Qua đó, chỉ ra những vụ việc chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất còn tồn tại, sai sót, giải quyết chưa thỏa đáng và đồng thời đưa ra những bất cập, thiếu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ TRUNG PHƯỚC
THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ)
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu
HÀ NỘI - 2012
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực
Tác giả
Lê Trung Phước
Trang 3MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Tính mới và những đóng góp của đề tài 5
7 Kết cấu của luận văn 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ, THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 7
1.1 Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế 7
1.1.1 Khái niệm thừa kế 7
1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế 10
1.1.3 Người thừa kế 11
1.2 Khái niệm và đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 13
1.2.1 Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 13
1.2.2 Đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 18
1.3 Quá trình phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam 20
1.3.1 Pháp luật thừa kế của chế độ phong kiến 20
Trang 41.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1958 24
1.3.3 Giai đoạn từ 1959 đến 1979 26
1.3.4 Giai đoạn từ 1980 đến 2004 27
1.3.5 Giai đoạn từ 2005 đến nay 31
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 32
2.1 Các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 32
2.1.1 Di chúc và thừa kế theo di chúc về quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đấ 32
2.1.2 Những người thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 35
2.2 Các quy định pháp luật về thừa kế theo pháp luật quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 37
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất qua thực trạng tại thành phố Huế 42
2.3.1 Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Huế 42
2.3.2 Dân số, đơn vị hành chính và diện tích đất của thành phố Huế 44
2.3.3 Đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất qua thực tiễn tại thành phố Huế 46
2.4 Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất tại thành phố Huế 48
2.4.1 Nội dung vụ án thứ nhất 54
2.4.2 Nội dung vụ án thứ hai 61
2.4.3 Nội dung vụ án thứ ba 64
Trang 5Chương 3: KIẾN NGHỊ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 72 3.1 Kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện những quy định của
pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 72 3.1.1 Cần sửa đổi quy định về thời điểm được thực hiện các quyền của
người sử dụng đất ở 72 3.1.2 Về di chúc chung của vợ chồng định đoạt quyền sử dụng đất ở và
nhà ở gắn liền với đất theo di chúc 75 3.1.3 Về di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng là quyền sử dụng đất ở và
nhà ở gắn liền với đất 78 3.1.4 Một số kiến nghị với các cơ quan liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế 80
3.2 Nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ và nhân dân về thừa kế
quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 84
KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, dân số của các phường trên địa bàn thành phố Huế 45 Bảng 2.2: Tổng số vụ án Tòa án nhân dân thành phố Huế giải quyết từ
năm 2005 đến năm 2010 49 Bảng 2.3: Số vụ án dân sự Tòa án nhân dân thành phố Huế giải quyết từ
năm 2005 đến năm 2010 50 Bảng 2.4: Số vụ tranh chấp thừa kế nhà, đất Tòa án nhân dân thành phố
Huế giải quyết từ 2005 đến 2010 51
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và
xã hội Mỗi nhà nước có một thể chế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa
kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp của Nhà nước đó
Sự phát triển nhanh của đời sống kinh tế, xã hội, nên pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nói riêng, hiện nay vẫn chưa thể dự liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực
tế Một số quy định pháp luật về thừa kế còn chung chung, mang tính chất khung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể Do đó, còn nhiều quan điểm trái ngược nhau, nên khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng như cách giải quyết Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội
Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam thì vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ngày càng phong phú, nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp
Thành phố Huế với những nét văn hóa truyền thống rất Việt Nam là mô hình nhà - vườn, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, vừa thể hiện bản sắc văn hóa, trình độ kiến trúc của Huế có những nét tương đồng và khác biệt so với các vùng miền khác ở Việt Nam về mô hình nhà ở, do đó quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất tại thành phố Huế có những nét đặc thù riêng
Trang 8Việc nghiên cứu về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế là một việc làm mang tính cấp thiết, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn Với những lý do đó, học viên đã chọn đề
tài “Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (qua thực tiễn
tại thành phố Huế)” để nghiên cứu, thực hiện luận văn thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều công trình dưới mức độ luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành Ngoài ra, nghiên cứu về thừa kế quyền sử dụng đất nói chung cũng đã có nhiều luận văn cử nhân và cao học luật đã đề cập đến, nhưng nghiên cứu về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trong phạm vi của một tỉnh, một thành phố thì chưa thật sự được chú ý Những công trình khoa học nghiên cứu về thừa kế đều tập trung vào từng quan hệ cụ thể như thừa kế theo di chúc, thừa
kế theo pháp luật Và một số công trình khoa học tiêu biểu như:
- “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của Tiến sĩ Phùng Trung Tập, NXB Tư Pháp, Hà Nội năm 2004;
- “Luật thừa kế Việt Nam” của Tiến sĩ Phùng Trung Tập, NXB Hà Nội, năm 2010;
- “Những qui định chung của quyền thừa kế” của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, NXB Thống kê, năm 2010;
- “Thừa kế theo di chúc và thực tiễn áp dụng” của Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết, NXB Công an nhân dân, năm 2005;
- “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết;
- “Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện;
Trang 9- “Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân
sự Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Hải An;
- “Các điều kiện có hiệu lực di chúc” của Thạc sĩ Nguyễn Hồng Nam Ngoài ra, một số luận văn cao học luật của Khoa Luật - Trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội như: “Thừa kế quyền sử dụng đất tại tỉnh Hà Nam” của Nguyễn Thị Yến; “Những người không được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành” của Hà Diệu Hằng; “Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam” của Nguyễn Hải An; “Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế” của Lã Hoàng Hưng…
Những công trình nêu trên chỉ tập trung nghiên cứu về thừa kế theo pháp luật và theo di chúc mang tính chất chung và phạm vi nghiên cứu tương đối rộng Trong khi đó những vấn đề về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất qua thực tiễn tại thành phố Huế chưa từng được nghiên cứu dưới góc độ là luận văn thạc sĩ
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là dựa trên những cơ sở lý luận về thừa kế nói chung, nhằm nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về thừa kế để giải quyết những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế Qua đó, chỉ ra những vụ việc chia di sản thừa
kế là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất còn tồn tại, sai sót, giải quyết chưa thỏa đáng và đồng thời đưa ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để có kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định pháp luật về di sản
thừa kế là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn nhằm nghiên cứu những điểm phù hợp, chưa phù hợp của pháp luật thừa kế về quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất khi áp dụng vào thực tiễn để có kiến nghị sửa đổi Việc áp dụng
Trang 10pháp luật để giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất ở và nhà ở
gắn liền với đất qua thực tiễn tại thành phố Huế để tìm giải pháp khắc phục
3.2 Mục tiêu cụ thể
Luận văn nghiên cứu sẽ đạt được một số mục tiêu cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thừa kế nói chung
và thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất qua thực tiễn tại thành phố Huế nói riêng
- Phân tích, đánh giá những vấn đề về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất qua thực tiễn tại thành phố Huế
- Phân tích, đánh giá công tác xét xử các vụ khởi kiện về thừa kế quyền
sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất tại thành phố Huế của Tòa án nhân dân thành phố Huế
- Luận văn sẽ chỉ ra những điểm phù hợp, chưa phù hợp, bất cập, thiếu sót, chồng chéo của pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về thừa kế
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, dân sự, nhà ở có liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
- Thực tế giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 112005 đến năm 2010 Qua đó, tác giả phân tích, đối chiếu những quy định pháp luật liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất từ khi Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực và việc Tòa án nhân dân thành phố Huế áp dụng các quy định pháp luật dân sự để giải quyết thừa kế quyền sử
dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
5 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu là dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, phương pháp luận biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử Bên cạnh đó, luận văn sử dụng những phương pháp khoa học khác như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê cũng được sử dụng để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra
Một số vụ án giải quyết thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế cũng được sử dụng có chọn lọc để bình luận trong quá trình nghiên cứu Các số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành
phố Huế cũng được tham khảo để việc nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn
6 Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Luận văn nghiên cứu có những điểm mới sau đây:
+ Luận văn sẽ hệ thống hóa các quy định về pháp luật thừa kế nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nói riêng để làm cơ sở pháp lý cho công tác xét xử các vụ tranh chấp về thừa kế, nhằm góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn thành phố Huế
+ Luận văn sẽ nêu ra và phân tích một số vụ khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế, từ
đó chỉ ra một số điểm phù hợp, chưa phù hợp, bất cập, thiếu sót, chồng chéo của pháp luật về thừa kế, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2005
- Luận văn phân tích có hệ thống một số quy định của pháp luật về thừa
Trang 12kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất Qua đó, nêu ra những quy định phù hợp, chỉ ra những quy định còn bất cập để có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật thừa kế về quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất Làm cơ sở pháp lý cho công tác xét xử tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nói chung và trên địa bàn thành phố Huế nói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1 Những vấn đề lý luận về thừa kế, thừa kế quyền sử dụng
đất ở và nhà ở gắn liền với đất;
- Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thừa
kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất tại thành phố Huế;
- Chương 3 Kiến nghị phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả
thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
Trang 13Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ, THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
1.1 Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế
1.1.1 Khái niệm thừa kế
Nghiên cứu pháp luật về thừa kế được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như xã hội học, triết học, kinh tế học và pháp lý để xây dựng khái niệm thừa kế và quyền thừa kế hoàn thiện hơn, đảm bảo sự đánh giá toàn diện trong quá trình nghiên cứu
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người Thừa kế là một quan hệ xã hội, là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhân phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc Chế độ mẫu hệ với địa vị chủ đạo của người phụ nữ đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo đã tạo ra tiền
đề cho việc thừa kế tài sản của các con và những người thân thuộc của người
mẹ Angghen viết:
“Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ” [1; 79]
Thời kỳ nguyên thuỷ, việc thừa kế được hình thành theo tập quán của
Trang 14thị tộc Tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ chết đi thì di sản được chuyển cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thị tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác Đây chính là hình thức thừa kế đầu tiên của xã hội loài người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc sống chung cho thị tộc
Trong thị tộc, quan hệ thừa kế thực hiện theo chế độ mẫu quyền và được lưu truyền đến các thế hệ sau theo tập quán của thị tộc Mặc dù, trong xã hội thị tộc có sự phát triển kinh tế - xã hội, việc quản lý, điều hành công việc trong thị tộc, bộ lạc đã tiến bộ, công việc chính do những người bô lão, tộc trưởng, tù trưởng có uy tín thực hiện Tuy vậy, không ai được hưởng nhiều hơn người khác và không được vi phạm chế độ sở hữu chung của thị tộc Trong thị tộc, cuộc sống hằng ngày người ta quan hệ với nhau theo những phong tục, tập quán đã tồn tại từ đời này qua đời khác, các thành viên của thị tộc cùng làm cùng hưởng, cùng chia sẻ buồn, vui nên thừa kế tài sản cũng theo những tập quán đó mà tồn tại Cùng với sự phát triển của lịch sử, tập quán thừa kế của xã hội nguyên thủy được nhà nước chiếm hữu nô lệ thừa nhận để điều chỉnh quan hệ thừa kế trong xã hội Đây là hình thức đầu tiên của pháp luật - luật tục
Nền sản xuất xã hội phát triển đã làm thay đổi địa vị của người phụ nữ
Sự ra đời của nhiều ngành nghề mới như nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt đòi hỏi sức khoẻ và trí tuệ của người đàn ông, sản phẩm lao động mà người đàn ông làm ra không những đủ nuôi sống gia đình mà còn tạo ra nhiều của cải dư thừa Địa vị của người đàn ông trong gia đình và trong từng thị tộc, bộ lạc dần dần được thiết lập Đặc biệt, khi nhà nước ra đời và qui định chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã làm cho con cái biết rõ cha mẹ mình Từ đó trong quan hệ gia đình xác lập huyết thống theo họ cha và chế độ gia đình phụ
hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ Chế độ mẫu hệ đã dần mờ nhạt thay bằng chế
Trang 15độ phụ hệ với vai trò gia trưởng đặc trưng của người đàn ông Các con trong gia đình có huyết thống với người cha sẽ mang họ cha và được thừa kế tài sản của cha Qua mỗi giai đoạn lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người tương ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, theo đó hình thức gia đình thì việc điều chỉnh quan hệ sở hữu có thay đổi dẫn theo sự thay đổi của quan hệ thừa kế đó là do các nguyên nhân về kinh tế, quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân trong xã hội quyết định Như vậy, ngay từ khi nhà nước và pháp luật chưa ra đời thì thừa kế đã được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc Người hưởng tài sản, có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán do thế hệ trước để lại
Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước dùng pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế, vì vậy quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế để đạt mục tiêu nhất định, điều này phụ thuộc vào các chế độ xã hội khác nhau Việc điều chỉnh pháp luật của các quan hệ thừa kế, cho phép cá nhân thực hiện được quyền định đoạt tài sản của mình ngay cả sau khi chết
Ở Việt Nam, việc thừa kế di sản đã hình thành theo tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền, thậm chí việc chia di sản thừa kế còn theo truyền thống của dòng tộc Con cháu trong gia đình được hưởng di sản từ ông bà, cha mẹ và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng tổ tiên nhắc nhở con cháu nhớ công ơn của người đã chết Đây là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam được lưu truyền đến ngày hôm nay
Theo Từ điển luật học: “Thừa kế là sự truyền lại tài sản của người
đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật”
[25; 486] Và theo Từ điển Tiếng Việt thừa kế là: “Hưởng của người chết để lại cho” [26; 938]
Trang 16Như vậy, có thể hiểu khái niệm thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển những giá trị vật chất, tinh thần và những truyền thống, tập quán do thế hệ trước để lại
1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế
Khi nói đến quyền thừa kế là quyền chủ quan của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về thừa kế, những người tham gia có quyền để lại tài sản, thành quả lao động, các quyền và lợi ích của mình cho người khác thừa hưởng Người thừa kế có quyền nhận di sản và hưởng giá trị vật chất, giá trị tinh thần và các lợi ích khác phát sinh từ di sản
Quyền thừa kế chỉ có thể phát sinh trong một xã hội có nhà nước và pháp luật Quyền thừa kế hàm chứa những yếu tố cấu thành một quan hệ pháp luật và có những đặc điểm pháp luật đặc thù Chế định về quyền thừa kế qui định về quyền tự định đoạt của chủ thể trong việc để lại di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật và quyền của người được thừa kế di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, quyền hưởng hoặc từ chối hưởng di sản theo những điều kiện
do pháp luật qui định Hình thức dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật chính là
cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của người thừa kế hợp pháp Như vậy, giữa quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế có mối quan hệ qua lại với nhau Nếu quyền thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của người thừa kế hợp pháp, thì quyền sở hữu lại chi phối trực tiếp đến quyền thừa kế Quyền thừa kế luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc, là phương tiện để duy trì, củng cố quyền sở hữu trong mỗi chế độ xã hội khác nhau Căn cứ vào các quy định của pháp luật về thừa kế, có thể hiểu quyền thừa kế theo hai nghĩa sau:
Thứ nhất, quyền thừa kế theo theo nghĩa rộng (nghĩa khách quan) là
Trang 17tổng hợp các qui phạm pháp luật qui định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống Thừa kế là một chế định pháp luật dân
sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự pháp luật nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo
vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Thứ hai, quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng
Như vậy, quyền thừa kế là quyền tự quyết của người nhận di sản Quyền thừa kế chỉ có thể thực hiện được khi người có di sản chết, những người thừa
kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người để lại di sản thể hiện ý chí nhận
di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế của người để lại di sản
kế theo pháp luật thì bao giờ cũng là cá nhân và có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người chết để lại di sản
Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”
Trang 18Điều kiện để cá nhân trở thành người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế Người thừa kế là cá nhân còn có thể là người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi người để lại đi sản chết Quy định này còn phụ thuộc vào việc di sản thừa kế được chia theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật Nếu là thừa kế theo pháp luật, thì chỉ con của người thừa kế đã thành thai tại thời điểm mở thừa kế, sinh ra
và còn sống sau thời điểm mở thừa kế mới được quyền hưởng di sản Nếu là thừa kế theo di chúc, thì người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ
ai Do đó, có thể xảy ra hai trường hợp:
- Nếu trong di chúc chỉ rõ người lập di chúc muốn để lại di sản cho người đã thành thai và nói rõ là con của cha, mẹ nào, thì phải xác định người
đó đã thành thai vào thời điểm nào, và người đó phải là con của cha, mẹ nào phải được nêu trong di chúc
- Trường hợp người để lại di sản không nói rõ là con của cha, mẹ nào, thì chỉ cần xác định người đó đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra
và còn sống sau khi người để lại di sản chết Người đó sẽ có quyền thừa kế di sản theo di chúc mà không cần xác định cha là ai
Đối với cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc thì cơ quan,
tổ chức được thừa kế đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Điều đó
có nghĩa là tại thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc được hưởng thừa kế di sản của người lập di chúc vẫn đang hoạt động bình thường, chưa bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt cần lưu ý, trong di chúc, người để lại di sản chỉ định để lại toàn bộ di sản cho một pháp nhân, nhưng vào thời điểm mở thừa kế, pháp nhân này đã sáp nhập thì pháp nhân đó vẫn được hưởng di sản Vì pháp nhân
cũ không còn tồn tại một cách độc lập nhưng pháp nhân mới vẫn kế tục nhiệm
vụ của pháp nhân cũ
Trang 191.2 Khái niệm và đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
1.2.1 Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, nó liên quan đến mọi người, mọi tổ chức và được nhà nước hết sức quan tâm Có lẽ không có một loại tài sản nào gắn với mọi người, mọi nhà nhưng chỉ có một chủ thể được quyền sở hữu đó là Nhà nước, còn người sử dụng đất tuy không phải là chủ sở hữu nhưng lại có các quyền (10 quyền) tương tự như các quyền của một chủ sở hữu tài sản và đương nhiên vì không phải chủ sở hữu nên người sử dụng loại tài sản đặc biệt này có những hạn chế nhất định
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì vấn đề thừa kế được đặt ra từ Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 1993 và đặc biệt là khi Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời, Nhà nước đã thừa nhận người sử dụng đất có 10 quyền Vậy thừa kế quyền sử dụng đất là gì? Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa
kế theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai [03; Đ733]
Quyền sử dụng đất là một tài sản đặc biệt, có giá trị và có thể đưa được vào giao lưu dân sự, vì vậy quyền thừa kế loại quyền tài sản này cũng được thực hiện như đối với các loại tài sản khác dưới hình thức thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật Cũng như việc để thừa kế các loại tài sản khác, chủ thể thừa kế quyền sử dụng đất bao giờ cũng là cá nhân (cá nhân được giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc cá nhân là thành viên của hộ gia đình được giao đất)
Sau khi người để lại di sản chết, tổ chức, cá nhân nhận thừa kế quyền
sử dụng đất phải thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường,
Trang 20hoặc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại
xã, thị trấn Sau khi bên nhận thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện xong nghĩa
vụ tài chính, hoặc có quyết định về việc không thuộc diện phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, thì được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thừa kế
Đối với quyền của chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất Theo qui định tại Điều 21 Luật nhà ở thì:
“Quyền của chủ sở hữu nhà ở
1 Chiếm hữu đối với nhà ở
2 Sử dụng nhà ở
3 Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật
4 Bảo trì, cải tạo, phá dỡ hoặc xây dựng lại nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật có liên quan
5 Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của mình
6 Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác nhận những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật này
7 Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật”
Hiện nay, ở Việt Nam nhà ở được hình thành từ rất nhiều nguồn: do cá nhân tự xây dựng, được tặng cho, mua nhà trong căn hộ chung cư, nhà được đền bù do giải phóng mặt bằng, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà được cấp theo một quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền… ngoài quyền của
Trang 21chủ sở hữu nhà ở, là nghĩa vụ của họ Tại Điều 22 Luật nhà ở năm 2005 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu:
“1 Thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục khi đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật này
2 Quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở của mình theo quy định của pháp luật nhưng không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
3 Thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật khi bán, cho thuê, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở
4 Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật khi được Nhà nước cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận và trong quá trình sử dụng nhà ở
5 Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc
xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, về việc giải toả, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở hoặc khi Nhà nước trưng dụng, trưng mua, mua trước nhà ở
6 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”
Theo quy định tại Điều 112 và Điều 113 Luật nhà ở năm 2005 quy định
về thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần: Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất mà người thừa kế là một hoặc các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại thì những người này được thừa kế nhà
ở đó theo di chúc hoặc theo pháp luật Trường hợp có người thừa kế không phải là chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì người thừa kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ được thừa kế Về nhà ở thuộc sở hữu
Trang 22chung theo phần thì phần nhà ở của người để lại thừa kế được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; nếu nhà ở được bán để chia giá trị thì những người thừa kế được ưu tiên mua; nếu những người thừa kế không mua thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần thừa kế nhà ở đó và thanh toán cho những người thừa kế giá trị nhà ở đã mua
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, có giá trị và có thể đưa vào giao lưu dân sự, vì vậy quyền thừa kế loại quyền tài sản này cũng được thực hiện như đối với các loại tài sản khác dưới hình thức thừa kế theo di chúc hoặc thừa
kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật dân sự Theo quy định tại Điều
106 Luật đất đai năm 2003, thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất khi đảm bảo các điều kiện:
Quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất xét về mặt chủ quan được hiểu là quyền năng của người có quyền sử dụng đất ở trong việc khai thác sử dụng diện tích đất ở vào việc xây dựng nhà ở Quyền năng này được
Trang 23qui định tại Điều 62 của Hiến pháp năm 1992 và Luật nhà ở năm 2005 Điều
62 Hiến pháp qui định: “Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo qui hoạch
và theo pháp luật Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật”
Với phương diện chủ quan, chủ ở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có quyền khai thác nhà ở và diện tích đất ở nhằm mục đích để ở, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của chủ sở hữu và các thành viên trong gia đình Chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tự mình thực hiện các hành vi cho thuê, chuyển đổi, để lại thừa kế, tặng cho nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở cho người khác;
có quyền tự định đoạt khởi kiện hay không khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo
vệ quyền sở hữu của mình đối với quyền sử dụng đất ở và nhà ở, khi có hành
vi xâm phạm đến việc thực hiện quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất
ở của mình như cản trở, xâm lấn địa giới đất ở liền kề
Như vậy, quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất hiểu theo phương diện chủ quan là việc chủ sở hữu tự mình thực hiện các quyền năng
do pháp luật qui định để biến các quyền năng này trên thực tế mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu Đồng thời là quyền tự ngăn chặn, quyền khởi kiện khi có các hành vi xâm phạm đến quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
Từ những phân tích trên, tác giả có thể nêu khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất như sau:
Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất là việc dịch chuyển quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất của cá nhân đã chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, theo đó người thừa kế trở thành chủ sở hữu của quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất do được thừa kế, có các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu quyền sử dụng đất ở và nhà
ở gắn liền với đất
Trang 241.2.2 Đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
Về bản chất, thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất cũng giống như thừa kế các loại tài sản khác Tuy nhiên, thừa kế quyền sử dụng đất
ở và nhà ở gắn liền với đất còn có những đặc điểm tương đối độc lập với thừa
kế các tài sản khác ngoài quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
- Đối với quyền sử dụng đất ở: Do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
cho nên đất đai trước hết thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và do Nhà nước thống nhất quản lý Do vậy, việc thừa kế quyền sử dụng đất ở cũng không nằm ngoài nguyên tắc thừa kế quyền sử dụng đất nói chung, tuy rằng thừa kế quyền sử dụng đất ở không cần phải có các điều kiện như đối với thừa kế đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản Đất ở được hiểu là đất
do Nhà nước giao cho cá nhân hoặc hộ gia đình và qui định chế độ pháp lý cho loại đất này được khai thác sử dụng để xây dựng nhà ở ổn định và lâu dài Nhưng đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, cá nhân có quyền sử dụng đất ở chỉ có quyền chiếm hữu, khai thác do vậy quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 Vì vậy, di sản thừa kế không phải là đất ở hay diện tích đất ở, mà phải được hiểu là thừa kế quyền sử dụng đất ở, theo đó quyền sử dụng đất ở là tài sản để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
Đất đai nói chung và đất ở nói riêng đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do đó việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất ở không những phải tuân theo những qui định về thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2005, mà còn phải thỏa mãn các điều kiện về thừa kế đất ở theo qui định của Luật đất đai năm 2003; tuân theo các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng những qui định của pháp luật về thừa kế đất ở trong những trường hợp cụ thể liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng đất ở tại Việt Nam Mặt khác, thừa kế quyền sử dụng đất ở là một căn cứ xác lập quyền sử dụng đất
Trang 25ở của người thừa kế, là một trường hợp chuyển quyền sử dụng đất ở qua thừa kế quyền tài sản Phương thức chuyển giao quyền sử dụng đất ở theo thừa kế được thể hiện ở những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chuyển giao quyền sử dụng đất ở theo thừa kế là việc người thừa kế quyền sử dụng đất ở không có nghĩa vụ nộp bất kỳ một khoản tiền nào cho bất kỳ ai
Thứ hai, nếu thừa kế quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, thì chỉ những người được thừa kế theo pháp luật của người để lại quyền sử dụng đất ở được hưởng, nhưng không phải bao giờ cũng được hưởng quyền này bằng hiện vật Đặc điểm này thể hiện rõ trong hoàn cảnh thực tế đất ở là di sản thừa kế nhưng có diện tích nhỏ, có nhiều người thừa kế thì không thể chia được theo hiện vật, khi đó phải qui giá trị quyền sử dụng đất ở ra thành tiền để chia Nguyên tắc chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở theo giá trị cũng được
áp dụng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không có các điều kiện theo qui định của pháp luật là được sử dụng đất ở tại Việt Nam
- Đối với thừa kế nhà ở gắn liền với đất: nhà ở gắn liền với đất là tài
sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc sở hữu của nhiều cá nhân và sau khi
cá nhân chết, nhà ở hoặc phần diện tích nhà ở gắn liền với đất của cá nhân đó
là di sản thừa kế được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật như các loại tài sản khác của người để lại di sản Thông thường, nhà ở là vật chia được, do vậy khi chia di sản là nhà ở gắn liền với đất cũng tuân theo nguyên tắc chia bằng hiện vật
Người được thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất phải thực hiện các qui định của pháp luật về kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất ở
và nhà ở gắn liền với đất để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
và nhà ở gắn liền với đất đối với phần nhà ở và đất ở được hưởng thừa kế
Thừa kế nhà ở được xác định là thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung
Trang 26hợp nhất và sở hữu chung theo phần Theo qui định tại Điều 112 Luật nhà
kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ được thừa kế”
Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì phần nhà ở của người
để lại thừa kế sẽ được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật Trong trường hợp nhà ở là di sản được bán để chia giá trị thì những người thừa kế được ưu tiên mua Nếu những người thừa kế không mua thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần thừa kế nhà ở đó và thanh toán cho những người thừa kế giá trị nhà ở đã mua
Như vậy, đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất có hệ quả là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất cho người có quyền thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với những qui định của pháp luật dân sự về thừa kế, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở
1.3 Quá trình phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam
1.3.1 Pháp luật thừa kế của chế độ phong kiến
Chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại qua nhiều thế kỷ và mỗi triều đại điều xây dựng cho mình bộ máy nhà nước và pháp luật để củng cố địa
vị của giai cấp thống trị Pháp luật phong kiến Việt Nam mang đậm ảnh hưởng của nho giáo lễ nghi và pháp luật là yếu tố cơ bản kết dính các yếu
tố khác của nền quân chủ bao gồm quan hệ vua - tôi, vua quan - dân chúng,
cơ cấu bộ máy nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự xã hội Pháp luật phong kiến Việt Nam tiêu biểu là Bộ luật Hồng Đức (1483),
Trang 27Bộ luật Gia Long (1815); ngoài các bộ luật, các nhà nước phong kiến còn ban hành các chiếu thư, chỉ dụ, lệnh Vua nội dung các bộ luật điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội trong đó có những quy định về thừa kế (thừa kế theo
di chúc và thừa kế theo pháp luật)
Tại Điều 390 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hỏa trong chúc thư”, quy định này thể hiện mọi người đều có quyền để lại hương hỏa cho con cháu Trong luật Hồng Đức quy định con trai, con gái, con nuôi đều có quyền thừa kế của cha mẹ
Nhưng trong Bộ luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai Điều 388 Bộ luật Gia Long quy định về thừa kế theo di chúc quy định: “Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình” Xét về mặt nội dung thì các quy định về thừa kế của Bộ luật Gia Long và Bộ luật Hồng Đức tương đối chặt chẽ và đầy đủ Trong các triều đại phong kiến quan hệ về hôn nhân gia đình và thừa kế bị ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng nho giáo đó là trọng nam khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng trong gia đình
Khi nói đến tài sản trong gia đình, các quy định của pháp luật phong kiến đề lên hàng đầu là điền thổ Theo quy định tại Điều 374 và Điều 375 của Quốc triều hình luật chỉ đề cập đến điền thổ, hoàn toàn không nói đến các tài sản khác
Quan hệ thừa kế được quy định trong Bộ luật Hồng Đức chủ yếu là quy định khi cha mẹ còn sống thì không bao giờ nảy sinh việc thừa kế tài sản, vì trong gia đình con cái không có quyền tài sản Nếu cha hoặc mẹ chết, người còn sống (mẹ hoặc cha) tiếp tục nắm quyền chủ tài sản, do vậy quan hệ thừa
kế vẫn chưa thể nảy sinh Mục đích sâu xa của quan hệ hôn nhân và gia đình phong kiến là duy trì và bảo vệ sự trường tồn của gia đình phụ hệ, của dòng
họ tức là lưu truyền dòng dõi và thờ phụng tổ tiên Nên nhà làm luật phong
Trang 28kiến coi thừa kế không chỉ là quyền lợi cá nhân mà quan trọng hơn là vì mục đích sâu xa trên Bởi vậy, thừa kế chỉ phát sinh khi trong gia đình xảy ra một trong hai trường hợp đó là:
- Nếu vợ chồng không có con khi một trong hai người chết, quan hệ thừa kế phát sinh
- Nếu vợ chồng có con, thì phải đến khi cả hai người đã chết, mới phát sinh quan hệ thừa kế
So với Bộ luật Hồng Đức, điểm khác ở pháp luật thừa kế của Bộ luật Gia Long là đề cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyền thừa kế của con trai, con gái chỉ có quyền khi một gia đình tuyệt tự Bộ luật Gia Long không quy định thừa kế của người vợ Tuy nhiên, trong lĩnh vực gia đình và tài sản
Bộ luật Gia Long vẫn cho phép căn cứ vào “luật cũ” mà xử sự Quy định này
đã bổ khuyết cho pháp luật triều Nguyễn về thừa kế
Xét về mặt nội dung, các quy định về thừa kế trong Bộ luật Gia Long tương đối chặt chẽ, đầy đủ và đã thừa nhận hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật:
- Về thừa kế theo di chúc: Bộ luật Gia Long khẳng định “Nếu ông bà, cha mẹ đã di chúc chia của thì tôn trưởng cũng không được đi thưa kiện” Nhưng Bộ luật lại không quy định về thể thức viết di chúc Về thời điểm mở thừa kế, luật định rằng: “Đang lúc còn để tang cha mẹ mà anh em tách hộ khẩu, chia hẳn gia sản thì phạt 80 trượng” Căn cứ vào chế độ để tang gia đình, chúng ta có thể thấy thời điểm phát sinh thừa kế theo Bộ luật Gia Long
là sau khi để tang cha mẹ 3 năm
Quy định này thể hiện sự nhất quán từ chế độ để tang, chia thừa kế đến tranh chấp, kiện tụng về gia sản Bộ Luật Gia Long ghi rõ là sau 5 năm trở lên mới giải quyết thưa kiện về chia gia tài điền sản; trừ trường hợp có văn bản phân chia nộp lên cùng văn tự bán đất có thật thì phải giải quyết, theo đó
Trang 29người chủ cũ không được chia, không được chuộc Nghĩa là tài sản đó đã được chuyển quyền, mọi thưa kiện đều không có giá trị
- Về thừa kế theo pháp luật:
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Gia Long: “Lễ thờ tổ tiên rất coi trọng Con lớn, nhỏ, dòng đích, dòng nhánh đều là con Nhưng trước hết phải lập trưởng tử dòng đích Nếu người này có sự cố gì đó mới lập con kế dòng đích làm trưởng tử”
Thừa kế tự sản trong gia đình theo thứ tự ưu tiên của Bộ luật Gia Long
là trưởng tử dòng đích, nếu trưởng tử chết thì cháu đích tôn thay cha thờ trọng
để thờ cúng tổ tiên, đây là trường hợp thừa kế thế vị; con kế dòng đích; con dòng nhánh; lập đích tử trong “chiêu mục tương đương” nếu không có con trai Theo qui định tại lệ 2 Điều 83 Bộ luật Gia Long thì nếu trong thân thuộc không có người đáng được thừa kế tự sản thì con gái được thừa kế Nếu người lập tự không bằng lòng với con lập tự hoặc có hiềm khích thì cho phép trình quan ty để lập người khác
Bộ luật Gia Long quy định về diện và hàng thừa kế chủ yếu là con trai với phần thừa kế bằng nhau Theo quy định tại lệ 1, Điều 83 Bộ luật Gia Long thì: “Con trai dòng chính, dòng nhánh từ người làm quan có tập ấm, thì trước hãy để con cháu dòng chính thừa kế tài sản Khi phân chia gia tài, điền sản thì không cần biết là thê, thiếp, nô sinh mà chỉ phải chia đều cho số con” Nếu tôn trưởng chia gia tài không đồng đều thì xử từ 20 roi đến 100 trượng
Như vậy, Bộ luật Gia Long không ghi nhận quyền thừa kế của con gái như Bộ luật Hồng Đức nhưng cũng không có quy định nào cấm con gái được hưởng thừa kế Việc con gái có được hưởng thừa kế hay không, các nhà làm luật triều Nguyễn để dành cho phong tục tập quán của từng địa phương hoặc
sự thỏa thuận trong nội bộ gia đình
Thời kỳ Pháp thuộc, ở Việt Nam áp dụng các bộ luật: Bộ Dân luật Bắc
Trang 30kỳ (1931); Bộ Hoàn Việt Trung kỳ hộ luật (1936) Các bộ luật này đều quy
định hai hình thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
Theo Điều 310 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “Của thừa kế truyền lại cho ai là do ý muốn của người mệnh một hoặc do pháp luật quy định, sự thừa
kế chỉ bắt đầu từ lúc người để lại thừa kế chết”
Pháp luật cũng tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người để lại thừa kế, nếu không có di chúc thì mới chia theo pháp luật Chủ thể lập di chúc được quy định tại Điều 321 Bộ Dân luật Bắc kỳ, Điều 313 Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật là người đã thành niên hoặc đã thoát quyền và có trí khôn thì
có tư cách lập di chúc Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế của một hoặc nhiều người được thừa kế tài sản của mình Về hình thức di chúc được quy định là phải lập thành văn bản có viên chức thị thực và phải có hai người thành niên làm chứng nếu người lập di chúc không tự viết mà đọc cho người khác viết hộ Bên cạnh các quy định về nội dung di chúc, trong Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Hoàng Việt trung kỳ hộ luật còn quy định về việc hủy bỏ di chúc, sự thất hiệu của di chúc hoặc hương hỏa
Về thừa kế theo pháp luật cũng được quy định trong Bộ Dân luật Bắc
kỳ (từ Điều 337 đến Điều 343) và Bộ Hoàng Việt trung kỳ hộ luật (từ Điều
332 đến Điều 338) Theo Điều 388 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “Những di sản không có chúc thư, thì truyền sang cho con người mệnh một, con trai, con gái đều được chia bằng nhau ” Một người chết mà không làm di chúc thì di sản được chia cho tất cả các con không phân biệt trai gái và có quy định về hàng thừa kế theo pháp luật
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1958
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Song song với việc củng cố chính quyền còn non trẻ, đối phó với rất nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, văn hóa, xã hội Pháp luật của chế độ
Trang 31mới cũng được hình thành và phát triển, trong đó quyền thừa kế của nông dân cũng được coi trọng Pháp luật thừa kế của Nhà nước ta đã xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến trong quan hệ thừa kế và thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình loại bỏ tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền lợi cho người
vợ góa chồng đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản của chồng
và người con gái đã kết hôn
Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945, đã cho phép áp dụng sắc lệnh của chế độ cũ, trong đó có những quy định về quyền thừa kế, ngoại trừ những điều khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do thời điểm lịch sử lúc đó chưa cho phép chúng ta xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản pháp luật Đặc biệt, Sắc lệnh số 97-SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật (do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, chiếu theo sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 tạm giữ những luật lệ hiện hành ở Việt Nam) để thực thi cho đến khi ban hành những
bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam Sắc lệnh số 97-SL quy định những nguyên tắc cơ bản được coi là nền tảng cho việc xây dựng pháp luật dân sự sau này, trong đó có luật hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản Các nguyên tắc
cơ bản đã được ghi nhận đó là: quyền bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình, vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền hưởng di sản của cha, mẹ; người chồng góa hay người vợ góa, các con
đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thành tài sản chung; quyền nhận hay không nhận di sản thừa kế của người là con cháu hoặc vợ hay chồng của người chết được bảo hộ; các chủ nợ của người chết không có quyền đòi nợ quá số di sản của người đó để lại
Những nội dung trên của Sắc lệnh số 97-SL đã cụ thể hóa Điều 19 Hiến pháp năm 1946: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương
Trang 32diện” và Điều 12 Hiến pháp năm 1946, quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” Như vậy, những quy định trong Sắc lệnh số 97-SL là tư tưởng chỉ đạo trong pháp luật dân sự nói chung và của pháp luật thừa kế nói riêng trong suốt thời gian dài cho đến khi pháp lệnh thừa kế năm 1990 ra đời
Trong giai đoạn này, để hướng dẫn Tòa án các cấp giải quyết thống nhất trong việc giải quyết những tranh chấp về thừa kế, căn cứ vào những quy định của Hiến pháp năm 1946 và tinh thần của Sắc lệnh số 97-SL, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1742-BNC ngày 18 tháng 9 năm 1956 quy định rõ vợ hoặc chồng của người chết có quyền thừa kế ngang với các con; vợ
lẽ và con nuôi chính thức của người để lại di sản có quyền thừa kế như vợ cả
và con đẻ của người đó Vợ góa của người để lại di sản kể cả vợ lẽ đều có quyền thừa kế di sản của chồng và hưởng phần di sản ngang nhau với các thừa kế cùng hàng khác Quy định này đã củng cố thêm nguyên tắc “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”
1.3.3 Giai đoạn từ 1959 đến 1979
Giai đoạn này với sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 đã công nhận vấn
đề thừa kế thành nguyên tắc và Điều 19 quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật, bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi”
Tại Điều 14, Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận pháp luật bảo hộ quyền
sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân đồng thời pháp luật bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhận hợp pháp, của cải
để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác, quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân được bảo đảm
Trang 33Nhằm đáp ứng nhu cầu xét xử trong giai đoạn này, Tòa án nhân dân Tối cao trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó đã ban hành Thông tư số 594-NCPL ngày 27 tháng 8 năm 1968 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế và đã quy định quyền bình đẳng nam, nữ trong việc hưởng di sản; các con của người chết không phân biệt giới tính, trẻ già, có năng lực hành vi hay không có năng lực hành vi dân sự đều được hưởng phần di sản ngang nhau; vợ hoặc chồng của người để lại di sản được thừa kế ở hàng thứ nhất cùng với các con của người đó Ngày
02 tháng 8 năm 1973 Tòa án Tối cao đã ban hành Thông tư số 02 TATC để hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản liệt sĩ
1.3.4 Giai đoạn từ 1980 đến 2004
Điều 27 và Điều 19 Hiến pháp năm 1980 ghi nhận:
“Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” và “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng;
cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”
Như vậy, khác với những quy định của pháp luật trước đó, cá nhân không còn quyền sở hữu đối với đất đai, kể từ ngày Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực thi hành Do đó, di sản thừa kế của công dân trong giai đoạn này không còn tài sản là đất đai Từ quy định này, quyền sở hữu của công dân chỉ giới hạn trong phạm vi các tài sản như thu nhập hợp pháp, của cải để dành,
Trang 34nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong trường hợp được làm ăn riêng lẻ
Theo qui định của Luật đất đai năm 1987, thì các quyền dân sự của công dân đối với đất đai bị hạn chế hơn các thời kỳ trước đó Điều 22 Luật đất đai năm 1987 qui định: “Khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Tòa án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất ở, vật kiến trúc hoặc cây lâu năm đó” Theo qui định, thì thời kỳ này việc chia di sản thừa kế là đất ở gặp nhiều khó khăn Nếu diện tích đất ở do người chết để lại mà không có vật kiến trúc hoặc cây lâu năm trên đất mà có tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân Tòa án nhân dân chỉ giải quyết các tranh chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất Theo đó, di sản thừa kế là nhà ở gắn liền với đất ở thì khi có tranh chấp về di sản thừa kế này, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
Luật đất đai năm 1993, được ban hành vẫn theo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý Theo qui định tại Điều 3 của Luật này thì:
“1- Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất 2- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất
Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
3- Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất và cho thuê đất do Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định”
Và tại khoản 3, Điều 76 Luật đất đai năm 1993, qui định:
“Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp
Trang 35trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế”
Như vậy, quyền sử dụng đất ở là tài sản, là di sản thừa kế của người có quyền sử dụng khi còn sống và quyền sử dụng đất ở là di sản được chia thừa
kế sau khi người sử dụng đất qua đời thì những tranh chấp về thừa kế quyền
sử dụng đất ở thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Tuy nhiên, với quyền
sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất ở nói riêng, người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Tại khoản 3 Điều 38 Luật đất đai năm 1993 qui định: “Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Tòa án giải quyết”
Theo qui định trên, thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất nói chung và tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở nói riêng được thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, nếu di sản thừa kế có các tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất
mà các thừa kế có yêu cầu chia thừa kế thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết Theo đó, khi chia di sản thừa kế là tài sản gắn liền với đất thì quyền sử dụng đất
ở này cũng được chia cùng các tài sản khác trên đất cho người thừa kế
Thứ hai, các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Nếu đất ở cho dù chưa có nhà ở hoặc cây lâu năm trên đất đó, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, thì quyền sử dụng đối với diện tích đất ở này là di sản thừa kế và khi có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Như vậy, đối với diện tích đất ở do người chết để lại đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
Trang 36được coi là di sản thừa kế, và được chia cho những người thừa kế Theo qui định của Luật đất đai năm 1987 và Luật đất đai năm 1993, đều thừa nhận quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất ở nói riêng là tài sản của người có quyền sử dụng và thừa nhận quyền sử dụng đất là di sản thừa kế Nhưng những qui định đó chỉ được xem như là những nguyên tắc cơ bản cho nên không phải tất cả các loại đất điều là di sản thừa kế và đều được phân chia theo qui định của pháp luật về thừa kế (giai đoạn này đã có Pháp lệnh thừa kế năm 1990) Chỉ có những diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo qui định của Luật đất đai năm 1987 và Luật đất đai năm 1993
và diện tích đất đó được cấp cho cá nhân mới được coi là di sản thừa kế và được chia thừa kế theo qui định của pháp luật thừa kế
Quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của công dân được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự của Nhà nước ta đã khẳng định quyền thừa kế tài sản của công dân Việt Nam luôn luôn được pháp luật bảo hộ và không ngừng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử Những nguyên tắc về thừa kế di sản và những quy định về thừa kế của công dân đã được pháp điển hóa một cách cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 1995 Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự là nhằm bảo vệ quyền bình đẳng, tự nguyện của công dân tham gia quan hệ thừa kế di sản và quyền được hưởng di sản của những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật Pháp luật thừa kế không xuất hiện một cách ngẫu nhiên và cũng không phản ánh thụ động các quan hệ trong xã hội Những nguyên tắc, trình tự và thủ tục chuyển dịch tài sản của người chết cho những người thừa kế được pháp luật điều chỉnh trên cơ sở các quan hệ tài sản qua mỗi thời kỳ phát triển của xã hội có giai cấp và mang bản chất giai cấp sâu sắc
Trang 371.3.5 Giai đoạn từ 2005 đến nay
Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời đã hoàn thiện thêm những quy định
về thừa kế Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2005 đã có những quy định cụ thể và phù hợp hơn với đời sống thực tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Thừa kế được quy định ở phần thứ tư từ Điều 631 đến Điều 687 của
Bộ luật dân sự năm 2005, riêng quy định về thừa kế quyền sử dụng đất được quy định tại các Điều: 733, 734, và 735; quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến thừa kế được quy định tại Điều 767 và Điều 768 Ngoài ra, thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trong giai đoạn này còn được quy định tại Luật đất đai năm 2003, Luật công chứng năm 2006 và Luật nhà ở năm 2005 (quy định tại Điều 112 và Điều 113) và các văn bản hướng dẫn dưới luật khác đã quy định rất chi tiết, cụ thể về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất, cụ thể: Nghị quyết
số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc quy định giải quyết đối với một số trường hợp
cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất
và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991; Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27 tháng 7 năm 2006 của
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia Một số Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, hướng dẫn về thừa kế
Trang 38Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN
VỚI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
2.1 Các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
2.1.1 Di chúc và thừa kế theo di chúc về quyền sử dụng đất ở và nhà
ở gắn liền với đấ
Di chúc hay còn được gọi là chúc thư do cá nhân còn sống tự nguyện lập ra với mục đích dịch chuyển tài sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của mình cho người còn sống khác sau khi người lập di chúc chết Người lập di chúc dựa vào ý chí và tình cảm của mình, định đoạt cho người khác được hưởng quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất sau khi qua đời Việc chuyển dịch tài sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất cho người khác hưởng sau khi chết đã phản ánh tính độc lập và tự định đoạt của người lập di chúc
Theo Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết” Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết Sự bày tỏ ý chí này được thể hiện, hoặc bằng giấy tờ, hoặc bằng lời nói miệng, thường là lời dặn dò, lời trăn trối khi hấp hối Hành vi bày tỏ ý chí này bằng giấy tờ, hoặc bằng miệng (bằng lời nói) gọi là lập di chúc Việc chuyển tài sản của người quá cố cho người khác sau khi người đó chết căn cứ theo di chúc của người đó lập ra khi còn sống gọi là thừa kế theo di chúc
Trang 39Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo di chúc được xác định do ý chí của người có di sản, nên phạm vi những người được hưởng di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo di chúc rộng hơn rất nhiều so với phạm vi những người được hưởng di sản theo pháp luật Người thừa kế theo di chúc có thể là người thừa kế theo pháp luật hoặc không thuộc diện thừa kế theo luật của người để lại di sản Pháp luật không quy định phạm vi những người được hưởng thừa kế theo di chúc Việc được hưởng di sản của người chết theo di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ để lại cho những người thừa kế Phần di sản mà mỗi một người thừa kế được hưởng theo di chúc có thể bằng nhau, nhiều hơn hoặc ít hơn, điều này tùy thuộc vào việc phân định
di sản của người lập di chúc Người được chỉ định thừa kế theo di chúc có thể được hưởng toàn bộ khối di sản quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất của người chết để lại
Vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005, Luật đất đai năm 2003 và Luật nhà ở năm 2005 thì cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt cho người thừa kế được hưởng quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất của mình sau khi chết Khi để lại di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất, người lập
di chúc phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể lập di chúc, quyền tự do định đoạt ý chí, nội dung của di chúc không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội và hình thức của di chúc phải tuân theo những qui định của pháp luật
Đối với thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất, bao gồm:
Thứ nhất, nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, đây là một loại tài sản đặc biệt, là tư liệu sinh hoạt, do đó, việc định đoạt tài sản này cũng tương tự như việc định đoạt các loại tài sản khác
Trang 40Nếu vợ hoặc chồng để lại thừa kế nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất, thì có quyền định đoạt một phần hai ngôi nhà gắn liền với đất hoặc giá trị tài sản đó cho một hoặc nhiều người thừa kế Nếu di chúc hợp pháp thì một phần hai nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất đó là di sản thừa
kế, người được chỉ định thừa kế theo di chúc được hưởng và trở thành chủ sở hữu của phần diện tích nhà ở gắn liền với đất Nếu trường hợp nhà ở gắn liền với đất không thể phân chia được, vì nhà và đất có diện tích quá bé, nằm trong khu quy hoạch không được tách thửa, do cấu trúc xây dựng hoặc để đảm bảo an toàn nếu chia sẽ không giữ nguyên được tính năng sử dụng ban đầu Trong trường hợp này cần xác định giá trị nhà ở gắn liền với đất thành tiền và bên thừa kế nào tiếp tục sử dụng nhà ở gắn liền với đất phải thanh toán cho những người thừa kế còn lại giá trị mà họ được thừa kế
Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì khi người chết để lại
di chúc phần di sản hợp pháp của mình cho người thừa kế toàn bộ phần di sản của mình hoặc một phần tùy theo nội dung của di chúc Trong đó có phần di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, nên khi tiến hành chia di sản thừa kế cần xem xét nhu cầu thiết yếu về chỗ ở; cần chú trọng quyền lợi chính đáng cho vợ hoặc chồng, nhất là quyền lợi của các con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình
Thứ hai, với tư cách đồng sở hữu chung hợp nhất đối với nhà ở gắn liền với đất (do vợ chồng cùng tạo dựng từ tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, do được thừa kế chung theo di chúc, do được tặng cho chung, do mua), vợ chồng có quyền cùng lập di chúc để định đoạt tài sản chung Theo qui định tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005, với tư cách đồng sở hữu tài sản chung hợp nhất đối với nhà ở gắn liền với đất, vợ chồng cùng lập di chúc chung để định đoạt cho người thừa kế Trên cơ sở xác định tài sản chung của