Những người thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất

Một phần của tài liệu Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Những người thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất

với đất không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Để bảo vệ lợi ích cho một số người trong diện thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, phù hợp với phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là khi để lại di chúc không thể không để lại cho những người là cha, mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Mặc dù, pháp luật quy định cá nhân có rất nhiều quyền như chỉ định

người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế... Vì vậy, Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 đã hạn chế một phần quyền của cá nhân trong việc lập di chúc. Phần di sản bắt buộc phải dành lại này ít nhất bằng hai phần ba (2/3) phần di sản mỗi người thừa kế nói trên được hưởng nếu di sản được chia theo pháp luật.

Hay nói cách khác, đó là những người thừa kế theo pháp luật quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ở hàng thừa kế thứ nhất, có quan hệ huyết thống trực hệ và quan hệ hôn nhân với người lập di chúc, họ có quyền được hưởng ít nhất hai phần ba một suất của người thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo pháp luật trong trường hợp di sản được chia theo di chúc, mà người lập di chúc không cho họ hưởng thừa kế theo di chúc, hoặc cho hưởng phần di sản quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ít hơn hai phần ba một suất của người thừa kế theo pháp luật.

Khi người lập di chúc để lại di sản của mình nhưng không để lại cho cha, mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng lao động thì những người này vẫn được hưởng ít nhất bằng hai phần ba (2/3) phần di sản mỗi người thừa kế nói trên được hưởng nếu di sản được chia theo pháp luật. Trường hợp trong di sản thừa kế có nhà ở gắn liền với đất và quyền sử dụng đất và nhà ở không thể chia được do cấu trúc xây dựng hoặc để đảm bảo an toàn... thì khi phân chia thừa kế cần xem xét nhu cầu thiết yếu về nhà ở; cần chú trọng đến quyền lợi chính đáng cho vợ hoặc chồng, nhất là quyền lợi của người vợ và các con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, khi phân chia di sản cần ưu tiên chia di sản là nhà đất cho cha, mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.

Một phần của tài liệu Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 41)