Quá trình nghiên cứu có liên hệ việc bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự trong một số mô hình tố tụng khác nhau trên thế giới, phân tích các qui địn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ
HÀ NỘI - 2011
Trang 3Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON
NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
7
1.1 Quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự 7 1.1.1 Khái niệm quyền con người trong tố tụng hình sự 7 1.1.2 Quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự 10 1.1.2.1 Khái niệm người làm chứng 10 1.1.2.2 Vị trí, vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự 12 1.1.2.3 Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm và tài sản của người làm chứng
1.3 Khái quát về bảo vệ quyền con người của người làm chứng
ở một số nước trên thế giới
24
1.3.1 Chương trình bảo vệ nhân chứng của Hoa Kỳ 24
Trang 41.3.2 Chương trình bảo vệ nạn nhân, nhân chứng và những người
tham gia tố tụng hình sự khác của Liên bang Nga
27
1.3.3 Đề án không nhân chứng, không công lý của Vương quốc Anh 28 1.3.4 Chương trình Bảo vệ nhân chứng tại Úc 28 1.3.5 Chương trình bảo vệ nhân chứng của Philippines 30
Chương 2: BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM
CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƯỚC TA
33
2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ quyền con
người của người làm chứng
33
2.1.1 Khái quát pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ người làm
chứng trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003
33
2.1.2 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về bảo
vệ người làm chứng
38
2.2 Thực trạng xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm và tài sản của người làm chứng trong tố tụng hình sự
49
2.3 Thực tiễn bảo vệ quyền con người của người làm chứng
trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay
53
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
3.1.2 Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các cơ quan
tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ người làm chứng
66
3.1.3 Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm đối với việc xâm
phạm quyền con người của người làm chứng
68
Trang 53.2 Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người làm chứng 70 3.2.1 Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành
tố tụng
70
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp 72 3.2.3 Tăng cường giám sát các hoạt động tiến hành tố tụng hình sự 73 3.2.4 Kiến nghị xây dựng đạo luật về bảo vệ người làm chứng
trong tố tụng hình sự
76
3.2.4.1 Những quy định chung 77 3.2.4.2 Chương trình bảo vệ nhân chứng 78 3.2.4.3 Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ 79 3.2.4.4 Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan 80 3.2.4.5 Người được bảo vệ 81 3.2.4.6 Các biện pháp bảo vệ được áp dụng trong Chương trình bảo vệ 81 3.2.4.7 Hồ sơ thực hiện Chương trình bảo vệ 83 3.2.4.8 Kinh phí bảo đảm 83 3.2.4.9 Hợp tác quốc tế 84
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự là một vấn đề được các nước trên thế giới, trong đó có nước ta rất quan tâm, nhất là trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay
Có thể nói rằng, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng hình sự trên thế giới gắn liền và được thúc đẩy bởi yêu cầu bảo vệ quyền con người theo hướng ngày càng nhân văn, tiến bộ hơn Việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự được ghi nhận trong công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị và dân sự (inăm 1966) và được phản ánh trong các qui định của pháp luật tố tụng hình
sự của các quốc gia
Ở mức độ khác nhau, mỗi quốc gia đều có những trăn trở để hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự của mình đáp ứng tốt nhất yêu cầu bảo vệ quyền con người và đó là một xu hướng tất yếu Trong thời đại ngày nay, quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các quốc gia nghiên cứu, tiếp nhận những giá trị văn minh nhân loại để phát triển đất nước, trong đó có vấn đề phát triển lý luận, luật hóa và tổ chức thực hiện việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự Nhưng bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự không có một công thức chung áp dụng cho mọi quốc gia, mà nó đòi hỏi phải phù hợp với thiết chế chính trị, truyền thống văn hóa, pháp luật và các yếu tố kinh tế, xã hội khác của từng quốc gia, dân tộc
Nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền nên việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự đang được nhiều người quan tâm
Trang 7Thực ra hầu hết các nghiên cứu liên quan đến tố tụng hình sự đều ít nhiều có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, một số nghiên cứu có tính chuyên sâu như hội thảo về quyền con người trong tố tụng hình sự mới đây được tổ chức tại Hà Nội với sự phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy
ban nhân quyền Úc: Bảo vệ quyền con người bằng các qui định của pháp luật
về đấu tranh chống tội phạm; GS.TSKH Lê Cảm: Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (chương thứ IV); TS Nguyễn Ngọc Chí: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự, (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, kinh tế - Luật, số 23/2007); ThS Đinh Thế Hưng: Bảo
vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, (tham luận tại hội thảo: Các điều kiện đảm bảo quyền con người ở Việt Nam)… và một số nghiên cứu khác
Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự vốn
là vấn đề rất lớn, liên quan đến rất nhiều khía cạnh của tố tụng hình sự Mặt khác, lâu nay việc nghiên cứu về vấn đề này thường thiên về một khía cạnh là làm sao để pháp luật tố tụng hình sự bảo vệ tốt hơn quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà ít chú ý đến việc đảm bảo quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự bởi vì trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, những thông tin do người làm chứng cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần phát hiện tội phạm và giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật So với nhiều chế định khác thì chế định người làm chứng là một trong những chế định cổ xưa nhất của tố tụng hình sự vì từ bao đời nay lời khai của người làm chứng luôn được nhìn nhận là nguồn chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án Trong lịch sử phát triển của khoa học tố tụng hình sự, chế định người làm chứng đã trải qua những thăng trầm nhất định và ngày nay lời khai của người làm chứng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống chứng cứ của tố tụng hình sự nhiều nước trên thế giới Hoạt động tố tụng càng có tính tranh tụng bao nhiêu, sự bình đẳng về quyền của các bên trong hoạt động chứng minh càng được thừa nhận đầy đủ bao nhiêu thì lời khai người làm chứng càng được sử dụng phổ biến bấy
Trang 8nhiêu Niềm tin vào lời khai người làm chứng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án là một phần niềm tin của con người vào sự công minh, khách quan của hoạt động xét xử Có thể nói là trong tương lai dù khoa học
kỹ thuật có phát triển đến đâu đi nữa, dù máy móc tự động có thể thay thế hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa thì lời khai người làm chứng vẫn có vai trò to lớn trong hoạt động xét xử Sự phát triển của khoa học kỹ thuật chỉ có thể mở rộng khả năng, làm thuận tiện hơn,
dễ dàng hơn quá trình thu thập, lưu trữ, truyền tải và sử dụng lời khai người làm chứng nhưng không thể thay thế lời khai người làm chứng Lời khai người làm chứng vẫn là một trong những công cụ không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy trong nhiều vụ án hình sự người làm chứng bất hợp tác hoặc hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền để phát hiện, xử lý tội phạm, đặc biệt cũng có không ít các trường hợp đe dọa, hành hung người làm chứng từ phía người tham gia tố tụng hoặc người thân thích của họ Căn nguyên của tình trạng trên không chỉ do chủ quan của người làm chứng mà trước hết là do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý và công tác bảo
vệ người làm chứng hiện nay
Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã nghiên cứu, ban hành các đạo luật về bảo vệ nhân chứng hoặc các chương trình bảo vệ nạn nhân và nhân chứng, làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức công tác bảo vệ và giúp đỡ cho những người cung cấp thông tin về tội phạm mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của họ hoặc người thân thích của họ Do đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở các nước này đạt hiệu quả cao, là kinh nghiệm để chúng ta nghiên cứu, ứng dụng
Ở Việt Nam, nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân được ghi nhận rõ ràng trong pháp luật tố tụng hình
sự Đặc biệt, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã bổ sung một nội dung mới, quan trọng:
Trang 9Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật [31, tr 6]
Tuy nhiên, quy định mang tính nguyên tắc này cho đến nay vẫn chưa được cụ thể hóa thành những chế định pháp lý có hiệu lực cụ thể để tổ chức thực hiện, gây khó khăn, lúng túng không chỉ cho người có quyền được bảo
vệ, mà còn cho cả các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm áp dụng Điều này không chỉ vi phạm nguyên tắc tố tụng hình sự, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, mà nghiêm trọng hơn là xâm phạm quyền con người, quyền công dân trong vụ án hình sự
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: "Bảo vệ quyền con người
của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" để làm
luận văn thạc sĩ luật học của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích lý luận về bảo
vệ người làm chứng, đánh giá thực trạng và tham khảo pháp luật một số nước, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo
vệ người làm chứng ở Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu một số vấn đề chung về bảo vệ quyền con người của
người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự
Trang 10- Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện cơ sở pháp
lý bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình
sự ở nước ta
2.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là các vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự đối với người làm chứng trong vụ án hình sự
3 Những đóng góp mới của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu có cách tiếp cận riêng khi nghiên cứu về bảo
vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền, nhất là vấn đề bảo vệ quyền con người của người làm chứng Quá trình nghiên cứu có liên hệ việc bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự trong một số mô hình tố tụng khác nhau trên thế giới, phân tích các qui định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta về bảo vệ quyền con người của người làm chứng, nhất là mặt hạn chế; đánh giá khá toàn diện những ưu điểm và hạn chế
Trang 11về bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta trong những năm qua; làm rõ tính tất yếu, khách quan và căn cứ xây dựng cơ sở pháp lý, nguyên tắc và nội dung chế định bảo
vệ người làm chứng phù hợp với vị trí pháp lý của họ trong tố tụng hình sự
Từ đó kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự
ở nước ta, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay và về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này là: phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh và thống kê v.v…
Để thực hiện đề tài, học viên còn tham khảo các tư liệu thực tiễn và ý kiến của các nhà chuyên môn về tố tụng hình sự
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo vệ quyền con người của người
làm chứng trong tố tụng hình sự
Chương 2: Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng
hình sự ở nước ta
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự
Trang 121.1.1 Khái niệm quyền con người trong tố tụng hình sự
Quyền con người là vấn đề cơ bản nhất của nhận thức và thực tiễn chính trị, vì vậy nó gắn với các thời đại lịch sử cụ thể và nó bị chế định bởi lịch sử, bởi các điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia và quốc tế Các học thuyết chính trị - pháp lý về quyền con người là hệ thống các quan điểm chính trị - triết ho ̣c và pháp lý về quyền con người thể hiê ̣n cô đo ̣ng trong các trường phái triết học , trong các văn bản pháp lý như các bản Tuyên ngôn , Hiến pháp, các đạo luật tồn tại ở các thời kỳ lịch sử khác nhau Sự phát triển của tư tưởng
về quyền con người gắn liền với tiến trình phát triển, vận động của các quan điểm chính trị- triết học và pháp lý qua từng thời đại lịch sử khác nhau từ thời
kỳ cổ đại phương Tây cho đến thời kỳ xuất hiện triết học Mác - Lênin
Quyền con người ở góc độ là mô ̣t khái niê ̣m xã hô ̣i có n hững dấu hiê ̣u
đă ̣c trưng như : quyền con người có nguồn gốc từ chính bản chất của con người và được xác đi ̣nh bởi mức đô ̣ phát triển của văn m inh nhân loa ̣i nói chung; quyền con người hình thành mộ t cách khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển chính trị của xã hội , không phụ thuô ̣c vào sự thừa nhâ ̣n của nhà nước ; quyền con người thuô ̣c về con người kể từ khi sinh ra mà không cần phải có c ác sự kiê ̣n pháp lý nào cả ; quyền con người là không thể chuyển di ̣ch , không bi ̣ mất đi , gắn liền với bản chấ t sinh ho ̣c của con người Quyền con người ở góc độ là một phạm trù pháp lý - lịch sử luôn gắn liền với nhà nước và pháp luật, là những quyền con người được nhà nước
Trang 13thừa nhận thông qua chế định quốc tịch của công dân Quyền công dân của mỗi nhà nước phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể mà nhà nước tồn tại trong đó
Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Một nhà nước mà ở đó, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt và hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự Quyền con người trong tố tụng hình sự là quyền dễ bị xâm phạm, dễ bị tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất khi nó động chạm đến quyền được sống, quyền tự do
và sinh mệnh chính trị của một cá nhân Bởi lẽ, tố tụng hình sự với tư cách là quá trình Nhà nước đưa một người ra xử lý trước pháp luật khi họ bị coi là tội phạm luôn thể hiện tính quyền lực với sức mạnh cưỡng chế nhà nước, với sự thiếu quân bình về thế và lực của các bên tham gia quan hệ tố tụng hình sự mà
sự yếu thế luôn thuộc về những người bị buộc tội Chính vì vậy, hoạt động tố tụng hình sự, trong bất cứ nhà nước nào đều được xếp vào "nhóm nguy cơ cao" khi người ta nói đến vấn đề bảo vệ quyền con người
Nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là vấn đề lớn Việc phát hiện, xử lý tội phạm là công việc của bất kỳ nhà nước nào nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội và của cá nhân trong xã hội đó Công việc đầu tiên ở đâu cũng đòi hỏi và nhà nước nào cũng có nhiệm vụ phải làm là: Ghi nhận cụ thể những quyền con người nào trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự của mình Chúng ta có thể tìm thấy trong các văn kiện Quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự như Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948 (UHDR); Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối
Trang 14xử với tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1985…
Nghiên cứu các văn bản này đưa đến một khẳng định quyền con người trong tố tụng hình sự chính là sự cụ thể hóa quyền được sống, quyền được tự do… trong lĩnh vực tố tụng hình sự, đây được coi là tiêu chuẩn về nhân quyền trong tố tụng hình sự Theo đó, quyền con người trong tố tụng hình sự bao gồm những quyền sau (Điều 11, 14 và 15 ICCPR):
Quyền được xét xử công bằng bởi một thủ tục tố tụng hình
sự và tòa án công bằng, công khai; quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền tự do cá nhân khác Mọi trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự phải tên cơ sở luật định; quyền được suy đoán vô tội; quyền được bào chữa và biện hộ, quyền không bị xét xử quá mức chậm trễ; người chưa thành niên phải được áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt; quyền kháng cáo bản án để xét xử phúc thẩm, quyền được nhanh chóng minh oan Quyền không bị kết tội hai lần về cùng một hành vi…; các quyền con người trong thi hành án hình sự và sau xét xử… [20, tr 10-11]
Nghiên cứu quyền con người trong tố tụng hình sự không thể không đưa ra định nghĩa về nó Hiện nay, có một số khái niệm về quyền con người trong tố tụng hình sự đã được đưa ra nhưng chủ yếu là nhấn mạnh đến quyền của người bị buộc tội mà chưa chú ý đến quyền của những người khác tham gia tố tụng hình sự Tuy vậy, qua nghiên cứu quyền con người của các nước
và của nước ta trong lịch sử, có thể đưa ra khái niệm về quyền con người
trong tố tụng hình sự như sau: Quyền con người trong tố tụng hình sự là những giá trị thiêng liêng chỉ dành cho con người khi họ tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mà Nhà nước có nghĩa vụ phải ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo thực hiện trên thực tế
Trang 151.1.2 Quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự
1.1.2.1 Khái niệm người làm chứng
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Người nào biết được những
tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng" [31] Như vậy, có thể hiểu: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập khai báo
về những tình tiết cần chứng minh trong vụ án Người làm chứng tham gia vào
vụ án trên cơ sở quyết định triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 133
Bộ luật tố tụng hình sự) Bên cạnh những thuộc tính chung như bất kỳ chứng
cứ nào thì lời khai Người làm chứng có những đặc điểm riêng đó là tính không thể thay thế của nó Lời khai người làm chứng là loại chứng cứ mà nguồn của nó là những con người cụ thể - tính cá biệt cao Những thông tin về
vụ án được phản ánh và tái hiện lại qua lời khai của những con người cụ thể hoàn toàn khác nhau về tâm lý, về kinh nghiệm xã hội, về tính cách và nhân cách So với nhiều chế định khác thì chế định Người làm chứng là một trong
những chế định cổ xưa nhất của tố tụng hình sự
Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời, trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có những văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao như Công văn số 98-NCPL ngày 02/03/1974 của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho các Tòa án địa phương đề cập việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng Công văn đã phân loại những người làm chứng thành hai loại: Nhân chứng trực tiếp và nhân chứng gián tiếp Do đó, người làm chứng là người có thể trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp nghe thấy khi việc phạm tội xảy ra hoặc biết được qua người khác, qua nguồn thông tin khác những tình tiết liên quan đến vụ án Tuy nhiên, người làm chứng phải chứng minh được các nguồn thông tin và cách thức làm sao họ biết được các thông tin đó Các cơ quan tiến hành tố tụng "không được dùng
Trang 16làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó" [31]
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, người làm chứng chỉ có thể là cá nhân Cá nhân đó biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và chứng minh được làm sao họ biết các tình tiết đó Pháp luật không bắt buộc cách thức mà nhờ đó họ biết được các tình tiết liên quan đến
vụ án là hợp pháp hay không hợp pháp Pháp luật cũng không quy định về độ tuổi và giới tính của người làm chứng do vậy bất kỳ người nào biết được các tình tiết của vụ án đều có thể làm chứng Tuy nhiên, người làm chứng phải có khả năng nhận thức được sự việc và các tình tiết đã diễn ra Nhận thức của người làm chứng có thể ở mức độ khác nhau và pháp luật không bắt buộc họ phải nhận thức một cách đầy đủ bản chất của sự việc, nhưng các tình tiết phải
có ý nghĩa đối với quá trình chứng minh vụ án hình sự Người làm chứng còn phải có khả năng trình bày về những tình tiết đã nhận biết được cho các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận, khả năng trình bày đó tùy vào điều kiện nhận biết cụ thể của từng cá nhân
Để đảm bảo tính khách quan của vụ án, theo tinh thần của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không phải bất kỳ ai biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng
mà quy định cụ thể những trường hợp không được làm chứng, gồm:
"Người bào chữa của bị can, bị cáo; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn" [31] Quy định này là hoàn toàn đúng đắn vì nếu những người này được tham gia với tư cách làm chứng trong
vụ án sẽ không những không đảm bảo tính khách quan mà quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không chính xác và hiệu quả
Trang 17"Người bào chữa của bị can, bị cáo có nghĩa vụ làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và có nghĩa vụ không được làm tiết lộ bí mật mà họ biết được do tham gia bào chữa" [31] Do đó, nếu làm chứng, họ có thể vi phạm nghĩa vụ, không làm đúng thỏa thuận với bị can, bị cáo
"Đối với những trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết về vụ án của người làm chứng hoặc người bị hại, cần xác định tình trạng tâm thần thì bắt buộc phải trưng cầu giám định" [31] Quy định này nhằm xác định khả năng nhận thức của người làm chứng, xác định lời khai của họ có giá trị pháp lý hay không để từ đó cơ quan tiến hành tố tụng quyết định có hay không việc triệu tập họ tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng trong vụ án
Để việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng được khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác Khi được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai, người làm chứng có nghĩa
vụ phải có mặt và phải khai trung thực những tình tiết mà họ biết về vụ án; nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại; quan
hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi của những người tiến hành tố tụng đặt ra về các tình tiết khác của vụ án Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người làm chứng được quy định tại Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
1.1.2.2 Vị trí, vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự
Để giải quyết một vụ án hình sự, theo nguyên tắc công tố, pháp luật tố tụng hình sự giao cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử Việc giải quyết vụ án hình sự còn có cả sự tham gia của những người có liên quan đến vụ án (người tham gia tố tụng) nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng
Trang 18(người bị hại, người có lợi ích liên quan) Trong quá trình tham gia tố tụng, tư cách pháp lý của những người này được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 xác định là những người tham gia tố tụng, bao gồm: Người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; người bị hại; người làm chứng; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bào chữa (luật sư; bào chữa viên nhân dân; người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo); người bảo
vệ quyền lợi của đương sự; người giám định; người phiên dịch
Như vậy, trong tố tụng hình sự, người làm chứng được xác định là người tham gia tố tụng Lời khai của Người làm chứng vẫn là một trong những nguồn chứng cứ không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án: Ở Liên bang Nga khi thăm dò ý kiến của các thẩm phán về việc chứng cứ nào mà họ cho là quan trọng nhất trong hoạt động xét
xử thì kết quả trả lời cho thấy: "Lời khai người làm chứng chiếm vị trí số một, thứ hai là kết luận giám định và thứ ba là lời khai người bị hại" [24, tr 1] Điều này có thể hiểu được bởi lẽ Người làm chứng khác với người bị hại Người bị hại là nạn nhân trực tiếp của hành vi tội phạm nên lời khai của họ có thể phản ánh đậm nét hơn những đánh giá, cảm xúc chủ quan của họ về các tình tiết của vụ án so với lời khai của người làm chứng
Với tư cách là người tham gia tố tụng, người làm chứng được pháp luật tố tụng hình sự quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý tại Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:
Trang 19- Người làm chứng có nghĩa vụ:
Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án cho cơ quan
có thẩm quyền Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của BLHS năm 1999, khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự năm 1999 [31]
Lời khai của người làm chứng là chứng cứ khi được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án
Như vậy, người làm chứng là người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án và tham gia tố tụng nhằm xác định công lý mà không hề có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự nước
ta quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm chứng rất nặng nề, thậm chí có cả trách nhiệm hình sự Đồng thời, pháp luật cũng quy định các quyền
cụ thể để bảo đảm cho người làm chứng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tố tụng quy định
1.1.2.3 Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người làm chứng
Ở Việt Nam, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
Trang 20được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm " [30] và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật khác
Tuy nhiên, trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực, trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa có quy định nào về bảo vệ người làm chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng như chưa có một chế định pháp luật đặc thù riêng về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người làm chứng trong tố tụng hình sự
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật lập pháp và sự nhận thức đầy đủ
về vai trò quan trọng của người làm chứng trong quá trình tham gia giải quyết
vụ án hình sự, cũng như các nguy cơ bị xâm hại mà họ bị gánh chịu khi tham gia tố tụng, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có một số bổ sung về quyền của người làm chứng so với Bộ luật tố tụng hình sự 1988 như:
Quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyển tiến hành tố tụng, quyền được thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật
Đây là quy định mới của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, là tín hiệu đáng mừng về sự thay đổi tư duy lập pháp về người làm chứng, một mặt khẳng định quyền được bảo vệ của những người này, mặt khác quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người làm chứng cũng như người thân thích của họ
Có thể nói quyền được bảo vệ của người làm chứng là một yêu cầu tất yếu khách quan bởi lẽ quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản hợp pháp của công dân là vấn đề cốt lõi, được quy định trong Hiến pháp và cụ thể hóa bằng các chế định pháp luật hình sự, tố tụng
Trang 21hình sự ở mỗi quốc gia Mỗi công dân trong xã hội đương nhiên có quyền được bảo vệ từ phía nhà nước trước nguy cơ xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Người làm chứng là công dân có vai trò đặc biệt khi tham gia vụ án hình sự với tư cách là người tham gia tố tụng, lời khai của họ mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án và giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết án một cách khách quan, nhanh chóng và chính xác Vì vậy, họ có nguy cơ bị người phạm tội ngăn cản và trả thù Khả năng người làm chứng bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản cao nên Nhà nước cần phải có cơ chế đặc biệt để bảo vệ và đảm bảo quyền con người cho họ
Hơn nữa, xuất phát từ vai trò của người làm chứng, đặc biệt lời khai của họ là chứng cứ không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng muốn thu thập được đầy đủ các thông tin từ người làm chứng, sử dụng chúng để làm chứng cứ chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các vấn khác cần chứng minh trong vụ án hình sự thì điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo an toàn cho họ để họ có thể tham gia đầy
đủ các giai đoạn tố tụng và tạo điều kiện để họ có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ và xác thực Thực tiễn cho thấy, trong các vụ án hình sự lời khai của người làm chứng có giá trị chứng minh càng lớn thì nguy cơ bị xâm hại đến thể chất, tinh thần và tài sản của họ càng cao, nhất là các vụ án phạm tội
có tổ chức, bọn tội phạm là những tên lưu manh, côn đồ do đó cần phải có những cơ chế đặc biệt để bảo vệ họ trước các nguy cơ bị xâm hại để họ yên tâm và có thái độ hợp tác tích cực với các cơ quan tiến hành tố tụng
1.2 CÔNG TÁC BẢO VỆ NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.2.1 Khái niệm bảo vệ người làm chứng và ý nghĩa của việc bảo
vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự
Từ trước đến nay, do chưa được giải quyết một cách toàn diện và có
hệ thống, đồng bộ và thỏa đáng những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con
Trang 22người của người làm chứng nên trong khoa học pháp lý nói chung và chuyên ngành khoa học pháp lý về tố tụng hình sự nói riêng của Việt Nam vẫn chưa
có một công trình khoa học nào xây dựng khái niệm về vấn đề này Từ thực tiễn của các quốc gia hiện đại trên thế giới trong việc bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời từ sự phân tích các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tố tụng hình sự có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người của người làm chứng và đặc biệt là từ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về người làm chứng, có thể đưa ra
khái niệm bảo vệ người làm chứng như sau: Bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự là việc Nhà nước bằng quyền lực của mình quy định và bảo đảm
để các quyền con người của người làm chứng không bị xâm phạm và được thực thi trong đời sống, đảm bảo cho người làm chứng thực hiện việc tham gia tố tụng một cách tự do, góp phần giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan, nhanh chóng, công minh và đúng pháp luật
Nghiên cứu việc bảo vệ người làm chứng có ý nghĩa to lớn về chính trị xã hội cũng như pháp lý Về chính trị xã hội, bảo vệ người làm chứng tức
là bảo vệ quyền con người nói chung trong xã hội Bảo vệ người làm chứng thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước ta đối với việc bảo vệ quyền con người trong các lĩnh vực xã hội, xây dựng lòng tin về tính tích cực của công dân trong lĩnh vực này Về pháp lý, việc bảo vệ người làm chứng vừa bảo đảm nguyên tắc công bằng trong hoạt động tố tụng hình sự, thể hiện bản chất dân chủ của tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hiện đại, góp phần quan trọng trong việc khắc phục các sai sót trong quá trình tiến hành tố tụng, giảm thiểu các án oan sai Từ trước đến nay, việc bảo vệ người làm chứng mặc dù đã được ghi nhận trong luật thực định nhưng còn mang tính hình thức cho nên không được áp dụng trong thực tiễn dẫn đến việc người làm chứng tham gia phiên tòa rất hạn chế, thậm chí là rất ít bởi lẽ chưa có cơ chế cụ thể
để bảo vệ họ, việc họ tham gia phiên tòa sẽ gây rất nhiều khó khăn và phiền
Trang 23phức cho họ, thậm chí là bị đe dọa, bị trả thù vì việc làm nhân chứng trong vụ
án Điều đó dẫn đến số lượng án có nhân chứng đáng lẽ ra sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác thì ngược lại gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án do vậy sự đảm bảo của Nhà nước về an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản cho người làm chứng và người thân của họ sẽ giúp họ tự nguyện hợp tác, tham gia tố tụng với tư cách là nhân chứng trong vụ án một cách tích cực
1.2.2 Cơ chế, các hình thức, biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự
Trong khoảng thời gian nửa cuối thế kỷ XX, hoạt động xét xử ở nhiều nước đã gặp phải trở ngại to lớn là sự tác động của thế giới tội phạm đối với những nạn nhân của chúng và người làm chứng Vấn đề bảo vệ nhân chứng được xem như là một trong những vấn đề có tính toàn cầu trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm Sự bảo đảm của nhà nước về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người làm chứng và cho người thân của họ có ảnh hưởng lớn đến tính xác thực trong lời khai của người làm chứng, tính tích cực của họ khi tham gia trong vụ án Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự ở mỗi quốc gia
Cùng với quá trình mở rộng những bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, chế định người làm chứng cũng có những vận động thay đổi theo hướng nhân đạo hóa mối quan hệ giữa nhà nước với người làm chứng, mở rộng quyền của người làm chứng và những bảo đảm tố tụng cho các quyền đó Thực tiễn quốc tế về đấu tranh chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức cho thấy cuộc đấu tranh này chỉ thu được kết quả mong đợi ở những quốc gia xây dựng được nền tảng pháp lý chặt chẽ trong việc bảo vệ người làm chứng
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự , những thông tin do người làm chứng cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng , góp phần giúp các cơ quan
Trang 24chức năng phát hiê ̣n tô ̣i pha ̣m và giải quyết đúng đắn , triê ̣t để vụ án hình sự Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong nhiều vụ án hình sự , người làm chứng tỏ ra
e nga ̣i , bất hơ ̣p tác hoă ̣c hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm
quyền Căn nguyên của tình tra ̣ng trên trước hết là do những thiếu sót , bất câ ̣p của chế đi ̣nh pháp lý hiê ̣n hành về bảo vê ̣ người làm chứng, trong đó chủ yếu là chưa có các biê ̣n pháp tối ưu để thực hiê ̣n tốt công tác bảo vê ̣ người làm chứng
Từ thực tiễn t ham khảo pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới có thể thấy những biện pháp bảo vệ Người làm chứng rất đa dạng
và chúng có thể chia thành những nhóm sau đây:
a) Những biện pháp chung - là những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình tiến hành điều tra xét xử vụ án cũng như ngoài phạm vi vụ án, áp dụng với người làm chứng cũng như với người thân thích của họ:
- Bố trí người bảo vệ ngườ i làm chứng , người thân của họ trong suốt thời gian điều tra, xét xử vụ án hay trong một khoảng thời gian nhất định Cảnh sát tư pháp sẽ đảm nhiệm việc bảo vệ này
- Trang bị vũ khí, công cụ bảo vệ cá nhân cho ngườ i làm chứng hay người thân của họ Biện pháp này đòi hỏi nhà nước phải có luật quy định về việc sử dụng vũ khí vì mục đích dân sự
- Sơ tán tạm thời ngườ i làm chứng , người thân của họ đến địa điểm an toàn, địa chỉ của những trung tâm này được giữ kín Trong thời gian ở trung tâm này họ được giúp đỡ về tâm lý và pháp lý cho việc chuẩn bị tham gia phiên tòa
- Thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc hoặc học tập của ngườ i làm chứng
và người thân của họ Biện pháp này rất tốn kém về tài chính và khi áp dụng
nó không được gây bất kỳ thiệt hại nào về tài chính, tài sản, nhà cửa, về quyền lao động, học tập hay hưu trí cho đối tượng áp dụng đồng thời phải bảo đảm cho họ có thể sinh sống, làm việc, học tập bình thường trong điều kiện mới
Trang 25- Thay đổi giấy tờ tùy thân, giữ bí mật thông tin cá nhân về ngườ i làm chứng Những biện pháp này thường được sử dụng kèm theo biện pháp thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, nơi học tập Một số cơ quan nhà nước (cơ quan dịch vụ điện thoại, cơ quan cấp phát chứng minh, hộ chiếu ) bị cấm cung cấp thông tin cá nhân của người làm chứng như thông tin về địa chỉ nơi cư trú, về số điện thoại nhà riêng, về những thông tin cá nhân khác trong một khoảng thời gian nhất định nếu không có sự đồng ý của cơ quan tiến hành
tố tụng
b) Những biện pháp bảo vệ người làm chứng trong giai đoạn khởi tố
và giai đoạn điều tra vụ án Những biện pháp bảo vệ này chỉ do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong phạm vi vụ án cụ thể đã được khởi tố, điều tra Việc áp dụng những biện pháp này được xem xét và cân nhắc với một trong những nguyên tắc quan trong của giai đoạn điều tra là nguyên tắc không tiết lộ bí mật điều tra Cụ thể bao gồm những biện pháp sau đây:
- Không thể hiện những thông tin cá nhân về ngườ i làm chứng trong biên bản lấy lời khai hay còn gọi là lời khai người làm chứng khuyết danh Theo quy định chung thì biên bản lời khai của người làm chứng phải phản ánh những thông tin cá nhân về người làm chứng như họ và tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc, số điện thoại Điều này luôn tạo ra khả năng cho những người thứ ba có thể tiếp xúc với người làm chứng , tác động và ảnh hưởng đến lời khai của họ Do vậy lời khai ngườ i làm chứng khuyết danh - không kèm theo thông tin về cá nhân người làm chứng là giải pháp nhằm mục đích hạn chế một cách thấp nhất khả năng tác động trái pháp luật đến người làm chứng từ phía những người quan tâm đến kết cục của vụ án Quy định lời khai người làm chứng khuyết danh là một trong những biện pháp bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự đã được nhiều quốc gia áp dụng Quyết định của Tòa án nhân quyền châu Âu thừa nhận: "Việc sử dụng những thông tin từ lời khai người làm chứng khuyết danh là chứng cứ của vụ án trong giai đoạn trước xét
Trang 26xử là phù hợp với Công ước châu Âu về bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người ngày 04/11/1950" [24, tr 5]
- Không để ngườ i làm chứng nhận dạng trực tiếp bị can mà chỉ nhận dạng qua ảnh hay qua hình ảnh video
- Không để bị can - đối tượng bị nhận dạng có thể nhìn thấy ngườ i làm chứ ng - người nhận dạng khi tiến hành việc nhận dạng Biện pháp có thể được
áp dụng ở đây thí dụ như người làm chứng được hóa trang thay đổi về ngoại hình khi nhận dạng
- Không để bị can có thể nhìn thấy ngườ i làm chứng khi tiến hành đối chất Biện pháp này chỉ có thể áp dụng với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật nghe, nhìn hiện đại
- Kiểm soát và ghi âm các cuộc điện thoại của ngườ i làm chứng Biện pháp này trước hết nhằm mục đích bảo vệ ngườ i làm chứng vì có thể biết được nội dung cuộc gọi, số điện thoại gọi đến của những người tác động đe dọa người làm chứng , chủ động áp dụng những biện pháp bảo vệ người làm chứng thích hợp Bên cạnh đó kết quả của biện pháp này có thể làm cơ sở cho việc khởi tố trách nhiệm hình sự của những người tác động người làm chứng cản trở điều tra, xét xử
- Cắt những thông tin cá nhân về ngườ i làm chứng ra khỏi hồ sơ vụ án
và quyết định truy tố khi chuyển giao hồ sơ cho bên bào chữa nghiên cứu chuẩn bị cho việc bào chữa Sau khi người bào chữa kết thúc nghiên cứu hồ
sơ, những thông tin này lại được khôi phục, đưa vào trong hồ sơ chuyển tòa
để xét xử
c) Những biện pháp bảo vệ ngườ i làm chứng ở giai đoạn xét xử Bao gồm:
- Ngườ i làm chứng có quyền yêu cầu giữ bí mật về cá nhân khi họ ra làm chứng tại phiên tòa và tòa án có thể cấm báo chí không được phát hình ảnh hay đăng báo ảnh chụp về họ, không được ghi âm lời khai người làm chứng
Trang 27- Thẩm vấn kín ngườ i làm chứng hoặc tiến hành phiên xử kín Biện pháp này có thể được áp dụng trên cơ sở quy định tại Điều 14 Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị : "Báo chí và công chúng có thể không được phép vào phòng xử án tham dự toàn bộ phiên tòa hay một phần của nó khi tính công khai của phiên tòa có thể làm tổn hại lợi ích của xét xử" [20, tr 12]
- Tòa án có thể thẩm vấn ngườ i làm chứng thông qua các phương tiện nghe nhìn trong điều kiện người làm chứng không cần trình diện, không cần
có mặt ở phiên tòa
- Thẩm vấn ngườ i làm chứng trong điều kiện bị cáo bị cách ly khỏi phòng xử án Trong trường hợp này người bào chữa của bị cáo vẫn có mặt trong phòng xử án và vẫn có quyền thẩm vấn người làm chứng , do vậy quyền của bị cáo không bị vi phạm Trong thực tiễn tòa án thường cách ly bị cáo trước khi thẩm vấn người làm chứng nếu thấy sự hiện diện của bị cáo khi thẩm vấn có thể làm cho người làm chứng không trình bày đúng sự thật Sau
đó kết quả thẩm vấn người làm chứng được tòa công bố cho bị cáo khi bị cáo được cho phép trở lại phiên tòa
Như vậy, các quy định của luật về bảo vệ người làm chứng là một trong những yếu tố nâng cao đáng kể tính xác thực và giá trị chứng minh cho lời khai của chủ thể này trong vụ án vì nó loại trừ được nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng khai gian dối, phủ nhận lời khai ban đầu của người làm chứng - tâm lý sợ bị trả thù Đồng thời nó cũng tác động tích cực đến hoạt động tố tụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận cho người làm chứng quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng mà không quy định những biện pháp cụ thể, trình tự thủ tục áp dụng chúng và những bảo đảm kèm theo nên mới chỉ dừng lại ở dạng nguyên tắc chung, chưa phát huy được vai trò của nó trong
Trang 28thực tiễn xét xử Do vậy, từ thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ người làm chứng ở nước ta và việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác bảo vệ nhân chứng, đặc biệt là của một số nước đã ban hành đạo luật chuyên biệt để hoàn thiện chế định bảo vệ ngườ i làm chứng trong tố tụng hình
sự là hết sức cần thiết ở nước ta Tuy nhiên khi nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm của các nước về bảo vệ người làm chứng cần chú ý một số vấn đề như: Các biện pháp bảo vệ ngườ i làm chứng luôn đòi hỏi sự tốn kém về tài chính, về chi phí trang bị các phương tiện kỹ thuật cho các cơ quan tiến hành
tố tụng Tuy nhiên, sự tốn kém này là cần thiết vì nó phục vụ cho lợi ích của con người Chấp nhận sự tốn kém này còn là sự khôn ngoan vì nó có thể còn
ít tốn kém hơn rất nhiều cho Nhà nước trong trường hợp tội phạm không bị phát hiện, kẻ phạm tội đích thực không bị trừng phạt, tiếp tục gây án, hoặc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại vì làm oan người vô tội do khi xét xử không có sự tham gia của người làm chứng hoặc người làm chứng thay đổi lời khai, khai không đúng sự thật do sợ hãi bị trả thù Nguồn tài chính cho các biện pháp này nên lấy từ ngân sách, từ những khoản thu được trong quá trình xét xử các vụ án hình sự (tài sản bị tịch thu của kẻ phạm tội, các khoản tiền phạt ), từ quỹ của các tổ chức xã hội và từ sự đóng góp của tư nhân Đồng thời, mỗi quốc gia có định hướng riêng, giải pháp riêng của mình trong việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến bảo vệ người làm chứng tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, kinh tế và truyền thống pháp
lý của mình Vấn đề cốt lõi khi lựa chọn các biện pháp bảo vệ người làm chứng là việc bảo đảm cân bằng hợp lý quyền bào chữa của bị can, bị cáo và lợi ích hợp pháp của người làm chứng , cân bằng hợp lý giữa yêu cầu của các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, những chuẩn mực quốc tế chung về tiến trình tố tụng với nội dung của những biện pháp này Để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, quy định của Hiến pháp thì việc áp dụng những biện pháp này đòi hỏi phải có những điều kiện bổ sung để sao cho thủ tục xét xử của phiên tòa sơ thẩm vẫn bảo đảm được tính công minh của nó Phải có căn cứ
Trang 29thực tế về sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ ngườ i làm chứng tức là những chứng cứ về sự đe dọa một cách hiện thực tính mạng, sức khỏe và tài sản của người làm chứng Quyết định áp dụng các biện pháp này phải được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát như là một kênh kiểm tra bổ sung về
sự cần thiết và hợp pháp của việc áp dụng những biện pháp này nhằm đảm bảo việc bảo vệ người làm chứng cũng như người thân thích của họ có hiệu quả, đồng thời tránh việc áp dụng không đúng biện pháp bảo vệ
1.3 KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1 Chương trình bảo vệ nhân chứng của Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, Chương trình bảo vệ nhân chứng (còn có tên gọi là Chương trình an ninh cho nhân chứng hay WITSEC) là một dịch vụ được Chính phủ Hoa Kỳ cung cấp để bảo vệ nhân chứng khỏi sự thương tổn về thể chất và sự hăm do ̣a trong các vụ án hình sự lớn
Để được chấp nhận vào Chương trình bảo vệ nhân chứng, nhân chứng phải là người cung cấp chứng cứ chính liên quan đến một tội nghiêm trọng Nhân chứng trong các vụ án phạm tội có tổ chức, buôn lậu ma tuý và khủng
bố có thể được đề nghị bảo vệ nếu họ đủ điều kiện Nếu cuộc sống của nhân chứng bị đe doạ vì lời khai của mình, họ sẽ được đề nghị bảo vệ và thường kèm theo cả sự bảo vệ gia đình họ Sự đe dọa bị giết và sự hăm do ̣a phải có thật vì chi phí cho việc bảo vệ nhân chứng là rất đắt
Chương trình bảo vệ nhân chứng của Hoa Kỳ được thiết lập bởi Luật kiểm soát tội phạm có tổ chức năm 1970 Theo Luật này:
Tổng chưởng lý ra quyết định cuối cùng về việc người nào
sẽ được chấp nhận tham gia Chương trình Luật sư của Chính phủ liên bang giới thiệu nhân chứng tham gia vào Chương trình, mặc dù nhân chứng cũng có thể xin được bảo vệ Sự bảo vệ của Chương
Trang 30trình được duy trì đến hết cuộc đời, miễn là nhân chứng không phạm tội lần nữa Một vài bang cũng có Chương trình bảo vệ nhân chứng riêng của mình [1, tr 24]
Ngoài việc bảo vệ an toàn thân thể, Chương trình bảo vệ nhân chứng cũng có thể tạo chỗ ở mới cho nhân chứng sau phiên toà và cung cấp cho họ nhân dạng mới Nhân chứng được nhận một khoản lương nhỏ cho đến khi tìm được một công việc mới và có thể nhận được những sự giúp đỡ khác khi cần thiết Khi nhân chứng đến chỗ ở mới, cơ quan hành pháp ở địa phương sẽ được thông báo nếu nhân chứng đã từng là tội phạm để họ có thể trông chừng nhân chứng Nhân chứng không được phép quay lại nơi ở cũ của mình và không được phép liên lạc với bạn cũ, người quen cũ hoặc những thành viên không được bảo vệ trong gia đình
Bảo vệ nhân chứng chỉ được áp dụng đối với người mà lời chứng của
họ là yếu tố thiết yếu cho sự thành công trong việc truy tố một vụ án hình sự
và do đó cuộc sống của nhân chứng cũng như người nhà của nhân chứng bị nguy hiểm
Không phải vụ án nào có nhân chứng thì nhân chứng có thể tham gia vào chương trình Chỉ có những vụ án cụ thể thì nhân chứng mới có thể được phép tham gia chương trình, gồm:
Bất kỳ tội phạm có tổ chức và gian lận tiền bạc, bất kỳ tội phạm buôn lậu ma tuý, bất kỳ tội phạm liên bang nghiêm trọng khác mà việc nhân chứng cung cấp lời khai có thể làm cho nhân chứng bị trả thù hoặc đe doạ dùng bạo lực, bất kỳ tội phạm của Bang mà có tính chất tương tự như các tội phạm đã
đề cập ở trên, một số vụ kiện dân sự và hành chính mà việc cung cấp lời khai
có thể làm nhân chứng bị nguy hiểm
Quá trình cho phép nhân chứng tham gia vào chương trình bắt đầu khi một cơ quan hành pháp của bang hoặc liên bang đệ trình yêu cầu bảo vệ Sau
Trang 31đó, đơn xin gia nhập Chương trình bảo vệ nhân chứng được trình cho Văn phòng thi hành - Vụ pháp luật Hoa Kỳ (OEO):
Văn phòng thi hành - Vụ pháp luật Hoa Kỳ và Cơ quan Marshals sẽ tiến hành các thủ tục để xem xét, đánh giá nhân chứng
có được tham gia Chương trình bảo vệ hay không Tổng chưởng lý Hoa Kỳ sẽ là người quyết định cuối cùng sau khi căn cứ vào: Hồ sơ tội phạm, các biện pháp thay thế bảo vệ nhân chứng, lời khai từ những nhân chứng tiềm năng khác Nếu những lời khai của nhân chứng là thực sự quan trọng, có giá trị đối với cộng đồng, Tổng chưởng lý có thể cho phép nhân chứng tham gia Chương trình Sau khi cho phép nhân chứng gia nhập Chương trình, nhiệm vụ của Marshals là tạo nhân dạng mới và tìm nơi cư trú mới cho nhân chứng, gia đình anh ta và những người liên quan Điều này đòi hỏi
sự hợp tác của nhiều cơ quan chính quyền, tính toán đúng thời gian
và hoàn toàn bí mật Sau khi nhân chứng nhận được sự chấp thuận của Marshals và đồng ý tham gia vào Chương trình, anh ta và gia đình ngay lập tức được chuyển khỏi nơi đang ở đến một nơi ở tạm thời và được bảo vệ [1, tr 25-26]
Một khi tham gia chương trình, Cơ quan Marshals cung cấp bảo vệ 24/24 giờ khi nhân chứng ở trong vùng có nguy cơ cao, bao gồm cả khi thực hiện các thủ tục trước giai đoạn xét xử và xuất hiện tại toà
Toàn bộ mục đích của chương trình bảo vệ nhân chứng là giữ cho nhân chứng được an toàn để cung cấp lời khai tại toà, nhờ đó Tòa có thể kết tội thành viên của tội phạm có tổ chức, các băng đảng hoặc tổ chức khủng bố Khi nhân chứng quay lại để cung cấp lời khai là thời điểm nguy hiểm nhất Các biện pháp phòng ngừa được thực hiện và an ninh đạt mức tối đa tại thời điểm này Trong phiên toà, thậm chí những nhân chứng đã không còn tham
Trang 32gia chương trình vẫn được bảo vệ nếu họ cung cấp lời khai trong vụ án mà vì
nó nhân chứng đã tham gia Chương trình
Thời gian cho nhân chứng và gia đình họ bước vào cuộc sống mới chính là khi phiên toà xét xử kết thúc Chương trình bảo vệ nhân chứng sẽ giúp nhân chứng hoà nhập với cộng đồng mới và có đủ khả năng tự kiếm sống Nhân chứng được bảo vệ phải tìm việc và có đủ khả năng tự kiếm sống càng sớm càng tốt Cơ quan Marshals sẽ giúp nhân chứng tìm việc Tuy nhiên, nếu nhân chứng không nỗ lực tìm việc, phụ cấp sinh sống sẽ bị dừng Khi đã hoà nhập vào cộng đồng, nhân chứng chỉ liên hệ với chính quyền một lần mỗi năm Nhân chứng cũng phải liên hệ với chính quyền nếu họ chuyển
đi Các liên hệ khác với nhân chứng phải được yêu cầu thông qua Văn phòng thi hành - Vụ pháp luật Hoa Kỳ hoặc Cơ quan Marshals
Chương trình bảo vệ nhân chứng bắt đầu vào năm 1970, theo Cơ quan Marshals tỷ lệ kết án đạt 89% và hơn 10.000 người phạm tội bị kết án là kết quả của việc bảo vệ nhân chứng Nếu không có Chương trình, rất nhiều nhân chứng sẽ không muốn làm chứng hoặc sẽ bị giết nếu họ tham gia làm chứng Với sự bảo vệ của Chương trình, nhân chứng có thể làm chứng và biến mất khi phiên toà kết thúc, và những người mà nhân chứng làm chứng chống lại thường là bị kết án [1, tr 27]
1.3.2 Chương trình bảo vệ nạn nhân, nhân chứng và những người tham gia tố tụng hình sự khác của Liên bang Nga
Tại Liên bang Nga, hàng năm có hơn 10.000.000 người ra làm chứng trước toà, trong đó có gần 3.000.000 người thay đổi lời khai do sợ bị trả thù Vì thế, năm 2004, Liên bang Nga đã ban hành Luật bảo vệ nhân chứng Do mới bước đầu thực hiện, nên trong cả năm 2005 chỉ có khoảng 500 nhân chứng được bảo vệ, trong khi số cần được bảo vệ ít nhất là nhiều gấp 10 lần; có hơn 60% số nhân
Trang 33chứng và nạn nhân bị đe dọa, bị đánh đập đã không dám đề nghị được bảo vệ chỉ vì lo sợ Do đó, năm 2006 Chính phủ Nga đã thông qua chương trình Nhà nước bảo vệ nạn nhân, nhân chứng và những người tham gia tố tụng hình sự khác với tổng số tiền gần 1 tỷ rúp (tương đương 632 tỷ VNĐ cùng thời điểm) cho giai đoạn 2006-
2008 Theo đó, công dân gặp nguy hiểm và chấp thuận tham gia chương trình bảo vệ nhân chứng sẽ được bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản đồng thời được trợ giúp để bí mật thay đổi chỗ ở [1, tr 27-28]
1.3.3 Đề án không nhân chứng, không công lý của Vương quốc Anh
Đề án không nhân chứng, không công lý của Vương quốc Anh được xây
dựng năm 2003 để hỗ trợ cho các bộ phận chăm sóc nhân chứng tại 42 khu vực ở Vương quốc Anh và xứ Wales Bộ phận này có trách nhiệm:
Liên hệ với nơi nhân chứng làm việc, đề nghị chủ lao động sắp xếp cho nhân chứng ra toà Thời gian tham dự phiên toà, nhân chứng sẽ được hoàn trả toàn bộ phí tổn phát sinh Nhân chứng muốn làm chứng từ xa sẽ được bố trí hệ thống kết nối truyền hình trực tiếp Nhân chứng gặp khó khăn về ngôn ngữ sẽ được bố trí người phiên dịch hoặc nhân chứng quá lo sợ phải ra trước toà sẽ được làm quen trước với khung cảnh phòng xử án [1, tr 28]
1.3.4 Chương trình Bảo vệ nhân chứng tại Úc
Luật Bảo vệ nhân chứng tại Úc đã lập ra Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng (NWPP) và giao trách nhiệm duy trì chương trình cho người đứng đầu Cảnh sát liên bang Úc (AFP) Luật được ban hành năm 1994
và có cơ chế điều chỉnh để duy trì tính toàn vẹn của Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng Chi phí cho các hoạt động của Chương trình quốc gia bảo
vệ nhân chứng sẽ do Cảnh sát liên bang Úc và cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhân chứng cần bảo vệ và giúp đỡ chi trả
Trang 34Luật về bảo vệ nhân chứng cung cấp cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và giúp đỡ:
Những người đã cung cấp bằng chứng hoặc đã đồng ý cung cấp bằng chứng trong những thủ tục tố tụng nhất định hoặc tố tụng hình sự vì lợi ích của hoàng gia và những người đã cung cấp hoặc
đã đồng ý cung cấp bằng chứng liên quan đến tội phạm hình sự; Những người đã có bản tường trình liên quan đến một tội phạm; hoặc những người yêu cầu sự bảo vệ và giúp đỡ vì bất kỳ lý do nào khác; Những người nhận thấy đang bị đe doạ vì lời khai của họ hoặc vì đã có bản tường trình và những người có liên quan hoặc người có giao tiếp với những người này [1, tr 30-31]
Khi cung cấp sự bảo vệ và giúp đỡ, Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng sử dụng các phương pháp để đảm bảo môi trường an toàn cho nhân chứng tham gia chương trình và gia đình họ khi quay trở lại cộng đồng Tái định cư, làm lại chứng minh thư hoặc thay đổi nhân dạng là những biện pháp được áp dụng trong hoạt động bảo vệ nhân chứng để đảm bảo an ninh,
an toàn cho nhân chứng hoặc người tham gia khác
Một số nội dung của Luật bảo vệ nhân chứng năm 1994 của Úc đã được sửa đổi vào năm 2000 và 2002, theo đó đối tượng được bảo vệ bao gồm
cả người làm công của lực lượng Cảnh sát liên bang Chương trình quốc gia
về bảo vệ nhân chứng được quyền tiếp nhận cả những người làm chứng theo yêu cầu của Toà hình sự quốc tế Quá trình cân nhắc để tiếp nhận những người chỉ định trong Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng tương tự quá trình cân nhắc để tiếp nhận công dân nước ngoài hoặc người định cư nước ngoài vào Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng
Người đứng đầu Cảnh sát liên bang quản lý Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng thông qua Uỷ ban bảo vệ nhân chứng và điều phối viên bảo vệ nhân chứng Uỷ ban bảo vệ nhân chứng, bao gồm:
Trang 35Phó "Cảnh sát trưởng"; người được uỷ quyền một số trách nhiệm; 2 quan chức cao cấp của Cảnh sát liên bang (người quản lý quốc gia về bảo vệ và người quản lý quốc gia về biên giới và mạng lưới quốc tế) Giám đốc điều hành về bảo vệ nhân chứng dự cuộc họp của Uỷ ban với tư cách của một cố vấn Uỷ ban bảo vệ nhân chứng đưa ra kế hoạch về vào và ra Chương trình của nhân chứng trên cơ sở các điều kiện luật định [1, tr 32]
1.3.5 Chương trình bảo vệ nhân chứng của Philippines
"Luật bảo vệ nhân chứng, an ninh là lợi ích" là Chương trình bảo vệ
nhân chứng của Philippines được thiết lập theo Luật Cộng hoà số 6981 nhằm khuyến khích người đã chứng kiến hoặc biết về việc thực hiện một tội phạm làm chứng trước toà hoặc một cơ quan có thẩm quyền xét xử hoặc trước các nhà điều tra bằng cách bảo vệ người này khỏi sự trả thù hoặc khỏi các trục trặc về kinh tế
- Những người tham gia chương trình:
Bất kỳ người nào biết hoặc có thông tin về việc thực hiện tội phạm và đã làm chứng hoặc đang làm chứng hoặc sẵn sàng làm chứng; Nhân chứng trong một cuộc điều tra của Quốc hội, trên cơ sở
đề nghị của Uỷ ban lập pháp và với sự đồng ý của Chủ tịch Thượng viện hoặc Chủ tịch Hạ viện, khi xét thấy cần thiết; Nhân chứng đã tham gia thực hiện tội phạm và mong muốn trở thành nhân chứng của nhà nước; Người bị buộc tội được Tòa án miễn truy cứu trách nhiệm hình sự có thể trở thành nhân chứng của nhà nước [1, tr 33]
- Người nộp đơn sẽ không được chấp nhận tham gia chương trình, nếu:
Tội phạm mà người đó làm chứng không phải là tội phạm nghiêm trọng; Lời chứng của người này không thể chứng thực các vấn đề cơ bản; Người này hoặc bất kỳ thành viên nào của gia đình anh ta trong nấc thứ hai của quan hệ máu mủ hoặc thân thuộc không
Trang 36bị đe doạ giết chết hoặc xâm phạm sức khỏe hoặc không có dấu hiệu rằng anh ta sẽ bị giết, bị dùng vũ lực, bị doạ dẫm, chà đạp hoặc sách nhiễu để buộc anh ta không được làm chứng hoặc làm chứng sai hoặc thoái thác việc làm chứng và Nếu người đứng đơn là một cán bộ thi hành pháp luật, thậm chí nếu anh ta làm chứng chống lại các cán bộ khác [1, tr 33]
Những người gần gũi nhất của người đứng đơn cũng có thể được tham gia chương trình
Người bị nguy hiểm hoặc gia đình của người này có thể gửi đơn xin gia nhập đến Tổng thư ký của Chương trình bảo vệ an ninh và lợi ích cho nhân chứng tại Vụ Pháp lý, toà nhà Padre Faura Manila Người làm đơn cũng có thể gửi đơn đến Viện công tố khu vực gần nhất và nhân chứng phải ký Bản ghi nhớ với Chính phủ Các lợi ích mà nhân chứng có được khi tham gia Chương trình:
Bảo vệ an toàn và hộ tống; Miễn trừ tố tụng hình sự và không phải chịu hình phạt, bị tịch thu công việc kinh doanh, vật phẩm hoặc tài sản có liên quan đến lời khai hoặc sách, tài liệu và thư từ xuất trình; Bảo vệ nhà và tài sản nơi ở; Giúp đỡ kiếm sống; Chi phí hợp lý cho việc đi lại và trợ cấp sống khi đang là nhân chứng; Miễn phí khám sức khoẻ, viện phí và thuốc men cho bất kỳ vết thương, sự ốm đau hoặc các tổn thương khi đang là nhân chứng; Chi phí tang lễ không ít hơn 10.000 pêso nếu nhân chứng bị giết vì tham gia chương trình; Miễn phí giáo dục từ tiểu học đến đại học cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sống phụ thuộc vào nhân chứng mà nhân chứng này bị chết hoặc tàn tật vĩnh viễn; Không bị điều chuyển hoặc giáng cấp vì vắng mặt trong suốt thời gian làm nhân chứng và được trả đầy đủ tiền lương hoặc tiền công trong khi làm nhân chứng; Người này có thể bị bắt giam và truy tố vì khai man hoặc không chấp hành quy định của Toà án [1, tr 34]
Trang 37Theo chương trình bảo vệ nhân chứng tại Philippines, một nhân chứng
ra khỏi chương trình khi: "Đã làm chứng hoặc hoàn thành nghĩa vụ của nhân chứng; nếu người này quên hoặc từ chối việc làm chứng; Nếu người này không còn được coi là nhân chứng thiết yếu; hoặc nguy hiểm không còn" [1, tr 34]
Sau khi ra khỏi Chương trình, người này và bất kỳ người thân nào của người này trong mức thứ hai của quan hệ máu mủ hoặc quan hệ thân thuộc có thể được tái định cư tại nơi ở mà người này sẽ được an toàn hoặc được có nhân dạng mới Người này và gia đình cũng có thể nhận được trợ cấp sinh sống một lần
Nhìn chung lại, chế định người làm chứng là một trong những chế định lâu đời và cổ xưa nhất trong hệ thống pháp luật trên thế giới cũng như ở nước ta xuất phát từ lời khai của người làm chứng là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng đắn vụ án Lời khai của họ càng quan trọng, có giá trị chứng minh vụ án càng cao thì nguy cơ họ cũng như người thân thích của họ bị đối tượng phạm tội, đồng bọn hoặc nhân thân của chúng đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản càng lớn
Từ lâu một số nước có hệ thống pháp luật tiên tiến trên thế giới đã xây dựng và ban hành đạo luật hoặc chương trình về bảo vệ nhân chứng và đã thực hiện có hiệu quả Ở nước ta, lần đầu tiên trong pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã bổ sung một nội dung mới, mang tính nguyên tắc là bảo vệ người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ khi bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản do tham gia tố tụng Việc bảo vệ những người này
là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo cho họ có thái độ hợp tác tích cực trong quá trình giải quyết vụ án, góp phần vào công cuộc đấu tranh chống tội phạm đạt hiệu quả cao, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật, của Nhà nước, đồng thời góp phần quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh
Trang 38Từ thời Lê và Nguyễn những quy định về người làm chứng đã được
đề cập đến như ng rất mờ nhạt mặc dù họ đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của người làm chứng bởi lẽ người làm chứng nắm được diễn biến của vụ việc và cũng đề ra một số quy đi ̣nh có tính chất trách nhiệm của người làm chứng Tuy nhiên, rất ít điều quy định viê ̣c bảo vệ người làm chứng đúng với nghĩa bảo vệ sự an toàn tính mạng của họ Trong chương Đấu tụng của Quốc triều hình luật, Điều 39 quy định: "Nếu người làm chứng bị tra khảo thì người vu cáo sẽ bị phạt, không được giảm tội" [40, tr 162] Điều 714 Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) quy định:
Những người làm chứng trong việc kiện tụng nếu xét ra ngày thường đôi bên kiện tụng là người thân tình hay có thù oán thì
Trang 39không cho phép ra làm chứng Nếu những người ấy dấu diếm ra làm chứng thì khép vào tội không nói đúng sự thực Hình quan, ngục quan biết mà dung túng việc đó đều bị tội [Dẫn theo 36, tr 1] Trong một thời hạn nhất định người làm chứng phải có trách nhiệm trình báo về vụ việc nhìn thấy: "Nếu bị kẻ khác mưu giết chôn dấu xác chết, hoặc vội vàng mai táng để mất dấu tích, rõ ràng có người làm chứng nhìn thấy, thì cho bên bị nạn trong vòng 1-2 tháng trình với tổng xã làm bằng cứ và cho khiếu nại với quan Ngự sử" [40, tr 750] Những thông tin do nhân chứng cung cấp phải được giữ bí mật, nếu nhân chứng mà tiết lộ ra ngoài cũng bị tội
"Những người dâng thư mật tâu việc gì, lại tiết lộ ra ngoài để bán cái uy phúc của mình thì bị tội đồ hay tội lưu" [40, tr 95]
Vấn đề bảo vê ̣ quyền lợi của người làm chứng mãi vẫn không được đề
câ ̣p đến tron g pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam cho đến thế kỷ 18, thời chúa Trịnh Sâm (1767-1782) mới có một điều lệ ghi rõ ràng về việc bảo vệ quyền lợi của người làm chứng Mục Lệ kiện tụng khi bị lăng mạ trong Quốc triều khám tụng điều lệ quy định:
Từ trước đến nay người kiện cáo trong đơn phần lớn nói bừa rằng lúc đó có người này nghe thấy người kia chứng kiến để làm bằng chứng, nhưng khi chửi nhau những người ấy không hề có mặt
ở chỗ đó, làm họ oan uổng mất thời gian, công sức khi bị đòi gọi hầu toà Nay chuẩn định, phàm những ai có mặt khi cãi chửi nhau mới được viện dẫn làm bằng chứng, mới được liệt kê tên họ những người đó trong đơn để tra hỏi Nếu dẫn bừa những người làm chứng thì tụng lý tuy có đúng cũng phạt 5 quan tiền cổ Nếu sai trái thì xử nặng thêm và bồi thường phí tổn cho người bị đưa ra làm chứng bừa,
để trừng trị thói càn rỡ Những người bị bịa ra là nghe thấy hoặc chứng kiến nếu không đến trình để làm chứng cũng không nên xử
họ tội trốn tránh mà phải xử người đi kiện tội vu cáo [40, tr 764]
Trang 40Vào t hời kỳ thuộc địa Pháp (1884-1945) là thời kỳ Việt Nam bị lệ thuộc Pháp Luật pháp về cơ bản là để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị
và bộ máy tay sai do đó kẻ thống trị không dại gì tạo điều kiện cho kẻ bị trị dễ dàng đi thưa kiện kẻ thống trị, càng không muốn kẻ bị trị nhờ sự công bằng trong pháp luật mà thắng kiện nên những quy định về bảo vệ người làm chứng không thấy xuất hiện ở thời kỳ này Tuy nhiên, trong pháp luật thời kỳ này vẫn tồn tại một vài tư tưởng còn mơ hồ về người làm chứng
Theo luật tố tụng hình sự được ban bố từ đầu thế kỷ XX và thi hành cho tới năm 1945, thì:
Các chứng nhân trước khi tố cáo tội ác bắt buộc phải ngăn chặn tội ác Chỉ khi tội ác đã hoàn thành thì mới được đi tố cáo và giúp chính quyền bắt kẻ phạm tội Điều 7 Luật này quy định:
Không cứ người nào, hễ trông thấy người đương làm trọng tội hay khinh tội đều phải ngăn cản và cứu hộ người bị hại, nếu việc trọng tội hay khinh tội đã từng phạm rồi thì người trông thấy việc
ấy phải lập tức đi cáo với người chức dịch ở gần đấy và giúp người chức dịch đi bắt kẻ phạm tội giải nộp cho người hương chức hay là quan toà án sở tại [33, tr 73]
Người làm chứng mà không chịu đến toà làm chứng, thì sẽ bị xử lý Tuy nhiên, vẫn không có quy định về bảo vệ khi họ làm chứng Điều 20 Luật
tố tụng hình sự quy định: "Phàm người làm chứng đã chiểu luật bị đòi, không
có duyên cớ gì chính đáng mà cố ý không chịu xuất tịch, có thể bắt ép phải đến và bắt phạt từ 1 đồng đến 10 đồng, phạt giam từ 4 ngày đến 5 ngày hay là hai thứ phạt ấy chỉ một thứ" [33, tr 81] Đồng thời, trong Bộ luật hình sự tố tụng áp dụng tại Bắc Kỳ dưới thời Pháp thuộc cũng có quy định nghĩa vụ của người làm chứng tại Điều 22:
Phàm người chứng đã bị chiếu lệ đòi gọi, không có cớ gì hợp
lẽ mà tự ý không đến hầu trước Toà sơ cấp nghĩ xử việc vi cảnh,