Nội dung vụ án thứ nhất

Một phần của tài liệu Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1.Nội dung vụ án thứ nhất

Chia thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo di chúc

Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, quan hệ pháp luật đất đai đã trở nên đa dạng, phức tạp kéo theo các tranh chấp đất đai phát sinh cũng đa dạng, phức tạp và gay gắt. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp thừa kế đất ở và nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải vụ án nào lúc nào Tòa án cũng giải quyết thỏa đáng, đúng theo luật định, đặc biệt là vừa chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Vụ án sau đây là một ví dụ:

Bà Đinh Thị Vân lấy ông Nguyễn Ngọc Sâm, trong quá trình chung sống hai ông bà đã tạo lập được một khối tài sản chung là ngôi nhà số 152 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế có diện tích đất 95,68m2 thuộc thửa đất 89, tờ bản đồ số 9. Và có 7 người con chung:

1- Nguyễn Thị Chanh, sinh năm 1951 (chết ngày 13/2/2002, bà Chanh không có chồng con);

2- Nguyễn Thị Thanh, sinh ngày 20/06/1952; 3- Nguyễn Ngọc Quế, sinh năm 1959;

4- Nguyễn Thị Thu Hương, sinh năm 1960; 5- Nguyễn Thị Thu Hồng, sinh năm 1963; 6- Nguyễn Ngọc Bửu, sinh năm 1968; 7- Nguyễn Thị Phượng, sinh năm 1969.

Từ năm 1987, ông Bửu được bố, mẹ cho phép sửa chữa ngôi nhà trên để đưa vợ con cùng ở. Số tiền sửa chữa vợ chồng ông Bửu bỏ ra là 9 chỉ vàng (999) và số tiền gần 3.000.000 đồng. Cuối 1999, vợ chồng ông Bửu làm thêm

nhà phụ phía sau với số tiền khoảng 15.000.000 đồng và 10 chỉ vàng (999). Ngày 28/8/1996, bà Đinh Thị Vân chết không để lại di chúc, ngày 05/01/2002 ông Nguyễn Ngọc Sâm chết có để lại di chúc cho vợ chồng ông Bửu toàn bộ khối di sản trên. Nhưng khi ông Bửu đứng ra kê khai làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì ông Quế, bà Hương, bà Hồng và bà Phượng không đồng ý.

Ngày 10/01/2007, ông Bửu đã nộp đơn yêu cầu chia thừa kế là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo di chúc và tài sản chung của bố mẹ để lại.

Sau khi thụ lý Tòa án đã lấy lời khai của các con ông Sâm và bà Vân, tất cả đều thừa nhận ngôi nhà số 152 Điện Biên Phủ là do bố mẹ để lại.

Ngoài ra, trong bản tự khai ngày 21/3/2007 của bà Nguyễn Thị Thanh (con của ông Sâm và bà Vân) trình bày: Trong thời gian ông Sâm và bà Vân còn sống thì ông Sâm và bà Vân có tâm nguyện muốn giữ ngôi nhà này để làm nơi thờ tự. Việc ông Sâm trước khi qua đời để lại một nửa di sản nhà đất tại 152 Điện Biên Phủ và một nửa còn lại có phần của 6 chị em là không thuyết phục, bởi trước đây ông Bửu sống cùng bố mẹ nhưng không hiếu thảo. Ông Bửu yêu cầu chia thừa kế theo di chúc thì bà Thanh không đồng ý và đề nghị xem lại bản di chúc.

Vụ án này đã được Tòa án nhân dân thành phố Huế thụ lý và xét xử sơ thẩm vào ngày 24/01/2007. Tòa án quyết định như sau:

Vào ngày 28/8/1996, bà Đinh Thị Vân chết không để lại di chúc, nên phần di sản bà Vân để lại trong khối tài sản chung của vợ chồng là nhà đất tại 152 Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế là di sản thừa kế chưa chia, nay trở thành tài sản chung. Theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, quy định tại điểm a.3 tiểu mục 2.4 chương I áp dụng các quy định của pháp luật về thời

hiệu. Tại phiên tòa hôm nay, những người thừa kế của bà Vân cũng đồng ý chia phần tài sản do bà Vân để lại.

Qua xem xét tờ di chúc lập ngày 18/11/1996 đã được chính quyền Ủy ban nhân dân phường Trường An, thành phố Huế xác nhận và đã được trưng cầu giám định, nên có đủ cơ sở kết luận đây là bản di chúc do chính tay ông Nguyễn Ngọc Sâm xác lập. Theo di chúc ông Sâm cho vợ chồng ông Bửu toàn bộ khối di sản trên. Do vậy, sau khi ông Nguyễn Ngọc Sâm chết vào ngày 05/01/2002 ông Bửu có quyền khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo di chúc là có cơ sở cần chấp nhận.

Tuy nhiên, tại thời điểm lập di chúc, ông Sâm chỉ có 1/2 di sản trong khối tài sản chung của vợ chồng là nhà đất tại 152 Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế và một phần được thừa kế từ di sản của bà Vân. Do vậy, ông Nguyễn Ngọc Bửu và bà Bùi Thị Bạch được hưởng phần thừa kế theo di chúc của ông Sâm là:

* Về đất: (95,68m2

/2 = 47,84 m2) + (47,84 m2/7=6,83 m2) = 54,67m2. Phần diện tích đất còn lại của bà Vân được coi là tài sản chung của những người con (bà Thanh, ông Quế, bà Hương, bà Hồng, ông Bửu và bà Phượng) sáu người: 95,68 m2

- 54,67 m2= 40,01 m2. Như vậy, mỗi người được nhận phần tài sản là 40,01 m2

/6 = 6,83 m2.

Qua xem xét yêu cầu thực tế về nhu cầu nhà ở, cũng như sự thỏa thuận của các bên đương sự yêu cầu được chia tài sản chung theo giá trị sử dụng và giao toàn bộ nhà đất cho vợ chồng ông Bửu toàn quyền định đoạt, đồng thời vợ chồng ông Bửu có nghĩa vụ thanh toán phần giá trị chênh lệch trong khối tài sản chung mà mỗi người được hưởng.

* Về nhà: Tại phiên tòa, các bên đều thừa nhận phần nhà phụ phía sau và phần mái hiên do vợ chồng ông Bửu sửa chữa xây dựng. Riêng phần nhà chính phía trước do quá trình ông Sâm bà Vân còn sống đã tạo lập chứ không

phải tiền do vợ chồng ông Bửu bỏ ra, hơn nữa vợ chồng ông Bửu đã được hưởng lợi từ việc ăn ở sinh hoạt trong suốt thời gian qua. Do vậy, Hội đồng xét xử xác định đây là tài sản chung và chia theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào biên bản định giá ngày 29/3/2007, trị giá căn nhà là 11.974.000 đồng. Phần ông Bửu bà Bạch được thừa kế theo di chúc: {(11.974.000 đ/2 = 5.987.000đ) + (5.987.000đ/7 = 855.000đ)} = 6.842.000 đồng. Và phần giá trị tài sản được chia của mỗi người là 855.000 đồng; tổng cộng: 6.842.000 đồng + 855.000 đồng = 7.697.000 đồng.

Ông Bửu, bà Bạch có nghĩa vụ thanh toán phần tài sản là giá trị ngôi nhà và giá trị quyền sử dụng đất cho những người được hưởng (bà Thanh, ông Quế, bà Hương, bà Hồng và bà Phượng) mỗi người là: 29.917.000 đồng + 855.000 đồng = 30.772.000 đồng.

Từ những nhận xét trên, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Huế áp dụng Điều 224; Điều 245; khoản 2 Điều 305; Điều 645; Điều 646; Điều 652; Điều 657; Điều 667; Điều 676; Điều 684; Điều 685 của Bộ luật dân sự năm 2005.

Áp dụng khoản 1 Điều 50 và khoản 1 Điều 136 Luật đất đai.

Căn cứ Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí Tòa án

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Ngọc Bửu, và tuyên xử: Công nhận di chúc của ông Nguyễn Ngọc Sâm lập ngày 18/11/1996 và sự thỏa thuận của các đương sự về việc chia tài sản chung là ngôi nhà và đất 152 Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế. Tạm giao ngôi nhà và đất có diện tích 95,68m2, thuộc thửa 89 tờ bản đồ số 9 tọa lạc tại 152 Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế cho vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Bửu và bà Bùi Thị Bạch. Ông Bửu bà Bạch có nghĩa vụ liên hệ với quan có thẩm quyền để kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở và nhà ở.

Ông Nguyễn Ngọc Bửu và bà Bùi Thị Bạch có nghĩa vụ thanh toán phần giá trị chênh lệch tài sản chung cho những người thuộc hàng thừa kế của bà Đinh Thị Vân là (bà Nguyễn Thị Thanh; ông Nguyễn Ngọc Quế; bà Nguyễn Thị Thu Hương; bà Nguyễn Thị Thu Hồng và bà Nguyễn Thị Phượng) mỗi người 30.772.000 đồng.

Tòa án thành phố Huế giải quyết như vậy có đúng không?

Thứ nhất, về áp dụng pháp luật để giải quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bà Đinh Thị Vân chết ngày 28/8/1996 không để lại di chúc. Ngày 10/01/2007, ông Bửu nộp đơn khởi kiện. Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, nếu tính theo quy định tại của Bộ luật dân sự năm 2005 thì trường hợp này đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, về nguyên tắc Tòa án không thụ lý để giải quyết. Nhưng trong trường hợp cụ thể này Tòa án thành phố Huế vẫn thụ lý giải quyết và áp dụng Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, quy định tại điểm a.3 tiểu mục 2.4 chương I về thời hiệu di sản thừa kế chưa chia và xác định phần di sản bà Vân để lại trong khối tài sản chung của vợ chồng là nhà đất tại 152 Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế là di sản thừa kế chưa chia, nay trở thành tài sản chung là đã vi phạm pháp luật.

Để di sản thừa kế trở thành tài sản chung phải thỏa mãn điều kiện được quy định trong Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao là trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế

và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó trở thành tài sản chung của các thừa kế.

Như vậy, trong vụ án này điều kiện cần thiết là phải có xác nhận bằng văn bản của tất cả các đồng thừa kế là bà Chanh, bà Thanh, ông Quế, bà Hương, bà Hồng, ông Bửu và bà Phượng (7 người con của ông Sâm và bà Vân; về bà Chanh do đã chết và không có chồng con do đó không có người thừa kế thế vị nên chỉ cung cấp giấy chứng tử) rằng họ không có tranh chấp về thừa kế và thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Nhưng trong bản án không có một tài liệu, chứng cứ nào liên quan đến vấn đề này, mà Tòa án chỉ căn cứ vào sự đồng ý của 4 người con có mặt tại phiên tòa để chia tài sản chung là hoàn toàn trái luật.

Đó là chưa kể đến sự phản đối của bà Thanh (con của ông Sâm và bà Vân) trong bản tự khai ngày 21/3/2007 trình bày:

“Trong thời gian ông Sâm và bà Vân còn sống thì ông Sâm và bà Vân có tâm nguyện muốn giữ ngôi nhà này để làm nơi thờ tự. Việc ông Sâm trước khi qua đời để lại một nửa di sản nhà đất tại 152 Điện Biên Phủ và một nửa còn lại có phần của 6 chị em là không thuyết phục, bởi trước đây ông Bửu sống cùng bố mẹ nhưng không hiếu thảo. Ông Bửu yêu cầu chia thừa kế theo di chúc thì bà Thanh không đồng ý và đề nghị xem lại bản di chúc”.

Điều đó khẳng định rằng bà Thanh không đồng ý với tờ di chúc, nghĩa là chỉ cần một người trong hàng thừa kế không đồng ý thì di sản này không thể xác định là tài sản chung như nhận định của Tòa án.

Thứ hai, chia di sản thừa kế.

Phần di sản bà Vân để lại đã hết thời hiệu khởi kiện.

Ông Sâm chết ngày 05/01/2002, ngày 10/01/2007 ông Bửu khởi kiện vẫn còn thời hiệu khởi kiện cho nên Tòa án sẽ giải quyết phần di sản mà ông Sâm để lại. Ông Sâm chết để lại di chúc hợp pháp cho ông Bửu được hưởng

toàn bộ di sản. Vì vậy, tài sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc. Tòa án xác định: “Tại thời điểm lập di chúc, ông Sâm được hưởng 1/2 di sản trong khối tài sản chung của vợ chồng là nhà đất tại 152 Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế và một phần được thừa kế từ di sản của bà Vân. Do vậy, ông Nguyễn Ngọc Bửu và bà Bùi Thị Bạch được hưởng phần thừa kế theo di chúc của ông Sâm là:

Về đất: (95,68m2

/2 = 47,84 m2) + (47,84 m2/7=6,83 m2) = 54,67m2”. Phần diện tích đất còn lại của bà Vân được coi là tài sản chung của những người con (bà Thanh, ông Quế, bà Hương, bà Hồng, ông Bửu và bà Phượng) sáu người: 95,68 m2

- 54,67 m2= 40,01 m2. Như vậy, mỗi người được nhận phần tài sản là 40,01 m2

/6 = 6,83 m2.

Tổng phần di sản về quyền sử dụng đất mà ông Nguyễn Ngọc Bửu và bà Bùi Thị Bạch được hưởng phần thừa kế của ông Sâm và bà Vân là:

(47,84 m2 + 6,83 m2 ) + 6,83 m2 = 61,50 m2

Vậy, việc Tòa án nhân dân thành phố Huế chia di sản về đất như vậy là đứng theo quy định của pháp luật thừa kế.

Thứ ba, đối với tài sản là ngôi nhà các bên đều thừa nhận phần nhà phụ phía sau và phần mái hiên do vợ chồng ông Bửu sửa chữa xây dựng. Nhưng Tòa án cho rằng vợ chồng ông Bửu đã được hưởng lợi từ việc ăn ở sinh hoạt trong suốt thời gian qua nên xác định đây là tài sản chung và chia theo pháp luật là không đúng, không bảo đảm quyền lợi của đương sự.

Cách Tòa án chia thừa kế ngôi nhà là đúng quy định của pháp luật, rất chính xác. Căn cứ vào biên bản định giá ngày 29/3/2007, trị giá căn nhà là 11.974.000 đồng. Phần ông Bửu bà Bạch được thừa kế theo di chúc: {(11.974.000 đ/2 = 5.987.000đ) + (5.987.000đ/7 = 855.000đ)} = 6.842.000. Và phần giá trị tài sản được chia của mỗi người là 855.000 đồng; tổng cộng ông Bửu bà Bạch được thừa kế là 6.842.000đồng + 855.000 đồng = 7.697.000 đồng.

Qua vụ án thực tế ta thấy rằng các vụ án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất rất phức tạp vì nó liên quan đến nhiều vấn đề và được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Vì vậy, người áp dụng văn bản pháp luật phải xác định đúng bản chất của vấn đề thì mới có cách giải quyết chính xác.

Một phần của tài liệu Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 60)