Giữ quy định hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt, có thể áp dụng nhƣng không tiến hành thi hành án

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 87)

b. Một số quy định mới về phần các tội phạm

3.2.1. Giữ quy định hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt, có thể áp dụng nhƣng không tiến hành thi hành án

có thể áp dụng nhƣng không tiến hành thi hành án

Giai đoạn đầu, chúng ta có thể giữ quy định hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt và trong một số tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ như hiện nay (03 tội danh). Thậm chí, chúng ta vẫn áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dự luận và cần thiết phải áp dụng hình phạt tử hình để thỏa mãn dư luận xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không tiến hành thi hành án tử hình. Dư luận xã hội thường chỉ tập trung vào những vụ án trọng điểm khi chưa được đưa ra xét xử, mà không mấy quan tâm việc thi hành bản án đó như thế nào hoặc chỉ phản ứng gay gắt với một tội phạm không bị Tòa án áp dụng hình phạt tử hình, nhưng lại không phản ứng với một tử tù được Chủ tịch nước ân xá.

Về nguyên tắc, một bản án đã được Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên, theo quy định của pháp luật cần phải đưa ra thi hành trên thực tế. Nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không được đưa ra thi hành thì đó là việc làm trái pháp luật. Do đó, cần có cơ chế cụ thể để giải quyết được vấn đề này, ví dụ: Tòa án có thể áp dụng hình phạt tử hình đối với một người phạm tội tham ô tài sản và Chủ tịch nước sẽ đồng ý ân xá ngay khi người bị tuyên án có đơn xin ân xá. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần có một số thống nhất ngoài luật, như thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được thể hiện thông qua nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Điều này, cũng đã được đưa

ra bàn thảo rất kỹ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành BLHS, cụ thể Bộ Công an có quan điểm: "Tại Điều 35, việc duy trì hình phạt tử hình trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay song cần nghiên cứu bổ sung các quy định về điều kiện, đối tượng hoãn thi hành hình phạt tử hình cho đầy đủ" [5] và tại báo cáo của Bộ Tư pháp cũng có nội dung: "Trên cơ sở đó nghiên cứu giảm bớt số lượng các điều khoản của BLHS về từng tội phạm cụ thể có quy định hình phạt tử hình, đồng thời, nghiên cứu khả năng áp dụng chế định hoãn thi hành án tử hình để góp phần giảm việc thi hành hình phạt tử hình trên thực tế" [6]. Như vậy, định hướng chung của các Cơ quan Nhà nước chúng ta trong thời gian tới ngoài việc giảm số tội áp dụng hình phạt tử hình, cũng cân nhắc nghiên cứu, xây dựng cơ sở cho hoạt động áp dụng hình phạt tử hình, nhưng không thi hành trên thực tế.

Hoặc chúng ta có thể học hỏi thực tiễn xây dựng pháp luật của Trung Quốc về chế định "Tử hình treo", cụ thể tại Điều 47 BLHS của Trung Quốc có quy định tử hình treo hai năm chỉ được áp dụng đối với tội phạm có tính chất cực kỳ nghiêm trọng nên bị phán quyết tử hình, nhưng không cần thi hành ngay lập tức. Tử hình treo hai năm có hai điều kiện: một là tội phạm đáng bị phán quyết tử hình, hai là không cần thi hành ngay lập tức. Trong 2 năm thử thách, nếu không cố tình phạm tội mới thì 2 năm sau sẽ được giảm hình phạt xuống còn tù chung thân, nếu lập công lớn thì sau 2 năm có thể được giảm hình phạt xuống 25 năm tù, nếu được chứng minh là cố tình phạm tội thì TANDTC sẽ thẩm tra và phê chuẩn thi hành án tử hình [21].

Với chế định tử hình treo tương tự như tại Trung Quốc, áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam, thì gần như người phạm tội đều không có khả năng phạm tội mới, do thực tế các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đều bị bắt tạm giam để đảm bảo hoạt động điều tra, xét xử và chấp hành án. Do đó, chế định tử hình treo cũng là một hướng đi để Việt Nam nghiên cứu và học hỏi khi áp dụng trong giai đoạn áp dụng nhưng không thi hành hình phạt tử hình trên thực tế.

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)