Hình phạt chính

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 76 - 80)

b. Một số quy định mới về phần các tội phạm

3.1.1. Hình phạt chính

Hình phạt chính áp dụng cho các tội phạm thuộc hai nhóm tội phạm này sẽ chỉ nên bao gồm:

Thứ nhất: Cảnh cáo.

Hình phạt cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm

nhẹ (Điều 29 BLHS). Do cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt, chỉ mang tính chất lên án công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, nên không phải là hình phạt có thể thay thế hình phạt tử hình đối với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ra hậu quả đặc biết lớn cho xã hội. Nhưng trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ vẫn cần duy trì và áp dụng hình phạt này để đảm bảo mục đích răn đe riêng và phòng ngừa chung của hệ thống hình phạt. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong những năm vừa qua cho thấy hàng năm Tòa án vẫn áp dụng hình phạt này đối với một số trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại Điều 46 BLHS.

Thứ hai: Cải tạo không giam giữ.

Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội ra khỏi xã hội (Điều 31 BLHS). Mặc dù, cải tạo không giam giữ là một hình phạt nhẹ hơn so với hình phạt tù, nhưng thực tiễn Tòa án vẫn đang áp dụng hình phạt này khá rộng rãi trong quá trình lượng hình và tuyên án đối với các tội phạm có đủ điều kiện được áp dụng theo quy định của pháp luật. Do tính chất của hình phạt chỉ áp dụng đối với các tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, nên hình phạt này cũng không thể là hình phạt thay thế hiệu quả cho hình phạt tử hình, nhưng đây vẫn là hình phạt quan trọng trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ, khi người thực hiện hành vi phạm tội ở 02 nhóm tội này, thường là những người có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nghề nghiệp ổn định. Vì vậy, việc giao họ cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan tổ chức nơi họ đang chấp hành hình phạt cũng là tạo điều kiện họ sớm tài hòa nhập xã hội, đồng thời có điều kiện lao động hợp pháp, tích cực khắc phục hậu quả cho hành vi phạm tội mà mình đã gây ra.

Thứ ba: Tù có thời hạn.

Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội trong thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo (Điều 33 BLHS). Trong hệ thống pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, cũng như trong lịch sử áp dụng hình phạt, thì tù có thời hạn là hình phạt đang phát huy hiệu quả cao nhất và được áp dụng rộng rãi nhất. Ngay trong BLHS của Việt Nam, tù có thời hạn được quy định trong tất cả các tội danh từ ít nghiêm trọng tới đặc biệt nghiêm trọng. Tù có thời hạn là một điển hình đảm bảo mục đích của hình phạt đạt được theo đúng mong muốn của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Do đó, tù có thời hạn là một hình phạt có thể thay thế được hình phạt tử hình đối với những trường hợp phạm các tội về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho xã hội, nhưng đã tích cực khắc phục được cơ bản hậu quả gây ra và có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 BLHS. Đối với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Tòa án có thể áp dụng khung cao nhất của hình phạt tù, tức tới 20 năm tù (thậm chí 30 năm tù, trong trường hợp phạm nhiều tội). Thậm chí, chúng ta có thể xem xét nâng mức hình phạt tù tối đa từ 20 năm lên thành 25 năm tù và tổng hợp nhiều hình phạt không quá 35 năm tù. Khoảng thời gian 20 năm đến 25 năm tù là một thời gian đủ dài đối với những người phạm tội thuộc 02 nhóm tội phạm nói trên có thể ăn năn hối cải, hiểu hết được những sai lầm của mình và cũng là khoảng thời gian họ phải trả giá cho những hành vi mình đã gây ra cho xã hội. Những người thực hiện hành vi phạm tội thuộc 02 nhóm tội phạm này thường là có trình độ học vấn cao hoặc là người có hiểu biết trong xã hội, khoảng thời gian cải tạo, lao động không hưởng lương trong tù, cũng là khoảng thời gian họ tự vấn lương tâm, so sánh những điều được, điều mất giữa việc thực hiện hành vi phạm tội với việc không thực hiện hành vi phạm tội. Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn, người phạm tội sẽ có hy vọng sớm được tái hòa nhập cộng đồng, trở về với gia đình và làm công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, họ sẽ có động lực để cải tạo và khắc phục

những hậu quả mình đã gây ra, cũng như thực hiện các hình phạt bổ sung khác mà Tòa án đã tuyên.

Thứ tư: Tù chung thân.

Tù chung thân là hình phạt tù không có thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Trong hệ thống hình phạt Việt Nam, tù chung thân là hình phạt nghiêm khắc, chỉ nhẹ hơn hình phạt tử hình. Tù chung thân tước tự do của người bị kết án, cách ly họ khỏi xã hội để giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm. Đặc điểm trên của tù chung thân có nội dung giống như tù có thời hạn. Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản giữa chúng là sự tước tự do của tù chung thân là không có thời hạn, nghĩa là nó có khả năng tước tự do của người phạm tội đến hết đời.

Đối với những người này cần phải để họ được sống, để họ phải đối mặt với bản án lương tâm, để họ ở trong tù tự suy ngẫm về hành vi họ đã thực hiện, hậu quả họ đã gây ra cho xã hội trong một thời gian dài, thậm chí là suốt quãng đời còn lại của họ. Đồng thời với việc họ có cơ hội ăn năn hối cải cũng là cơ hội để họ có thể khắc phục hay nói cách khác là hoàn trả lại cho xã hội một phần hậu quả mà họ đã gây ra. Đặc biệt, đối với những hành vi vụ lợi với giá trị đặc biệt lớn, tới mức độ pháp luật có thể phải tước đoạt mạng sống của họ, thì giá trị mất mát đó càng cần phải được khắc phục triệt để, tránh việc tội phạm thì bị xử chết, còn xã hội vẫn bị thiệt hại và giá trị đó vẫn có người hưởng lợi phái sinh từ hành vi phạm tội.

Chắc hẳn sẽ có nhiều ý kiến cho rằng nếu không áp dụng hình phạt tử hình đối với 02 nhóm tội này, thì có thể nạn tham nhũng sẽ có cơ hội phát triển, tình trạng vi phạm trật tự quản lý kinh tế sẽ ngày càng gia tăng và tinh vi hơn, khi đó hình phạt tù chung thân sẽ là quá nhẹ để trừng trị người phạm tội, bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp bị Tòa án tuyên hình phạt tù chung thân, nhưng chỉ phải tham gia cải tạo một vài năm và được ân giảm trả tự do. Như vậy, mục đích trừng trị riêng và răn đe phòng ngừa chung trong xã

hội không đạt được hiệu quả và tiếp tục bảo lưu quan điểm cần giữ hình phạt tử hình đối với 02 nhóm tội này. Tuy nhiên theo bản thân tác giả nhận thấy hình phạt tù chung thân vẫn đảm bảo được tính răn đe, phòng ngừa chung và trừng trị riêng đối với người thực hiện hành vi phạm tội, khi Hội đồng xét xử có thể xem xét áp dụng thêm một hoặc một số hình phạt bổ sung đối với người phạm tội. Do đó, chúng ta cùng phân tích một số hình phạt bổ sung cần thiết áp dụng đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ.

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)