Nghĩa là, hành vi giết người không chỉ cấu thành các loại tội giết người với mục đích trực tiếp tội giết người - Điều 93 Bộ luật hình sự 1999; tội giết con mới đẻ - Điều 94 Bộ luật hình
Trang 1Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI GIẾT NGƯỜI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
6
1.2.1.1 Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người 11 1.2.1.2 Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người 12 1.2.1.3 Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi giết người 12 1.2.1.4 Căn cứ vào mức độ nguy hại của hành vi giết người 13 1.2.1.5 Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người 15 1.3 Hành vi giết người trong các trường hợp phạm tội đặc biệt 15 1.3.1 Thời điểm hoàn thành và việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội của hành vi giết người trong các tội phạm giết người
15
1.3.1.1 Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong các tội
phạm liên quan đến giết người
15
1.3.1.2 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của hành vi giết
người trong các tội phạm giết người
20
Trang 21.3.2 Vấn đề đồng phạm trong các tội phạm có hành vi giết người 21
1.3.2.2 Các tư cách đồng phạm trong các tội phạm có hành vi giết người 23 1.3.3 Hành vi giết người trong các dạng đa tội phạm và tội ghép 25 1.4 Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm có hành vi giết người 28 1.5 Phân biệt hành vi giết người với những hành vi phạm tội
khác có liên quan đến tính mạng con người
31
Chương 2: CÁC TỘI PHẠM CÓ HÀNH VI GIẾT NGƯỜI TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
45
2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về các tội phạm có hành vi
giết người từ trước khi có Bộ luật hình sự 1999
45
2.1.1 Hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam trước ngày
thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
45
2.1.2 Hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945
đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 có hiệu lực
47
2.1.3 Hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam khi bắt đầu
chính thức có Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi Bộ
Trang 32.2.4 Hành vi giết người cấu thành Tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999)
61
2.2.5 Hành vi giết người cấu thành tội giết người do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999)
64
Chương 3: MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI GIẾT NGƯỜI
3.2 Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên
quan đến hành vi giết người
81
3.2.1 Cơ sở và những yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật
hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết
người
81
3.2.1.1 Cơ sở trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội
phạm liên quan đến hành vi giết người
81
3.2.1.2 Những yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối
với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người
85
3.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một
số tội phạm liên quan đến hành vi giết người
89
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
3.1 Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm có hành vi
giết người ở Việt Nam giai đoạn từ 2006 - 2010
66
3.2 Thống kê số vụ về các tội xâm phạm tính mạng con
người đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam trong giai
đoạn 2001 - 2010
68
3.3 Thống kê các vụ phạm tội liên quan đến hành vi giết
người và số vụ phạm tội nói chung giai đoạn từ
1/10/2005 đến 30/9/ 2010
69
3.4 Thống kê các vụ phạm tội liên quan đến hành vi giết người
và số vụ phạm tội nói chung giai đoạn từ 2001 đến 2005
70
3.5 Thống kê số bị cáo phạm tội liên quan đến hành vi giết
người và số bị cáo phạm tội nói chung giai đoạn từ
1/10/2005 đến 30/9/ 2010
70
3.6 Thống kê số bị cáo phạm các tội xâm phạm tính mạng đã
được xét xử tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
71
3.7 Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm liên quan
đến hành vi giết người giai đoạn 2006 - 2010
73
3.8 Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm nói chung ở
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
74
Trang 5DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
3.1 Cơ cấu tội phạm liên quan đến hành vi giết người đã
được xét xử tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
69
3.2 Cơ cấu tội phạm liên quan đến hành vi giết người đã
được xét xử tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
69
3.3 Cơ cấu tội phạm liên quan đến hành vi giết người đã
được xét xử tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
70
3.4 Số vụ và bị cáo phạm tội hình sự liên quan đến hành vi
giết người đã được xét xử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
74
3.5 Số vụ và bị cáo phạm tội hình sự nói chung đã được xét
xử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
75
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tính mạng con người là giá trị cao nhất của con người Quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ là quyền cơ bản hàng đầu của con người, của công dân Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền bất khả xâm
phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Ở Việt Nam tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người người nói chung ngày một gia tăng Hành vi giết người không chỉ được quy định là một tội danh mà ở nhiều tội danh khác nhau
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong
đó có các vấn đề dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm liên quan đến hành vi giết người
Ở Việt Nam tội phạm liên quan đến hành vi giết người nói chung ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm liên quan đến hành vi giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Tội phạm liên quan đến hành vi giết người diễn ra với tính chất côn
đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người không những gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự trị
an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn gây ra cái chết của nhiều người một cách thương tâm
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi giết người trong Luật hình sự Việt Nam là thật sự cần thiết Bởi vì, thông qua việc nghiên cứu này có thể tìm ra hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật
Trang 7hình sự trong việc góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người và tiến tới hạn chế, đẩy lùi loại tội phạm này
Hành vi giết người không phải mới xuất hiện trong những năm gần đây mà có thể nói đó là loại hành vi đã có lịch sử từ rất lâu Đây là loại tội phạm mà bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn khống chế, đẩy lùi Tác giả mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến cấu thành của loại tội phạm này, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó, góp phần nhỏ bé vào việc phòng, chống những hành vi xâm phạm tính mạng con người, xâm phạm giá trị cao nhất của con người
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến việc nghiên cứu về hành vi giết người, đã có những bài
viết: Đỗ Đức Hồng Hà, Mặt khách quan của Tội giết người - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 06/2004; Đỗ Đức Hồng
Hà, Một số quan điểm khác nhau về định nghĩa về đối tượng tác động của tội
giết người, Tạp chí Tòa án, số 13/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, Chủ thể của Tội giết người - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án, số 23/2004;
Đỗ Đức Hồng Hà, Lịch sử phân hóa trách nhiệm hình sự về Tội giết người từ
năm 1945 đến nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03/2006; Trần Văn
Luyện (2001), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Phùng Thế Vắc - Trần Văn
Luyện, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Lê Cảm, Chế định đồng phạm và mô hình lý luận của nó trong
Luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8/2003
Mặc dù cũng không phải ít các tác giả nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến hành vi giết người nhưng những công trình và bài viết nói trên mới chỉ đề cập tới hành vi giết người ở những tội phạm đơn lẻ, chưa thành một hệ thống Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi giết người được đặt trong hệ thống của
Trang 8các tội phạm liên quan đến nó là thật sự cần thiết, từ đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự về nhóm tội phạm này, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
- Hiểu một cách đầy đủ khái niệm hành vi giết người;
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của một số tội phạm có liên quan đến hành
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu hành vi giết người trong một số tội phạm có liên quan;
- Nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan và khách quan của tội phạm có liên quan đến hành vi giết người;
- Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế một số tội phạm có liên quan đến hành vi giết người;
- Nghiên cứu, chỉ ra những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra những giải pháp có cơ sở pháp lý và thực tiễn nâng cao tính khả thi cũng như nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người đồng thời nâng cao công tác phòng và chống loại tội phạm này
4 Phạm vi nghiên cứu
"Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi giết người trong luật
hình sự Việt Nam" - Đề tài nghiên cứu hành vi giết người với tư cách là một
Trang 9yếu tố cấu thành của một số loại tội phạm có liên quan đến tính mạng con người, đồng thời từ việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành đưa ra một số điểm còn chưa rõ ràng khi phân biệt giữa một số tội phạm được cấu thành từ hành
vi giết người với nhau và giữa một số tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người với một số tội phạm khác có liên quan đến tính mạng con người
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Các phương pháp khác: Phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh
- Nghiên cứu trên cơ sở nhận thức của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa
6 Điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về một số tội phạm có liên quan đến hành vi giết người Cụ thể:
- Đưa ra được khái niệm tương đối đầy đủ về hành vi giết người
- Khái quát, phân tích một cách có hệ thống các dấu hiệu pháp lý đặc trưng về một số các loại tội phạm liên quan đến hành vi giết người Đồng thời cũng đưa ra một số dấu hiệu cơ bản để phân biệt hành vi giết người với những hành vi phạm tội khác có liên quan đến tính mạng con người
7 Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, đặc biệt đối với chuyên ngành tư pháp hình sự
Trang 10- Dựa trên sự phân tích lý luận và tìm hiểu thực tiễn về tình hình tội phạm liên quan đến hành vi giết người, đưa ra những luận giải, những căn cứ khoa học, để từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác phòng, chống tội phạm có liên quan
- Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu đề tài có thể tham khảo để xây dựng đường lối, chính sách, quản lý xã hội, nhằm ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tội phạm có liên quan đến hành vi giết người, thức tỉnh đạo đức, lương tâm của người phạm tội Đề tài có thể được dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hành vi giết người trong luật hình
sự Việt Nam
Chương 2: Một số tội phạm có hành vi giết người trong luật hình sự
Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên
quan đến hành vi giết người
Trang 11Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI GIẾT NGƯỜI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM HÀNH VI GIẾT NGƯỜI
Có thể nói, hành vi giết người từ xa xưa, ở bất cứ quốc gia nào cũng đều coi là hành vi dã man, tàn bạo và chủ thể thực hiện hành vi này bao giờ cũng phải gánh chịu một hình phạt nghiêm khắc nhất Bởi, một trong những quyền tự nhiên của con người là quyền được sống Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc Như vậy, mỗi con người nếu "quyền được sống" không thể đảm bảo thì các quyền con người khác cũng không thể có cơ hội thực hiện
Tuy nhiên, hiện nay trong khoa học luật hình sự mới chỉ đề cập nhiều
về hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người còn khái niệm độc lập về hành vi giết người vẫn chưa được nêu ra
Trước hết, chúng ta xem xét hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người Khi xem xét hành vi giết người mặc dù về mặt
lý luận các quan điểm đều xem xét hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người nhưng trên thực tế đại đa số các quan điểm lại thể hiện xem xét hành vi giết người và tội giết người chỉ là một Trong Bộ luật hình sự của Liên bang Nga năm 1996, tại Điều 106, tội giết người được
nêu ra là "hành vi cố ý giết người khác" [35, tr 178], trong Bộ luật hình sự Trung Quốc năm 1997, tại Điều 232, tội giết người được nêu "là hành vi cố ý
giết người khác" [36, tr 43], tại điều 187 trong Bộ luật hình sự bang California
(Mỹ) năm 1998 tội giết người được nêu "là hành vi cố ý giết người khác hoặc
giết bào thai một cách hiểm độc và bất hợp" [38, tr 6]
Ở Việt Nam, thực tiễn có khá nhiều quan điểm tương tự về hành vi giết người với tư cách là tội giết người Trong khoa học pháp lý hình sự có khá nhiều
Trang 12cách định nghĩa khác nhau Có quan điểm cho rằng "Tội giết người là hành vi
cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác" [29, tr 327] Một
quan điểm khác lại cho rằng "Tội giết người là hành vi trái pháp luật của
người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác" [34, tr 51] Thêm một quan điểm tương tự: "Tội giết người là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp luật" [32, tr 7] Theo Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, định nghĩa tội giết người
là "hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác" [16, tr 287]
Sở dĩ người viết cho rằng: Khi xem xét hành vi giết người, mặc dù về mặt lý luận các quan điểm đều xem xét hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người nhưng trên thực tế đại đa số các quan điểm lại thể hiện hành vi giết người và tội giết người là một là bởi vì, nếu đưa ra những định nghĩa như ở trên về tội giết người thì về mặt nội dung các định nghĩa này hầu như không đề cập đến dấu hiệu độ tuổi của chủ thể hoặc nếu
có đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự thì lại không đề cập
đến dấu hiệu độ tuổi Bên cạnh đó, khi diễn đạt giết người là hành vi cố ý
tước đoạt tính mạng sẽ mâu thuẫn với nghĩa của từ tước đoạt được nêu trong
Từ điển tiếng Việt Việc tước đoạt là lấy cái của người khác, biến nó thành
của mình Rõ ràng trong khi đó, chủ thể có hành vi giết người mục đích của
họ không phải là và không thể biến cuộc sống của người khác thành cuộc
sống của họ được mà chỉ có thể xóa bỏ quyền được sống của họ, Tước đoạt
tính mạng là tước và chiếm lấy sự sống của con người, vì vậy tước đoạt đã
bao hàm sự cố ý nên không cần thiết phải quy định giết người là hành vi cố
ý tước đoạt tính mạng
Có quan điểm khác lại xác định giết người là hành vi trái pháp luật cố
ý làm chết người ngoài ý muốn của nạn nhân Quan điểm này cũng có điểm không hợp lý ở chỗ cố ý làm chết người nhưng "ngoài ý muốn của nạn nhân" Vậy thì trong các trường hợp "Tình thế cấp thiết", ‘Sự kiện bất ngờ", "Phòng
Trang 13vệ chính đáng" hay trường hợp thi hành án tử hình (thi hành một mệnh lệnh hợp pháp của nhà chức trách) sẽ mâu thuẫn
Như vậy, có thể nhận thấy, khái niệm về hành vi giết người (được hiểu
là tội giết người) là chưa thống nhất Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, mặc dù
về mặt lý luận các quan điểm đều xem xét hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người nhưng trên thực tế đại đa số các quan điểm
lại thể hiện hành vi giết người và tội giết người là một Thứ hai, để phân biệt
giữa khái niệm hành vi giết người và tội giết người cần phải đưa vào định nghĩa tội giết người dấu hiệu chủ thể của hành vi (năng lực trách nhiệm hình
sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự) Từ đó có thể thấy rằng khái niệm hành
vi giết người sẽ rộng hơn khái niệm tội giết người Do vậy cần thiết phải có cách hiểu để có thể phân biệt, thống nhất về hai khái niệm này nhằm xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trong quá trình xét xử và đấu tranh phòng chống loại tội phạm có liên quan
Tuy nhiên, ở đây khi đưa ra một khái niệm phù hợp về hành vi giết người và Tội giết người, chúng ta cũng phải giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Sự sống của con người được xác định như thế nào và từ
thời điểm nào là đúng? Theo đại đa số quan điểm của các nhà luật học trong nước cho rằng: Con người với tư cách là một cơ thể sống phải được sinh ra một cách tự nhiên Cuộc sống tự nhiên đó được xác định bắt đầu từ khi sinh ra còn sống đến khi chết đi theo đúng quy luật tự nhiên của cuộc sống Theo hướng này thì hiểu rằng hành vi xâm hại vào thai nhi cũng như hành vi xâm hại vào một tử thi sẽ không nằm trong phạm vi của khái niệm trên Tất nhiên cũng phải loại trừ quy định riêng trong một số trường hợp Ví dụ như: Người thực hiện hành vi tác động vào một xác chết nhưng vẫn nghĩ là người còn sống với ý thức muốn họ phải chết thì hành vi đó vẫn bị coi là hành vi giết người nếu có các dấu hiệu khác thoả mãn cấu thành tội phạm Trong khoa học hình sự gọi đó là sai lầm về đối tượng tác động
Trang 14Thứ hai: Phải khẳng định, hành vi giết người là hành vi xâm phạm
quyền nhân thân cao quý nhất của con người là quyền được sống Không có quyền này thì những quyền nhân thân khác của con người trở nên vô nghĩa và cũng không có quyền này thì những quyền khác không bao giờ có cơ hội thực hiện Hơn thế nữa, con người vừa là động lực vừa là chủ thể của xã hội cả hiện tại và tương lai Mục tiêu bảo vệ quyền được sống của con người bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu Vì vậy, hành vi giết người được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội Từ mục đích tước bỏ quyền được sống của một con người của hành vi mà hành vi giết người thể hiện tính nguy hiểm ở những hành động hết sức dã man, tàn bạo như dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể (đâm, chém, bắn, ) hay không thực hiện những hành động mà đáng
ra phải làm để giữ quyền được sống đó (người mẹ không cho con bú hoặc vứt
bỏ đứa trẻ dẫn đến cái chết của nó) Cần phải xác định, đã coi đó là hành vi giết người thì lỗi đó phải là lỗi cố ý Tức là người thực hiện hành vi nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi
đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra (cố ý trực tiếp); người thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) Như vậy, nếu hành vi gây ra cái chết cho người khác là do lỗi vô ý thì không coi đó là hành vi giết người Ví dụ hành vi làm chết người khác cấu thành "Tội làm chết người khác trong khi thi hành công vụ" (Điều 97 Bộ luật hình sự 1999); "Tội vô ý làm chết người" (Điều 98 Bộ luật hình sự 1999) Làm rõ lỗi của người thực hiện hành vi chính
là căn cứ để xác định hành vi giết người với những hành vi không phải là hành vi giết người, mặc dù những hành vi đó gây ra hậu quả chết người một cách trực tiếp (làm chết người khi thi hành công vụ; làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;…) hoặc gián tiếp (bức tử; xúi giục hoặc giúp người khác tự sát; không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng;…)
Trang 15Thứ ba: Khi xác định tội danh do hành vi giết người cấu thành, cũng
phải xác định đến mục đích của hành vi Nghĩa là, hành vi giết người không chỉ cấu thành các loại tội giết người với mục đích trực tiếp (tội giết người - Điều 93 Bộ luật hình sự 1999; tội giết con mới đẻ - Điều 94 Bộ luật hình sự 1999; Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh - Điều 95
Bộ luật hình sự 1999; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - Điều 96 Bộ luật hình sự 1999) mà còn cấu thành tội khác với mục đích gián tiếp (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân - Điều 84 Bộ luật hình sự 1999) khi xâm phạm quyền được sống của con người Đó cũng là căn
cứ để phân biệt và phân hóa trách nhiệm hình sự của những loại tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người
Thứ tư: Khi xác định hành vi giết người là hành vi loại bỏ quyền được sống của người khác một cách cố ý và trái pháp luật, khi nói như vậy đã bao
hàm cả dấu hiệu người thực hiện hành vi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là người đó có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi và đến độ tuổi do luật hình sự quy định (đủ 14 tuổi trở lên)
Chúng ta nhận thấy rằng mỗi quan điểm ở trên mặc dù có những điểm chưa hoàn thiện nhưng cũng có những điểm hợp lý Kết hợp với những phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm đầy đủ về hành vi giết người
như sau: Hành vi giết người là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng người khác trái
pháp luật, xâm phạm đến quyền được sống của con người Hành vi giết người
bị coi là tội phạm trong luật hình sự các nước và tùy theo đặc điểm của các trường hợp giết người mà cấu thành những tội phạm khác nhau
Đối với tội giết người, cũng từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra định nghĩa tội giết người để phân biệt với hành vi giết người nói chung như
sau: "Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái
pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, trong đó phải
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do Bộ luật hình sự quy định (từ đủ 14 tuổi trở lên)" [14, tr 20]
Trang 161.2 PHÂN LOẠI HÀNH VI GIẾT NGƯỜI
1.2.1 Căn cứ phân loại
Có nhiều căn cứ để có thể phân loại hành vi giết người, tuy nhiên có thể dựa vào những căn cứ sau đây để phân loại:
- Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người;
- Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người;
- Căn cứ vào chủ thể của hành vi giết người;
- Căn cứ vào mức độ nguy hại của hành vi giết người;
- Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người
1.2.2 Các loại hành vi giết người
1.2.1.1 Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại
Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành
từ hành vi giết người thành hai nhóm:
- Hành vi giết người xâm hại nhiều quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ (khách thể kép) như Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự 1999), cùng một lúc vừa xâm phạm tính mạng con người, đồng thời qua đó vừa có khả năng làm suy yếu chính quyền nhân dân
- Hành vi giết người xâm hại một khách thể trực tiếp của tội phạm là tính mạng con người (khách thể đơn) như các tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999), tội giết con mới đẻ (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999)
Trang 171.2.1.2 Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người
Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành
từ hành vi giết người thành hai nhóm:
- Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là những đối tượng không có dấu hiệu đặc biệt Đối tượng tác động trong trường hợp này là con người nói chung bị tước đoạt quyền được sống
- Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là đối tượng đặc biệt: như hành vi giết người cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự 1999) nạn nhân phải là những người được coi là cán bộ cốt cán, là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước kể cả bộ đội và công an, những thành viên tích cực trong các hoạt động xã hội, những công dân có đóng góp nhiều trong các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội; hành vi giết người cấu thành tội giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật hình sự 1999) nạn nhân phải là đứa trẻ trong vòng 7 ngày tuổi; hành vi giết người cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999) nạn nhân phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội
1.2.1.3 Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi giết người
Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành
từ hành vi giết người thành hai nhóm chủ thể thường và chủ thể đặc biệt:
- Chủ thể thường: Người thực hiện hành vi giết người là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài hay người không có quốc tịch, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Ví dụ chủ thể có hành
vi giết người cấu thành tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999), tội khủng bố (Điều 84 Bộ luật hình sự 1999)
Trang 18- Chủ thể đặc biệt: Người thực hiện hành vi giết người ngoài những đặc điểm của chủ thể thường thì dấu hiệu đặc biệt là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm Đại diện cho loại chủ thể này là chủ thể thực hiện hành vi giết người cấu thành tội giết con mới đẻ Ở tội giết con mới đẻ chủ thể của hành vi giết người phải là người mẹ của đứa trẻ sơ sinh (trong vòng 7 ngày tuổi), hơn thế nữa người mẹ này còn bị những tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt thúc đẩy thực hiện hành vi giết con đẻ của mình
1.2.1.4 Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi giết người
Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành
từ hành vi giết người thành:
- Hành vi giết người cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù Đại diện cho hành vi giết người cấu thành loại tội phạm này là tội Giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật
hình sự 1999: "Người mẹ nào…, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm" [27]); tội giết người do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng (khoản 1 Điều 96 Bộ luật hình sự 1999:
"Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng…., thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm" [27]); tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh (khoản 1 Điều 95 Bộ luật hình sự 1999: "Người nào giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh… , thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm)" [27])
- Hành vi giết người cấu thành tội phạm nghiêm trọng: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù Đại diện cho hành vi giết người cấu thành loại tội phạm này là tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng (khoản 2 Điều 96 Bộ luật hình sự 1999: "Giết nhiều
Trang 19người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù
từ hai năm đến năm năm)" [27]); tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh (khoản 2 Điều 95 Bộ luật hình sự 1999: "Giết nhiều người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm" [27])
- Hành vi giết người cấu thành tội phạm rất nghiêm trọng: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù, trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình Đại diện cho hành vi giết người cấu thành loại tội phạm này là tội giết người (khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự 1999:
"Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm" [27])
- Hành vi giết người cấu thành tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù Đại diện cho hành vi giết người cấu thành loại tội phạm này là tội giết người (khoản 1
điều 93 Bộ luật hình sự 1999: Người nào giết người thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình [27]
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (khoản 1 điều 84 Bộ
luật hình sự 1999: Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm
phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình) [27]
1.2.1.5 Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người
Mục đích, động cơ phạm tội chính là xuất phát từ thái độ chủ quan của người phạm tội Thái độ chủ quan của người phạm tội bao gồm hai mặt cơ bản: lỗi và mục đích, động cơ phạm tội Trong đó, lỗi trong hành vi giết người
là chắc chắn phải là lỗi cố ý, bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; mục
Trang 20đích và động cơ phạm tội bao gồm hành vi giết người chỉ với mục đích tước
bỏ quyền được sống của con người trái pháp luật và hành vi giết người thực hiện nhằm mục đích khác ngoài mục đích tước bỏ quyền sống của con người
Cũng dựa vào tiêu chí này, có thể chia thành nhóm tội phạm có mục đích, động cơ thực hiện hành vi giết người là bắt buộc mới có thể đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm và nhóm tội phạm mà dấu hiệu mục đích, động cơ thực hiện hành vi giết người không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm
1.3 HÀNH VI GIẾT NGƯỜI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI ĐẶC BIỆT
1.3.1 Thời điểm hoàn thành và việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của hành vi giết người trong một số tội phạm giết người
1.3.1.1 Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong một số tội phạm liên quan đến giết người
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm Thời điểm hoàn thành của từng tội phạm được thực hiện qua việc xây dựng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm Trong đó thời điểm hoàn thành của các loại tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất (có các dấu hiệu của mặt khách quan: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả) hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả của tội phạm; loại tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức (có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội) hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội Ngoài ra, thời điểm hoàn thành của tội phạm có thể được xem là hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kỳ nhằm thực hiện hành vi phạm tội
* Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999)
Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật
Trang 21Tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất, có nghĩa là nó đảm bảo các dấu hiệu của mặt khách quan:
- Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người dưới dạng hành động như đâm, bắn, chém, đầu độc, dìm xuống nước, hoặc dưới dạng không hành động như không cho ăn, không cho uống nước,…
- Hậu quả: Để cấu thành tội giết người, hậu quả của hành vi không nhất thiết phải gây ra cái chết cho nạn nhân
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi đâm, chém,… và hậu quả chết người xảy ra Có nghĩa là nếu hành vi đâm chém không có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chết người thì không cấu thành tội giết người Ví dụ: Chỉ để dọa nạn nhân nên người phạm tội đã dùng dao rạch một đường lên mặt họ, nhưng vì có bệnh tim nên khi nhìn thấy máu nạn nhân đã bị sốc, lên cơn đau tim và đã chết Trường hợp này không cấu thành tội giết người
Nhìn chung, thời điểm hoàn thành của hành vi giết người cấu thành tội giết người là khi hậu quả chết người đã xảy ra
Tuy nhiên, thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong các tội phạm giết người nói chung còn có thể được coi khi thực tế chưa có hậu quả chết người xảy ra Đó là trường hợp phạm tội giết người chưa đạt (cố ý giết người nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra do những nguyên nhân ngoài ý muốn) nhưng đã được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi được cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng hậu quả đã không xảy ra
- Do những nguyên nhân ngoài ý muốn Ví dụ: M định giết T và đã chém T rất nhiều nhát dao, khi tin chắc T đã chết M đã bỏ đi Tuy nhiên T đã không chết do có người phát hiện và đưa T đi cấp cứu M hành vi giết người của M đã đủ dấu hiệu cấu thành tội giết người và trường hợp này được coi là phạm tội giết người chưa đạt nhưng đã hoàn thành
Trang 22- Chủ thể thực hiện hành vi giết người nhưng thực tế nạn nhân không chết do khi thực hiện hành vi người phạm tội đã nhầm đối tượng tác động hoặc không có đối tượng tác động Ví dụ: A có ý định giết B, đêm đến A đã lẻn vào cửa sổ nhà B ném lựu đạn vào giường ngủ của B nhưng đêm đó B đi vắng nên đã thoát chết Trong ví dụ này nếu hôm đó một người khác ngủ ở giường B bị tước đi tính mạng thì hành vi của A vẫn cấu thành tội giết người chưa đạt nhưng đã hoàn thành
- Trong trường hợp người phạm tội đã sử dụng nhầm phương tiện phạm tội nhưng người đó không biết và tin chắc mục đích của mình đã đạt được từ phương tiện này nhưng thực tế phương tiện đó đã không phát huy tác dụng Ví dụ: người phạm tội bỏ thuốc độc vào thức ăn của nạn nhân nhưng do thuốc đó là hàng giả nên nạn nhân đã không chết Trường hợp này cũng được coi là phạm tội giết người chưa đạt đã hoàn thành
* Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội giết con mới
đẻ (Điều 94 Bộ luật hình sự 1999
Hành vi giết người cấu thành tội giết con mới đẻ có thể coi là một dạng giết người đặc biệt, vì vậy thời điểm hoàn thành của hành vi về cơ bản cũng chính là có hậu quả đứa trẻ (trong vòng 7 ngày tuổi) đó chết Hậu quả này là kết quả của hai dạng hành vi của chính người mẹ đứa trẻ do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác: giết đứa trẻ (bằng những hành động, công cụ, phương tiện nhất định) hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết Đối với hành vi giết người cấu thành tội Giết con mới đẻ cũng có thể áp dụng đối với trường hợp chưa đạt đã hoàn thành
Ví dụ: Người mẹ cho thuốc độc vào bình sữa và cho con bú nhưng vì là thuốc
giả đứa trẻ chỉ bị nôn mửa mà không chết Tuy nhiên ở dạng hành vi thứ hai:
Người mẹ vất bỏ đứa trẻ nhưng đứa trẻ được người khác phát hiện cứu sống thì người mẹ đó không phạm tội giết con mới đẻ Nhưng nếu xảy ra trường hợp vì trời tối người mẹ bế nhầm con người khác (đứa trẻ được đem đi tắm
Trang 23cùng với những đứa trẻ khác khi ở bệnh viện) đem đi vất bỏ (nghĩ là con mình) thì hành vi của người mẹ đó vẫn đủ yếu tố cấu thành tội Giết con mới
đẻ (phạm tội chưa đạt đã hoàn thành)
* Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999)
Cũng là một dạng đặc biệt của tội giết người, thời điểm hoàn thành của hành vi về cơ bản phải có hậu quả chết người xảy ra từ hành vi được thực hiện trong trạng thái không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình Tuy nhiên cũng vẫn có thể xảy ra trường hợp người phạm tội lại thực hiện hành vi giết người của mình nhầm đối tượng tác động Tức là đáng
ra phải thực hiện hành vi giết người với người thực tế đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội thì người đó vì một lý do nào đã thực hiện hành vi giết người đối với một người khác vì nghĩ rằng chính người đó đã có hành vi trái pháp luật với mình hoặc với người thân thích của mình Ví dụ: K đã có hành vi mạt sát và đánh gãy tay em gái H, vừa đi làm về nghe em gái khóc kể lại sự việc, trong lúc tức giận nghe không rõ H đã nghĩ là C (em trai K, người yêu cũ của
em gái H cũng có mặt khi K mạt sát và đánh em gái H) làm việc đó nên lập tức đến nhà C và K rút dao đâm C Hậu quả là C chết trên đường đi cấp cứu Trường hợp này, H phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dạng phạm tội đã đạt, đã hoàn thành
* Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999)
Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người cấu thành tội phạm này
về cơ bản cũng được coi phải có hậu quả chết người xảy ra phù hợp với mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chống trả lại rõ ràng là quá mức cần thiết và hậu quả xảy ra Trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành rất hiếm xảy ra
Trang 24đối với loại tội phạm này Vì hành vi của nạn nhân đang thực tế đe dọa các lợi ích đã nêu trong Điều 96 Bộ luật hình sự 1999 nên rất hiếm trường hợp nhầm lẫn đối tượng tác động hoặc nhầm phương tiện thực hiện hành vi
* Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (khoản 1 Điều 84 Bộ luật hình sự 1999)
Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
Ở tội này, thông qua hành vi xâm phạm tính mạng cán bộ, công chức
hoặc công dân người phạm tội làm suy yếu chính quyền nhân dân Như vậy
thời điểm hoàn thành của hành vi giết người cấu thành tội khủng bố (khoản 1 Điều 84 Bộ luật hình sự 1999) về cơ bản là thời điểm đối tượng cán bộ, công chức, nhân dân mà người phạm tội thực hiện hành vi giết người nhằm chống chính quyền nhân dân đã bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật Tuy nhiên cũng tương tự như đối với hành vi giết người trong tội giết người, thời điểm hoàn thành của tội phạm có thể xảy ra trường hợp tội phạm hoàn thành nhưng chưa đạt Ví dụ người phạm tội vẫn nghĩ là đối tượng họ có ý định giết nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân đã chết bởi hành vi của họ nhưng thực
tế họ không chết hoặc nạn nhân mà họ vẫn nghĩ là đối tượng có thể thực hiện mục đích chống chính quyền nhân dân thực tế không phải như vậy
1.3.1.2 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của hành vi giết người trong một số tội phạm giết người
Theo Điều 19 Bộ luật hình sự 1999:
Tự ý nửa chừng chấm dứt chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực
Trang 25hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này [27]
Thứ nhất, hành vi giết người trong các tội phạm giết người sẽ được coi
là tự ý nửa chừng khi chủ thể thực hiện hành vi dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm mặc dù không có gì ngăn cản và hoàn toàn phải do động lực bên trong chứ không do khách quan chi phối
Thứ hai, hành vi giết người trong các tội phạm giết người được coi là
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với điều kiện việc chấm dứt hành vi giết người phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành Phải khẳng định hành vi giết người không thể xảy ra trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi tội phạm đã hoàn thành Vì khi tội phạm đã hoàn thành thì không thể loại bỏ được sự nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Hành vi giết người phải được dừng lại khi chưa có hậu quả chết người xảy ra trong khi người phạm tội vẫn có thể thực hiện những hành động tiếp theo để gây ra cái chết cho nạn nhân mới có thể được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tuy nhiên có những trường hợp người phạm tội tuy
đã thực hiện được hết hành vi cần thiết để gây ra hậu quả nhưng vì lý do nào
đó xuất phát từ động lực bên trong người phạm tội đã tự nguyện ngăn chặn có hiệu quả hậu quả xảy ra Ví dụ: Người phạm tội đã đâm nạn nhân nhiều nhát dao vào những chỗ có thể gây chết người và nếu người phạm tội bỏ đi chỉ trong thời gian rất ngắn nạn nhân có thể mất mạng Nhưng ngay sau đó người phạm tội đã có sự ân hận về hành vi của mình nên đã nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu và nạn nhân đã không chết Trường hợp này cũng có thể được coi là tự ý nửa chừng đối với hành vi giết người Cũng áp dụng tương tự đối với trường hợp người mẹ đã đem con mình (trong vòng 7 ngày tuổi) vứt
bỏ qua một đêm, nhưng sáng hôm sau vì lương tâm không yên ổn nên đã đến
bế đứa trẻ về, khi đó đứa trẻ vẫn còn sống
Trang 261.3.2 Vấn đề đồng phạm trong một số tội phạm có hành vi giết người
1.3.2.1 Nhận định chung
Hành vi giết người trong các tội phạm giết người là hành vi tước đoạt tính mạng con người một cách trái pháp luật Nhìn nhận hành vi giết người trong các tội phạm giết người dưới góc độ đồng phạm trước hết cũng phải nhìn nhận như những hành vi cấu thành các tội phạm khác
Theo Điều 20 Bộ luật hình sự 1999, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm
Vậy, đồng phạm của hành vi giết người trong các tội giết người là trường hợp có hai người trở lên (đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm) cùng thực hiện hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác Cùng thực hiện hành vi giết người có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào hành vi với một trong những tư cách sau đây:
- Người thực hành: Là người trực tiếp có hành vi tước đoạt tính mạng của người khác
- Người tổ chức: Là người tổ chức thực hiện hành vi giết người
- Người xúi giục: Là người xúi giục người khác thực hiện hành vi giết người
- Người giúp sức: Là người giúp sức người khác thực hiện hành vi giết người
Trong đồng phạm của hành vi giết người, có thể có đủ các tư cách nói trên nhưng cũng có thể không đủ hoặc chỉ có một tư cách Đồng thời người đồng phạm trong hành vi giết người cũng có thể tham gia với một loại tư cách hoặc cùng một lúc tham gia với nhiều loại tư cách Hậu quả của hành vi giết người là tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác là kết quả chung
do hoạt động của tất cả những người tham gia với những tư cách nói trên
Trang 27Về mặt chủ quan, hành vi giết người chỉ có đồng phạm khi những người cùng thực hiện đều có lỗi cố ý Không những thế, những người đồng phạm còn biết và mong muốn sự cố ý của những người cùng tham gia Có nghĩa là mỗi người đều biết những người kia cũng có hành vi giết người như mình Nếu chỉ biết mình có hành vi giết người mà không biết người cũng có hành vi đó thì không có đồng phạm Ví dụ: Biết B có ý định mượn dao giết A nhưng vì cũng có ý định giết B (nhưng chưa có dịp để ra tay) nên khi B mượn dao nói để thịt lợn C đã vờ vô tình cho mượn Trong vụ án này, về mặt lý trí
A và C không đồng phạm với nhau trong hành vi giết người
Hành vi giết người trong các tội phạm giết người, dấu hiệu mục đích cũng là dấu hiệu quan trọng để có đồng phạm hay không Hành vi giết người không cùng mục đích cũng sẽ không có đồng phạm Ví dụ: A thuê B giết người (B là cán bộ) với mục đích chống chính quyền nhân dân nhưng B là dân đâm thuê chém mướn chuyên nghiệp nên không quan tâm (cũng không biết) mục đích đó của A Trong trường hợp này không có đồng phạm trong hành vi giết người cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (khoản
1 Điều 84 Bộ luật hình sự 1999)
1.3.2.2 Các tư cách đồng phạm trong một số tội phạm có hành vi giết người
Đối với người thực hành sẽ có thể có hai dạng:
- Tự mình thực hiện hành vi giết người Ví dụ: A và B rủ nhau chặn D
để đâm D với mục đích giết D A và B đồng phạm trong hành vi giết người với tư cách là người thực hành
- Không tự mình thực hiện hành vi giết người mà tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi giết người nhưng người trực tiếp thực hiện hành vi giết người lại không phải chịu trách nhiệm hình sự Cũng với ví
dụ trên A và B không trực tiếp đâm D mà cho tiền em C (12 tuổi) rồi xúi em
C cho thuốc chuột vào nồi canh của gia đình anh D để giết những người trong
Trang 28gia đình anh D (trong đó có D) Ở đây A và B đồng phạm trong hành vi giết người cấu thành tội giết người cũng với tư cách với tư cách là người thực hành
Đối với người xúi giục trong các tội phạm giết người, hành vi xúi giục giết người phải trực tiếp, cụ thể Việc xúi giục giết người có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh Cần chú
ý đến biện pháp người xúi giục giết người sử dụng, những biện pháp đó phải tác động đến người bị xúi giục, thúc đẩy người đó đến hành vi giết người Tuy nhiên cần lưu ý đến trường hợp, người bị xúi giục tuy có bị xúi giục nhưng đã
tự ý mình thực hiện hành vi giết người Ví dụ: Nguyễn Tiến Th có mâu thuẫn
với Trịnh Viết M, Th đã nhiều lần có ý định giết M, Trần Q là bạn thân của Th (người cùng xóm với M và Th) một lần bị M đánh cũng rất tức M Một lần ăn nhậu với Th, M đã nói với Th về vụ việc bị M đánh và muốn Th dạy cho M một bài học Vài ngày sau, Th đã tìm được cơ hội và đã ra tay giết M Trong trường hợp này không thể coi lời nói của Q với Th tại quán nhậu là lời xúi giục phạm tội, sẽ không có đồng phạm trong hành vi giết người của Th đối với M
Người giúp sức trong các tội phạm giết người là người tạo ra điều kiện vật chất hay tinh thần cho việc thực hiện hành vi giết người Giúp sức về mặt vật chất có thể là cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục các trở ngại
để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện hành vi giết người được dễ dàng, thuận lợi hơn Giúp sức về mặt tinh thần có thể là những hành vi chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình…(bằng hành động), cũng có thể giúp sức dưới dạng đặc biệt như bằng lời hứa hẹn trước sẽ che giấu người đó khi đã thực hiện xong hành vi giết người Theo luật hình sự Việt Nam, lời hứa hẹn tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng nó góp phần vào củng cố thêm ý định và quyết tâm thực hiện hành vi giết người đến cùng Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt lời hứa hẹn che giấu tội phạm và hành vi che giấu tội
phạm đã được thực hiện mặc dù không có sự hứa hẹn từ trước Ví dụ: A giết B
sau đó bỏ chạy vào nhà C là bạn A để lẩn trốn Khi biết sự việc A gây ra nhưng C vẫn để A trốn ở nhà mình C ở đây chỉ phạm tội Che giấu tội phạm
Trang 29hoặc tội Không tố giác tội phạm, không có vai trò đồng phạm giúp sức trong hành vi giết người Bởi hành vi giúp sức thường chỉ được thực hiện trước
hoặc trong khi người thực hành bắt tay vào thực hiện hành vi giết người
Người tổ chức trong các tội phạm giết người chủ mưu, cầm đầu, chủ mưu trong hành vi giết người Với vai trò này, người tổ chức có thể là người
đề ra phương án, trực tiếp điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm
Ví dụ: Vụ án xảy ra tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội xảy ra ngày 24 tháng 8
năm 2010 Nguyễn Thị Chinh là mẹ kế của anh Nguyễn Văn Nhường Xuất phát từ mâu thuẫn trong việc thừa kế di sản của người chồng (bố đẻ của anh Nguyễn Văn Nhường) để lại, Chinh đã nhờ "bồ" là Dương Quang Thái, SN
1970, trú tại xóm Đồi, xã Tân Quang, huyện Sông Công, tỉnh Thái Nguyên,
"xử lý" anh Nhường Thái đã đưa tiền cho Nguyễn Sỹ Bắc, sinh năm 1971, ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, để thuê người giải quyết Bắc khai nhận đã thuê Nguyễn Duy Niêm, sinh năm 1980, trú tại An Dương, thành phố Hải Phòng; Lê Nguyên Trưởng, sinh năm 1985, trú tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Đặng Anh Cương, sinh năm 1985, trú tại Cát Hải, Hải Phòng; Bùi Văn Ninh, sinh năm 1957, trú tại An Dương, Hải Phòng và Trần Quốc Việt, sinh năm 1988, trú tại Cát Hải, Hải Phòng, bắt cóc anh Nhường Ngày 24/8/2010, chúng đã bắt ép anh Nhường lên xe ô tô đưa đến địa bàn huyện Sóc Sơn, khống chế, đổ thuốc độc vào miệng anh Nhường Sau đó, chúng vứt xác nạn nhân xuống vệ đường rồi bỏ trốn Nguyễn Thị Chinh, Dương Quang
Thái, Đặng Anh Cương và Bùi Văn Ninh đồng phạm tội giết người Trong đó
Nguyễn Thị Chinh đầy đủ các dấu hiệu của người có vai trò tổ chức
1.3.3 Hành vi giết người trong các dạng đa tội phạm
Theo quan điểm của TS Lê Văn Đệ thì có thể hiểu đa tội phạm là trường
hợp một người phạm từ hai tội trở lên, không phụ thuộc vào việc người đó đã
Trang 30bị xét xử về các tội phạm đã phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không có những trở ngại về mặt tố tụng hình
sự để khởi tố vụ án hình sự [7, tr 19]
Theo quan điểm này, đa tội phạm trong các tội phạm giết người có thể
có các dạng: Giết người nhiều lần, Giết người có tính chất chuyên nghiệp, giết người cấu thành nhiều tội và giết người có tính chất tái phạm
Theo quan điểm của TSKH.PGS.Lê Văn Cảm sách chuyên khảo
Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung): "Phạm tội
nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều) tương ứng trong phần riêng Bộ luật hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử" [6, tr 391], có thể đưa
ra khái niệm: Phạm tội nhiều lần trong các tội phạm giết người là phạm từ
hai tội trở lên (đều có hành vi giết người) mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc trong cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng của Bộ luật hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Theo đó:
Thứ nhất, giết người nhiều lần có đặc điểm: Người phạm tội thực hiện
hành vi giết người từ hai lần trở lên; Trong mỗi lần thực hiện hành vi giết người bao giờ cũng phải đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập; hành
vi giết người trong các tội phạm giết người, tội phạm ấy phải còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người thực hiện hành vi giết người phải bị đưa ra xét xử trong cùng một lần Giết nhiều người trong đa tội phạm sẽ khác với trường hợp được quy định là tình tiết tăng nặng trong điểm a khoản 1 Điều 93
Bộ luật hình sự 1999 (giết nhiều người) ở chỗ giết nhiều người trong đa tội
phạm là phạm tội ấy từ hai lần trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu
tố của cấu thành tội phạm cơ bản trong điều luật tương ứng (có thể là tội giết người, tội giết con mới đẻ, tội khủng bố…) còn giết nhiều người là trường
Trang 31hợp giết từ hai người trở lên, việc giết nhiều người có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần khác nhau (nhưng có ý định thống nhất ngay từ ban đầu)
Thứ hai: Hành vi giết người cũng có thể cấu thành một trong các tội
của trường hợp phạm nhiều tội "Phạm nhiều tội là phạm từ hai tội trở lên hoặc
khi hành vi của người phạm tội có các dấu hiệu từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau (hoặc tại các khoản khác nhau của cùng một điều nếu các đối tượng của tội phạm khác nhau)" [6, tr 396]
Ví dụ: Hành vi đâm chết người để cướp của Hành vi này cùng một
lúc đủ dấu hiệu để cấu thành tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999) và
tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự 1999)
Thứ ba: Hành vi giết người có tính chất chuyên nghiệp ở các tội phạm
giết người được thể hiện: Người phạm tội thực hiện hành vi giết người nhiều
lần, có "tính chất liên tục, nhằm mục đích vụ lợi hay làm giàu bất chính mà
hoạt động phạm tội đã trở thành hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập cơ bản
hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội" [6, tr 402] Đây có thể coi là
một dạng đặc biệt của trường hợp giết người nhiều lần Điểm lưu ý ở đây là tính chất chuyên nghiệp của hành vi giết người Thể hiện ở chỗ tội phạm này lặp đi lặp lại nhiều lần mà người phạm tội xem đó là phương tiện kiếm sống
Thứ tư: Hành vi giết người trong các tội phạm giết người có tính chất
tái phạm
Điều 49 Bộ luật hình sự 1999:
Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích
mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý
Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý
Trang 32b Đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do
cố ý [27]
Trong các tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người sẽ không thể xảy ra với người phạm tội với lỗi vô ý Vì vậy sẽ không thể có tái phạm bình thường trong các tội phạm này, chỉ có thể là tái phạm nguy hiểm trong các tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người Ví dụ, Trần Văn H đã bị kết án về hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, trong thời gian chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi giết người và bị kết án về tội giết người (Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự 1999) Trường hợp hành vi giết người lần thứ hai của H sẽ bị coi là tái phạm nguy hiểm
1.4 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM CÓ HÀNH
VI GIẾT NGƯỜI
Mặc dù hành vi giết người từ cổ chí kim đều bị coi là hành vi đáng bị lên án vì nó tước đi quyền được sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người và mất đi quyền này thì những quyền khác của con người sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thực hiện Đại đa số hành vi giết người bao giờ cũng phải gánh chịu một hình phạt nghiêm khắc nhất Với hành vi giết người cấu thành tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999) và tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (khoản 1 Điều 84 Bộ luật hình sự 1999) trách nhiệm hình sự có thể phải gánh chịu ở mức cao nhất là tử hình Đối với hành vi cấu thành tội giết người, lỗi của người thực hiện hành vi bao giờ cũng là lỗi cố ý, với mục đích, động cơ khác nhau nhưng đều là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác mà không có hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác tác động như do nạn nhân có hành vi đang hoặc sẽ xảy ra xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác (giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng); do nạn nhân đã có hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng với bản thân người phạm tội hay với người thân của họ (giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh); do người
Trang 33phạm tội bị ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu….(giết con mới đẻ) thì trách nhiệm hình sự thông qua hình nghiêm khắc là thật sự cần thiết Nhất là với những hành vi giết người có những tình tiết tăng nặng như giết nhiều người, giết phụ nữ mà biết có thai, giết trẻ, giết người để lấy bộ phận cơ thể… hoặc giết người với mục đích ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia như giết người nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân Cụ thể:
Đối với hành vi giết người trong tội khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân (khoản 1 Điều 84 Bộ luật hình sự) "Người nào nhằm chống
chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình" [27]
Đối với hành vi giết người trong tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự):
1 Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
Trang 34i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn nhà nước pháp quyền (đã được thể hiện rất rõ ở một
số điều luật trong Bộ luật hình sự 1999), quyết định hình phạt trong trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có hành vi giết người còn được được xem xét tùy thuộc vào mục đích, động cơ của người phạm tội và hoàn cảnh khách quan cũng như sự tác động trước đó của nạn nhân đối với người phạm tội mà hình phạt được giảm nhẹ rất nhiều so với hành vi giết người ở các tội phạm giết người khác Ví dụ, hành vi giết người trong tội giết con mới đẻ:
"Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu…thì bị phạt cảnh cáo cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm" [27, Điều 94], hành vi giết người trong tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh: "Người nào giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh…., thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm"; "giết nhiều
Trang 35người … , thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm"; hành vi giết người trong tội
giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm [27, Điều 96]
1.5 PHÂN BIỆT HÀNH VI GIẾT NGƯỜI VỚI NHỮNG HÀNH VI PHẠM TỘI KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH MẠNG CON NGƯỜI
Hành vi giết người luôn được thực hiện với lỗi cố ý Nó là một dạng tội phạm có liên quan đến tính mạng con người Nhưng không thể nói cứ liên quan đến tính mạng con người đều bị coi là hành vi giết người Chúng ta có thể chứng minh điều đó qua một số điểm phân biệt sau đây:
Thứ nhất: Hành vi giết người hay hành vi vô ý làm chết người
Trong các tội phạm có hành vi giết người, lỗi của người thực hiện hành vi luôn là cố ý Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp Không thể là lỗi vô ý vì hành vi giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác Có nghĩa là, người thực hiện hành vi giết người luôn thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi Ví dụ, dùng súng trực tiếp bắn vào đầu hoặc tim của nạn dẫn đến tử vong hoặc người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, cũng thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó) Ví dụ, trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối Có thể nói, trong những tội phạm có hành vi giết người, người
Trang 36thực hiện hành cố ý cả về hành vi và hậu quả Trong khi đó, đối với một số hành vi phạm tội khác liên quan đến tính mạng con người có thể người thực hiện hành vi vô ý cả về hành vi và vô ý cả về hậu quả, tức là họ không hề có ý định tước đoạt tính mạng của người khác Cụ thể, người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng vì quá tự tin là hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc người thực hiện hành vi không thấy trước được hậu quả chết người xảy ra mặc dù họ phải có trách nhiệm thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó, nhưng thực tế là hậu quả
chết người đã xảy ra Ví dụ 1: Anh A đến nhà người bạn B chơi, thấy có chiếc
xe Toyota đậu trước cửa nhà liền mở cửa xe vào xem Thấy có chìa khóa treo trên ổ khóa xe, táy máy thế nào lại khởi động xe, chiếc xe có cài sẵn số nên đã chồm tới trước Con trai 5 tuổi của anh B đang chơi trước đầu xe bị xe tông chết Trong tình huống này, anh A rõ ràng đã không thấy trước được hành vi
của mình của mình sẽ có thể gây ra cái chết cho con trai của B nhưng anh A theo quy định của pháp luật anh A phải thấy trước và hơn nữa anh A hoàn toàn có điều kiện để thấy trước hậu quả này nhưng do vô ý nên thực tế hành
vi của anh A đã gây ra cái chết cho con trai anh B A phạm tội vô ý làm chết người với hành vi gây ra cái chết cho nạn nhân (điều 98 Bộ luật hình sự 1999: Tội vô ý làm chết người) Hành vi của A không phải là hành vi giết người trong các tội phạm giết người Hành vi của anh A vô ý cả về hành vi và hậu quả chết người
Thứ hai: Hành vi không cứu giúp người khác hay hành vi giết người
Có thể nói, một trong những đặc trưng trong các tội phạm có hành vi giết người, người thực hiện hành vi giết người luôn cố ý trong hành vi giết người Tuy nhiên trong các hành vi phạm tội khác có liên quan đến tính mạng con người cũng có những hành vi cố ý và có hậu quả chết người nhưng họ lại hoàn toàn không mong muốn hậu quả xảy ra, tức là họ vô ý với hậu quả chết
người Ví dụ 2: Vụ va chạm khiến anh T ngã xuống đường và bị chấn thương
Trang 37đầu Anh T liền được 2 người bạn đi cùng chở đi cấp cứu Thế nhưng, đi được 200 m, thấy anh T yếu sức, 2 người bạn sợ liên lụy nên đặt anh xuống
lề đường và bỏ đi Những người có mặt lúc đó cho biết do không được đưa đi cấp cứu kịp thời nên nửa giờ sau, anh T tử vong Hai người bạn của anh T đã
cố ý trong hành vi không cứu giúp người khác mặc dù họ hoàn toàn có điều kiện và biết tính mạng của bạn mình đang bị đe dọa nếu không được cứu giúp, hậu quả của hành vi cố ý này là gây ra cái chết cho anh T Hai người bạn của anh T mặc dù cố ý trong hành vi nhưng là hành vi không cứu giúp bạn mình đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không phải là hành
vi cố ý giết người Hai người bạn của anh T chỉ phạm tội không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo điều 102 Bộ luật hình sự 1999, không phạm tội giết người mặc dù có hậu quả chết người xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không đưa anh T đi cấp cứu
và hậu quả là cái chết của anh T (Tội không cứu giúp trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được hiểu là hành vi không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà họ thấy và có điều kiện cứu giúp dẫn đến người đó chết)
Một điểm lưu ý là cần phải phân biệt giữa hành vi không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mặc dù có đủ điều kiện để lại hậu quả người đó chết và hành vi giết người là, nếu người không cứu giúp người khác mà trước đó bản thân họ đã gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân thì có thể coi là hành vi giết người hay không? Trong trường hợp này lại phải xem xét đến lỗi của người thực hiện hành vi Nếu hành vi gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cho nạn nhân là vô ý
và cố ý trong hành vi không cứu giúp họ thì không bị coi là hành vi giết
người Ví dụ 3: A lắp còi xe cứu hỏa vào xe máy của mình, trong một lần lưu
thông trên đường qua chỗ chi M cũng đang lưu thông bằng xe máy trên đường (đoạn đường chỉ có xe máy của hai người chị M và A, còn lại là người
Trang 38đi bộ), A có ý định trêu chọc chị M nên khi đi đến gần A đã nhấn còi xe khiến chị M giật mình ngã ra đường và bị thương nặng Những người đi đường đã kêu A đưa M đi cấp cứu nhưng A đã từ chối Vì M không được đưa đi cấp cứu kịp thời nên đã chết do bị mất máu quá nhiều A chỉ phạm Tội không cứu
giúp người khác với tình tình tiết tăng nặng là vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm không phạm Tội giết người
Ví dụ 4: A chở B đi chơi bằng xe gắn máy Do không làm chủ được
tốc độ nên A đã tông phải xe đạp của chị X (đang chở con gái 8 tuổi đi học) làm 2 mẹ con chị bị thương Do con gái chị X bị thương nặng, máu ra nhiều nên A đề nghị chị X cho A và B mang cháu đi bệnh viện cấp cứu; chị X đồng
ý Đến chỗ ruộng mía vắng người, A dừng xe bảo B vứt cháu bé vào đó rồi cả hai lên xe chạy trốn Chị X bắt xe ôm đến bệnh viện, tìm không thấy con nên
đi báo công an Khoảng 3 tiếng sau mọi người mới phát hiện cháu bất tỉnh trong ruộng mía Do mất máu quá nhiều, cháu bé đã bị chết trên đường đến bệnh viện
Ở đây A và B không phạm tội "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" (Điều 102 Bộ luật hình sự) Vì mặc dù A
và B vô ý trong việc gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của cháu bé nhưng chưa cần xét tình trạng của cháu bé đã ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hay chưa, chỉ cần xét hành vi nhận ngưòi đem đi cấp cứu rồi bỏ vào ruộng lúa hay A và B đã phạm tội "Giết người" với tình tiết định khung tăng nặng "Phạm tội với trẻ em" Hành vi khách quan: A và B mặc dù biết em bé
bị máu ra nhiều nhưng cố tình bỏ em vào ruộng mía không có người nhìn thấy, khiến em bị mất máu nhiều dẫn đến tử vong Việc bị bỏ vào ruộng mía mới là nguyên nhân trực tiếp khiến em bé bị mất quá nhiều máu chứ không phải do vụ va chạm Lỗi của A và B là lỗi cố ý gián tiếp: A và B nhận thức được việc và bắt buộc phải nhận thức được rằng, bỏ một đứa trẻ bị tai nạn đang chảy máu nặng vào ruộng mía không cho ai nhìn thấy thì sẽ dẫn đến cái
Trang 39chết của nó Không cần biết A và B có ý định giết người hay không, chỉ cần
họ có đủ khả năng nhận thức thì phải biết hậu quả chết người tất yếu xảy ra nếu em bé không được phát hiện kịp thời Thấy người ta chết mà cố tình thực
hiện hành vi thì phải nói là anh chấp nhận hậu quả xảy ra Ví dụ 5: Cũng là
tình tiết ở ví dụ 3, nếu A biết chị M bị bệnh tim mà vẫn thực hiện hành vi nhấn còi xe làm chị M giật mình khiến chị lên cơn đau tim rồi bỏ đi không cứu giúp với mục đích muốn gây ra cái chết cho chị M Nếu chỉ xét hành vi khách quan
A chỉ phạm tội không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Nhưng nếu có thể làm rõ được động cơ giết người của A thì
A sẽ phạm tội giết người chứ không phải tội không cứu giúp người khác Ở tình huống này, A cố ý cả về hành vi gây ra tình trạng nguy hiểm cho nạn nhân và cố ý cả về hành vi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến mạng
Thứ ba: Giết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
Các tội phạm có hành vi giết người, chủ thể của hành vi bao giờ cũng
cố ý cả về hành vi và hậu quả mặc dù hậu quả chết người trên thực tế chưa xảy ra Như vậy, nếu chủ thể của hành vi cố ý về hành vi nhưng lại vô ý về hậu quả thì hành vi này không bị coi là hành vi giết người mặc dù hậu quả chết người trên thực tế đã xảy ra Đó chính là trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự: Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người Hành vi được coi là giết người biểu hiện ra bên ngoài có sự điều khiển của ý chí của người thực hiện hành vi và hành vi đó phải có khả năng làm chết người Hành vi được coi là cố ý gây thương tích cũng được điều khiển bằng ý chí của người thực hiện hành vi nhưng khả năng làm chết người nằm ngoài mong muốn của người thực hiện hành vi Đối tượng tác động của hành vi giết người là xâm hại đến quyền được sống của con người, đối tượng tác động của hành vi cố ý gây thương tích là sức khỏe của con người Tuy nhiên, giữa hành
vi giết người và hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người để xác định
Trang 40và định tội danh giết người hay cố ý gây thương tích khó ở chỗ phải xác định được ý chí của chủ thể hành vi có phải là mong muốn tước đọat mạng sống của nạn nhân hay không hay chỉ muốn gây thương tích cho nạn nhân Vậy thì căn cứ vào đâu để có thể xác định được điều đó? Một số ý kiến cho rằng cứ dùng hung khí nguy hiểm đánh vào vùng trọng yếu của cơ thể thì có thể xác định đó là hành vi giết người cấu thành tội giết người Một số ý kiến khác lại cho rằng còn phải căn cứ vào ý chí của chủ thể thực hiện hành vi Rõ ràng về mặt thực tế, căn cứ vào ý chí của chủ thể thực hiện hành vi để xác định đó là hành vi cố ý gây thương tích hay hành vi giết người là hoàn toàn có cơ sở Vì nếu chủ thể của hành vi chỉ dùng thanh sắt đánh vào đầu của nạn nhân sau đó không đánh tiếp đến chết thì không thể coi đó là hành vi giết người Như vậy,
để xác định hành vi đó là hành vi giết người hay hành vi cố ý gây thương tích hoàn toàn có thể căn cứ vào việc chủ thể của hành vi có cố ý về hậu quả chết người hay không (đều cố ý về hành vi) Mặc dù vậy, để xác định được chủ thể của hành vi có cố ý đối với hậu quả chết người hay vô ý đối với hậu quả chết người cũng không phải dễ dàng Không thể xác định được ý chí muốn tước đoạt tính mạng của nạn nhân thì rất khó có thể xác định đó là hành vi giết
người Ví dụ: Nguyễn Văn P đi chăn bò nhưng để bò của mình vào ăn mía
của bà H Vợ chồng bà H đã giữ bò lại để bắt đền P đã đến xin nhưng không được, P đã xông vào giằng dây buộc bò trong tay vợ chồng bà H nhưng vợ chồng bà H nhất định không buông tay Tức quá, P lấy cây gậy đang cầm trên tay đánh vào lưng bò là con bò vùng chạy kéo ngã vợ chồng bà H Bà H bị ngã mạnh vào tảng đá gần đó nên bị dập lá lách và chấn thương sọ não chết tại bệnh viện vài ngày sau đó Có quan điểm cho rằng P đã có hành vi giết
người cấu thành tội giết người với lỗi cố ý vì P đã tước đoạt tính mạng của bà
H trái pháp luật Tuy nhiên có thể thấy rằng mặc dù hành vi đánh bò của P là
cố ý nhưng không đủ cơ sở để kết luận P có ý định hay mong muốn gây ra cái chết cho bà H Như vậy, P chỉ có hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, không phải là hành vi giết người