Dân số, đơn vị hành chính và diện tích đất của thành phố Huế

Một phần của tài liệu Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Dân số, đơn vị hành chính và diện tích đất của thành phố Huế

Khi nghiên cứu thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế, trước hết chúng ta tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến như dân số, diện tích đất ở trên địa bàn thành phố Huế. Theo niên giám thống kê năm 2011 thành phố Huế có 27 phường, diện tích

đất 6946,65 ha, dân số 256.559 người, theo bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Diện tích, dân số của các phường trên địa bàn thành phố Huế

Stt Tên phƣờng, xã Diện tích (ha) Dân số năm 2009 (ngƣời)

01 Phường Phú Bình 61,25 9.596 02 Phường Thuận Lộc 135,6 15.339 03 Phường Phú Hậu 112,9 9.807 04 Phường Thuận Thành 144,2 15.623 05 Phường Phú Cát 52,6 8.919 06 Phường Vĩ Dạ 222,4 19.577 07 Phường Vĩnh Ninh 147,1 7.348 08 Phường Phú Nhuận 72 10.000 09 Phường Trường An 153 15.819 10 Phường An Cựu 273 22.375

11 Phường Hương Sơ 393,81 6.992

12 Phường Hương Long 720 9.850

13 Phường An Đông 495,33 14.099

14 Phường Phú Thuận 126 7.416

15 Phường Tây Lộc 134 18.457

16 Phường Phú Hiệp 59,6 13.893

17 Phường Thuận Hòa 100 15.689

18 Phường Phú Hòa 65,1 6.106

19 Phường Kim Long 248,6 14.897

20 Phường Phường Đúc 160 11.433

21 Phường Phú Hội 110,2 11.816

22 Phường Xuân Phú 187 11.478

23 Phường Phước Vĩnh 102,2 20.951

24 Phường An Hòa 447,49 9.224

25 Phường Thủy Biều 657,3 10.216

26 Phường An Tây 908,67 5.881

27 Phường Thủy Xuân 657,3 10.216

Tổng: 6946,65 256.559

Thành phố Huế có mật độ dân số khá đông, sự phân bố dân cư không đồng đều. Người dân sống theo phong tục, tập quán của ông cha để lại là tự mình mua đất và xây nhà riêng trong điều kiện kinh tế cho phép và luôn mong muốn có diện tích đất ở rộng để làm nhà vườn, chưa quen sống nhà chung cư. Sự gia tăng dân số về cơ học cũng như tự nhiên ngày càng lớn, trong khi đất ở của thành phố ngày càng bị thu hẹp. Giá đất ở ngày càng tăng theo cấp số nhân, đất ở đã trở thành khối tài sản khổng lồ cho những ai sở hữu nó. Do đó, những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ngày một gia tăng.

2.3.3. Đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất qua thực tiễn tại thành phố Huế đất qua thực tiễn tại thành phố Huế

Thành phố Huế là nơi duy nhất còn giữ được khá nguyên vẹn hệ thống Kinh thành, lăng, chùa cổ, nhà vườn, các phủ đệ... là thành phố duy nhất được UNESCO công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế là hai Di sản Văn hóa Thế giới.

Kinh thành Huế được xây dựng trên diện tích rộng 520 ha, chu vi trên 10.500m, thành cao 6,46m ở mặt ngoài và 3,82m ở mặt trong. Trong Kinh thành Huế gồm 4 phường (phường Tây Lộc, phường Thuận Lộc, phường Phú Hòa, phường Thuận Thành), có diện tích đất ở ít và được quản lý khá khắt khe về tách thửa, mật độ xây dựng trong khi mật độ phân bố dân cư đông.

Nhà vườn Huế là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế, có lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển gắn với quá trình đô thị hóa của Huế. Song trải qua hàng trăm năm tồn tại, chịu sự tác động tiêu cực của khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh, cùng với sự thiếu quản lý, bảo vệ nên số lượng, cũng như những yếu tố về nghệ thuật kiến trúc của nhà vườn đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát huy di sản nhà vườn là góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

và văn hóa dân tộc, phục vụ tốt các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Huế.

Thành phố Huế có hệ thống nhà vườn rất đặc trưng là vườn nhà, vườn chùa, vườn phủ đệ, nhự viên... Được xây dựng ở hai bên bờ sông Hương, nhưng tập trung là ở Ngọc Hồ, Nguyệt Biều, Lương Quán, Kim Long, Vĩ Dạ... Theo điều tra, Huế hiện có 1.778 ngôi nhà vườn có diện tích từ 400m2

trở lên, trong đó có 675 nhà vườn tiêu biểu và 30 phủ đệ có diện tích 400-800m2

... Vườn Huế không có chức năng nhiều về kinh tế mà là “để chơi”, nhà vườn hình thành qua hàng trăm năm ở Huế là nơi ở của các tầng lớp quý tộc, thượng lưu, các nhà nho... Ở khắp nơi trong nước tụ về. Nhà vườn là tổ hợp kiến trúc - cảnh quan đặc trưng của Huế, bao gồm hai yếu tố là nhà và vườn: Nhà là công trình kiến trúc truyền thống theo kiểu nhà rường; vườn có diện tích tối thiểu 300m2

ở bốn phường Kinh thành và 600m2

ở các khu vực khác [32; tr 37].

Để giữ được tính nguyên vẹn của hệ thống di sản kinh thành Huế cũng như nhà vườn Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản để quản lý, cụ thể:

- Quyết định số 2318/QĐ-UB ngày 07/10/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết Khu Kinh thành Huế - thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó đất ở trong các khu dân cư thuộc 4 phường Kinh thành là đất ở theo hộ nhà vườn và nhà liền kề nhưng diện tích đất không dưới 200m2

và có chiều cao công trình dưới 11m, tầng cao tối đa 2 tầng.

- Tờ trình số 871/TTr-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế;

- Nghị quyết số 3i/2006/NQBT-HĐND ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về chính sách bảo vệ nhà vườn Huế;

- Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 20/10/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định đã quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất và một số quy định cụ thể về tách thửa, hợp thửa để thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Với những nét văn hóa truyền thống rất Việt Nam của thành phố Huế là mô hình nhà - vườn, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, vừa thể hiện bản sắc văn hóa, trình độ kiến trúc của Huế có những nét tương đồng và khác biệt so với các vùng miền khác ở Việt Nam về mô hình nhà ở, do đó nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại thành phố Huế có những nét đặc thù riêng. Ngoài ra, việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa trong 4 phường nội thành đã hạn chế quyền của người có tài sản là nhà đất trong đó có quyền thừa kế. Do đó, những tranh chấp trong các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà ở nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nói riêng thường diễn ra nhiều hơn và phức tạp hơn.

Hàng năm Tòa án nhân dân thành phố Huế phải giải quyết nhiều vụ việc về phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất. Cho nên việc nghiên cứu về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế là một việc làm mang tính cấp thiết, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)