Kiến nghị về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, luân chuyển trong hoạt động công tác

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 98)

b. Một số quy định mới về phần các tội phạm

3.3.2. Kiến nghị về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, luân chuyển trong hoạt động công tác

trong hoạt động công tác

Có nhiều quan điểm cho rằng để giảm thiểu được những tiêu cực trong hoạt động công tác của các cá nhận trong cả các cơ quan tổ chức nhà nước hoặc tổ chức kinh tế khác đều cần thường xuyên có hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kể cả biện pháp luân chuyển trong hoạt động công tác.

Trên thực tiễn thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phòng, chống và phát hiện tiêu cực trong mỗi cơ quan không phải là hoạt động mới, mà đã được áp dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực và tất cả các ngành, cũng như tại mọi tổ chức từ bé đến lớn. Ngoài hoạt động kiểm soát nội bộ, các cơ quan cấp trên còn có hoạt động kiểm tra, thanh tra hoạt động của cấp dưới. Qua đó, những cá nhân có kế hoạch vi phạm bất kỳ quy định nội bộ, hoặc quy định của Nhà nước đều có sự dè chừng hoặc vì lo ngại mà không thực hiện nữa. Đặc biệt, về lý thuyết thì bất kể hành vi vi phạm nào cũng để lại những dấu vết, những tình tiết có thể làm sáng tỏ nội dung vụ việc đã xảy ra. Do đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát định kỳ, đột xuất vẫn luôn là biện pháp nhằm đấu tranh, phòng chống tiêu cực nói chung và phát hiện, đấu tranh, phòng chống tội phạm nói riêng.

Riêng đối với hoạt động luân chuyển trong hoạt động công tác thì thực tế ít được áp dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bởi người sử dụng lao động luôn luôn mong muốn sử dụng người lao động đúng vị trí chuyên môn được đào tạo và hoạt động ổn định, lâu dài, có nhiều đóng góp cho doanh

nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn ưu tiên những người lao động có kinh nghiệp thực tiễn, nên thường không điều chuyển những người đang có kinh nghiệm, có chuyên môn, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp. Bởi khi đó, người lao động đó được điều chuyển sang công tác khác sẽ phải thay đổi môi trường làm việc và phải làm quen với môi trường làm việc mới, khi đó hiệu quả công việc trong một thời gian nhất định sẽ bị giảm sút kể cả trường hợp công việc mới phù hợp với chuyên môn họ được đào tạo và kinh nghiệm họ đã tích lũy. Thay vào đó, người thay thế cá nhân đó cũng gặp tình cảnh tương tự. Do đó, hoạt động luân chuyển cán bộ thường các doanh nghiệp không coi trọng và chỉ thực hiện khi có những biến cố nhất định. Đặc biệt, các doanh nghiệp chỉ xem xét điều chuyển công tác đối với người lao động khi họ có vi phạm quy định nào đó ở mức độ ít nghiêm trọng. Đối với trường hợp, người lao động phạm tội hình sự thì đương nhiên sẽ bị sa thải theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, đối với đa số các tội xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế thì người phạm tội thường bao gồm cả chính người đứng đầu Doanh nghiệp. Do đó, việc luân chuyển công tác với người đứng đầu doanh nghiệp là hoàn toàn không có.

Tuy nhiên đối với các cơ quan tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp lớn (như các ngân hàng thương mại) thì hoạt động luân chuyển công tác là hoạt động rất tích cực để phòng ngừa những tiêu cực, vi phạm pháp luật của các thành viên, bởi khi một cá nhân nào đó được đảm nhiệm một công việc đủ lâu, người đó sẽ nắm bắt được hết các quy luật của hoạt động công việc của mình, sẽ có cơ hội kiến tạo cho mình những môi trường, cơ hội vụ lợi mà người khác khó phát hiện. Thậm chí, với sự gắn bó qua thời gian công tác hoạt động tiêu cực có thể sẽ phát triển thành một hệ thống có tổ chức mà mỗi cá nhân trở thành một mắt xích trong chuỗi vi phạm có hệ thống đó. Do đó, hoạt động luân chuyển công tác sẽ giảm thiểu, thậm chí xóa bỏ được những mắt xích đó trong một thời gian nhất định. Tất nhiên, việc luân chuyển cũng cần cân nhắc tới trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân với cơ cấu tổ chức hoạt động của tổ chức, để đảm bảo không làm lãng phí lao

động. Ví dụ: Trong một Ngân hàng H, có Giám đốc A thuộc Chi nhánh P rất thân thiết và đã công tác trong nhiều năm với Trưởng phòng B và nhân viên Tín dụng C, do đó cả 3 cá nhân này cùng thiết lập một hệ thống cho vay với thủ tục đơn giản, không cần tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng và pháp luật, chỉ cần người vay chấp nhận chi một khoản tiền hối lộ tương đương với 02% giá trị Hợp đồng tín dụng. Vậy, để phá vỡ mối quan hệ nói trên, thì Ngân hàng A có thể tiến hành điều chuyển công tác giữa các Giám đốc Chi nhánh với nhau, khi đó cho dù B và C vẫn thân thiết, thì với Giám đốc chi nhánh mới, họ sẽ hạn chế, có thể là triệt tiêu hoàn toàn việc thực hiện các hành vi vi phạm như trên.

Do đó, hoạt động luân chuyển công tác theo nhận định của tác giả là rất có hiệu quả đối với các cá nhân đang nắm giữ những vị trí nhất định trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và tại các doanh nghiệp lớn, giảm thiểu được ý định phạm tội nhằm mục đích vụ lợi khi thay đổi môi trường làm việc, đặc biệt đối với những cá nhận có ý định phạm các tội về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ.

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)