1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền gửi tại ngân hàng

141 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Yourdon, De Marco và Sarson đã xác định nguyên nhân chính của vấn đề này là ở cách thức tiến hành giai đoạn phân tích và đã làm mịn cách tiếp cận này theo hướng có cấu trúc thông qua việ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

BÙI THANH HOÀI PHÂN TÍCH THIẾT KẾ

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG

Ngành : Công nghệ thông tin

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU 5

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 9

1.1 HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHUNG 9

1.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TẠI CÁC NHTM 12

1.3 CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG HOÁ DỮ LIỆU NGÂN HÀNG 13

1.3.1 Mục đích của việc tập trung hoá dữ liệu 13

1.3.2 Chiến lược tập trung hoá dữ liệu Ngân hàng 14

1.4 TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG 15

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ SỞ VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ THÔNG TIN NGHIỆP VỤ 16

2.1 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ (PTTK) HỆ THỐNG CÓ CẤU TRÚC 16

2.1.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống 16

2.1.2 Những đặc điểm của phương pháp PTTK có cấu trúc 16

2.1.3 Những công cụ gắn liền với PTTK có cấu trúc 18

2.1.4 Phương pháp tiếp cận PTTK theo hướng dữ liệu 18

2.2 CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ 19

2.2.1 Mô hình phân cấp chức năng nghiệp vụ 19

2.2.2 Ma trận yếu tố quyết định thành công - chức năng 21

2.2.3 Ma trận thực thể - chức năng 21

2.2.4 Sơ đồ luồng dữ liệu 22

2.2.5 Mô hình khái niệm trao đổi thông tin 26

2.3 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH THỰC THỂ - QUAN HỆ (E-R) 26

2.3.1 Vai trò và ý nghĩa của mô hình 26

2.3.2 Các thành phần cơ bản của mô hình 26

2.3.3 Các khái niệm và ký hiệu sử dụng 26

2.3.4 Đặc tả mối quan hệ giữa hai thực thể 28

2.3.5 Sơ đồ thực thể - quan hệ 29

2.4 CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔ HÌNH QUAN HỆ 29

2.4.1 Các khái niệm chung 29

2.4.2 Mô hình dữ liệu quan hệ 30

2.5 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT KẾ 33

2.5.1 Nội dung thiết kế 33

2.5.2 Các ý tưởng thiết kế 34

2.5.3 Các phương pháp thiết kế 34

2.5.4 Các chiến lược thiết kế 35

Trang 3

2.5.5 Chất lượng thiết kế 36

2.6 CÁC KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU LOGIC 37

2.6.1 Kỹ thuật đặc tả 37

2.6.2 Kỹ thuật xây dựng mô hình khái niệm dữ liệu hay sơ đồ thực thể - quan hệ 37

2.6.3 Kỹ thuật chuyển mô hình khái niệm dữ liệu hay sơ đồ E-R về hệ lược đồ quan hệ 37 2.6.4 Kỹ thuật chuẩn hoá 38

2.6.5 Kỹ thuật chuyển từ hệ lược đồ quan hệ sang mô hình E-R 39

2.6.6 Thiết kế CSDL Logic dựa trên phương pháp từ điển 39

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI 40

3.1 CÁC QUY TRÌNH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI 40

3.1.1 Các quy trình của nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn (TGKKH) 41

3.1.1.1 Quy trình mở tài khoản TGKKH, tiền gửi thanh toán (TGTT) 41

3.1.1.2 Quy trình gửi tiền vào tài khoản TGKKH, tài khoản TGTT 42

3.1.1.3 Quy trình rút tiền từ tài khoản TGKKH, TGTT 42

3.1.1.4 Quy trình bán séc 43

3.1.1.5 Quy trình thanh toán, ngừng hoặc phong toả (khoanh giữ) séc 43

3.1.1.6 Quy trình đặt lệnh thanh toán định kỳ và điều chuyển vốn tự động 43

3.1.1.7 Quy trình trả lương 44

3.1.1.8 Quy trình đóng tài khoản 44

3.1.1.9 Nghiệp vụ phát hành, cập nhật sổ tiết kiệm tiền gửi không kỳ hạn 45

3.1.2 Các quy trình của nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH) 45

3.1.2.1 Quy trình mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: 45

3.1.2.2 Quy trình gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 45

3.1.2.3 Quy trình rút tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 45

3.1.2.4 Quy trình chuyển sang sản phẩm mới 46

3.1.2.5 Quy trình chuyển nhượng tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 46

3.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI 47

3.2.1 Mô hình hệ thống 47

3.2.2 Đặc tính kỹ thuật của các thành phần trong hệ thống 48

3.2.2.1 Đặc tính phần mềm lớp giữa 48

3.2.2.2 Đặc tính phần cứng hệ thống 48

3.2.2.3 Đặc tính phần mềm hệ thống 48

3.2.2.4 Đặc tính của cơ sở dữ liệu 49

3.2.2.5 Đặc tính mạng, truyền thông 49

3.2.2.6 Đặc tính an ninh, an toàn cho hệ thống 49

3.2.3 Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống 51

3.2.4 Sơ đồ phân rã chức năng 52

3.2.5 Danh sách một số các thực thể dữ liệu chính 53

3.2.6 Mô tả các chức năng của hệ thống 55

3.2.6.1 Mở tài khoản 55

3.2.6.2 Nộp tiền vào tài khoản bằng tiền mặt 60

3.2.6.3 Nộp tiền vào tài khoản TGKKH/TGTT bằng séc 64

3.2.6.4 Gửi tiền vào tài khoản TGKKH, TGTT bằng cách ghi có 67

Trang 4

3.2.6.6 Gửi tiền vào tài khoản TGCKH bằng hình thức khác 70

3.2.6.7 Gửi tiền vào tài khoản TGCKH hạn bằng séc 71

3.2.6.8 Gửi tiền vào tài khoản TGCKH bằng làm mới kỳ hạn 72

3.2.6.9 Rút tiền từ tài khoản TGKKH/ TGTT, TK CKH bằng tiền mặt 73

3.2.6.10 Rút tiền từ tài khoản TGKKH/ TGTT bằng các hình thức khác 78

3.2.6.11 Rút lãi từ tài khoản TGCKH 78

3.2.6.12 Bán séc cho khách hàng 80

3.2.6.13 Rút tiền mặt bằng séc 81

3.2.6.14 Thanh toán séc chuyển khoản do chính ngân hàng mình phát hành 82

3.2.6.15 Chuyển khoản trong nội bộ chi nhánh, liên chi nhánh 83

3.2.6.16 Đặt lệnh thanh toán định kỳ và điều chuyển vốn tự động 84

3.2.6.17 Trả lương tự động 88

3.2.6.18 Đóng tài tài khoản TGKKH, TKTT 89

3.2.6.19 Chuyển sang sản phẩm mới đối với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 90

3.2.6.20 Chuyển nhượng sổ tiết kiệm TGCKH: 91

3.2.6.21 Ngừng hoặc phong toả (khoanh giữ) tài khoản 92

3.2.6.22 Quá trình chạy cuối ngày đối với các giao dịch TGKKH 93

3.2.6.23 Quá trình chạy cuối ngày đối với các giao dịch TGCKH 95

3.2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu 97

3.2.8 Mô hình thực thể - mối quan hệ (ER) rút gọn 98

3.2.9 Mô hình dữ liệu quan hệ 98

3.2.10 Thiết kế CSDL vật lý 100

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI 113

4.1 NHỮNG HẠN CHẾ KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG MÔ PHỎNG 113

4.2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MÔ PHỎNG 113

4.3 LỰA CHỌN CSDL VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 113

4.3.1 Giới thiệu về Hệ quản trị CSDL Oracle 114

4.3.2 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình MS.Net 115

4.4 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG 115

4.5 MỘT SỐ MÀN HÌNH CỦA HỆ THỐNG MÔ PHỎNG 117

4.6 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA HỆ THỐNG MÔ PHỎNG 128

KẾT LUẬN 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

PHỤ LỤC 133

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1 Hệ thổng tổ chức chung của các NHTM Việt Nam 9

Hình 2: Sơ đồ các hệ thống Thông tin quản lý chính tại NHTM 15

Hình 3: Mô hình hệ thống 47

Hình 4: Mô hình an ninh, bảo mật của hệ thống 50

Hình 5: Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống 51

Hình 6: Biểu đồ phân rã chức năng hệ thống Quản lý tiền gửi 52

Hình 7: Bảng danh sách một số thực thể dữ liệu chính của hệ thống 55

Hình 8: Mô hình mở tài khoản 56

Hình 9: Mô hình nộp tiền vào tài khoản bằng tiền mặt 61

Hình 10: Mô hình quy trình nộp tiền vào TK TGKKH, TGTT bằng séc 66

Hình 11: Gửi tiền vào TK TGKKH, TGTT bằng cách ghi có 67

Hình 12: Gửi tiền vào TK TGCKH bằn chuyển khoản 69

Hình 13: Rút tiền từ TK TGKKH, TGTT bằng tiền mặt 74

Hình 14: Mô hình bán séc 80

Hình 15: Đặt lệnh thanh toán định kỳ và điều chuyển vốn tự động 84

Hình 16: Trả lương tự động 88

Hình 17: Chuyển sang sản phẩm mới với TK TGCKH 91

Hình 18: Chuyển nhượng sổ TK TGCKH 92

Hình 19: Mô hình quy trình chạy cuối ngày với các TK TGKKH,TGTT 94

Hình 20: Mô hình quy trình chạy cuối ngày với các TK TGCKH 96

Hình 21: Biểu đồ luồng dữ liệu vật lý mức 0 của hệ thống 97

Hình 22: Mô hình E-R 98

Hình 23: Mô hình dữ liệu quan hệ đối với TGKKH, TGTT 99

Hình 24: Mô hình dữ liệu quan hệ đối với TG CKH 99

Hình 25 Các thành phần chính của Net Framework 115

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

Cùng với sự phát triển như vũ bão trong Khoa học công nghệ là sự phát triển về Công nghệ thông tin và truyền thông Nhà nước ta đã có chủ chương đi tắt đón đầu về Khoa học công nghệ nói chung trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông nói riêng Kết quả đó đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước

ta phát triển rất mạnh mẽ, bằng chứng là Công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào tất cả các ngành, các lĩnh vực doanh thu từ ngành này mang lại hàng tỷ đô

la, theo dự báo trong những năm tới còn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa đưa nước ta lên một vị trí mới trên bản đồ Công nghệ thông tin thế giới

Nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó Ngân hàng là một ngành kinh

tế dịch vụ quan trọng, là huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế và từng ngành kinh

tế Sự lớn mạnh của Ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp và có vai trò quyết định đến

sự ổn định, phát triển của đất nước

Đứng trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tất cả các ngành đều phải cải cách và chuyển đổi mạnh mẽ Ngành Ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ [6] Điều đó càng đúng hơn khi chúng ta đã bước một chân vào WTO và đặc biệt hơn nhà nước ta đã có chủ chương mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực Ngân hàng Chính vì lẽ đó, từ những năm đầu của thế kỷ 21, Ngân hàng nhà nước và các Ngân hàng thương mại đã tiến hành xây dựng đề án

cơ cấu lại với mục tiêu xây dựng hệ thống Ngân hàng mạnh, nâng cao sức cạnh tranh Các thành phần chính của đề án là phải khắc phục các hạn chế và yếu kém về nhiều mặt như: nâng cao năng lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý và điều hành, đổi mới công nghệ

Đổi mới công nghệ tập trung chủ yếu vào việc tập trung hoá dữ liệu (tài khoản), phát triển mở rộng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại Cụ thể là việc xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ tác nghiệp như Hệ thống thanh toán, hệ thống thẻ, hệ thống Internet Banking, Homebanking, PhoneBanking, …

Trong đó hệ thống quản lý tiền gửi là một hệ thống có vị trí hết sức quan trọng trong các hệ thống của các Ngân hàng thương mại Việt nam Huy động tiền gửi là một kênh huy động vốn chủ yếu của các Ngân hàng này Hệ thống cho phép theo dõi quản lý tập trung tại trung tâm giúp cho việc điều tiết vốn

Trang 8

doanh nghiệp, cá nhân trong các hoạt động của mình Nhu cầu về vốn để phục

vụ cho các công việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân được đẩy lên cấp thiết hơn bao giờ hết đặc biệt trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt khi hội nhập Để đạt được điều đó, việc đưa ra các sản phẩm có sức hấp dẫn để thu hút vốn từ các nguồn nhàn rỗi là giải pháp được ưu tiên số một Vì vậy một

hệ thống quản lý tiền gửi đáp ứng được yêu cầu đó là rất cần thiết

2 Mục đích của luận văn

Mục đính của luận văn nhằm hoàn thiện và tổng kết khối lượng kiến thức

về cơ sở dữ liệu quan hệ, mạng máy tính, phương pháp phân tích thiết kế hệ thông tin quản lý cùng với các kiến thức nghiệp vụ để xây dựng hệ thống Quản

lý tiền gửi Trong luận văn trình bày các giải pháp xử lý tập trung dữ liệu tại trung tâm, đưa ra các quy trình về tiền gửi và một số sản phẩm tiền gửi mới Đặc biệt, bằng việc tham số hoá cao, hệ thống rất linh hoạt khi đưa ra một sản phẩm mới tới khách hàng

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Hệ thống quản lý tiền gửi” tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống từ mô hình tổ chức chung của các Ngân hàng thương mại, các quy trình của hệ thống quản lý tiền gửi tới việc xây dựng hệ thống đáp ứng yêu cầu Hiện đại hoá Ngân hàng Để minh chứng cho giải pháp cũng như quá trình phân tích và thiết kế, luận văn trình bày hệ thống mô phỏng cho giải pháp Hệ thống mô phỏng tuy đưa ra với phạm vi hạn chế hơn về nhiều mặt so với hệ thống tổng thể (vì nhiều lý do như nhân lực, đầu

tư trang thiết bị, …) nhưng cũng chứng minh được cho tính hiện thực của luận văn

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả đi theo hướng mô hình nghiên cứu từ lý thuyết đến ứng dụng minh hoạ để kiểm chứng Thực hiện các phương pháp kiểm tra kiểm chứng mỗi quy trình đưa ra

Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng cũng như xu thế phát triển của đối tượng trong tương lai

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn không chỉ nghiên cứu một cách khoa học, tổng thể các khía cạnh của đối tượng, mà còn xây dựng hệ thống mô phỏng cho những phân tích

Trang 9

thiết kế của mình Như vậy luận văn đã đạt được ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn Nó đóng góp một phần quan trọng vào quá trình hiện đại hoá Ngân hàng trong giai đoạn mới

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 133 trang trong đó có phần mở đầu, kết luận, phụ lục và 4

 Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống Quản lý tiền gửi

 Chương 4: Chương trình mô phỏng hệ thống Quản lý tiền gửi

Trang 10

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG NHTM

1.1 HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHUNG

Hiện nay hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trong đó Ngân hàng Ngoại thương đang trong quá trình

cổ phần hoá, ba Ngân hàng còn lại cũng đã có chủ trương cổ phần hoá vào năm 2007)

và hàng chục Ngân hàng thương mại cổ phần

Các Ngân hàng thương mại Việt Nam thường được chia thành 3 cấp tổ chức: Hội sở chính, Chi nhánh, Phòng giao dịch

Hình 1 Hệ thổng tổ chức chung của các NHTM Việt Nam

- Ban hành văn bản chế độ, quy chế, quy trình trong các hoạt động nghiệp vụ

- Điều hoà, cân đối và tổ chức chu chuyển vốn giữa Hội sở chính và các chi nhánh; trực tiếp chỉ đạo các chi nhánh cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn

Hội sở chính

Chi nhánh

Phòng giao dịch

Trang 11

- Nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới

- Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân quỹ và các hoạt động tài chính khác

- Xây dựng các cơ chế về lĩnh vực quản lý tài chính, theo dõi và quản lý tài sản về mặt giá trị của toàn ngành, xây dựng định mức tài chính, kế hoạch tài chính hàng năm

- Thực hiện những công việc vượt quyền giải quyết của chi nhánh

Những nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của Chi nhánh:

của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ (nếu được phép), thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngành Ngân hàng

dịch vụ, đời sống, các dự án đầu tư, phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác đối với tổ chức, cá nhân và hộ gia đình dưới các nhình thức như dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật, của Ngân hàng nhà nước và của chính Ngân hàng đó

(nếu được phép)

thương mại khác theo quy định

các dịch vụ ngân quỹ

Trang 12

- Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dư án,

tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật, của ngành Ngân hàng

các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định

tín dụng khác tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài; phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác trong nước và quốc tế; thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân ngoài nước; đầu tư dưới hình thức góp vốn, liên doanh mua cố phần và các hính thức đầu tư khác ra ngoài Ngân hàng mình; Kinh doanh vàng bạc trong nước và quốc tế theo luật quy định

dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tài sản và các nguồn lực khác

thể các phòng giao dịch trực thuộc

gửi, tiền vay áp dụng với khách hàng, quy định tỷ giá mua bán ngoại tệ,…

Phòng giao dịch trực thuộc

dịch trong việc tổ chức kinh doanh, thực hiện luật, pháp lệnh, tổng kết đúc rút kinh nghiệm

đó đề ra

Phòng giao dịch

Phòng giao dịch là bộ máy chuyên môn nghiệp vụ, trực thuộc Chi nhánh Là đơn vị có chức năng trực tiếp hoạt động các nghiệp vụ Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của Chi nhánh cấp trên

Trang 13

Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Phòng giao dịch do Chi nhánh cấp trên quyết định nhưng không được vượt quá quyền hạn của Chi nhánh

Ngoài ra còn có thể có các công ty trực thuộc NHTM nhằm mục đích hỗ trợ cho NHTM đó thực hiện các chức năng của mình

1.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TẠI CÁC NHTM

Vai trò của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng là cung cấp các dịch vụ Ngân hàng tới khách hàng, thực hiện kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ Ngân hàng khác Các nghiệp vụ quan trọng của các Ngân hàng thương mại chính là tập trung quản lý khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, các nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ thẻ, … Các dịch vụ này liên quan đến bài toán bán lẻ, nói cách khác các Ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đến khách hàng, nó chủ yếu tập trung vào hệ thống thông tin kế toán Ngân hàng liên quan đến bài toán bán lẻ

Do bài toán này khá lớn và rất phức tạp đồng thời nó gồm rất nhiều các dịch vụ khác nhau cung cấp tới khách hàng nên hệ thống thông tin tại các Ngân hàng thương mại cũng rất phức tạp

Các hệ thống thông tin tại các NHTM bao gồm: Hệ thống thanh toán, kế toán, các hệ thống phục vụ khách hàng, hệ thống quản lý nội bộ, hệ thống thông tin báo cáo thống kê, hệ thống thanh tra giám sát, hệ thống báo cáo quản lý điều hành, … Các hệ thống này đã được xây dựng và đưa vào ứng dụng trong những năm gần đây Chúng đã

có những đóng góp to lớn giúp tăng cường chất lượng dịch vụ Ngân hàng, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

Tuy nhiên, đã có những yêu cầu nâng cấp trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng như yêu cầu mở rộng hội nhập mở cửa dẫn đến tăng cường các dịch

vụ Ngân hàng hiện đại và phát huy vai trò, hiệu quả của các HTTT này mang lại

Ở vào thời điểm hiện tại, có 4 tiểu dự án hiện đại hoá các nghiệp vụ Ngân hàng được Ngân hàng thế giới tài trợ cho 4 Ngân hàng thương mại lớn là ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng các hệ thống Ngân hàng bán lẻ tập trung

Hệ thống ngân hàng cốt lõi này cho phép theo dõi toàn bộ các hoạt động, các nghiệp vụ của các Ngân hàng thương mại một cách tập trung Hơn nữa nó cho phép triển khai, cung cấp được nhiều dịch vụ tới khách hàng hơn nhờ việc tập trung tài khoản tại trung tâm, quyết toán đối chiếu cuối ngày, nâng cao năng lực quản lý, giám sát , thanh toán của các Ngân hàng [8]

Trang 14

Các tiểu dự án này đang được xây dựng và thực hiện trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá các nghiệp vụ Ngân hàng, đồng thời nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu cấp thiết của việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng hiện đại ngày càng tăng dẫn đến việc các Ngân hàng thương mại này đang thực hiện nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống này hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo

Tuy vậy, những Ngân hàng thương mại nhỏ lẻ khác hiện chưa có điều kiện xây dựng và phát triển các hệ thống tập trung như vậy Họ vẫn sử dụng các hệ thống kế toán, thanh toán đơn lẻ, phân tán tại các chi nhánh Điều này dẫn tới việc làm giảm năng lực cạnh tranh, cản trở sự phát triển và không mang đến nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng

1.3 CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG HOÁ DỮ LIỆU NGÂN HÀNG

1.3.1 Mục đích của việc tập trung hoá dữ liệu

Đứng trước thách thức hội nhập và ngưỡng cửa WTO, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của mọi thành phần kinh tế tăng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường

Để làm được điều đó, một trong những điều chúng ta cần làm là phải đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường Ngành Ngân hàng không thể đứng ngoài cuộc, chính vì lẽ đó việc thực hiện thành công công cuộc hiện đại hoá Ngân hàng là yêu cầu cấp bách hiện nay

Quá trình hiện đại hoá Ngân hàng bao gồm: hiện đại hoá các nghiệp vụ Ngân hàng, tăng cường mở rộng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại dựa trên nền công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực mạnh mẽ đủ sức vận hành và khai thác tăng cao sức cạnh tranh

Trong những yêu cầu trên, việc tập trung hoá dữ liệu Ngân hàng là một trong những xu hướng phát triển tất yếu để hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng Việt Nam Một trong những tồn tại của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại tới khách hàng chính là sự phân tán dữ liệu tại nhiều chi nhánh Sự phân tán dữ liệu này gây khó khăn trong việc quản lý điều chuyển vốn giữa các chi nhánh dẫn tới hạn chế trong hoạt động kinh doanh, không thể có một chính sách khách hàng thống nhất, mất nhiều thời gian thanh khoản và không thể mở rộng được nhiều dịch vụ Ngân hàng hiện đại cung cấp tới khách hàng

Trong khi đó, hệ thống tập trung giữ liệu đem lại lợi ích lớn lao cho cả Ngân hàng lẫn khách hàng Cùng một lúc, khách hàng có thể tiếp cận với nhiều loại hình dịch vụ Ngân hàng hiện đại tại nhiều địa điểm khác nhau, rút ngắn thời gian và giảm chi phí giao dịch với Ngân hàng Khách hàng cũng sẽ được hưởng những lợi ích từ các chính sách khách hàng mà các Ngân hàng đề ra Đồng thời Ngân hàng cũng đạt được

Trang 15

nhiều lợi ích như có thể loại bỏ được tình trạng khan hiếm tiền mặt giả tạo, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhờ quản lý vốn tập trung và điều chuyển vốn giữa các chi nhánh linh hoạt, dễ dàng cũng như giảm chi phí điều chuyển vốn nội bộ cũng như chi phí trong quản lý

Như vậy vấn đề tập trung hóa dữ liệu Ngân hàng là một trong những vấn đề then chốt thúc đẩy sự phát triển của các Ngân hàng theo hướng hiện đại hoá

1.3.2 Chiến lược tập trung hoá dữ liệu Ngân hàng

Để đạt được mục đích tập trung hoá dữ liệu, chúng ta phải giải quyết được một

số điểm như: Phải có giải pháp công nghệ hiện đại; Hệ thống cơ sở pháp lý hoàn chỉnh; Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin phải đủ mạnh để có thể vận hành và khai thác; Ngoài ra vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội cũng được đặt ra

Các Ngân hàng thương mại quốc doanh đang thực hiện chiến lược đó bằng việc triển khai dự án “hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán” cùng mục tiêu xây dựng HTTT, kế toán nội bộ hiệu quả, hiện đại Để đạt được mục tiêu này, các NHTM đều ứng dụng công nghệ mới để xây dựng hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng

tự động hoá ở mức cao trên cơ sở tập trung dữ liệu

Việc xây dựng thành công các HTTT trong phạm vi dự án “hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán” cùng với quá trình tập trung hoá dữ liệu ban đầu đã đạt được các kết quả nhất định Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, kinh tế càng mạnh thì quá trình cạnh tranh ngày càng khốc liệt Chúng ta đang đứng trước cơ hội hội nhập, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ nên tốc độ lưu chuyển vốn lớn, nhu cầu thanh toán ngày càng cao (đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt), nhu cầu sản suất kinh doanh ngày càng mở rộng nên yêu cầu về vốn lớn dẫn đến yêu cầu huy động vốn ngày càng mở rộng về cả số lượng lẫn quy mô Bên cạnh đó, nhu cầu đưa thêm các dịch vụ Ngân hàng hiện đại vào phục vụ cho khách hàng càng đòi hỏi các Ngân hàng phải nâng cao năng lực hơn nữa đồng thời hoàn thiện các hệ thống đã có

Củng cố và tạo lập nền tảng vững chắc đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên,

mở rộng và phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại cũng sẽ là nhân tố quyết định đến vai trò cạnh tranh của các Ngân hàng trong tương lai Khả năng cung cấp được nhiều sản phẩm hơn trong đó bao gồm sản phẩm mới thông qua sự đa dạng của các kênh phân phối sẽ giúp các Ngân hàng sử dụng tối ưu những thuận lợi mà công cuộc

“tập trung hóa dữ liệu Ngân hàng” mang lại

Trang 16

1.4 TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG

+ Quản lý tiền gửi là một trong những chức năng quản lý quan trọng của các NHTM

Nó chiếm vị trí trọng tâm trong hoạt động của các NHTM

Sơ đồ các hệ thống TTQL tại các NHTM sẽ chỉ ra vai trò của việc quản lý tiền gửi tại các NHTM

Hình 2: Sơ đồ các hệ thống Thông tin quản lý chính tại NHTM

+ Huy động tiền gửi là kênh huy động vốn quan trọng nhất của các NHTM Thực hiện huy động vốn nhằm mục đích tăng cường khả năng điều tiết về vốn, đáp ứng nhu cầu

về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các ngành, các công ty và các cá nhân có nhu cầu, đảm bảo cân bằng kinh tế Ngoài ra, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng còn thúc đẩy các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cung cấp tới khách hàng nhiều dịch vụ tiện lợi và nhanh chóng

+ Đối tượng được thực hiện các giao dịch về tiền gửi:

Bao gồm các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của từng loại sản phẩm tiền gửi, theo quy định của NHNN và của pháp luật

Khác

Sổ cái Khách hàng

Trang 17

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ SỞ VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ THÔNG TIN NGHIỆP VỤ

2.1 PHƯƠNG PHÁP PTTK HỆ THỐNG CÓ CẤU TRÚC

2.1.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là một phương pháp khoa học và biện chứng trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội (KTXH) Yêu cầu chủ yếu nhất của phương pháp này là phải xem xét hệ thống trong tổng thể vốn có của nó cùng với các mối liên

hệ của các phân hệ nội tại cũng như mối liên hệ với các hệ thống bên ngoài

HTTT là nền tảng của mỗi hệ thống quản lý dù ở cấp vĩ mô hay vi mô Do đó khi phân tích HTTT, chúng ta cần sử dụng cách tiếp cận hệ thống tức là phải xem xét một cách toàn diện các vấn đề kinh tế, kỹ thuật và tổ chức của hệ thống quản lý Trong một hệ thống phức tạp nhiều phân hệ như hệ thống kinh tế, việc chỉ xem xét một số phân hệ mà bỏ qua các phân hệ khác, việc tối ưu hoá một số bộ phận mà không tính đến mối liên hệ ràng buộc với các bộ phận khác sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu chung cho toàn bộ hệ thống

Ứng dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trong phân tích HTTT đòi hỏi trước hết phải xem xét tổ chức như là một hệ thống thống nhất về mặt kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, sau đó mới đi vào các vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực Trong mỗi lĩnh vực lại phân chia thành các vấn đề cụ thể hơn nữa, ngày càng chi tiết hơn Đây chính là phương hướng tiếp cận đi từ tổng quát đến cụ thể (top-down) theo sơ đồ cấu trúc hình cây:

2.1.2 Những đặc điểm của phương pháp PTTK có cấu trúc

Phân tích có cấu trúc phát sinh từ quan niệm cho rằng các nguyên lý của lập trình có cấu trúc cũng có thể áp dụng được cho các giai đoạn PTTK HTTT [11]

Việc sử dụng phương pháp phân tích hệ thống có cấu trúc làm tăng thêm khả năng thành công cho các ứng dụng và đã chứng tỏ nó rất có ích trong nhiều bài toán phân tích các hệ thống thực tiễn

A

Trang 18

Phương pháp PTTK có cấu trúc có những đặc điểm nổi trội sau:

- Phương pháp phân tích hệ thống có cấu trúc bắt nguồn vững chắc từ cách tiếp cận hệ thống Hệ thống được hoàn thiện theo cách phân tích top-down Phân tích

hệ thống có cấu trúc không chỉ là “một ý tưởng tốt” hay một cái gì đó mà nhà thực hành tìm ra để làm việc, nó còn là ứng dụng thực tế của một khái niệm lý thuyết đầy hiệu lực

- Các hoạt động trong quá trình phân tích HTTT được tiến hành theo một trình tự khoa học, mang tính công nghệ cao Trước hết phải có kế hoạch phân tích tỷ

mỷ, chu đáo đến từng khâu công việc Sau đó tiến hành từ bước phân tích chức năng của HTTT, phân tích dòng thông tin nghiệp vụ và sau đó tiến hành mô hình hoá HTTT bằng các mô hình như sơ đồ luồng dữ liệu, các ma trận phân tích phạm vi, cân đối chức năng và dữ liệu Cuối cùng là bản báo cáo chi tiết toàn bộ những kết quả của quá trình phân tích hệ thống Kết quả của giai đoạn phân tích sẽ là cơ sở rất quan trọng để đưa

ra quyết định có tiếp tục thiết kế hệ thống hay không Và nếu có thì tài liệu phân tích sẽ

là nền tảng cơ bản để thiết kế hệ thống

- Quá trình PTTK sử dụng một nhóm các công cụ, kĩ thuật và mô hình để ghi nhận phân tích hệ thống hiện tại cũng như các yêu cầu mới của người sử dụng (NSD), đồng thời xác định khuôn dạng mới của hệ thống tương lai

- PTTK hệ thống có cấu trúc có những quy tắc chung, chỉ ra những công cụ sẽ được dùng ở từng giai đoạn của quá trình phát triển và quan hệ giữa chúng Mỗi quy tắc gồm một loạt các bước và giai đoạn, được hỗ trợ bởi các mẫu và các bảng kiểm tra,

sẽ áp đặt cách tiếp cận chuẩn hoá cho tiến trình phát triển Giữa các bước có sự phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm của bước này là đầu vào của bước tiếp theo Điều này làm cho hệ thống đáng tin cậy hơn

- Có sự tách bạch giữa mô hình vật lý và mô hình lôgic Mô hình vật lý thường được dùng để khảo sát hệ thống hiện tại và thiết kế hệ thống mới Mô hình lôgic dùng cho việc phân tích các yêu cầu của hệ thống

- Một điểm khá nổi bật là trong phương pháp phân tích có cấu trúc này đã ghi nhận vai trò của NSD trong các giai đoạn phát triển hệ thống

- Các giai đoạn thực hiện gần nhau trong quá trình PTTK có thể tiến hành gần như song song Mỗi giai đoạn có thể cung cấp những sửa đổi phù hợp cho một hoặc nhiều giai đoạn trước đó

- Do được hỗ trợ bởi những tiến bộ trong cả phần cứng và phần mềm nên giảm được độ phức tạp khi phát triển hệ thống Chương trình được thể hiện dưới cùng dạng ngôn ngữ thế hệ thứ tư (4GL) nên không cần những lập trình viên chuyên nghiệp

- Việc thiết kế kết hợp với các bản mẫu giúp cho người dùng sớm hình dung được hệ thống mới, trong đó vai trò của NSD được nhấn mạnh đặc biệt

Trang 19

2.1.3 Những công cụ gắn liền với PTTK có cấu trúc

Người phân tích và xử lý dữ liệu đôi khi không chỉ thiếu hiểu biết về một khía cạnh của tình huống vấn đề mà đôi khi còn không ý thức được về sự khiếm khuyết

đó Mặt khác, NSD không phải lúc nào cũng có thể cùng người phân tích thảo luận về các chi tiết cụ thể của hệ thống nên thường chỉ được giới thiệu sơ lược hoặc được giới thiệu nghiêng về mặt kỹ thuật nên rất có thể còn sót các yêu cầu của NSD hoặc chưa được đáp ứng đầy đủ trong sản phẩm bàn giao cuối cùng Yourdon, De Marco và Sarson đã xác định nguyên nhân chính của vấn đề này là ở cách thức tiến hành giai đoạn phân tích và đã làm mịn cách tiếp cận này theo hướng có cấu trúc thông qua việc

sử dụng các mô hình sau:

- Sơ đồ phân cấp chức năng nghiệp vụ

- Sơ đồ luồng dữ liệu

- Mô hình thực thể-mối quan hệ (E-R)

- Mô hình quan hệ

- Từ điển dữ liệu

- Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL)

- Mô hình hoá logic

2.1.4 Phương pháp tiếp cận PTTK theo hướng dữ liệu [11]

Cách tiếp cận theo hướng dữ liệu gắn liền với sự phát triển của một công nghệ mới là công nghệ về cơ sở dữ liệu (CSDL), đặc biệt năm 1970 mô hình quan hệ của Codd ra đời

Tiếp cận định hướng dữ liệu là một chiến lược tổng thể phát triển HTTT mà tập trung vào việc tổ chức các dữ liệu một cách lý tưởng hơn là nghĩ đến việc sử dụng các

dữ liệu ở đâu và khi nào

Quan tâm bình đẳng đến 2 thành phần dữ liệu và xử lý Kết quả của hệ thống không chỉ là sự tự động hoá các quá trình xử lý mà còn bao gồm cả việc tổ chức dữ liệu, nâng cao năng lực của nhân viên và khả năng truy nhập đến các dữ liệu và thông tin Chú ý rằng xử lý chính là quá trình biến đổi thông tin nhằm 2 mục đích: một là sản sinh thông tin theo những thể thức quy định, hai là trợ giúp quyết định Xử lý thường được tiến hành theo 1 quy tắc quản lý nào đó và thường diễn ra theo một trật tự nhất định mà được gọi là thủ tục (chứng từ giao dịch, báo cáo, thiết kế ) Quá trình xử lý thực chất là quá trình biến đổi thông tin

Hai ý tưởng chủ yếu ở đây là:

- Có sự nghiên cứu tách bạch giữa dữ liệu và các quá trình xử lý

- Có sự nhìn nhận tách biệt giữa cơ sở dữ liệu và các ứng dụng

Trang 20

Công nghệ quản lý dữ liệu tiến bộ cho phép biểu diễn dữ liệu thành các file riêng biệt cho mỗi cơ sở ứng dụng và những cơ sở dữ liệu dùng chung Một CSDL là một tập dữ liệu bao gồm cả phương pháp tổ chức dữ liệu cho phép quản lý dữ liệu tập trung, chuẩn hoá và nhất quán

Nhờ việc tách dữ liệu để tổ chức riêng, chúng ta có thể áp dụng các công cụ toán học (lý thuyết tập hợp) để tổ chức dữ liệu một cách tối ưu về cả phương diện lưu

trữ (tiết kiệm không gian nhớ) cũng như về mặt sử dụng: giảm dư thừa, tìm kiếm thuận

lợi, lấy ra nhanh chóng và sử dụng chung

Cách tiếp cận hướng dữ liệu cho phép CSDL được sử dụng và phục vụ cho nhiều ứng dụng độc lập khác nhau nhờ cách tổ chức dữ liệu trên các đối tượng

So với cách tiếp cận hướng tiến trình thì cách tiếp cận này đã khắc phục được những khiếm khuyết về dư thừa dữ liệu, hao phí công sức cho việc thu thập và tổ chức

dữ liệu cũng như việc sử dụng kém hiệu quả các dữ liệu do không thể chia sẻ giữa các ứng dụng và phải mất nhiều công sức cho việc tổ chức lại dữ liệu mỗi khi có sự thay đổi trong tiến trình xử lý Còn so với cách tiếp cận hướng đối tượng thì nó dễ thực hiện hơn, không gặp khó khăn khi nhận dạng đối tượng và xác định các thuộc tính cần cho quản lý nhất là các đối tượng trừu tượng

2.2 CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ

Khi phát triển một HTTT, người ta thường sử dụng nhiều mô hình khác nhau phục vụ quá trình phân tích và lựa chọn các yếu tố cần thiết ở các bước phát triển một HTTT

2.2.1 Mô hình phân cấp chức năng nghiệp vụ

(BFD - Business Function Diagram hay SCO - Structured Chart of Organization)

Xác định chức năng nghiệp vụ [5] được tiến hành sau khi có sơ đồ tổ chức Để minh định nhu cầu thông tin của tổ chức, ta phải biết tổ chức hiện thời đang và sẽ thực hiện những công việc gì, xử lý cái gì Từ đó xác định được các dữ liệu, thông tin gì cần

b.Khái niệm và kí hiệu sử dụng

-Chức năng nghiệp vụ ở đây dược hiểu là các công việc mà tổ chức cần thực

hiện trong hoạt động của nó Khái niệm chức năng ở đây là khái niệm logic (gắn

với/sinh bởi mức khái niệm), tức là chỉ nói đến công việc cần làm và mối quan hệ phân mức (mức tổng hợp và chi tiết) giữa chúng mà không chỉ ra công việc được làm như thế nào, bằng cách nào, ở đâu, khi nào và ai làm (là khái niệm vật lý)

Các ký hiệu sử dụng:

Trang 21

- Hình chữ nhật có tên chỉ chức năng ở bên trong

- Đường thẳng gấp khúc để nối các chức năng ở mức trên và các chức năng ở mức trực tiếp thuộc nó

c.ý nghĩa của mô hình:

- Sơ đồ chức năng nghiệp vụ là công cụ mô hình phân tích đầu tiên

- Xác định phạm vi hệ thống được nghiên cứu

- Cung cấp các thành phần cho việc khảo sát và phân tích tiếp

- Mô hình được xây dựng dần cùng với tiến trình khảo sát chi tiết giúp cho việc

định hướng hoạt động khảo sát

- Cho phép xác định phạm vi các chức năng hay miền cần nghiên cứu của tổ

chức

- Cho phép xác định vị trí của mỗi công việc trong toàn hệ thống, tránh trùng

lặp, giúp phát hiện các chức năng còn thiếu

- Là cơ sở để thiết kế cấu trúc hệ thống chương trình của hệ thống sau này

Mô hình có thể có 2 dạng:

-Dạng chuẩn: mô tả các chức năng cho một miền khảo sát (hay cả hệ thống

nhỏ)

-Dạng công ty [11]: Mô tả tổng thể toàn bộ chức năng của một tổ chức quy mô

lớn, ở dạng công ty Mô hình thường gồm từ hai sơ đồ trở lên Một sơ đồ mô tả toàn bộ công ty ở mức gộp Các sơ đồ còn lại là các sơ đồ dạng chuẩn mô tả cho từng bộ phận của tổ chức ứng với một miền khảo cứu

2.2.1.2 Biểu diễn mô hình

Mô hình phân cấp chức năng được biểu diễn theo cách sử dụng kỹ thuật phân mức trong mô hình

Các tư tưởng trong kỹ thuật phân mức:

- Cách tiếp cận top-down (đại thể đến chi tiết) được sử dụng

- Quá trình triển khai theo hình cây

- Phân rã theo nhiều cấp (không lớn hơn 9)

- Việc phân rã được thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Một chức năng ở mức trên được phân ra thành các chức năng chi tiết ở mức thấp hơn

+ Mỗi chức năng được phân rã từ một chức năng ở mức trên phải là một

bộ phận đảm bảo thực hiện chức năng ở trên phân rã ra nó

Tên chức năng

Trang 22

+ Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được toàn bộ chức năng ở mức trên phân rã ra chúng Đảm bảo mối quan hệ giữa 2 tầng liên tiếp là quan hệ bao hàm (cha – con)

- Chức năng ở gốc thể hiện nhiệm vụ tổng quát của hệ thống, thường dùng để thể hiện 3 phương diện sau: cung cấp sản phẩm, cung cấp dịch vụ, quản lý tài nguyền

- Chức năng được xem là ở mức thấp nhất nếu không thể phân rã tiếp ở mức thấp nhất, thường công việc chỉ do một cá nhân thực hiện Các chức năng “ngọn” hay “lá” tương ứng với đỉnh treo trong sơ đồ được đặc tả theo những phương tiện đặc biệt

2.2.2 Ma trận yếu tố quyết định thành công - chức năng

Ma trận yếu tố quyết định thành công- chức năng được xây dựng nhằm mục đích xác định cho được các nhiệm vụ chức năng có ảnh hưởng to lớn đến việc tổ chức

có thể đạt được mục tiêu của nó hay không

Thường trong một tổ chức, các yếu tố quyết định sự thành công có thể gồm từ

ba đến sáu yếu tố Chẳng hạn, trong một công ty máy tính nhỏ, các yếu tố quyết định

sự thành công có thể là: sự đổi mới của sản phẩm, sản phẩm chất lượng cao và kiểm soát chặt chẽ được giá thành Còn đối với một bệnh viện, các yếu tố đó là: sự chăm sóc bệnh nhân chu đáo, kiểm soát được chi phí và thuê được người làm việc (bác sỹ, y tá)

có tay nghề cao

Ma trận yếu tố quyết định thành công- chức năng có các dòng là các chức năng các cột là các yếu tố quyết định sự thành công ở mỗi ô tương giao giữa một chức năng và một yếu tố thành công người ta để trống hay đánh dấu bằng chữ E (essential) hay chữ D (desiable) tuỳ thuộc vào việc chức năng này không có tác động, có tác động quyết định hay chỉ tác động ở mức nào đó đối với mỗi yếu tố quyết định thành công tương ứng

Sau khi đã xét tất cả các ô và đánh dấu được các ô tương ứng của ma trận, ta chọn ra các dòng chức năng có ô chữ E đưa vào các lĩnh vực của tổ chức cần được xem xét để phát triển HTTT

Trang 23

-Ở mỗi ô giao giữa một chức năng và một thực thể, ta đánh dấu chéo nếu có mối quan hệ giữa chức năng và thực thể này, bỏ trống nếu chúng không có quan hệ với nhau Đôi khi, thay cho gạch chéo, người ta còn sử dụng các chữ sau để ghi vào các ô:

+Chữ R nếu quan hệ đó là "đọc (Read) dữ liệu của thực thể"

+Chữ C nếu quan hệ là "tạo (Creat) thực thể" bao gồm cả tạo, cập nhật và xoá dữ liệu trong thực thể

Vai trò và ý nghĩa của ma trận thực thể - chức năng

- Ma trận E-F cho ta biết được mối quan hệ giữa chức năng và các thực thể liên quan Nó là cơ sở để khảo sát các chức năng một cách đầy đủ, bổ sung vào các khảo sát

đã có

- Ma trận E-F cho phép phát hiện những thực thể hay chức năng cô lập:

+ Nếu một dòng ứng với một chức năng không có ô nào được đánh dấu thì chức năng đó hoặc không phải là một tiến trình thông tin (có tác động lên các dối tượng thông tin), hoặc đánh dấu sót, hoặc khảo sát đã bỏ sót thực thể mang dữ liệu

+ Nếu một cột nào không có một ô được đánh dấu thì hoặc là khảo sát thiếu chức năng, hoặc đánh dấu sót, hoặc thực thể là không cần phải thu thập, có thể bỏ đi

Trong ma trận này, ta chỉ xét các chức năng liên quan đến các bộ phận mà được

tổ chức cho là có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu của tổ chức

2.2.4 Sơ đồ luồng dữ liệu

Sơ đồ chức năng nghiệp vụ mới cho ta biết các phần tử cấu thành của hệ thống xét theo hoạt động chức năng, nhìn từ trên xuống theo các mức độ chi tiết khác nhau

Nó còn chưa mô tả đầy đủ hệ thống (tổ chức) Ta còn cần biết các chức năng đó liên kết với nhau như thế nào đúng như hoạt động thực tế đã diễn ra Sơ đồ luồng dữ liệu được khảo sát dưới đây sẽ cho biết sự kiên kết đó

Sơ đồ luồng dữ liệu là một công cụ mô tả dòng thông tin nghiệp vụ nối kết giữa các chức năng trong một phạm vi được xét

Trên sơ đồ luồng dữ liệu sử dụng các khái niệm sau:

- Tiến trình hay chức năng (tên: động từ + bổ ngữ)

- Các đối tác (đối tượng) (danh từ)

Trang 24

Tiến trình (hoặc chức năng): có thể là một hay vài chức năng (chức năng gộp)

thể hiện một chuỗi hoạt động nào đó của tổ chức

- Tiến trình có thể chia làm hai loại:

+ Tiến trình có thể làm chuyển hoá hay tác động lên các dữ liệu nào đó

+ Tiến trình chỉ làm thay đổi hay tác động lên các thực thể vật chất, không tác

động lên dữ liệu liên quan Để làm nổi bật sự vận động của thông tin trong sơ đồ luồng

thông tin, các tiến trình loại này thường được ghép (gộp) vào các tiến trình loại trên

- Người ta mô tả tiến trình bằng một hình vuông góc tròn, bên trong có ghi tên tiến trình

- Người ta mô tả luồng thông tin bằng một mũi tên một hay hai chiều, gắn với nó có thể là tên dữ liệu được truyền đi Đầu mũi tên chỉ hướng đi của dòng thông tin

Kho dữ liệu:

- Kho dữ liệu mô tả các dữ liệu cần được cất giữ trong một thời gian nhất định

để một hoặc nhiều tiến trình hay tác nhân có thể truy nhập đến nó Ký hiệu sử dụng là một hình chữ nhật/hình trụ, bên trong có ghi tên của dữ liệu được cất giữ

- Cũng như dòng dữ liệu, ở đây không quan tâm đến phương tiện vật lý để lưu

dữ liệu

- Kho dữ liệu được truy nhập và sử dụng thể hiện bằng mũi tên đi vào hoặc đi ra khỏi nó Khi đó bản thân các dữ liệu được lưu trong kho sẽ chịu những tác động nhất định: như được cập nhật, sửa đổi hay được lấy ra để dùng

Tác nhân ngoài (ngoài hệ thống)

- Tác nhân ngoài là một người, một nhóm người hay một tổ chức ở bên ngoài hệ thống nhưng có quan hệ thông tin với hệ thống

- Người ta dùng hình vuông để biểu diễn tác nhân ngoài, tên của nó là một danh

khách hàng

Trang 25

Sơ đồ luồng dữ liệu mô tả đầy đủ một hệ thống nghiên cứu thường rất phức tạp,

không thể hiện trên một trang Vì vậy, cần sử dụng kỹ thuật phân mức để chia sơ đồ

thành một số mức

Sơ đồ ở mức cao nhất mức 0 (còn gọi là mức đỉnh) bao gồm những tiến trình chính của hệ thống Nội dung của mỗi tiến trình có thể trải ra trên một trang, ở đó xác định các tiến trình con và dữ liệu cần được mô hình hoá Mỗi tiến trình con đến lượt mình lại được chia ra trong một trang ở mức thấp hơn của riêng nó Việc phân rã như vậy được tiếp tục qua đủ số mức cần thiết Mỗi trang của sơ đồ có một tiêu đề ở mức đỉnh, tên của tiêu đề là tên miền khảo cứu Tiêu đề ở mỗi trang mức thấp là tên tiến trình con đang triển khai Mỗi sơ đồ con trên một trang được đánh số thứ tự Số thứ tự này được dùng làm chữ số đầu đánh số thứ tự cho các tiến trình con ở mức thấp được triển khai Số thứ hai trong chỉ số của mỗi tiến trình con là số thứ tự của nó trong các

số tiến trình con được phân ra Khi phân mức cần kiểm tra các sơ đồ ở các mức khác nhau và cách đánh số để đảm bảo sự nhất quán và tiện theo dõi

Kho dữ liệu thường được đưa vào trong sơ đồ luồng dữ liệu tại mức mà chúng cần Nếu ở một mức nào đó, kho dữ liệu ở mức trên, không có liên quan đến các tiến trình ở một trang trên mức nào đó thì không cần đưa vào trang đó

Trong nhiều trường hợp, ta muốn có một cái nhìn tổng thể về quan hệ thông tin của một hoạt động chức năng trong mối quan hệ qua lại về mặt thông tin với các tác

nhân có liên quan với nó Khi đó sơ đồ luồng dữ liệu còn có một tên gọi khác là sơ đồ

"ngữ cảnh" Như vậy mô hình ngữ cảnh là một trường hợp riêng của mô hình luồng dữ

liệu: trừ các hoạt động của miền khảo sát, còn lại là các tác nhân và luồng thông tin qua lại giữa miền khảo sát với các tác nhân đó

Bản chất của Sơ đồ luồng dữ liệu là mô tả các chức năng của hệ thống theo tiến trình (process) (sơ đồ động)

Có 3 mức cơ bản được đề cập đến:

 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh ( Context Data Flow Diagram)

 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh ( Top Level Data Flow Diagram)

 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ( Levelling Data Flow Diagram)

Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh: Đây là mô hình hệ thống ở mức tổng quát nhất, ta

xem cả hệ thống như một chức năng Các tác nhân ngoài đồng thời các luồng dữ liệu vào ra từ tác nhân ngoài đến hệ thống được xác định

Trang 26

Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (nhiều chức năng) được phân rã từ sơ đồ mức ngữ cảnh

với các chức năng phân rã tương ứng mức 2 của sơ đồ phân cấp

Sơ đồ phân cấp chức năng tương ứng :

Các nguyên tắc phân rã:

- Các luồng dữ liệu được bảo toàn

- Các tác nhân ngoài bảo toàn

- Có thể xuất hiện các kho dữ liệu

- Bổ sung thêm các luồng dữ liệu nội tại nếu cần thiết

Các thông tin đầu vào bao gồm:

- Sơ đồ phân cấp chức năng

- Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh

- Nhật ký khảo sát

Các bước thực hiện :

- Xác định luồng dữ liệu giữa các chức năng bộ phận với các tác nhân ngoài

- Xác định luồng dữ liệu nội bộ và Kho (có thể có) giữa các chức năng bộ phận cấu thành

Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh phân rã từ sơ đồ mức đỉnh Các chức năng được

định nghĩa riêng từng sơ đồ hoặc ghép lại thành một sơ đồ trong trường hợp sơ đồ đơn giản

Các thành phần của sơ đồ được phát triển như sau:

+ Về chức năng: phân rã chức năng cấp trên thành chức năng cấp dưới thấp hơn + Luồng dữ liệu:

- Vào/ra mức trên thì lặp lại ( bảo toàn) ở mức dưới (phân rã)

- Thêm luồng nội bộ + Kho dữ liệu: dần dần xuất hiện theo nhu cầu nội bộ

+ Tác nhân ngoài: Xuất hiện trong giới hạn ở mức ngữ cảnh, ở mức dưới không thể thêm gì

Các thông tin vào và các bước thực hiện giống như khi vẽ sơ đồ mức đỉnh

F

K

Trang 27

2.2.5 Mô hình khái niệm trao đổi thông tin

Nội dung chính trong tiến trình xây dựng mô hình này bao gồm:

- Mô tả các phân hệ chính

- Mô tả các chức năng (hoạt động nghiệp vụ)

- Mô tả các đối tƣợng

- Mô tả các thông báo

- Mô tả các phân hệ khác có liên quan

- Vẽ tất cả các thành phần trên và các quan hệ thông tin giữa chúng

2.3 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH THỰC THỂ - QUAN HỆ (E-R)

2.3.1 Vai trò và ý nghĩa của mô hình

- Mô hình (E-R) dùng để mô tả thế giới thực, công cụ để phân tích rất hữu hiệu

- Là cơ sở để xây dựng công cụ thiết kế (E-R Designer CASE, các CASE Tools)

- Mô hình E-R có tính trực quan cao, mô tả thế giới thực tốt nhất: khái niệm và ký hiệu ít nhất, mô tả đầy đủ trực quan nhất

2.3.2 Các thành phần cơ bản của mô hình

Các thực thể, các thuộc tính, các mối quan hệ giữa các thực thể

2.3.3 Các khái niệm và ký hiệu sử dụng

- Thực thể: Khái niệm mô tả một lớp các đối tượng có các đặc trưng chung mà

một tổ chức /hệ thống quan tâm Thực thể phải tồn tại, cần đƣợc lựa chọn có lợi cho quản lý và phải phân biệt đƣợc

Các thực thể có thể là đối tƣợng cụ thể hoặc trừu tƣợng ( mục, chỗ làm, khoá học, biện pháp, khách hàng, nhà cung cấp, mặt hàng, đơn hàng, dự án)

- Bản thể: là một đối tƣợng cụ thể của lớp các đối tƣợng đó (/thể hiện/bản ghi (bảng))

Chúng ta phân biệt thực thể và bản thể thông qua bảng sau đây

Quan hệ: Mô tả đối tượng Thể hiện đối tượng

- Thuộc tính: là đặc trưng chung, vốn có của lớp đối tƣợng mà ta quan tâm Nó là

một giá trị dùng để mô tả một đặc trƣng nào đó của một thực thể

Trang 28

- Có bốn loại: tên gọi, định danh, mô tả, lặp (đa trị)

Thuộc tính tên gọi (naming)

- Có giá trị là tên của các bản thể, dùng phân biệt bản thể

- Cho phép nhận biết sự tồn taị của một thực thể

- Thường có chữ “tên”

Thuộc tính định danh (indentifier)

Thuộc tính định danh có đặc trưng sau đây:

- Giá trị của nó cho phép ta phân biệt các bản thể khác nhau

- Gồm một hay nhiều thuộc tính của thực thể

- Có sẵn hoặc được thêm vào, mô tả trong hình elip có gạch dưới

- Có thể có nhiều định danh Cách chọn thuộc tính định danh:

+ Khác trống

+ ít thuộc tính nhất

+ Không chứa thành phần dễ thay đổi của đối tượng mô tả

Tên thuộc tính định danh thường viết với các tiền tố như ID, #, SH, mã,… nếu không cũng được đánh dấu, ví dụ như gạch dưới chẳng hạn

Thuộc tính mô tả (description): Là thuộc tính không phải là tên gọi hay định danh

Các mối quan hệ (relationship)

- Phản ánh mối quan hệ vốn có giữa các bản thể của các thực thể

- Gắn kết các thực thể với nhau

- Đặc trưng: bậc (số thực thể) và bản số (số các bản thể của mỗi thực thể tham gia vào quan hệ)

- Mối quan hệ cũng có thể có các thuộc tính riêng của nó

- Biểu diễn: hình thoi có thể có các tên quan hệ bên trong, nối với các thực thể bằng một đoạn thẳng

- Nhiều khi, để đơn giản, người ta chỉ gọi là quan hệ

Trang 29

Bậc của mối quan hệ (degrees of relationship)

Bậc là số thực thể tham gia mối quan hệ Nó còn được gọi là kích thước của mối quan hệ Có ba loại bậc:

- Bậc một- đệ quy (unary relationship): mối quan hệ giữa các bản thể của cùng một thực thể

- Bậc hai: giữa hai bản thể của hai thực thể khác nhau

- Bậc ba: đồng thời giữa các bản thể của ba thực thể khác nhau

Trong mối quan hệ, một bản thể của một thực thể có thể có quan hệ với một hay

nhiều bản thể của một thực thể khác Ta có các loại quan hệ tương ứng là: một-một

(1-1), một-nhiều (1-N), hay nhiều- nhiều (N-N)

Sự phụ thuộc tồn tại (existence dependency):

Quan hệ bậc hai, bản số nhỏ nhất mỗi bên là 1

Ví dụ:

Mối quan hệ định danh: Thuộc tính định danh của con chứa định danh của cha

2.3.4 Đặc tả mối quan hệ giữa hai thực thể

Kỹ thuật đặc tả mối quan hệ giữa hai thực thể dựa vào mô tả bằng ngôn ngữ

tự nhiên

Kỹ thuật này bao gồm các bước sau đây:

+ Trên cơ sở mệnh đề diễn tả quy tắc quản lý bằng ngôn ngữ tự nhiên, ta xác định thực thể (danh từ) và mối quan hệ (giữa các danh từ là các từ sở hữu như “có”,

“thuộc”, “có thể”,… đứng giữa 2 danh từ (thực thể)

+Biểu diễn đặc tả qua sơ đồ biểu diễn thực thể (hình chữ nhật) và mối quan hệ (hình thoi)

+Xác định bản số và loại của mối quan hệ

+Xác định các danh sách thuộc tính, thuộc tính định danh, thuộc tính riêng và

THUỘC

HÀNG

Trang 30

Kỹ thuật đặc tả mối quan hệ giữa hai thực thể dựa vào thực thể đã xác định trước và các ràng buộc (quy tắc quản lý ) giữa từng cặp thực thể được mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên

Kỹ thuật này bao gồm các bước sau đây:

+Trên cơ sở danh sách thực thể xuất phát, ta biểu diễn đặc tả qua sơ đồ biểu diễn thực thể (hình chữ nhật) và mối quan hệ (hình thoi)

+Xác định bản số và loại của mối quan hệ

+Xác định các danh sách thuộc tính, thuộc tính định danh, thuộc tính riêng và đánh dấu thuộc tính định danh, và thuộc tính lặp-đa trị (nếu có)

2.3.5 Sơ đồ thực thể - quan hệ

Sơ đồ thực thể - mối quan hệ là phương tiện chung nhất để diễn tả một mô hình khái niệm dữ liệu của một tổ chức Từ các đặc tả riêng lẻ trên, ta kết nối chúng sẽ được sơ

đồ thực thể - quan hệ

Có thể rút gọn sơ đồ thực thể - quan hệ ta có thể tiến hành bằng các cách:

Biến một quan hệ thành thực thể: Một mối quan hệ có kích thước (bậc) lớn hơn 3

nên được biến thành những thực thể đơn giản hơn Có thể biến một mối quan hệ

thành thực thể khi hội đủ các điều kiện sau:

- Mối quan hệ này có một khóa chính độc lập

- Mối quan hệ này tương ứng với một khái niệm quen thuộc, thông dụng trong hoạt động của tổ chức

Xóa một quan hệ: Một mối quan hệ1-N phải được loại bỏ khỏi sơ đồ nếu nó là

tổng hợp của hai hay nhiều mối quan hệ1-N

hoặc bằng 3 Mối quan hệ có thể phân tách thành nhiều mối quan hệ khác với kích thước nhỏ hơn mà không mất thông tin nếu tồn tại ít nhất một hàm phụ thuộc giữa

các thực thể cấu thành mối quan hệ

2.4 CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔ HÌNH QUAN HỆ

2.4.1 Các khái niệm chung

Cơ sở dữ liệu [13] là mô hình thực thể phản ánh thế giới thực được đề cập đến,

do vậy nó là trìu tượng hoá của thế giới thực Cơ sở dữ liệu là nguồn dữ liệu cho mọi

hệ thống dựa trên máy tính, những dữ liệu này được lưu giữ trong máy tính một cách

có cấu trúc dựa trên một quy định nào đó nhằm giảm tối thiểu sự dư thừa và đảm bảo

sự thống nhất với nhau, tính an toàn cao

Hệ chương trình được dùng để thao tác trên cơ sở dữ liệu như quản lý, tổ chức lưu trữ, cho phép tìm kiếm thay đổi, thêm bớt trong cơ sở dữ liệu gọi là hệ quản trị cơ

sở dữ liệu có nhiệm vụ rất quan trọng là giúp người sử dụng có thể sử dụng được hệ thống mà ít nhiều không cần quan tâm tới thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữ liệu trong máy tính

Trang 31

Nhìn chung một hệ cơ sở dữ liệu thường gồm 3 phần: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ và cơ sở dữ liệu Việc tổ chức cơ sở dữ liệu có thể có nhiều mô hình khác nhau như:

Mô hình phân cấp: Trong mô hình phân cấp, các bản ghi được sắp xếp theo cấu

trúc từ trên xuống tạo thành một dạng cây Thuật ngữ cha con được sử dụng cho mô hình phân cấp Một tính chất quan trọng của mô hình phân cấp là một con có liên

hệ chỉ với cha

Mô hình mạng: Trong mô hình mạng, không phân biệt loại bản ghi con và bản ghi

cha như mô hình phân cấp Một bản ghi bất kỳ có thể được kết nối với một số bất kì các bản ghi loại khác Người ta dùng mũi tên để chỉ rằng mỗi bản ghi có thể được kết nối với nhiều bản ghi khác Mô hình mạng đã phát triển vượt qua được phạm vi

ứng dụng hạn hẹp cuả mô hình phân cấp

Mô hình quan hệ: Trong mô hình quan hệ, các dữ liệu được biểu diễn ở dạng các

bảng với các dòng và các cột Trong mô hình quan hệ không có một sự kết nối vật

lý nào giữa các bảng Sự kết nối giữa các bảng được mô tả logic bằng các giá trị

bằng nhau được lưu trữ trong các bảng

Mô hình hướng đối tượng: Trong mô hình hướng đối tượng, các thuộc tính dữ

liệu và các phương pháp thao tác trên các dữ liệu này được bao gói trong một cấu trúc gọi là đối tượng Đối tượng có thể chứa những dữ liệu phức hợp như văn bản,

hình ảnh, tiếng nói và hình ảnh động Một đối tượng có thể yêu cầu hoặc xử lý dữ liệu từ một đối tượng khác bằng việc gửi đi một thông báo đến đối tượng đó Mô hình dữ liệu hướng đối tượng biểu diễn một sơ đồ mới để lưu trữ và thao tác dữ liệu Từ các đối tượng đã có thể sinh ra một đối tượng khác phức tạp hơn hay sử

dụng lại chúng trong nhiều ứng dụng khác

2.4.2 Mô hình dữ liệu quan hệ

Mô hình CSDL quan hệ là một cách thức biểu diễn dữ liệu ở dạng các bảng/quan

hệ Nhờ dựa trên lý thuyết toán học đại số tập hợp mà nó có một cơ sở lý thuyết vững chắc

Quan hệ (Relation) và Thuộc tính (attribute)

Mỗi thuộc tính ai có một miền giá trị là Dai (i=1,2,…,n) Khi đó r –một tập các bộ

hj: R   Dai

ai R sao cho: hj( ai )  Dai

Có thể biểu diễn quan hệ r ở dạng bảng:

Trang 32

h1 h1 (a1) h1 (a2) h1 (an)

Một quan hệ là một bảng dữ liệu 2 chiều Mỗi quan hệ (hay bảng) gồm một tập hữu hạn các cột được đặt tên và một số tuỳ ý các dòng không có tên

Một quan hệ mô tả một lớp các đối tượng trong thực tế có những thuộc tính

chung mà ta gọi là thực thể Mỗi cột trong quan hệ tương ứng với một thuộc tính của thực thể này và cũng gọi là thuộc tính của quan hệ Mỗi dòng của quan hệ chứa các giá

trị dữ liệu của một đối tượng cụ thể (bản thể) thuộc thực thể mà quan hệ này mô tả

Thuộc tính lặp của một quan hệ là những thuộc tính có giá trị khác nhau trên một số dòng (số dòng lớn hơn 1), mà ở những dòng này, các giá trị của các thuộc tính còn lại hoàn toàn giống nhau

Phụ thuộc hàm: Định nghĩa: Cho R = { a1, a2, , an } là tập các thuộc tính, r = { h1,

h2, , hn } là một quan hệ trên R, và A, B  R ( A, B là tập cột hay tập thuộc tính) Khi đó ta nói A xác định hàm cho

B hay B phụ thuộc hàm vào A trong r ( ký pháp A B ) nếu:

(  hi, hj r) (( a  A ) ( hi(a) = hj(a))  ( b  B ) ( hi(b) = hj(b) ))

Lúc đó tập hợp tất cả (A,B) như thế xác định một họ f trên R

Hệ tiên đề Armstrong

Gọi F là tập xác định các phụ thuộc hàm đối với lược đồ quan hệ R và X Y là

hệ r trên R đều thoả mãn phụ thuộc hàm của F thì cũng thoả mãn X Y Chẳng hạn F

(full family) của các phụ thuộc hàm

Định nghĩa : Cho R = {a1, ,an} là tập các thuộc tính

Trang 33

Khoá dự tuyển (candidate key) của một quan hệ là một nhóm thuộc tính mà các

giá trị của nó xác định duy nhất mỗi dòng trong một quan hệ Khoá dự tuyển cần thoả

mãn các tính chất sau: Xác định duy nhất và không dƣ thừa

Khoá chính (primary key) là một khoá dự tuyển đƣợc chọn làm khoá của quan hệ Khoá ngoại la i(foreign key) của 1 quan hệ là một nhóm thuộc tính trong quan hệ

đó mà là khoá chính trong một quan hệ khác (Chú ý rằng các FK cũng có thể tham

chiếu đến khoá chính trong cùng 1 quan hệ)

Bao đóng

là tập tất cả các phụ thuộc hàm có thể suy diễn lôgic từ F bởi các luật của hệ tiên đề Armstrong

trên s

- Khoá của sơ đồ quan hệ:

một khoá của s, một khóa của Y) nếu:

A R ( A  R  F+, (A, R) Y)

của A xác định là duy nhất Khi biết giá trị thuộc tính trong A sẽ biết đƣợc các giá trị của thuộc tính khác

Chuẩn hoá

Chuẩn hoá là một quá trình chuyển một cấu trúc dữ liệu phức hợp thành các cấu

trúc dữ liệu tốt và đơn giản hơn

Chuẩn hoá dựa trên cơ sở phân tích các phụ thuộc hàm Phụ thuộc hàm nhƣ đã nói

ở trên là một mối quan hệ cụ thể giữa hai thuộc tính (hay nhóm thuộc tính) trong một quan hệ

Có 3 dạng chuẩn cơ bản là:

Chuẩn 1 (first- normal- form : 1NF) Một quan hệ đạt chuẩn 1 nếu nó không chứa các

f

r

Trang 34

Chuẩn 2 (second- normal- form : 2NF) (phụ thuộc hoàn toàn vào khoá) Một quan hệ đạt chuẩn 2 nếu :

- Nó đã ở dạng chuẩn 1

- Không tồn tại thuộc tính ngoài khoá mà phụ thuộc vào một phần của khoá Chuẩn 3 (thirth- normal- form : 3NF) (phụ thuộc trực tiếp vào khoá) Một quan hệ đạt chuẩn 3 nếu:

- Đạt chuẩn 2

- Không tồn tại thuộc tính ngoài khoá mà phụ thuộc bắc cầu vào khoá (qua một thuộc tính gọi là thuộc tính cầu (cũng là thuộc tính ngoài khoá))

Ngoài ra còn có 2 dạng chuẩn khác là:

Chuẩn 4 (Fourth Normal Form – 4NF)

Một quan hệ ở dạng chuẩn 4 NF khi và chỉ khi những phụ thuộc đa trị cơ sở là phụ thuộc xác định một thuộc tính (dạng X A) Người ta đã chứng minh rằng R có phân rã 4NF không tổn thất

Chuẩn 5 (Fiveth Normal Form – 5NF)

Quan hệ ở dạng chuẩn 5NF khi các phụ thuộc kết nối thực hiện do khoá sơ cấp

của R, 5NF được coi là chuẩn cuối cùng

2.5 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT KẾ

2.5.1 Nội dung thiết kế

Cùng với phân tích, thiết kế là giai đoạn trung tâm trong quá trình phát triển cho

bất kỳ sản phẩm hay hệ thống công nghệ nào

Thiết kế hệ thống là một tiến trình chuyển hoá các yêu cầu thành một biểu diễn

hệ thống Bước đầu, biểu diễn mô tả cho quan điểm toàn bộ về hệ thống Việc làm mịn tiếp sau dẫn tới một biểu diễn thiết kế làm cơ sở cho việc lập trình sau đó

Mục tiêu thiết kế là để tạo ra một mô hình hay biểu diễn của một thực thể mà sau này sẽ được xây dựng

Thiết kế hệ thống nằm ở trung tâm kỹ thuật của tiến trình kỹ nghệ phần mềm và được áp dụng bất kể tới khuôn cảnh phát triển được sử dụng Một khi các yêu cầu hệ

thống đã được phân tích và đặc tả thì thiết kế là một trong ba hoạt động kỹ thuật - thiết

kế, lập trình, kiểm thử - những hoạt động cần để xây dựng và kiểm chứng hệ thống

Trang 35

Nội dung thiết kế bao hàm nhiều vấn đề, chúng ta quan tâm đến một số nội dung thường được quan tâm trong thực tế triển khai các dự án, đó là:

-Thiết kế dữ liệu : chuyển mô hình lĩnh vực thông tin đã được tạo ra trong bước

phân tích thành các cấu trúc dữ liệu sẽ cần cho việc cài đặt phần mềm

-Thiết kế kiến trúc: định nghĩa ra mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc

-Thiết kế kiểm soát: xác định các công cụ và cơ chế đảm bảo an toàn HT

- Thiết kế báo cáo: thiết kế đầu ra có cấu trúc

2.5.2 Các ý tưởng thiết kế

Việc phân tích và xác định tiến trình vật lý nhằm xác định rõ ý tưởng thiết kế Các ý tưởng thiết kế bao gồm việc xác định chính xác và đầy đủ các phương tiện thực hiện (người/máy), phương thức thực hiện (đọc, ghi, xoá, xử lý,…), phương thức xử lý (lô/trực tuyến )

2.5.3 Các phương pháp thiết kế

Bằng cách cho một tập hợp các yêu cầu (thường là bằng ngôn ngữ tự nhiên) người

ta có một thiết kế không hình thức Bắt đầu việc mã hoá và thiết kế được cải biên trong khi hệ được thực hiện Khi giai đoạn thực hiện kết thúc thì thiết kế đã bị biến đổi sản

mô hình

chức năng

mô hình thông tin

thiết kế dữ liệu (cấu trúc, cách lưu trữ, cách khai thác)

thiết kế kiến trúc chương trình (thành phần, cấu trúc chương trình và mối quan hệ giữa các thành phần)

phần mềm đã tích hợp và kiểm thử

thiết kế giao diện thiết kế đầu ra

Trang 36

phẩm với đặc tả ban đầu đến mức mà các tài liệu thiết kế nguyên thuỷ là một mô tả hoàn toàn khác với chính hệ thống được tạo ra

Một cách tiếp cận có phương pháp hơn là “phương pháp cấu trúc” Đó là các phương pháp làm mịn kiến trúc phần mềm theo cách thức từ trên xuống Các khía cạnh thủ tục của định nghĩa thiết kế đã tiến hoá thành một triết lí gọi là lập trình có cấu trúc Phương pháp cấu trúc được dùng rộng rãi trong những năm đầu của thập kỷ các năm

80 Nó đã được dùng thành công trong nhiều dự án lớn, nó làm giảm gía thành đáng kể,

sử dụng được các khái niệm chuẩn và bảo đảm rằng các thiết kế tuân theo một chuẩn Các công cụ CASE đã được để trợ giúp cho phương pháp này

2.5.4 Các chiến lược thiết kế

Các chiến lược hay được nhắc đến bao gồm thiết kế hướng chức năng, thiết kế hướng đối tượng, thiết kế hệ thống tương tranh ở đây, chúng ta điểm qua những nét đặc trưng nhất của hai hướng thiết kế thông dụng là hướng chức năng và hướng đối tượng

2.5.4.1 Thiết kế hướng chức năng

Hệ thống được thiết kế theo quan điểm chức năng, bắt đầu ở mức cao nhất, sau

đó tinh chế dần dần để thành thiết kế chi tiết hơn Trạng thái cuả hệ thống là tập trung

và được chia sẻ cho các chức năng thao tác trên trạng thái đó Nói rõ hơn, thiết kế hướng chức năng là một cách tiếp cận thiết kế hệ thống trong đó bản thiết kế được phân rã thành một bộ các đơn thể/module tác động lẫn nhau, mà mỗi đơn thể có một chức năng được xác định rõ ràng Các chức năng có các trạng thái cục bộ nhưng chúng chia sẻ với nhau trạng thái hệ thống, trạng thái này là tập trung và mọi chức năng đều

có thể truy cập được

Có người nghĩ rằng thiết kế hướng chức năng đã lỗi thời và nên được thay thế bởi cách tiếp cận hướng đối tượng Thế nhưng, nhiều tổ chức vẫn đang phát triển các chuẩn và các phương pháp dựa trên cách tiếp cận chức năng này Nhiều phương pháp thiết kế kết hợp với công cụ CASE đều là hướng chức năng Khá nhiều các hệ thống đã được phát triển bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận hướng chức năng Bởi vậy thiết kế hướng chức năng vẫn sẽ còn được tiếp tục sử dụng rộng rãi

Trong thiết kế hướng chức năng, người ta dùng các sơ đồ dòng dữ liệu (mô tả việc xử lý dữ liệu logic), các lược đồ cấu trúc (chỉ ra cấu trúc của phần mềm) và các

mô tả thiết kế chi tiết như các từ điển dữ liệu Khái niệm dòng dữ liệu đang hướng tới thích hợp hơn cho việc sử dụng một hệ thống vẽ biểu đồ tự động và sử dụng một dạng lược đồ cấu trúc có kèm thêm các thông tin điều khiển

Chiến lược thiết kế hướng chức năng dựa trên việc phân rã hệ thống thành một

bộ các chức năng có tương tác nhau với trạng thái hệ thống tập trung dùng chung cho các chức năng đó Các chức năng này có thể có các thông tin trạng thái cục bộ nhưng chỉ dùng cho quá trình thực hiện chức năng đó mà thôi

Thiết kế hướng chức năng gắn với các chi tiết của một thuật toán của chức năng

đó nhưng các thông tin trạng thái hệ thống là không bị che dấu Điều này có thể gây ra

Trang 37

một vấn đề vì rằng một chức năng có thể thay đổi trạng thái theo một cách mà các chức năng khác không ngờ tới Việc thay đổi một chức năng và cách nó sử dụng trạng thái của hệ thống có thể gây ra những tương tác bất ngờ đối với các chức năng khác

Cách tiếp cận chức năng để thiết kế là tốt nhất khi mà khối lượng thông tin trạng thái hệ thống được làm nhỏ nhất và thông tin dùng chung nhau là rõ ràng

Trong thiết kế hướng chức năng, người ta dùng từ điển dữ liệu để mô tả và thống nhất dữ liệu

Từ điển dữ liệu vừa có ích cho việc bảo trì hệ thống vừa có ích trong quá trình thiết kế Với mỗi lối vào đã được minh định trong biểu đồ phải có một lối vào từ điển

dữ liệu cung cấp thông tin về kiểu, chức năng của dữ liệu và một lý do cơ bản cho việc

nó vào cùng với các sự kiện kích hoạt Đôi khi người ta gọi cái này là một mô tả ngắn của chức năng thành phần

Các từ điển dữ liệu dùng để nối các mô tả thiết kế kiểu biểu đồ và các mô tả thiết kế kiểu văn bản Một vài bộ công cụ CASE cung cấp một phép nối tự động biểu

đồ dòng dữ liệu và từ điển dữ liệu

2.5.4.2 Thiết kế hướng đối tượng

Hệ thống được nhìn nhận như một bộ các đối tượng (chứ không phải là một bộ chức năng) Hệ thống được phân tán, mỗi đối tượng có những thông tin trạng thái riêng của nó Đối tượng là bộ các “thuộc tính” xác định trạng thái của đối tượng đó và các phép toán thực hiện trên các rhuộc tính đó Mỗi đối tượng là một khách thể của một lớp

mà lớp được xác định bởi các thuộc tính và các phép toán của nó Nó được thừa kế từ

một vài lớp đôí tượng lớp cao hơn, sao cho định nghĩa nó chỉ cần nêu đủ các khác nhau giữa nó và các lớp cao hơn nó Các đối tượng liên lạc với nhau chỉ bằng cách trao đổi các thông báo: thực tế hầu hết các liên lạc giữa các đối tượng thực hiện bằng cách một đối tượng này gọi một thủ tục, mà thủ tục này kết hợp với một đối tượng khác

Thiết kế hướng đối tượng dựa trên ý tưởng che dấu thông tin Thiết kế hướng đối tượng gần đây được phát triển nhiều đã tạo ra các hệ thống cấu tạo bởi nhiều thành phần độc lập và có tương tác với nhau Che dấu thông tin là chiến lược thiết kế dấu càng nhiều thông tin trong các thành phần càng hay Cái đó ngầm hiểu rằng việc kết hợp điều khiển logic và cấu trúc dữ liệu được thực hiện trong thiết kế càng chậm càng tốt Liên lạc thông qua các thông tin trạng thái dùng chung (các biến tổng thể) là ít nhất, nhờ vậy khả năng hiểu được nâng lên Thiết kế là tương đối dễ thay đổi vì sự thay đổi một thành phần không thể không dự kiến các hiệu ứng phụ trên các thành phần khác

2.5.5 Chất lượng thiết kế

Chất lượng thiết kế phụ thuộc vào ứng dụng và vào yêu cầu dự án, một thiết kế tốt hẳn là thiết kế mà nó cho phép sản sinh ra mã hữu hiệu, nó có thể là một thiết kế tối thiểu mà theo đó việc thực hiện là càng chặt càng tốt, hoặc nó là thiết kế bảo dưỡng được tốt nhất

Trang 38

Tiêu chuẩn dễ bảo dưỡng là tiêu chuẩn tốt cho người dùng Một thiết kế bảo dưỡng được tốt có thể thích nghi với việc cải biên các chức năng và việc thêm các chức năng mới Do đó thiết kế như thế phải là dễ hiểu và việc sửa đổi chỉ có hiệu ứng cục

bộ Các thành phần thiết kế phải là kết dính (cohensive) theo nghĩa là tất cả các phần trong thành phần đó phải có một quan hệ logic chặt chẽ Các thành phần ấy phải là được nối ghép lỏng lẻo Sự nối ghép là một độ đo của tính độc lập của các thành phần Nối ghép càng lỏng lẻo thì càng dễ thích nghi

Để xem một thiết kế có là tốt hay không, người ta tiến hành thiết lập một số độ

đo chất lượng thiết kế như sự kết dính, sự ghép nối, sự hiểu được, sự thích nghi, … 2.6 CÁC KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ CSDL LOGIC

2.6.1 Kỹ thuật đặc tả

Ngoài kỹ thuật đặc tả mối quan hệ giữa 2 thực thể dựa vào mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên như đã giới thiệu ở phần trước Ta còn nêu ra một số đặc tả dựa trên các kỹ thuật sau:

- Dựa vào quy tắc quản lý hoặc những quy tắc toàn vẹn

- Dựa vào khoá của các lược đồ quan hệ

2.6.2 Kỹ thuật xây dựng mô hình khái niệm dữ liệu hay sơ đồ thực thể - quan hệ

Một công cụ thông dụng hữu ích cho việc xây dựng mô hình khái niệm dữ liệu

là phương pháp “Ma trận của Blanpre” Nó được coi là kỹ thuật rất bài bản để đi đến

mô hình hoàn hảo Trong ma trận này, ta trình bày mỗi cột là một tài liệu và mỗi hàng

là một loại dữ liệu Tại mỗi ô giao điểm, đánh dấu loại dữ liệu có xuất hiện trên tài liệu Khi xây dựng ma trận này ta nên bắt đầu từ những tài liệu cơ bản, quan trọng nhất và chỉ cần trình bày một loại tài liệu khi nó cho phép nhận dạng ít nhất một loại dữ liệu mới

Phương pháp phân tích hệ thống đó là một công cụ hữu hiệu và chuẩn xác để xây dựng phần lớn các mô hình dữ liệu Nhưng nếu áp dụng hoàn toàn trong một hệ thông tin cỡ lớn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức Trong thực tế, các thiết kế viên chuyên nghiệp – sau khi đã nhận thức được vấn đề khảo sát – thường chọn cách xây dựng trực tiếp một mô hình sơ khởi rồi đi thẳng vào giai đoạn sau để kiểm soát, bổ túc

và chuẩn hóa mô hình Phương pháp đó là phương pháp xây dựng mô hình dữ liệu bằng trực giác Phương pháp trực giác này có ưu điểm là ít tốn thời gian và đôi khi tạo

ra mô hình đơn giản và thực tế hơn Nhưng ngược lại, nó cũng chứa nhiều rủi ro hơn

2.6.3 Kỹ thuật chuyển mô hình khái niệm dữ liệu hay sơ đồ E-R về hệ lược đồ quan hệ

Xuất phát từ mô hình khái niệm dữ liệu, ta có 3 quy tắc chuyển:

Quy tắc 1 (quy tắc biến đổi cơ bản):

Trang 39

Mỗi thực thể được chuyển thành một quan hệ trong đó các thuộc tính của thực

thể được chuyển thành thuộc tính của quan hệ, định danh của thực thể trở thành khóa

của quan hệ

Quy tắc 2:

Mỗi mối quan hệ 1-N mà không có thuộc tính riêng sẽ không được chuyển

thành một quan hệ Nhưng thực thể tham gia vào mối quan hệ về phía N (phía 1:1 trong mô hình) sẽ đổi mới bằng cách sau khi dùng phép biến đổi cơ bản sẽ nhận thêm khoá của thực thể tham gia vào mối quan hệ ở phía 1 làm khoá liên kết Còn thực thể tham gia vào mối quan hệ ở phía 1 sẽ biến đổi theo quy tắc 1

Quy tắc 3:

Mỗi mối quan hệ N-N hoặc mối quan hệ có thuộc tính riêng sẽ được chuyển

thành một quan hệ mới Quan hệ mới này có thuộc tính gồm định danh của tất cả các thực thể trong mối quan hệ và các thuộc tính riêng của nó Khóa của quan hệ được xác định lại sau đó Các thực thể tham gia vào mối quan hệ đều biến đổi theo quy tắc 1

2.6.4 Kỹ thuật chuẩn hoá

Để chuẩn hoá một hệ lược đồ quan hệ, ta xét lần lượt từng quan hệ và kiểm tra tính chuẩn của nó Muốn vậy, trước hết ta xác định các phụ thuộc hàm và khoá chính (khoá tối tiểu) của quan hệ Sau đó tiến hành kiểm tra lần lượt các loại chuẩn đối với quan hệ Các bước thực hiện như sau:

+Trong trường hợp có m nhóm phụ thuộc bộ phận, ta sẽ tách đồng thời thành m+1 quan hệ đạt chuẩn 2 dựa theo quy tắc đã biết

Xét chuẩn 3:

Trang 40

+ Mọi quan hệ đã đạt chuẩn 2, chưa đạt chuẩn 3, đều dễ dàng tách thành các quan hệ đạt chuẩn 3 theo quy tắc đã biết

+ Trường hợp nhóm thuộc tính ngoài khoá chỉ có 1 thuộc tính, điều này có nghĩa không thể tồn tại thuộc tính cầu, nên quan hệ đó đương nhiên đạt chuẩn 3

2.6.5 Kỹ thuật chuyển từ hệ lược đồ quan hệ sang mô hình E-R

Kỹ thuật này dựa vào khoá liên kết để đặc tả mối quan hệ giữa hai thực thể sau

đó chuẩn hoá Kỹ thuật được thực hiện qua 3 bước

Bước 1: từ mỗi lược đồ quan hệ, vẽ một hình chữ nhật bao gồm tên lược đồ cùng với các thuộc tính của nó

Bước 2: Xác định quan hệ (thể hiện bằng đường nối) giữa 2 thực thể (thể hiện bằng hình chữ nhật) bất kỳ

Bước 3: Vẽ đường nối giữa 2 hình chữ nhật và đường 3 chẽ gắn với thực thể chứa khoá ngoại lai

Từ hệ các lược đồ quan hệ đã chuẩn hoá ở trên ta xây dựng được mô hình E-R

đã chuẩn hoá

2.6.6 Thiết kế CSDL Logic dựa trên phương pháp từ điển

Trong một số trường hợp, các dữ liệu thu được là những hồ sơ đầu vào chứa tất

cả dữ liệu cần thiết để xây dựng cơ sở dữ liệu Khi đó người ta có thể lập các từ điển

mà mỗi tài liệu được xem như một thực thể vốn đã tồn tại Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu được bắt đầu từ “từ điển dữ liệu” thu được Đây là một phương pháp được sử dụng rất sớm từ khi có mô hình dữ liệu quan hệ

Ngày đăng: 25/03/2015, 10:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Merise, Phương pháp thiết kế HTTT tin học hoá phục vụ quản lý doanh nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thiết kế HTTT tin học hoá phục vụ quản lý doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
2. Phạm Hữu Khang, Phương Lan, Kỹ thuật lập trình ứng dụng C#.Net toàn tập (3 tập), NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật lập trình ứng dụng C#.Net toàn tập
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
4. Lê Văn Phùng, Bài giảng cơ sở dữ liệu, nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2004 5. Lê Văn Phùng, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, kiến thức và thực hành.Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng cơ sở dữ liệu", nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2004 5. Lê Văn Phùng, "Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, kiến thức và thực hành
Nhà XB: nhà xuất bản Lao động – Xã hội
7. Roger.S.Pressman, Kỹ nghệ phần mềm (3 tập). Nhà xuất bản giáo dục, 1999 8. SilverLake, Tài liệu giới thiệu Hệ thống ngân hàng cốt lõi, SilverLakeCoporation, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ nghệ phần mềm (3 tập)". Nhà xuất bản giáo dục, 1999 8. SilverLake, "Tài liệu giới thiệu Hệ thống ngân hàng cốt lõi
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
11. Nguyễn Văn Vị, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin hiện đại, NXB Thống kê, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin hiện đại
Nhà XB: NXB Thống kê
12. Ngô Trung Việt, Phân tích và thiết kế tin học Hệ thống quản lý kinh doanh nghiệp vụ. NXB Giao thông vận tải, 1995Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và thiết kế tin học Hệ thống quản lý kinh doanh nghiệp vụ
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
13. Abraham Silberschatz, Henry F.Korth, S. Sudarshan: Database System Concepts , McGraw-Hill, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Database System Concepts
14. Christian Bauwens, Ellen Gravina: Training Oracle 8i, Oracle Corporation 15. David Kroenke, Richard Hatch, Management Information Systems, McCraw –Hill, Watsonville 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Training Oracle 8i", Oracle Corporation 15. David Kroenke, Richard Hatch, "Management Information Systems
16. Fred R.McFadden, Jefrsy A.Hoffer, Modern Database Management. Fourth Edition, Benjamin/Cummings Publishing Company, Inc.RedWood City, California, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modern Database Management. Fourth Edition
17. Genetic Computer School, Trainee’s material, Analysis and Design of Information Systems, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis and Design of Information Systems
18. Joseph C.Johnson, OCP-Oracle 9i performance tuning study guide (with CD- Rom), Sybex Sách, tạp chí
Tiêu đề: OCP-Oracle 9i performance tuning study guide
19. Merle P.Martin, Analysis and Design of Business Information Systems, Second Edition. Pretince Hall, New Jersy 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis and Design of Business Information Systems
20. Oracle9i: Program with PL/SQL student Guide. Volume 1,2,3, Oracle coporation 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Program with PL/SQL student Guide. Volume 1,2,3
21. SBV, Information Technology Department of the Bank, VietNam Banking 2005 Trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Information Technology Department of the Bank
22. Các dịch vụ về tiền gửi của một số ngân hàng, Website: http://www.bidv.com.vn, http://www.icb.com.vn, http://www.hsbc.com, http://www.ocbc.com.sg, http://www.vietcombank.com.vn, … Link
23. Website hỗ trợ kỹ thuật của Oracle: http://metalink.oracle.com 24. Website hỗ trợ lập trình của Microsoft: http://msdn.microsoft.com Link
6. Hoàng Xuân Quế, Tạp chí tin học Ngân hàng số 7/2005, Thách thức cạnh tranh dịch vụ ngân hàng khi hội nhập Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w