Kiến nghị về hoạt động phòng ngừa tội phạ m trách nhiệm của xã hội; phòng ngừa tội phạm từ góc nhìn tôn giáo và nâng cao nhận

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 92)

b. Một số quy định mới về phần các tội phạm

3.3.1. Kiến nghị về hoạt động phòng ngừa tội phạ m trách nhiệm của xã hội; phòng ngừa tội phạm từ góc nhìn tôn giáo và nâng cao nhận

của xã hội; phòng ngừa tội phạm từ góc nhìn tôn giáo và nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân

* Về hoạt động phòng ngừa tội phạm - trách nhiệm của xã hội

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật, Tòa án, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, bao gồm tổng thể các biện pháp phòng ngừa: chính trị - tư tưởng, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, pháp luật, quản lý nhà nước… Do đó, hoạt động phòng ngừa tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức và cũng không phải của một ngành khoa học nào trong lĩnh vực tư pháp hình sự, mà nó chính là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, mà trong đó ngành khoa học về tội phạm học phải có nhiệm vụ thực hiện chức năng phòng ngừa tội phạm. Cụ thể, cần phải xây dựng được cơ sở và các nguyên tắc trong hoạt động phòng ngừa, xác định chủ thể phòng ngừa, lập và xây dựng kế hoạch phòng ngừa đầy đủ và khoa học và có hệ thống các biện pháp phòng ngừa. Do đó, nếu thực hiện tốt chức năng này mới có thể từng bước ngăn chặn tội phạm và tình hình tội phạm trong xã hội, không cho tội phạm phát triển, qua đó từng bước đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

Phòng ngừa tội phạm hàm chứa chức năng quan trọng, khi làm tốt các chức năng mô tả, giải thích và dự báo chuẩn xác, tìm ra được những biện pháp tác động vào quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm, đồng thời khắc phục được các nguyên nhân và điều kiện phạm tội cũng như những tồn tại trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thông qua chính những chức năng nói trên, chúng ta có thể tổng hợp được đầy đủ hệ thống thông tin để xây dựng kế hoạch phòng ngừa, nhận diện những diễn biến tội phạm và tình hình tội phạm trong tương lai, khả năng xuất hiện, thay đổi của tội phạm cũ và tội phạm mới, diễn biến và quy luật của quá trình tội phạm hóa - phi tội phạm hóa, hình sự hóa - phi hình sự hóa, cũng như những biến đổi của đời sống xã hội khác.

Phòng ngừa tội phạm, suy cho cùng, chính là đưa ra những giải pháp mang tính chủ động hơn, tích cực hơn và có hiệu quả hơn trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, hỗ trợ cho các ngành luật khác trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Hơn nữa, chính những giải pháp của ngành khoa học này là tiền đề rất quan trọng để thực hiện tốt đường lối xử lý về hình sự, cũng như trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm của Nhà nước, đồng thời đây cũng chính là phương diện xã hội rộng lớn và bao quát hơn của cuộc đấu tranh đối diện và trực diện với tội phạm.

Khi thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tội phạm, Nhà nước, các tổ chức, cơ quan và mỗi công dân trong xã hội sẽ không phải chịu những hậu quả (thiệt hại) mà tội phạm gây ra, cũng như Nhà nước và xã hội không phải mất đi những chi phí không cần thiết để giải quyết và khắc phục các hậu quả này. Kèm theo đó, trong xã hội sẽ không có bất kỳ thành viên nào phải bị điều tra, truy tố và xét xử. Nói một cách khác, không để bất kỳ công dân nào trong xã hội phải bị xử lý, bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt. Điều này cũng sẽ tiết kiệm một khoản rất lớn về chi phí, tiền của và sức lực cho Nhà nước, xã hội trong việc điều tra, truy tố, xét xử, trong việc khắc phục hậu quả của tội phạm gây ra cho xã hội, trong công tác cải tạo, giáo dục và thi hành án đối với người phạm tội. Trường hợp vẫn có tội phạm xảy ra trong xã hội, thì bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội, giải quyết nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật đối với trách nhiệm hình sự và hình phạt của người phạm tội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của công dân [56].

Do đó, hoạt động phòng ngừa tội phạm cũng là một trong những giải pháp rất hiệu quả, nếu xây dựng được những chính sách đồng bộ, phù hợp với điều kiện, đặc thù của xã hội Việt Nam và ở viễn cảnh gần đối với các nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ khi đã bị nhận diện, đánh giá được quy luật, xóa bỏ môi trường phạm tội, thì số lượng người phạm tội sẽ suy giảm nhanh chóng, tiến tới không còn các loại tội phạm này ở một viễn cảnh xa và việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối với 02 nhóm tội phạm này cũng là điều dễ hiểu và phù hợp với quy luật.

* Về hoạt động phòng ngừa tội phạm từ góc nhìn của tôn giáo

Việc nghiên cứu và xem xét tới hoạt động phòng, chống tội phạm thông qua một số biện pháp gắn liền với hoạt động tôn giáo hiện vẫn chưa được Nhà nước đặc biệt chú ý, khi tỷ lệ người có tôn giáo trong nước của chúng ta cũng đạt 18.23% (15.651.467/85.846.997 người) [50]. Do đó, việc đấu tranh, phòng ngừa người phạm tội có tôn giáo cũng góp một phần không nhỏ trong hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung. Trong đó, nét đặc thù của những người có tôn giáo đó là yếu tố tâm lý tôn giáo. Bởi, đứng trên góc độ tâm lý, nếu một người có đức tin, hay họ đã lựa chọn cho mình một đức tin, thì ít nhiều yếu tố tín ngưỡng sẽ có sự gò thúc vô hình đối với họ, khi đó tính chất của giới luật sẽ ngăn chặn họ thực hiện hành động phi nhân tính. Có tôn giáo sẽ hướng con người tới những hành động tốt hơn, hay ít nhất ít phạm pháp hơn. Nếu ai cũng có một đức tin để theo thì xã hội sẽ bớt đi gánh nặng, đó là sự thật mà các nước đều áp dụng.

Phương pháp ngăn ngừa có lẽ sẽ đem lại hiệu quả nhất đó là áp dụng tâm lý tôn giáo vào ngay trong giáo đường hoặc xem xét tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo có cơ hội mở lớp giáo lý, thông qua những vị tu sĩ, họ sẽ tiếp cận với giáo dân, người dân, giảng dạy cho giáo dân, nhân dân tinh thần "Từ bi" hay "Bác ái", qua đó người dân sẽ ý thức giá trị đạo đức thông qua tâm lý tôn giáo, đồng thời tâm lý tôn giáo giúp các giáo dân nhận thức giá trị đạo đức, giá trị pháp luật bảo vệ là điều cần trân quý.

Ví dụ, cho phép các thiếu niên tham gia các "khóa tu mùa hè" do các tự viện Phật giáo tổ chức. Qua đó, các em sẽ tiếp thu những giáo lý đạo Phật với 5 giới cấm, cụ thể là: "không sát sanh", "không trộm cướp", "không tà dâm", "không nói dối", "không uống rượu". Nếu tránh được những điều này sẽ giúp tránh khỏi đau khổ về thể xác và thăng hoa tâm linh, giữ được 5 giới này đồng thời xa lìa ác đạo (tức xa lìa địa ngục khổ đau).

Do vậy, để ngăn ngừa tội phạm có hiệu quả trong đó sự ủng hộ và đóng góp của Tôn giáo là cần được chú trọng. Tôn giáo là đại diện cho đạo đức, cho nhân quả, vì tín ngưỡng vẫn luôn có sức mạnh vô hình có thể ngăn ngừa ác niệm sanh khởi. Nếu như con người đã thực sự có tâm lý tín ngưỡng và hiểu đúng giá trị tín ngưỡng thì ít nhất họ cũng tránh được những điều bất thiện. Mỗi tôn giáo đều có luân lý đạo đức riêng, những luân lý ấy ít nhiều cũng góp phần làm tốt xã hội. Như ở Nhật Bản, người dân Nhật lấy tâm lý tôn giáo làm thước đo giá trị đạo đức và cụ thể giáo lý Đạo Phật được áp dụng trong các công ty xí nghiệp, cho người quản lý doanh nghiệp và cả công nhân thực hiện. Ở nước Mỹ "Thánh Kinh" cũng được người công dân áp dụng như yếu tố tâm lý tôn giáo cần được tôn sùng. Học giả Trung Quốc - Trương Chánh Bình, chuyên gia nghiên cứu kinh tế Nhật, năm 2006, ông đã phát biểu: "Nhật Bản, tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đến luân lý đạo đức quốc gia mà còn là giá trị hướng thiện của con người. Tôn giáo được ứng dụng trong xí nghiệp, nhà máy, công sở…". Do vậy tôn giáo được xem là vần đề quan trọng hàng đầu trong việc thiết lập trật tự quốc gia và vấn đề phát triển xí nghiệp, có như thế thì thủ đoạn lợi nhuận không thể thực hiện nơi xí nghiệp, đó cũng là phương cách bảo tồn tính đạo đức và bảo đảm sức khỏe cũng như tính mạng của người tiêu dùng khi xí nghiệp tạo ra sản phẩm.

Mọi tôn giáo đều mang xu hướng nhập thế, không phải xa lìa thế tục mà tồn tại, hòa nhập để thấu hiểu nỗi thống khổ tinh thần, sự nghèo nàn cả vật chất và đạo đức đều chính là những động cơ gây nên những cảnh đau lòng cho xã hội.

Tâm lý tôn giáo nếu được chọn lọc và triển khai mở rộng ngoài giáo đường, áp dụng cả trong học đường để tầng lớp học sinh, sinh viên hiểu được giá trị của chân, thiện, mỹ mà hầu hết các giáo lý của các tôn giáo đều hướng tới thì tội phạm có thể sẽ được giảm đi.

* Về hoạt động nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân

Dẫu rằng việc loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi các loại hình chế tài hình sự Việt Nam tại thời điểm hiện nay hoặc loại bỏ đột ngột và toàn diện sẽ không thể thực hiện được và có thể sẽ tạo ra một cú sốc đối với xã hội và có thể sẽ tạo ra những luồng dư luận phản đối dữ dội trong nhân dân và không thể kiểm soát được khả năng phát triển phức tạp của các nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm, tâm lý những tội phạm nguy hiểm cũng chưa hiểu được dụng ý của Nhà nước khi xóa bỏ hình phạt tử hình, mà chỉ biết khi họ thực hiện các tội phạm đặc biệt nguy hiểm với mức độ hậu quả vô cùng lớn cho xã hội, cho dù có bị lên án gay gắt, thì cũng không bị xử tội chết.

Vì vậy, cho dù chúng ta mong muốn loại trừ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt nói chung, đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ nói riêng, thì cần có lộ trình, thực hiện bài bản với một giai đoạn quá độ cho xã hội làm quen, hiểu rõ được ý đồ pháp luật của Nhà nước, cho toàn xã hội hiểu được rằng việc bỏ hình phạt tử hình ra khỏi một hành vi cụ thể nào đó hay đối với toàn bộ hệ thống hình phạt, không có nghĩa là kẻ phạm tội sẽ không bị trừng trị, không phải trả giá cho những hậu quả họ đã gây ra cho xã hội. Qua đó, chính những kẻ có ý định phạm tội đặc biệt nghiêm trọng cũng hiểu ra rằng, cho dù không bị áp dụng hình phạt tử hình thì mình vẫn phải chịu sự trừng phạt tương xứng với tính chất, mức độ mà hành vi của mình sẽ gây ra.

Để làm được việc này, chúng ta không làm cách nào khác hiệu quả và thực tế hơn việc phải xây dựng một hệ thống các giải pháp nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân. Mà trong đó, hoạt động tuyên truyền phổ biến

kiến thức pháp luật là trọng tâm, đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý, tuyên truyền các kiến thức pháp luật cơ bản tại địa phương. Phát huy vai trò của hệ thống phát thanh, truyền hình, đưa những chương trình có tính tuyên truyền, giáo dục pháp luật vào các giờ cao điểm với tính giải trí cao thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân. Đặc biệt, đối với ngành giáo dục cần đẩy mạnh vai trò của hệ thống các bộ môn Đạo đức, Giáo dục công dân vẫn đang bị coi nhẹ và chỉ coi đây là những bộ môn phụ, không quan trọng, qua đó đã đánh mất khẩu hiệu lớn của ngành giáo dục mà Bác Hồ đã dạy: "Tiên học lễ, Hậu học văn".

Ví dụ, chúng ta có thể đưa chương trình Tòa tuyên án phát vào cung giờ từ 20h đến 21h, bổ sung những chi tiết có khả năng giải trí, bớt sự nhàm chán cứng nhắc của các phiên tòa thông thường để thu hút người xem, đặc biệt, sau khi kết thúc phiên tòa, người phạm tội bị Tòa án xử phạt với hình phạt tương xứng, nhưng cần có thêm một số hình ảnh của quá trình thi hành án, để người dân hiểu được sự cực nhọc, sự vất vả của cảnh tù đày, mất tự do, xa gia đình, người thân, qua đó hiểu được thế nào là hình phạt, là sự trừng trị của xã hội đối với hành vi phạm tội. Bởi, đa số người phạm tội khi đứng trước vành móng ngựa đều không ý thức được hậu quả mình đã gây ra và không ý thức được hậu quả mình phải gánh chịu, vậy có chăng việc họ ý thức được thì sẽ không phạm tội? Tất nhiên điều này không phải là tuyệt đối, nhưng nó sẽ hạn chế được rất nhiều trường hợp phạm tội lần đầu, do sự nông nổi phút chốc, do sự thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật.

Hoặc mở rộng phạm vi hoạt động trợ giúp pháp lý của hệ thống Trung tâm trợ giúp pháp lý - Sở Tư pháp tại các địa phương, ngoài hoạt động giải đáp pháp luật trong các buổi trợ giúp pháp lý lưu động, có thể mở rộng chương trình phổ biến kiến thức pháp luật cơ bản, gợi mở các vấn đề để nhân dân chủ động hỏi và hiểu được dụng ý pháp luật của Nhà nước. Giả sử, trong một buổi trợ giúp pháp lý hoặc tuyên truyền pháp luật về chủ đề "Nhà nước xóa bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh", chắc chắn sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: "Tại sao lại phải bỏ? Nếu bỏ thì người phạm tội sẽ bị

trừng trị như thế nào? Như vậy, có phải Nhà nước mở đường cho tội phạm gia tăng...." nếu cán bộ tuyên truyền được trang bị tốt các kiến thức liên quan sẽ giải thích cặn kẽ được cho nhân dân ngay tại thời điểm họ đang quan tâm, khi đó tác dụng của việc tuyên truyền sẽ được nâng cao hơn rất nhiều so với việc chỉ đọc những kiến thức mang tính chất sách vở ép nhân dân phải tiếp thu một cách thụ động và nhàm chán.

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)