7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Giai đoạn từ 1980 đến 2004
Điều 27 và Điều 19 Hiến pháp năm 1980 ghi nhận:
“Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” và “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Như vậy, khác với những quy định của pháp luật trước đó, cá nhân không còn quyền sở hữu đối với đất đai, kể từ ngày Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực thi hành. Do đó, di sản thừa kế của công dân trong giai đoạn này không còn tài sản là đất đai. Từ quy định này, quyền sở hữu của công dân chỉ giới hạn trong phạm vi các tài sản như thu nhập hợp pháp, của cải để dành,
nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong trường hợp được làm ăn riêng lẻ.
Theo qui định của Luật đất đai năm 1987, thì các quyền dân sự của công dân đối với đất đai bị hạn chế hơn các thời kỳ trước đó. Điều 22 Luật đất đai năm 1987 qui định: “Khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Tòa án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất ở, vật kiến trúc hoặc cây lâu năm đó”. Theo qui định, thì thời kỳ này việc chia di sản thừa kế là đất ở gặp nhiều khó khăn. Nếu diện tích đất ở do người chết để lại mà không có vật kiến trúc hoặc cây lâu năm trên đất mà có tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân. Tòa án nhân dân chỉ giải quyết các tranh chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Theo đó, di sản thừa kế là nhà ở gắn liền với đất ở thì khi có tranh chấp về di sản thừa kế này, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Luật đất đai năm 1993, được ban hành vẫn theo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Theo qui định tại Điều 3 của Luật này thì:
“1- Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. 2- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.
Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
3- Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất và cho thuê đất do Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định”.
Và tại khoản 3, Điều 76 Luật đất đai năm 1993, qui định:
trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế”.
Như vậy, quyền sử dụng đất ở là tài sản, là di sản thừa kế của người có quyền sử dụng khi còn sống và quyền sử dụng đất ở là di sản được chia thừa kế sau khi người sử dụng đất qua đời thì những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, với quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất ở nói riêng, người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Tại khoản 3 Điều 38 Luật đất đai năm 1993 qui định: “Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Tòa án giải quyết”.
Theo qui định trên, thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất nói chung và tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở nói riêng được thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, nếu di sản thừa kế có các tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất mà các thừa kế có yêu cầu chia thừa kế thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Theo đó, khi chia di sản thừa kế là tài sản gắn liền với đất thì quyền sử dụng đất ở này cũng được chia cùng các tài sản khác trên đất cho người thừa kế.
Thứ hai, các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu đất ở cho dù chưa có nhà ở hoặc cây lâu năm trên đất đó, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, thì quyền sử dụng đối với diện tích đất ở này là di sản thừa kế và khi có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Như vậy, đối với diện tích đất ở do người chết để lại đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
được coi là di sản thừa kế, và được chia cho những người thừa kế. Theo qui định của Luật đất đai năm 1987 và Luật đất đai năm 1993, đều thừa nhận quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất ở nói riêng là tài sản của người có quyền sử dụng và thừa nhận quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Nhưng những qui định đó chỉ được xem như là những nguyên tắc cơ bản cho nên không phải tất cả các loại đất điều là di sản thừa kế và đều được phân chia theo qui định của pháp luật về thừa kế (giai đoạn này đã có Pháp lệnh thừa kế năm 1990). Chỉ có những diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo qui định của Luật đất đai năm 1987 và Luật đất đai năm 1993 và diện tích đất đó được cấp cho cá nhân mới được coi là di sản thừa kế và được chia thừa kế theo qui định của pháp luật thừa kế.
Quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của công dân được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự của Nhà nước ta đã khẳng định quyền thừa kế tài sản của công dân Việt Nam luôn luôn được pháp luật bảo hộ và không ngừng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Những nguyên tắc về thừa kế di sản và những quy định về thừa kế của công dân đã được pháp điển hóa một cách cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 1995. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự là nhằm bảo vệ quyền bình đẳng, tự nguyện của công dân tham gia quan hệ thừa kế di sản và quyền được hưởng di sản của những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Pháp luật thừa kế không xuất hiện một cách ngẫu nhiên và cũng không phản ánh thụ động các quan hệ trong xã hội. Những nguyên tắc, trình tự và thủ tục chuyển dịch tài sản của người chết cho những người thừa kế được pháp luật điều chỉnh trên cơ sở các quan hệ tài sản qua mỗi thời kỳ phát triển của xã hội có giai cấp và mang bản chất giai cấp sâu sắc.