Loại bỏ quy định hình phạt tử hình theo lộ trình đối với từng tội danh và nhóm tộ

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 89 - 92)

b. Một số quy định mới về phần các tội phạm

3.2.3. Loại bỏ quy định hình phạt tử hình theo lộ trình đối với từng tội danh và nhóm tộ

từng tội danh và nhóm tội

Sau một khoảng thời gian nhất định không áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội danh còn quy định hình phạt tử hình, chúng ta sẽ có cơ sở thực tiễn để mạnh dạn đề xuất việc loại bỏ hình phạt tử hình theo lộ trình đối với từng tội danh còn lại của nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ trong đợt sửa đổi bổ sung BLHS trong lần sửa đổi tới đây.

Tuy nhiên, trường hợp lấy ý kiến góp ý không được ủng hộ và phản ứng của nhân dân không thuận, chúng ta có thể bước đầu loại bỏ hình phạt tử hình khỏi tội Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS) và tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS) trong lần sửa đổi bổ sung BLHS tiếp theo và loại bỏ hình phạt tử hình khỏi tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS) trong lần sửa đổi bổ sung tiếp theo. Đồng thời, chúng ta nên quy định rõ hình phạt tử hình không áp dụng đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ tại Điều 35 BLHS.

Sau khi đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi một số nhóm tội danh, chúng ta có thể tiếp tục đưa ra lộ trình hợp lý để có thể loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi các tội danh còn lại trong BLHS. Có thể vẫn giữ hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt, nhưng không áp dụng hoặc không còn tội danh nào quy định hình phạt tử hình trong khung hình phạt và tiến tới loại bỏ hoàn toàn khái niệm hình phạt tử hình khỏi hệ thống PLHS và chỉ còn lưu lại khái niệm này trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự. Bởi đã có những tiền lệ xóa bỏ hình phạt tử hình nhưng lại tiếp tục khôi phục cho phù hợp với bố cảnh lịch sử và xã hội của đất nước như: Philippines, Nepal, Papua New Guinea, và Gambia.

Khi đã đủ điều kiện để loại bỏ hình phạt tử hình, điều quan trọng chúng ta cần phi hình sự hóa các quy định tương ứng với từng điều luật tại phần riêng. Nhưng, chúng ta cũng cần bổ sung những quy định tại phần chung ở một số góc độ sau:

Thứ nhất: Khi loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và nhóm tội phạm về chức vụ, thì cũng cần quy định rõ tại phần chung của BLHS, để khẳng định những hành vi vi phạm chuẩn mực chung của xã hội được tội phạm hóa, hay được quy định bổ sung vào các 02 nhóm tội này sẽ mặc nhiên không thể bị áp dụng hình phạt tử hình và nhà làm luật cũng vì thế mà không quy định hình phạt tử hình vào khung hình phạt có thể áp dụng đối với loại tội danh mới đó.

Vì vậy, chúng ta có thể bổ sung Điều 35 BLHS theo hướng: "không áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ,...".

Thứ hai: Để đảm bảo giá trị nhân đạo của PLHS Việt Nam, tại Điều 35 BLHS đã quy định rõ độ tuổi tối thiểu có thể bị áp dụng hình phạt tử hình là tròn 18 tuổi với lý do cơ bản là người dưới 18 tuổi còn hạn chế về mặt nhận thức đối với hành vi phạm tội mình đã gây ra và chưa phát triển đầy đủ về mặt tinh thần. Ngoài ra, quy định như vậy cũng phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR 1966). Tuy nhiên, tác giả cho rằng hình phạt tử hình cũng không nên áp dụng đối với người già, những người đã bước qua giai đoạn sung mãn về thể chất, có sự xuống cấp về tinh thần, lứa tuổi phải thường xuyên đối mặt với những căn bệnh của tuổi già. Điều đó sẽ thể hiện sâu sắc và toàn diện hơn nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC có quy định người già là người từ 70 tuổi trở nên. Do đó, Điều 35 BLHS cần bổ sung thêm nội dung: "không áp dụng hình phạt tử hình đối với người trên 70 tuổi,…".

Thứ ba: Tương tự như trường hợp người già và người chưa thành niên phạm tội, chúng ta cũng không nên áp dụng hình phạt tử hình đối với người tàn tật, người mắc bệnh hiểm nghèo. Khi bản thân họ đang mang trong cơ thể trọng bệnh và căn bệnh của họ cũng có thể đã là bản án tử hình. Những người này luôn cần sự hỗ trợ về mặt tinh thần để họ có thể chống chọi với khuyết tật cơ thể hoặc căn bệnh mà họ đang mang trên cơ thể. Do đó, việc họ thực hiện một hành vi phạm tội và có nguy cơ bị áp dụng hình phạt tử hình có thể sẽ kiến họ suy sụp tinh thần và chưa chết do bị áp dụng hình phạt tử hình nhưng lại chết do căn bệnh của chính mình. Vì vậy, cũng cần bổ sung thêm quy định: "Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Chính phủ quy định chi tiết danh mục người khuyết tật, danh mục bệnh hiểm nghèo không bị áp dụng hình phạt tử hình,…".

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)