Vấn đề oan sai khi áp dụn g thi hành hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 49 - 56)

b. Một số quy định mới về phần các tội phạm

2.1.3.Vấn đề oan sai khi áp dụn g thi hành hình phạt tử hình

Khi áp dụng hình phạt tử hình để trừng trị đối với một tội phạm nào đó, tức khi đó Tòa án đã nhân danh Nhà nước tuyên tước bỏ quyền được sống đối với người đó. Nếu, việc áp dụng hình phạt đó là cần thiết, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội thì Nhà nước đã loại trừ khỏi xã hội một phần tử xấu và nhân dân sẽ đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, nếu xem xét ở giác độ ngược lại, nếu người

phạm tội bị oan, họ không thực hiện hành vi phạm tội, hoặc hành vi phạm tội của họ chưa tới mức độ phải áp dụng hình phạt tử hình, vẫn có thể cải tạo và trở thành người có ích cho xã hội, thì việc xử tử đối với người đó là vô cùng nguy hại. Trên thực tế, có không ít tử tù đã được minh oan, có trường hợp được minh oan trước khi bị hành hình, những cũng có những trường hợp được minh oan sau khi bị hành hình rất nhiều năm. "Tất cả hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự của các nước đều thừa nhận có thể có những khả năng sai sót trong quá trình tố tụng" [14]. Do đó cần cân nhắc việc có khắc phục được hay không khi đưa tử tù đi chấp hành hình phạt.

Khi đưa bị cáo ra thi hành bản án tử hình, thì còn rất nhiều các thủ tục mang tính chất tố tụng khác nhằm hạn chế tối đa tình trạng oan sai đối với bị cáo. Tại Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: "Kể từ ngày bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, trong thời hạn bảy ngày người bị kết án có quyền làm đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình" [38], và theo quy định chung, những bản án và quyết định của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật thì phải được đem ra thi hành, riêng đối với bản án tử hình luật còn quy định:

Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản sao bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản sao bản án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét và quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm [38].

Bản án tử hình chỉ được thi hành nếu Chánh án TANDTC và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nếu người bị kết án làm đơn xin ân giảm án tử hình thì còn phải có Quyết định của Chủ tịch nước về việc bác đơn xin ân giảm đối

với người đó. (Trường hợp Chủ tịch nước chấp nhận đơn xin ân giảm của người bị kết án thì án tử hình được chuyển thành tù chung thân).

Từ những thủ tục xem xét lại bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành hết sức chặt chẽ nêu trên, có nhiều ý kiến còn cho rằng: Luật tố tụng hình sự còn quy định trình tự thi hành hình phạt tử hình càng nghiêm ngặt. Do đó, không thể tồn tại khả năng người bị kết án tử hình có oan, sai. Vì vậy càng không thể nói rằng việc duy trì hình phạt tử hình trong BLHS có thể tử hình oan người vô tội (và thực tiễn từ trước đến nay ở Việt Nam càng chưa có trường hợp nào tử hình oan một người vô tội).

Tác giả không đồng ý với ý kiến này, cùng những nhận định chủ quan rằng khi đã trải qua các thủ tục bắt buộc nêu trên thì không thể có những trường hợp oan sai. Bởi ngay tại Việt Nam đã có những trường hợp bị áp dụng hình phạt tử hình sai, tác giả sẽ lấy ví dụ chứng minh tại phần dưới. Vấn đề ở đây là chúng ta chưa phát hiện ra trường hợp nào bị thi hành sai mà thôi, chúng ta không thể lập luận rằng chưa bao giờ phát hiện ra thi hành oan sai đồng nghĩa với việc đã và sẽ không có oan sai. Khi trường hợp đó xảy ra, thì hậu quả là không thể khắc phục được, việc người bị kết án tử hình được minh oan sau khi được đưa ra thi hành án là vô cùng khó, hoặc nếu có thì cũng chỉ mang lại niềm an ủi về tinh thần đối với gia quyến. Những giá trị vật chất của Nhà nước đem lại cho thân nhân người bị thi hành án tử hình thông qua pháp luật về bồi thường trách nhiệm Nhà nước hoàn toàn không còn ý nghĩa và có thể còn đem đến thêm nỗi đau tinh thần cho họ. Cao hơn nữa, mỗi án oan sai như vậy có thể khiến quần chúng nhân dân giảm lòng tin vào Nhà nước và đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng, tạo điều kiện cho thế lực thù địch có cơ hội để xuyên tạc, nói xấu chủ trương chính sách của Đảng.

Có ý kiến lập luận rằng:

Khi đã tuyên án tử hình và thi hành án đó thì có giải oan được cho người đã chết thì việc giải oan cũng trở nên vô nghĩa. Vấn

đề đặt ra ở đây nếu Nhà nước xử tội oan cho người ta, thì trách nhiệm của Nhà nước đến đâu? Nhà nước có trở thành phải là tội phạm hay không và bị lên án như thế nào? Câu chuyện đâu chỉ có bồi thường vật chất và xin lỗi công khai. Mà việc xin lỗi công khai phải do người đứng đầu Nhà nước xin lỗi chứ không phải là một vị nào đó đại diện cho cơ quan xét xử. Rõ ràng, Nhà nước có đủ khả năng để duy trì sự ổn định của xã hội mà không cấn đến án tử hình và hoàn toàn có thể thay thế án tử hình bằng một hình phạt khác có ý nghĩa tương tự. Nhưng Nhà nước đã không làm điều đó. Do đó, nếu nhà nước tuyên nhầm án tử hình thì nhà nước phải bị coi là một tội phạm và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Còn các cơ quan nhà nước quy trách nhiệm cho ai và quy trách nhiệm đến đâu là công việc nội bộ của chính quyền. Tòa án nhân danh Nhà nước xử tử oan người ta nhưng nhà nước không chịu trách nhiệm mà Tòa án lại là người chịu trách nhiệm. Điều đó trái với lẽ công bằng [77]. Với quan niệm của mình, tác giả đồng ý với quan điểm nêu trên ở vấn đề dự đoán khả năng oan sai và trách nhiệm của Nhà nước trong vấn đề khắc phục vấn đề oan sai. Tuy nhiên, tác giả cũng không hoàn toàn đồng tình ở góc độ khi xảy ra oan sai thì "buộc người đứng đầu Nhà nước phải xin lỗi", bởi khi Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên một người nào đó là có tội (thậm chí áp dụng hình phạt tử hình), thì khi phát hiện ra oan sai Tòa án cũng nhân danh Nhà nước để khắc phục hậu quả đối với việc oan sai đã xảy ra. Chúng ta không thể tiếp cận một cách cứng nhắc và cũng không thể buộc tội đối với Nhà nước khi Tòa án xét xử oan sai đối với một bản án tử hình nào đó, khi pháp luật Việt Nam không thừa nhận tội phạm là một pháp nhân hoặc tập thể.

Vậy trên thế giới đã bao giờ có người bị áp dụng hình phạt tử hình oan hay chưa? Xin thưa rằng: "Có". Tác giả xin dẫn một số trường hợp điển hình đã được công khai trên các phương tiện truyền thông:

Ở Mỹ một cường quốc hàng đầu thế giới về điều tra tội phạm, thế nhưng không phải lúc nào họ cũng phán xét đúng. Nhờ công nghệ nhận dạng DNA mới từ năm 1992, 16 tử tù may mắn đã được thả [73]. Có 8 trường hợp bị tử hình oan và 39 trường hợp nghi ngờ rằng đã bị tử hình oan. Ngoài ra, từ năm 1973 đến năm 2005 nước Mỹ có tổng cộng 123 tử tù được thả vì có những bằng chứng vô tội về sau mới được tìm thấy [71]. Phóng viên Minh Khuê - Báo Đất Việt tổng hợp một số trường hợp xảy ra tại Mỹ như sau:

* Vụ án "Carlos De Luna bị hành hình năm 1989 vì tội giết người". Tuy nhiên, từ khi bị hành hình, các nhà điều tra tại bang Texas đã 4 lần tiến hành điều tra lại vụ án. Tất cả các cuộc điều tra, gần đây nhất là vào năm 2006, đều đưa ra chứng cứ cho thấy Carlos có thể đã bị xử oan. Sự việc xảy ra vào tháng 2/1983. Cô Wanda Lopwez, tại bang Texas, bị đâm chết trong khi đang làm ca đêm tại một trạm xăng. Sau khi phát lệnh truy nã hung thủ, cảnh sát phát hiện Carlos De Luna trốn dưới gầm một chiếc xe bán tải. Carlos được cho là nghi can số 1 vì anh ta vừa được tạm tha sau khi bị bắt do liên quan đến rượu. Tuy nhiên, Carlos khẳng định mình vô tội và cho rằng chính Hernandez, người anh ta nhìn thấy xuất hiện tại hiện trường vụ án, bởi lúc đó anh ta đang ngồi trong một quán bar gần đó. Tuy nhiên, cảnh sát lờ đi và không để ý rằng không hề có vết máu trên người Carlos, trong khi hiện trường thì bê bết máu. Anh ta đã bị bắt quá nhanh trước khi kịp xóa dấu vết. Tại phiên tòa xét xử, Carlos một mực phủ nhận mọi cáo buộc và vẫn khẳng định Hernandez mới là kẻ giết người. Cả hai được cho là có ngoại hình giống nhau, nhưng Hernandez từng nhiều lần phạm tội dùng dao gây án giống vụ giết người mới xảy ra. Anh ta cũng không ngừng thú nhận với bạn bè và người thân về hành vi giết người của mình. Các luật sư của Carlos chưa bao giờ điều tra kỹ về những tội ác trước đó của Hernandez. Sau này, Hernandez mới bị cáo buộc là kẻ gây án.

* Vụ án: "Ruben Cantu bị hành hình bằng hình thức tiêm thuốc độc ngày 24/8/1993". Tờ Houston Chronicle sau đó đã có bài viết về hàng loạt các cuộc điều tra sau khi nghi ngờ Ruben bị xử oan. Tối hôm 8/11/1984, Ruben

Cantu và bạn là David Garza, cả hai đều đang ở tuổi vị thành niên, được cho là đã đột nhập vào một ngôi nhà đang xây dựng ở San Antonio và xả súng cướp hai người đàn ông là Pedro Gomez và Juan Moreno khi họ đang ngủ trên tại một công trường xây dựng, khiến Pedro thiệt mạng. Nghĩ là hai nạn nhân đã chết, cả hai liền bỏ chạy. Sau vụ việc xảy ra, cảnh sát đã đưa cho Juan, người sống sót trong vụ cướp, xem những bức ảnh, trong đó có ảnh của Ruben, để nạn nhân xác định kẻ tình nghi. Tuy nhiên, Juan không thể nhận diện ra kẻ đã tấn công mình. Sau này, Juan mới cho biết, lúc đó các nhà chức trách ép ông phải chỉ Ruben chính là kẻ gây án sau vì trước đó cậu ta làm thương một sĩ quan cảnh sát trong một vụ án khác. Dựa trên những bằng chứng không có cơ sở, không có lời thú tội, ban hội thẩm đã kết Ruben tội giết người cấp độ 1. Sau này cậu bạn David mới thú nhận liên quan đến vụ trộm, tấn công và giết người. Nhưng cậu ta khẳng định đã đột nhập vào căn nhà đó với cậu bạn khác chứ không phải Ruben.

* Vụ án: "David Spence bị hành hình vào 14/4/1997". Năm 1982, David Spence bị buộc tội hiếp dâm, giết hai thiếu nữ 17 tuổi và giết một thanh niên 18 tuổi ở Waco, bang Texas. David phải nhận mức án tử hình trong hai phiên tòa xét xử về tội giết người. Muneer Deeb, chủ một cửa hàng tạp hóa, đã thuê David để giết người cũng bị buộc tội chết. Tuy nhiên, tại phiên tòa xét xử năm 1993, Muneer đã được tha bổng sau khi nhận tội. David bị buộc tội sau khi các giám định viên kết luận sai rằng các vết cắn để lại trên cơ thể nạn nhân là dấu răng của anh ta. 5 chuyên gia về y khoa sau đó khẳng định rằng những vết cắn đó không thể trùng khớp với dấu răng của David. Thậm chí một số nhân viên điều tra không tin David đã phạm tội. Dù vậy, David vẫn bị kết án tử hình và bị hành hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

* Vụ án: "Joseph O’Dell bị tử hình hôm 23/7/1997 vì tội hiếp dâm và giết người". Tuy nhiên mãi sau này, kết quả xét nghiệm ADN mới cho thấy Joseph có thể đã bị xử oan. Sự việc xảy ra vào năm 1985 khi Helen Schartner bị hãm hiếp và giết bên ngoài một câu lạc bộ ở bãi biển Virginia. Joseph bị

buộc tội gây ra án mạng vì tại thời điểm xảy ra vụ án, anh ta đang được tạm tha vì tội danh bắt cóc và trộm cướp ở bang Florida. Tuy nhiên, không có bằng chứng gì cho thấy anh ta liên quan đến vụ án. Trong suốt một thập kỷ, Joseph đã gửi đơn kháng cáo tới các tòa án liên bang nhưng không thành công. Luật sư của Joseph cũng đưa ra một bản khai của một tù nhân đã bị hành hình năm 1993 khẳng định anh ta mới là kẻ giết người. Thỉnh nguyện đơn của Joseph xin được xét nghiệm ADN đã bị khước từ. Nhiều người dân đứng lên bảo vệ cho Joseph nhưng tòa án đã từ chối những lời bào chữa vô tội cho anh ta. Sau khi bị hành quyết, kết quả xét nghiệm ADN cho thấy Joseph có thể đã bị xử oan.

* V án: "Cameron Todd Willingham b hành quyế t ngày

17/02/2004". Năm 1991, ngôi nhà Cameron Todd Willingham tại

Corsicana, bang Texas bỗng nhiên bốc cháy khiến ba người con của anh thiệt mạng. Cameron là người lớn duy nhất có mặt tại ngôi nhà khi nó bốc cháy và chỉ bị xây xát nhẹ. Các giám định viên xác định có chất gây cháy được đổ ở phòng ngủ của những đứa trẻ ra tới ngoài lan can. Sau đó anh ta bị buộc tội cố ý giết người, bị kết án tử hình do là "thủ phạm duy nhất". Sau 12 năm bị tống giam và 5 lần kháng án, Cameron cuối cùng đã bị xử tử hình vào năm 2004 trong phòng tiêm thuốc độc. Mãi đến năm 2009, một ủy ban điều tra về việc áp dụng án tử hình tại bang Texas đã lật lại hồ sơ vụ án và đưa ra kết luận sơ khởi rằng vụ hỏa hoạn tại ngôi nhà của Cameron hoàn toàn là một tai nạn. Ủy ban điều tra này sẽ đệ trình bản báo cáo kết luận cuối cùng về trường hợp Cameron, trong đó chắc chắn sẽ nêu bật quá trình giám định cẩu thả của các chuyên viên khoa học hình sự, nhất là trong quá trình phân tích nguyên nhân gây cháy [25].

Không chỉ có Mỹ, việc tử hình oan cũng diễn ra tại nhiều nước khác như: Tại Lãnh thổ Đài Loan cũng đã từng tiến hành tử hình oan đối với một quân nhân khiến Lãnh đạo Đài Loan phải đến tận nhà để xin lỗi và thắp nhang

cho Giang Quốc Khánh - một người lính không quân bị tử hình oan vào năm 1997 với tội danh hiếp dâm và giết chết một bé gái 5 tuổi [33].

Ở Việt Nam cũng đã có trường hợp của ông Trịnh Quang Thật đã từng bị kết án tử hình về hành vi giết người tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào tháng 11/1981 và mãi 03 năm sau mới được minh oan bởi TANDTC [4], [30] và tới 26 năm sau Ông Trịnh Quang Thật mới được lãnh đạo TAND tỉnh Ninh Thuận công khai xin lỗi và bồi thường. Hoặc trường hợp của anh Nguyễn Minh Hùng (trú tại: xã Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh) đã từng bị TAND tỉnh Tây Ninh 02 lần tuyên án tử hình về hành vi vận chuyển hàng trăm bánh heroin từ Campuchia về Việt Nam và chỉ được minh oan và trả tự do sau 5 năm 12 ngày kể từ ngày bị tạm giam [22]. Một vụ án oan điển hình khác tại Việt Nam đã được phát hiện trong thời gian vừa qua liên quan tới Ông Nguyễn Thanh Chấn bị

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 49 - 56)