Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trƣớc khi ban hành Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 25)

trƣớc khi ban hành Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009

*Từ năm 1985 đến trước năm 1999

Ngày 27/6/1985, Quốc hội thông qua BLHS đầu tiên của nước ta và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1986, đã đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình lập pháp hình sự Việt Nam. BLHS năm 1985 bao gồm 280 điều, chia thành hai phần: Phần chung (71 điều) và Phần các tội phạm (209 điều).

Với 13 điều luật (từ Điều 20 đến Điều 32), lần đầu tiên vấn đề hình phạt và các chế định liên quan được quy định một cách có hệ thống, đầy đủ,

rõ ràng. Hình phạt tử hình được quy định riêng tại một điều trong Phần chung của BLHS (Điều 27 BLHS năm 1985) với các điều kiện, phạm vi áp dụng và không áp dụng:

Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng. Trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thân. Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử [35].

Trong phần các tội phạm của BLHS năm 1985, hình phạt tử hình được quy định tại 44 điều (chiếm tỷ lệ khoảng 20,5% tổng số tội phạm). Hình phạt tử hình chủ yếu được quy định tại các chương: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Tội phản bội tổ quốc, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Tội gián điệp, Tội bạo loạn, Tội khủng bố, …); Các tội phạm về ma túy, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, các tội xâm phạm sở hữu XHCN (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản XHCN …); Một số tội xâm phạm tài sản riêng của công dân và xâm phạm tính mạng, danh dự nhân phẩm con người (Tội giết người, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em,...).

Trong những lần bổ sung sau, do yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện mới, một số loại tội phạm mới được bổ sung với mức hình phạt cao nhất là tử hình như: bổ sung Điều 96a "Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy" (sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất, 1989); Bổ sung Chương VIIA "Các tội phạm về ma túy", trong đó có điều 185b, Điều 185c, Điều 185d, Điều 185đ, Điều 185e, Điều 185i, và Điều 185m có quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình (bổ sung lần thứ tư, 1997).

Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của nước ta. Nếu như PLHS các giai đoạn trước đó bao gồm các quy phạm pháp luật đơn hành thì việc pháp điển hóa lần này đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật lập pháp hình sự Việt Nam. Những quy định về hình phạt tử hình trong BLHS năm 1985 tương đối đầy đủ, chặt chẽ, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Việc quy định điều kiện áp dụng và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình cũng thể hiện một cách rõ nét nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam.

* Thời kỳ từ 1999 đến trước khi ban hành Luật sửa đổi bổ sung BLHS năm 2009

Ngày 21/12/1999, Quốc hội thông qua BLHS năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 thay thế BLHS năm 1985. Bộ luật này bao gồm 344 điều, chia thành hai phần: Phần chung (có 77 điều) và Phần các tội phạm (có 267 điều). Hình phạt tử hình vẫn được quy định trong BLHS năm 1999 "là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng" (Điều 35 BLHS năm 1999). Tuy nhiên, so với BLHS năm 1985, các quy định về tử hình trong BLHS năm 1999 có một số thay đổi cơ bản như sau:

Thứ nhất: Mở rộng phạm vi đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình, Điều 35 BLHS năm 1999 quy định:

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân [37].

Điều đó đã thể hiện tính nhân đạo sâu sắc và tiến bộ của PLHS nước ta.

Thứ hai: Trong các điều quy định về tội phạm của BLHS năm 1999 có 29 điều luật có hình phạt cao nhất là tử hình, chiếm tỷ lệ 11% số điều luật quy

định tội danh (so với số tương ứng là 44 điều chiếm tỷ lệ 21% trong BLHS năm 1985). Trong số 15 điều luật bỏ tử hình có: Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội chống phá trại giam; Tội trộm cắp tài sản; Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi,… Trong số 29 điều luật còn quy định hình phạt tử hình thì các tội xâm phạm an ninh quốc gia có 7 điều; các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người có 3 điều; các tội xâm phạm quyền sở hữu có 2 điều; các tội phạm về ma túy có 3 điều; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng có 2 điều; các tội phạm về chức vụ có 3 điều; các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân có 3 điều; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh có 3 điều.

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)