triển về các tội phạm này từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, phân tích thực tiễn xét xử trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời có so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, qua đó nhằm giải quyết nhiệm
vụ và đối tượng nghiên cứu
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
* Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu chính sách hình sự của Nhà nước
về các tội phạm khác về chức vụ, phân tích khái niệm, những dấu hiệu pháp
lý hình sự, nội dung và điều kiện áp dụng, lịch sử hình thành và phát triển của các tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, cũng như so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, qua đó làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của các tội phạm khác về chức vụ
* Về thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng quy phạm pháp
luật hình sự các tội phạm khác về chức vụ trong thực tiễn xét xử trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời
Trang 14phân tích những tồn tại xung quanh việc áp dụng pháp luật và trong lập pháp hình sự, từ đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này
5 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng
và chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp
lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, luật hình sự, tội phạm học và luật tố tụng hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một
số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp xã hội học như thống kê, định lượng, định tính… để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn
6 Những đóng góp mới của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Luận văn nghiên cứu, giải quyết một cách tương đối có hệ thống và đầy
đủ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam và đánh giá thực tiễn xét xử trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên một địa bàn cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm này trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Do đó, luận văn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho
Trang 15các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như góp phần phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay
6.2 Về mặt thực tiễn
Thông qua việc phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự, luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của các trường hợp phạm tội trong nhóm các tội phạm khác về chức vụ trong thực tiễn xét xử, đồng thời đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về nhóm tội phạm này ở khía cạnh lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng ở nước ta hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về các tội phạm khác về chức vụ theo
luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Các tội phạm khác về chức vụ theo Bộ luật hình sự Việt
Nam và Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới
Chương 3: Thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và
những kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm khác
về chức vụ
Trang 16Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ THEO LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VÀ PHÂN BIỆT VỚI NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN
1.1.1 Khái niệm tội phạm về chức vụ
Sức mạnh, uy tín và hiệu quả của bộ máy nhà nước phụ thuộc nhiều ở hoạt động của các cơ quan nhà nước Cán bộ, công chức nhà nước là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động của cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, làm việc có trách nhiệm, tận tụy, tận
tâm, “vì nước, vì dân” thì mới tạo động lực cho xã hội phát triển, phồn vinh
và thịnh vượng
Hiện nay, trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đại đa số bộ phận cán bộ, công chức tận tụy làm việc vì nước, vì dân, tận tâm với công việc, chức trách được giao, nêu cao tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vì lợi chung của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức
và của người dân Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn tồn tại một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, lộng quyền, nhận hối lộ trong quan hệ với nhân dân Nguy hiểm hơn nữa, họ lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích của người cán bộ và cơ quan nhà nước, làm cho hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng [25]
Vì vậy, để xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước và thể hiện thái độ kiên quyết, không khoan nhượng đối với tệ nạn trên, thì Hiến pháp Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001 đã quy định: “Các cơ
Trang 17quan nhà nước, cán bộ, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, tham nhũng”
Ngoài ra, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã yêu cầu:
“Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định
rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công
vụ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước
Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân ” [15]
Bên cạnh đó, để bảo vệ uy tín của cán bộ, công chức nhà nước và cơ quan nhà nước, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tập thể và công dân, bảo đảm cho các cơ quan nhà nước hoạt động đúng đắn và chống lại vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực này, từ trước đến nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự về tội phạm chức vụ, tham nhũng, xử lý cán bộ, công chức vi phạm mà việc cụ thể hóa sẽ được chúng tôi đề cập trong mục 1.3 luận văn này
Khái niệm tội phạm về chức vụ là một trong những vấn đề quan trọng của lý luận về tội phạm chức vụ, bởi vì, từ khái niệm này nó làm cơ sở để nghiên cứu và lý giải những nội dung khác Ngoài ra, việc làm sáng tỏ khái niệm tội phạm về chức vụ còn giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa
án áp dụng chính xác và đúng đắn các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
về những tội phạm cụ thể về chức vụ
Trang 18Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam cho thấy, từ khi thành lập nước (Cách mạng Tháng Tám năm 1945) đến trước khi thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985, khái niệm tội phạm
về chức vụ chưa được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự Điều này có nghĩa là, những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cụ thể đều bị xử
lý bằng các biện pháp kỷ luật của Đảng, kỷ luật của Nhà nước hay bằng biện pháp xử lý hành chính Tuy vậy, theo thời gian, dần dần các tội phạm liên quan đến chức vụ, hối lộ hay tham nhũng được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, mặc dù vậy, về mặt lập pháp hình sự, các văn bản pháp luật cũng mới chỉ
mô tả dấu hiệu chung là dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội,
còn khái niệm tội phạm về chức vụ chưa được chính thức ghi nhận trong hệ thống các văn bản pháp lý đó, song về mặt thực tế, có thể khẳng định rằng, nội dung của nó đã được hình thành và được áp dụng trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử về hình sự
Bên cạnh đó, cùng với thời gian, quá trình phát triển kinh tế - xã hội
và sự thay đổi của đời sống xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu phải thay đổi, nhìn nhận, đánh giá và tội phạm hóa một số hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn, cũng như đòi hỏi đặt ra cần khái quát hóa từng loại (nhóm) tội phạm làm căn cứ pháp lý để xử lý, cũng như để nhận diện và phòng ngừa chúng Trên cơ sở này, khái niệm tội phạm về chức vụ cũng dần được hình thành và phát triển và hoàn thiện trong hệ thống các văn bản pháp lý hình sự
Như vậy, trên cơ sở kế thừa và phát triển luật hình sự của Nhà nước ta
từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những năm đầu 1980, tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ, có dự kiến đến những diễn biến của tình hình tội phạm này trong thời gian tới, cũng như dựa trên khái niệm chung về tội phạm trong Điều 8 Bộ luật hình sự, các nhà làm luật
Trang 19đã quy định một cách khái quát nhất khái niệm tội phạm về chức vụ trong
Điều 219 Bộ luật hình sự năm 1985 Khái niệm đang nghiên cứu dưới góc độ lập pháp hình sự trong Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta đã phản ánh đầy
đủ những dấu hiệu chung đặc trưng nhất cho một nhóm tội phạm cụ thể, dựa trên ba tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất - khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm và yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
Như vậy, là một loại tội phạm nên về bản chất tội phạm về chức vụ thống nhất với bản chất được nêu trong khái niệm chung về tội phạm Đến năm 1999 với việc pháp điển hóa lần thứ hai Bộ luật hình sự, các tội phạm về chức vụ được quy định tại Chương XXI và có điểm mới là chia ra hai mục là: Mục A - Các tội phạm về tham nhũng và Mục B - Các tội phạm khác về chức
vụ để tập trung đấu tranh, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các tội phạm về
tham nhũng Ngoài ra, Điều 227 Bộ luật hình sự năm 1999 về “Khái niệm tội
phạm về chức vụ” vẫn tiếp tục ghi nhận hai nội dung quan trọng trong khái
niệm này - định nghĩa “các tội phạm về chức vụ” và “người có chức vụ, quyền
hạn” như sau:
“Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng
đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện công vụ
Người có chức vụ quyền hạn nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”
Tuy nhiên, theo khái niệm này, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự và thực tiễn xét xử cho thấy: Có những tội phạm không quy định tại Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ này nhưng lại là các tội phạm cũng
do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện Ví dụ: Tội cố ý làm trái các quy
Trang 20định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165), tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174); v.v Ngoài ra, cũng có một
số tội phạm lại được quy định tại Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ
này, nhưng lại do người không có chức vụ, quyền hạn thực hiện và thuộc
nhóm các tội phạm khác về chức vụ Ví dụ: Tội đưa hối lộ (Điều 289), tội môi giới hối lộ (Điều 290), tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291) Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, khái niệm tội phạm về chức vụ được quy định tại Điều 227 Bộ luật hình
sự trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ nên có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn
Như vậy, từ khái niệm lập pháp của các nhà làm luật Việt Nam (đã nêu) cho thấy những đặc điểm pháp lý hình sự của các tội phạm về chức
vụ như sau:
Một là, khách thể của các tội phạm về chức vụ xâm phạm đến hoạt
động bình thường của cơ quan, tổ chức
Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức hay hoạt động đúng đắn của cán
bộ, công chức nhà nước là những hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật quy định, Nhà nước đã quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và mỗi loại cán bộ, công chức Nhà nước Do đó, bảo đảm cho bộ máy Nhà nước và các cơ quan, tổ chức hoạt động tuân thủ theo đúng hành lang pháp lý, bảo đảm phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chính là nhiệm vụ quan trọng và luôn được duy trì, nếu có hành vi nào xâm phạm đến hoạt động đó, tùy tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đều bị xử
lý nghiêm minh, có căn cứ theo các quy định của pháp luật
Hai là, mặt khách quan của các tội phạm về chức vụ bao gồm những
hành vi (hành động hoặc không hành động) xâm phạm đến hoạt động bình
Trang 21thường của cơ quan, tổ chức Theo đó, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của
cơ quan, tổ chức đều có thể gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Vì vậy, thiệt hại ở đây có thể là hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất
Ba là, chủ thể của các tội phạm về chức vụ là chủ thể đặc biệt, cụ thể
phần lớn các tội phạm trong nhóm này do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, một số tội phạm có chủ thể chung (vừa là người có chức vụ quyền hạn, vừa có thể là người khác), đặc biệt, cũng có một số tội phạm, chủ thể không phải là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện có liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn
Bốn là, mặt chủ quan của các tội phạm về chức vụ, đa số các tội về
chức vụ được thực hiện với lỗi cố ý (tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ; v.v ), chỉ có ba tội được thực hiện với lỗi vô ý (tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng, tội vô ý làm lộ bí mật công tác và tội làm mất tài liệu bí mật công tác) Ngoài ra, về mục đích phạm tội, cũng chỉ có một số tội quy định mục đích là dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ quan của tội phạm Còn động cơ phạm tội, chỉ có tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ và tội giả mạo trong công tác là những tội phạm đòi hỏi dấu hiệu động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác là dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ quan của tội phạm
Như vậy, qua phân tích khái quát những dấu hiệu pháp lý hình sự đã nêu, dưới góc độ khoa học có thể định nghĩa:
Tội phạm về chức vụ theo pháp luật Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi đang thực hiện công
vụ của mình hoặc do người khác thực hiện nhưng có liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn, được thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Trang 221.1.2 Phân biệt tội phạm về chức vụ với những hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn
Khi xây dựng Bộ luật hình sự năm 1985, các nhà làm luật nước ta không xếp tất cả các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi hành công vụ vào một chương mà chỉ xếp một số tội thành một
chương riêng có tên gọi là “Các tội phạm về chức vụ” Chương IX - “Các tội
phạm về chức vụ” được đặt ở vị trí thứ 9 giữa Chương VIII - “Các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự quản lý hành chính” và Chương X - “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp” Trong đó, các tội phạm khác về chức vụ
chưa được tách ra khỏi thành mục riêng
Đến Bộ luật hình sự năm 1999, Chương XXI - “Các tội phạm về chức
vụ” được đặt ở vị trí giữa Chương XX - “Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính” và Chương XXII - “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”
Như vậy, việc xác định ranh giới giữa tội phạm về chức vụ và những hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn rất quan trọng Bởi lẽ, theo GS TS Võ Khánh Vinh, vì tính chất của hai loại hành vi đó khác nhau, dẫn đến những biện pháp và thủ tục xử lý hoàn toàn khác nhau Trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về chức vụ, cần chú ý phân biệt ranh giới giữa chúng và một số vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ Nếu xem thường những việc vi phạm không xử lý kịp thời, thì việc vi phạm đó có thể trở thành tràn lan, nguy hiểm, phổ biến và chính chúng tạo điều kiện cho người có chức vụ, quyền hạn thực hiện tội phạm [57] Tuy nhiên, nếu thiếu thận trọng, lẫn lộn vi phạm pháp luật
và tội phạm về chức vụ lại xóa nhòa ranh giới xử lý giữa ngành luật hình sự
và các ngành luật khác; việc truy tố, xét xử sẽ tràn lan, đồng thời sẽ không thi hành đúng chính sách của Nhà nước ta thể hiện trong nguyên tắc xử lý -
“nghiêm trị những kẻ biến chất, sa đọa, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm
tội gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 3 Bộ luật hình sự)
Trang 23Ngoài ra, ở mức độ này hay mức độ khác, tội phạm về chức vụ và những hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn đều
xâm hại đến cùng một khách thể quan trọng đó là hoạt động đúng đắn của cơ
quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội Đặc biệt, cả hai loại hành vi này cùng do
người có chức vụ, quyền hạn thực hiện Do đó, có hai dấu hiệu chính - khách thể của tội phạm và chủ thể của tội phạm vẫn chưa đủ cơ sở để phân biệt hai
loại hành vi đó Vì vậy, ngoài hai dấu hiệu này, cần xem xét, đánh giá mức độ
của tính nguy hiểm cho xã hội của các loại hành vi đó [57] Cụ thể, mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hai loại hành vi đó được xác định bởi một
số dấu hiệu khách quan và chủ quan của tội phạm Đặc điểm của những dấu hiệu đó được xác định trước hết bởi cấu thành của các tội phạm về chức vụ (cấu thành vật chất hay cấu thành hình thức) Sự thể hiện trong hành vi của người có chức vụ, quyền hạn những dấu hiệu của loại hành vi này loại trừ dấu hiệu của loại hành vi khác
Một là, đối với những tội phạm có cấu thành vật chất, thì khi phân biệt
chúng với những hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của loại hành vi đó có ý nghĩa quyết định Trong trường hợp này, mức độ của tính nguy hiểm của hai loại hành vi đó thể hiện ở mức độ thiệt hại do các hành vi đó gây ra Trường hợp hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại không đáng kể cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thì hành vi đó chỉ là hành vi vi phạm pháp luật hành chính và bị xử lý hành chính Trường hợp nếu hành vi đó gây thiệt hại đáng kể, thì nó được coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung
Do đó, vấn đề quan trọng là cần đánh giá chính xác thiệt hại đáng kể, điều này được xác định trên cơ sở xem xét, cân nhắc và phân tích tất cả những
Trang 24tình tiết khác nhau của hành vi đã được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể Thiệt hại đó có thể là thiệt hại về vật chất như: mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, của tổ chức kinh tế, thất thu lợi ích vật chất với số lượng lớn, giá trị lớn Đối với những trường hợp khi hành
vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn gây hậu quả phi vật chất, thì khi phân biệt chúng với những hành vi vi phạm pháp luật khác, cần đánh giá tính chất nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng dựa vào: Tính chất của lợi ích bị xâm hại và số người chịu thiệt hại do việc vi phạm pháp luật gây ra [57] Như vậy, rõ ràng tính chất và mức độ nghiêm trọng của thiệt hại là cơ sở để phân biệt các tội phạm về chức vụ với những hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ thực hiện
Hai là, đối với tội phạm về chức vụ có cấu thành hình thức và hành vi
vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn thì dấu hiệu mức độ nghiêm trọng của thiệt hại không thể là cơ sở để phân biệt chúng Vì thế khi phân biệt hai loại hành vi này cần chú ý đến những dấu hiệu đặc trưng cho hành động (biện pháp, quy mô, tính liên tục; v.v ) và mặt chủ quan của tội phạm (hình thức lỗi, động cơ và mục đích phạm tội) để có sự phân biệt rạch ròi và đúng pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan, sai người vô tội
Tóm lại, để phân biệt chính xác tội phạm về chức vụ với những hành vi
vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn, trong khi xử lý, các
cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, đánh giá những dấu hiệu pháp lý hình
sự (đặc biệt chú ý dấu hiệu khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm và yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội), song ngoài ra, cần đánh giá
chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại hành vi đó, cũng
như căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để từ đó phân loại và có biện pháp xử lý tương ứng, bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống đồng bộ
Trang 25và cùng một lúc - tội phạm về chức vụ, cũng như những vi phạm pháp luật do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
1.2 KHÁI NIỆM CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ VÀ Ý
NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM NÀY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.2.1 Khái niệm các tội phạm khác về chức vụ
Hiện nay, trong khoa học luật hình sự và sách báo pháp lý nước ta không thấy định nghĩa các tội phạm khác về chức vụ, mà chỉ có định nghĩa lập pháp của các nhà làm luật Việt Nam trong Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm về chức vụ chung trong Chương XXI (Điều 227)
Tuy nhiên, nghiên cứu bảy tội phạm cụ thể trong Mục B trong Chương
XXI - Các tội phạm khác về chức vụ của Bộ luật hình sự, cũng như căn cứ vào các dấu hiệu khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, hình thức lỗi, cũng như yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, theo chúng tôi có thể đưa ra khái niệm đang nghiên cứu như sau:
Các tội phạm khác về chức vụ là những hành vi do người có chức
vụ, quyền hạn thực hiện hoặc do người khác thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, cũng như lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Như vậy, từ khái niệm này, có thể chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các tội phạm khác về chức vụ như sau:
Một là, các tội phạm khác về chức vụ cũng là nhóm các tội phạm về
chức vụ, đều là những hành vi xâm phạm đến đúng đắn của cơ quan, tổ chức Như đã đề cập, hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức hay hoạt động đúng đắn của cán bộ, công chức nhà nước là những hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật quy định, Nhà nước đã quy định cụ thể về chức năng,
Trang 26nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và mỗi loại cán bộ, công chức Nhà nước Do đó, bảo đảm cho bộ máy Nhà nước và các cơ quan, tổ chức hoạt động tuân thủ theo đúng hành lang pháp lý, bảo đảm phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chính là nhiệm vụ quan trọng và luôn được duy trì, nếu
có hành vi nào xâm phạm đến hoạt động đó, tùy tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đều bị xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật
Hai là, các tội phạm khác về chức vụ có thể do người có chức vụ,
quyền hạn - là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ thực hiện hoặc cũng có thể do người không có chức vụ, quyền hạn thực hiện nhưng hành vi của người này lại liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức
vụ, quyền hạn, qua đó gây ra các thiệt hại dưới dạng hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất
Ba là, đa số các tội phạm khác về chức vụ được thực hiện với lỗi cố ý
(tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu
bí mật công tác, tội đào nhiệm, tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ và tội lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi), chỉ có ba
tội được thực hiện với lỗi vô ý (tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội vô ý làm lộ bí mật công tác và tội làm mất tài liệu bí mật công tác)
1.2.2 Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm khác về chức vụ trong
Bộ luật hình sự Việt Nam
Như vậy, việc quy định các tội khác về chức vụ (Mục B) bên cạnh các tội phạm về tham nhũng (Mục A) trong Chương XXI - Các tội phạm về chức
vụ là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng nhất để đấu tranh chống lại các hành
vi vô trách nhiệm, tắc trách, cố ý làm lộ bí mật công tác, đào nhiệm của
Trang 27những người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, hoặc hành vi đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi của những người không có chức vụ, quyền hạn thực hiện, xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; gián tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân; bảo vệ tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tài sản của Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, cụ thể là:
Một là, quy định các tội phạm khác về chức vụ là sự ghi nhận và bảo
đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, là một biểu hiện của bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Điều 12 Hiến pháp Việt Nam năm 1992,
sửa đổi năm 2001 quy định: “Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”
Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, do vậy cán bộ, công chức, những người được giữ chức vụ, quyền hạn nhất định phải làm tròn nhiệm vụ của mình để phục vụ Nhà nước
và nhân dân Ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến hoạt động của cơ quan nhà nước bằng pháp luật hình sự là phương pháp bảo đảm hữu hiệu nhất, mang lại hiệu quả mà vẫn có tác dụng giáo dục, qua đó tôn trọng và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong pháp luật
Hai là, việc quy định các tội phạm khác về chức vụ có ý nghĩa trong
việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
Trang 28nghĩa của dân, do dân và vì dân Điều 8 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm
2001 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức phải tôn trọng
nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng” Đồng thời, Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã
quy định đầy đủ về nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức
Ví dụ: Điều 8 về “Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà
nước và nhân dân” quy định cán bộ, công chức phải trung thành với Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước; v.v Điều 9 về “Nghĩa vụ của cán bộ,
công chức trong thi hành công vụ” quy định cán bộ, công chức phải thực
hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn
đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; v.v Còn Điều 10 về “Nghĩa vụ của
cán bộ, công chức là người đứng đầu” quy định ngoài việc thực hiện quy
định đã nêu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; cũng như tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; v.v
Trang 29Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang chú trọng cải cách hành chính, đơn giản hóa và công khai minh bạch các thủ tục hành chính, điều đó cũng có nghĩa là người cán bộ, công chức phải nâng cao trách nhiệm của mình trong công tác Cụ thể hóa nội dung này, Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng 2020” đã chỉ rõ quan điểm này Nghị
quyết nhấn mạnh định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật “về tổ
chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” [13]
Ba là, việc quy định các tội phạm khác về chức vụ trong Bộ luật hình sự
là nội dung cụ thể hóa nhiệm vụ của Bộ luật hình sự Việt Nam đã được ghi nhận tại Bộ luật này, đó là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm Bảo
vệ hoạt động bình thường, đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước chính là bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là bảo vệ đến tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Bốn là, việc quy định các tội phạm khác về chức vụ trong Bộ luật hình
sự còn thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước đối với nhóm tội phạm này Bởi lẽ, chính sách hình sự là “các chủ trương, đường lối của Nhà nước trong việc sử dụng pháp luật hình sự vào lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hình
sự đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội” [61] Trên cơ sở đó, các làm luật nước ta đã kết hợp tiêu chí khách thể của tội
Trang 30phạm với tiêu chí chủ thể của tội phạm trong việc quy định thành một Chương tội phạm trong Bộ luật hình sự Các tội phạm về chức vụ nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng đều liên quan đến hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, liên quan đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức và của bản thân họ do Hiến pháp và pháp luật quy định Do đó, đòi hỏi khi có sự thay đổi của chính sách hình sự, thì việc quy định, cũng như sửa đổi, bổ sung các tội phạm trong nhóm này liên quan chặt chẽ với nhau
Đặc biệt, tiểu mục 3.5 tiểu mục 3 Phần IV - Định hướng cơ bản sửa đổi Bộ luật hình sự trong Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình
sự số 7724/ĐC-BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012 quy định: “Sửa đổi, bổ sung
các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm về chức vụ, các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
bộ máy nhà nước nói chung cũng như các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành án nói riêng trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ” [3]
Năm là, việc quy định thành một Mục B độc lập với bảy tội phạm cụ
thể sau Mục A quy định nhóm các tội phạm về tham nhũng trong cùng một Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ còn nhằm mục đích để xử lý những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức mặc dù
họ không phải là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện nhưng hành vi của người này lại liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn, qua đó không chỉ nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, mà còn bao quát xử lý các hành vi tiêu cực liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực khác nhau, bảo đảm môi trường an toàn, lành mạnh cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
Trang 31Với những ý nghĩa nêu trên, các tội phạm khác về chức vụ cần phải được các nhà làm luật nước ta quy định một cách chính xác, khoa học, đầy đủ
và áp dụng nghiêm minh, hiệu quả trên thực tế
1.3 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ
TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Từ khi hình thành nhà nước, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào cũng quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy của mình, bởi lẽ “Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất xã hội” [34]
Vì vậy, trong quá trình dựng nước và giữ nước, xây dựng, việc hoàn thiện và bảo vệ bộ máy nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng luôn là nhiệm vụ quan trọng Sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu thành lập nước ta đã gặp phải vô vàn khó khăn: đối phó với nạn đói và lũ lụt cùng với
âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng của quân Tưởng ở miền Bắc; thực dân Anh và quân đội Pháp chiếm lại Nam Bộ, mưu toan dùng miền Nam làm bàn đạp để chiếm lại toàn bộ nước ta Trước tình hình đó, bên cạnh việc thực hiện ba nhiệm vụ lớn là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, chính quyền non trẻ còn phải bảo đảm an ninh, ổn định tình hình đất nước Cho nên, ngay sau khi thành lập Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh ngày 10/10/1945 tạm thời cho phép Tòa án áp dụng những luật lệ cũ, trừ những khoản trái với tinh thần độc lập và dân chủ để bảo vệ trật tự xã hội và an ninh của nhân dân
Trang 32Năm 1946, Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 trừng trị các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ Đây
là Sắc lệnh đầu tiên rất quan trọng trong việc quy định xử lý đối với các tội phạm về chức vụ, trong đó quy định rất rõ chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các tội phạm này như:
- Điều 1: “Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ bị
phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ
Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công
Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản” [47];
+ Điều 2 “Người phạm đưa hối lộ cho một công chức mà tự ý cáo giác
cho nhà chức trách việc hối lộ ấy và chứng minh rằng đưa hối lộ bị công chức cưỡng bách ước hứa, hay là dùng cách trá ngụy thì người ấy được miễn hết cả tội Trong trường hợp này, tang vật hối lộ được hoàn trả” [47]
Tuy nhiên, Sắc lệnh lại chưa mô tả hành vi phạm tội, cũng như hình phạt còn cứng nhắc
Đến năm 1948, Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 200/SL ngày 07/8/1948
về trưng tập công chức có quy định tội đào nhiệm, theo đó, nội dung Sắc lệnh nhằm nâng cao kỷ luật công chức và bảo đảm cho các cơ quan Nhà nước trong điều kiện của những năm đầu thành lập chính quyền hoạt động có hiệu quả, là cơ sở cho việc quy định tội đào nhiệm trong Bộ luật hình sự sau này
Điểm b Điều 4 quy định: “Viên chức bỏ việc vào trong vùng tạm thời bị địch
kiểm soát bị bắt buộc phải phạt ít nhất là 5 năm tù, không cho hưởng án treo
và phạt thêm tịch thu một phần hay tất cả gia sản của phạm nhân” [47]
Sau đó, đến năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc bởi chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Sau chiến
Trang 33thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc nước ta bước vào thời
kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho Cách mạng miền Nam Để góp phần trang bị máy móc cho sản xuất, các nhà máy lớn được xây dựng, các hợp tác xã nông nghiệp là lực lượng sản xuất chủ lực của miền Bắc Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa Để bảo vệ an ninh trật tự xã hội, ngày 15/6/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 267-SL nhằm trừng trị những âm mưu, hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân Sắc lệnh quy định những tội phạm và hình phạt được áp dụng bao gồm: các hành vi vi mục đích phá hoại mà trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, hủy hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước, tài sản của hợp tác xã, tiết lộ, đánh cắp, mua bán, do thám bí mật nhà nước, phá hoại chính sách kế hoạch kinh tế của Nhà nước thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm
Đặc biệt, tại Điều 10 Sắc lệnh quy định: Kẻ nào vì thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác mình phụ trách đã để lãng phí, để hư hỏng máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, để lộ bí mật nhà nước, để xảy ra tai nạn làm thiệt hại một cách nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch của Nhà nước, sẽ bị phạt
từ ba tháng đến hai năm tù Nếu bị can là người phụ trách thì có thể bị phạt tới năm năm tù Nếu gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, bị can có thể bị phạt tới hai mươi năm tù hoặc tù chung thân, và phải bồi thường thiệt hại Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn đầu của công cuộc cải tạo xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, Nhà nước đặc biệt nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, bảo vệ tài sản nhà nước
Ngoài ra, để bảo đảm việc xét xử được thống nhất trên toàn miền Bắc, ngày 29/4/1963, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 02/NCCS hướng dẫn xử lý tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây tai nạn làm
Trang 34thiệt hại đến tài sản nhà nước, đến sức khỏe và sinh mạng của những người lao động tại các nhà máy, hầm mỏ, kho tàng, công trường Chỉ thị nêu rõ những sai lầm mà các Tòa án địa phương mắc phải khi xét xử loại tội phạm này như: Tòa án đã coi hành vi khinh suất gây tai nạn của người không có trách nhiệm công tác là tội thiếu tinh thần trách nhiệm và áp dụng Điều 10 Sắc lệnh 267 - SL ngày 15/6/1956, đáng lẽ phải áp dụng Điều 4 Thông tư 442
- TTg (không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm, nếu gây tai nạn làm chết người có thể bị phạt tù đến 10 năm) Hoặc chưa phân biệt được hành
vi thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng phải coi là một tội phạm, với hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại nhỏ, chỉ cần thi hành kỷ luật hành chính, cho nên có trường hợp đáng lẽ phải xử lý bằng hình
sự, Tòa án lại áp dụng biện pháp hành chính hoặc ngược lại; v.v Do đó, để khắc phục những sai lầm của Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn đường lối xét xử đối với loại tội này như sau:
- Khi xét xử tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây tai nạn phải chứng
minh đầy đủ ba dấu hiệu bắt buộc: Tai nạn xảy ra do khinh suất; bị can phải là
người có trách nhiệm trong công tác và đã gây tai nạn trong công tác; sự thiệt hại phải nghiêm trọng Lưu ý:
+ Tai nạn do khinh suất: Tai nạn xảy ra ngoài ý muốn của bị can và là hậu quả của hành vi khinh suất Để nhận định thế nào là bị can phải thấy và
có thể thấy trước khả năng xảy ra tai nạn, các Tòa án cần chú ý đi sâu vào cương vị công tác, trình độ hiểu biết kỹ thuật, khả năng trí tuệ, kinh nghiệm lao động của bị can và cần xem xét trong trường hợp tương tự, một người bình thường, nếu có thái độ làm việc thận trọng, có thể tránh được tai nạn hay
là không Cần tránh khuynh hướng chỉ dựa đơn thuần vào lý lịch của bị can hoặc lời khai để nhận định
Trang 35+ Bị can phải là người có trách nhiệm công tác và đã gây tai nạn trong công tác, đó là: Những cán bộ có trách nhiệm về công tác bảo hộ lao động như giám đốc xí nghiệp, người điều khiển hoặc ra lệnh công tác, cán bộ được
ủy nhiệm phụ trách bảo vệ an toàn lao động (Điều 2 Nghị định số 703-TTg ngày 29/2/1956) Những cán bộ, công chức, viên chức khác, do không làm tròn công tác mình phụ trách đã để xảy ra tai nạn Còn trường hợp bị can là công dân hoặc cán bộ, công nhân viên phạm tội không phải trong công tác thì
không định tội danh là “thiếu tinh thần trách nhiệm ” mà phải áp dụng điểm
4 - Thông tư 442-TTg ngày 19/01/1955 theo nguyên tắc tương tự về luật để xét xử dưới tội danh: khinh suất gây tai nạn
+ Sự thiệt hại phải nghiêm trọng: Đó là những hành vi đã gây ra những tổn thất lớn không thể sửa chữa được hoặc muốn sửa chữa phải tốn rất nhiều công của, như: làm bị thương nặng, làm chết người, hoặc gây tổn thất lớn cho tài sản nhà nước Đối với những hành vi gây thiệt hại nhỏ như làm người khác
bị thương nhẹ phải nghỉ việc 10 ngày, không làm giảm sút sức lao động, hoặc làm thiệt hại ít về tài sản thì không coi là tội phạm hình sự và chỉ cần thi hành
kỷ luật hành chính hoặc biện pháp tác động xã hội để giáo dục, phòng ngừa tai nạn Đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng nội quy an toàn có khả năng gây thiệt hại rất lớn về người và về của như vi phạm nội quy an toàn ở hầm mỏ, ở kho chứa chất nổ, chứa nhiên liệu đặc biệt , thì dù tai nạn chưa xảy ra, cũng cần phải trừng phạt
- Sẽ không coi là phạm tội thiếu tinh thần trách nhiệm nếu người để xảy
ra tai nạn không có khả năng thấy trước được tai nạn và đã chấp hành đầy đủ, thận trọng quy tắc an toàn lao động Có những trường hợp do tai họa thiên nhiên như, bão, lụt; v.v chưa được cơ quan khí tượng dự báo hoặc do thiếu kinh nghiệm, thiếu trình độ chuyên môn, kỹ thuật kém, năng lực trí tuệ non yếu hoặc do một hoàn cảnh cụ thể nào khác chi phối cho nên không thấy trước được tai nạn, thì phải coi là sự kiện bất ngờ và không coi là phạm tội
Trang 36Tiếp sau đó, để bảo đảm về đường lối xét xử được chính xác, tại bản tổng kết số 10 - NCPL ngày 08/01/1968 của Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục
hướng dẫn đường lối xử lý tội “vì thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy
tắc an toàn lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, về tài sản” có
quy định như sau:
- Về khách quan, phải có hành vi vi phạm quy tắc an toàn lao động, các biện pháp về vệ sinh công nghiệp, và hành vi này đã gây ra tác hại nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng Điều đó đồng nghĩa với việc khi nghiên cứu
hồ sơ thẩm phán phải đối chiếu hành vi của bị cáo với các quy phạm, quy trình về kỹ thuật an toàn, các biện pháp về vệ sinh công nghiệp cho từng ngành, từng nghề, từng việc; v.v để xem các quy phạm, quy trình, biện pháp này đã được chấp hành nghiêm chỉnh hay chưa Nếu có hành vi (hành động hoặc không hành động) trái với quy tắc an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp,
và do đó đã gây ra tác hại nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, thì có yếu
tố cấu thành tội phạm Các quy phạm, quy trình đó là những điều kiện của lao động an toàn nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động của người lao động, còn vi phạm các quy phạm, quy trình kỹ thuật khác
mà mục đích là hướng dẫn tiến hành sản xuất, vận hành máy móc, tránh lãng phí; v.v thì không phải là vi phạm quy tắc an toàn lao động Mặt khác, đối với những người không trực tiếp sản xuất (cán bộ lãnh đạo, người hướng dẫn sản xuất; v.v ) có hành vi vi phạm hay không, sẽ căn cứ vào việc họ có tôn trọng các quy tắc an toàn lao động hay không, cũng như việc họ có thực hiện đúng hay không các chế độ, thể lệ, quy định trách nhiệm cho từng loại cán bộ trong việc bảo hộ lao động
Thiệt hại được coi là nghiêm trọng khi có người chết hay bị thương nặng Thương tích được coi là nặng hay nhẹ không đơn thuần căn cứ vào số ngày nghỉ việc nhiều hay ít mà căn cứ vào tính chất của thương tích, có gây
Trang 37cố tật hay không, đã làm giảm sút hay mất hẳn khả năng lao động Đối với thiệt hại về tài sản, để đánh giá thế nào là thiệt hại nghiêm trọng cần căn cứ vào tính chất, số lượng tài sản bị thiệt hại, đối chiếu với hoàn cảnh, địa điểm, thời gian của hành vi vi phạm Cần quy thành tiền giá trị của tài sản bị thiệt hại và phải tính đến các thiệt hại vật chất và phi vật chất khác Đồng thời chỉ đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội khi họ có thể
và lường trước được những hậu quả sẽ xảy ra, còn hậu quả nào có tính chất hoàn toàn bất ngờ thì không truy cứu trách nhiệm hình sự
Về chủ quan, bị cáo đã phạm tội vì thiếu tinh thần trách nhiệm: Thiếu tinh thần trách nhiệm ở đây không đồng nghĩa với thái độ công tác không tích cực, mà có nghĩa là bị cáo đã không chấp hành đầy đủ các quy phạm, quy trình về kỹ thuật an toàn, các biện pháp về vệ sinh công nghiệp, các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động Yếu tố chủ quan này cũng thể hiện bị cáo không có mục đích phá hoại, không có động cơ tham lam tư lợi, hay nói cách khác bị cáo phạm tội khi không có lỗi có ý trực tiếp Khi đánh giá lỗi của bị cáo cần xét trước hết là trình độ hiểu biết của họ về kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động Nếu trước đó họ đã nắm được các quy phạm, quy trình rồi nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự được, còn nếu họ không được tập huấn hay phổ biến và quy trình, quy phạm thì trách nhiệm hình sự của họ có thể được xem xét giảm nhẹ
Đối với các tội phạm khác về chức vụ khác, theo đó, năm 1970, Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970 nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất cho xã hội Trong hai pháp lệnh trên chủ yếu tập trung xử lý các tội phạm về chức vụ, tham nhũng, sở hữu như: tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 8); tội cố ý làm
Trang 38trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 12) trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; tội lạm dụng chức quyền, để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân (Điều 8) trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân
Tuy vậy, trong đó đó cũng có một số tội phạm khác về chức vụ như: Tội thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 14:
“1 Kẻ nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản
xã hội chủ nghĩa, vì thiếu tinh thần trách nhiệm mà không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ,
để mất mát, hư hỏng, lãng phí, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm
2 Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm” [47]
Trên cơ sở này, Điều 21 về việc trả lại và bồi thường tài sản xã hội chủ
nghĩa bị xâm phạm quy định: “Kẻ phạm tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa phải trả lại tài sản đó cho Nhà nước hoặc cho tập thể Nếu tài sản bị xâm phạm không còn nữa hoặc bị hư hỏng thì kẻ phạm tội phải bồi thường”
Bên cạnh đó, để góp phần bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và pháp luật, tăng cường quản lý Nhà nước; khuyến khích cán bộ, nhân viên nêu cao đức tính liêm khiết; động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ tập thể, tích cực đấu tranh chống tệ hối lộ, ngày 20/5/1981, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ
Theo đó, Điều 1 quy định tội hối lộ bao gồm: Nhận hối lộ, đưa hối lộ
và môi giới hối lộ Liên quan đến các tội phạm khác về chức vụ, để bảo
Trang 39đảm tương ứng với tội nhận hối lộ, Điều 3 quy định về đưa hối lộ, môi giới
hối lộ như sau: “Người nào đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ thì bị phạt tù từ
6 tháng đến 5 năm”
Điều 4 quy định về lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức, có quyền
để phạm tội Theo đó, “người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền của
hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để thúc đẩy người có chức
vụ, quyền hạn làm những việc nói ở Điều 2 thì bị xử phạt theo Điều 2”
Điều 5 quy định về những trường hợp cần xử nặng, theo đó, “người
nhận hối lộ, đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù đến 15 năm:
a) Phạm tội hối lộ có tổ chức;
b) Phạm tội hối lộ nhiều lần;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để thực hành hối lộ;
d) Của hối lộ có giá trị lớn;
đ) Lợi dụng chức vụ cao để nhận hối lộ;
e) Phạm tội hối lộ gây hậu quả nghiêm trọng”
Điều 6 quy định những trường hợp phạm tội hối lộ đặc biệt nghiêm
trọng Phạm tội hối lộ mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân Ngoài ra, phạm tội hối lộ nhằm mục đích phản cách mạng thì người phạm tội còn bị trừng trị theo pháp luật hiện hành đối với tội phản cách mạng
Điều 7 quy định về phạt tiền và tịch thu tài sản Theo đó, người phạm tội hối lộ nói ở Điều 2 và Điều 3 của Pháp lệnh này còn có thể bị phạt tiền từ
1 đến 3 lần giá trị của hối lộ Người phạm tội hối lộ nói ở Điều 5 và Điều 6 có thể bị phạt tiền đến 5 lần giá trị của hối lộ hoặc bị tịch thu một phần hay là toàn bộ tài sản của mình
Đặc biệt, để phân hóa trong đường lối xử lý và trên nguyên tắc “nghiêm
Trang 40trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục” trong
chính sách hình sự, Điều 8 quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình
sự, giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt như sau:
“1 Người phạm tội hối lộ, trước khi bị phát giác, chủ động khai
rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự; nếu là phạm tội nghiêm trọng thì có thể được giảm nhẹ hình phạt
2 Người phạm tội hối lộ, sau khi bị phát giác, tỏ ra thành thực hối cải, khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được giảm nhẹ hình phạt
3 Người phạm tội hối lộ lần đầu và không nghiêm trọng, sau khi
bị phát giác, tỏ ra thành thực hối cải, khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn hình phạt”
Tương tự, Điều 9 quy định trường hợp được coi là không có tội Người
bị ép buộc đưa hội lộ, nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội Ngoài ra, Điều 11 quy định về xử lý của hối lộ như sau:
“1 Của hối lộ và tài sản do hối lộ mà có đều bị Nhà nước tịch
thu; nếu đã tiêu dùng rồi, thì người phạm tội hối lộ phải nộp lại Nhà nước bằng tiền
2 Trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự nói ở điểm 1 Điều 8 của Pháp lệnh này, người đưa hội lộ được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ; nếu người nhận hối lộ đã tiêu dùng rồi, thì phải trả lại bằng tiền cho người đưa hối lộ
3 Người bị ép buộc đưa hối lộ nói ở Điều 9 của Pháp lệnh này được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”
Như vậy, có thể thấy, ngay từ khi Bộ luật hình sự chưa được pháp điển hóa, quy định của pháp luật về các tội phạm về chức vụ nói chung, các tội