Trong Nghị quyết số 27-NQ/T.Ư "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Đảng ta quan niệm rằng, trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.
Trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng là tầng lớp xã hội có trình độ học vấn cao nhất của xã hội. Họ cũng là những người có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận sớm nhất, nhiều nhất, nhanh nhất những thông tin, tri thức xã hội. Những lời nói, hành vi của một người trí thức, đôi khi có thể ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội, định hướng hành vi xã hội. Chính vì vậy, theo Hồ Chí Minh, các bậc trí thức có "trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, là làm gương cho dân trong mọi việc". Theo Người, những người trí thức muốn làm tròn nhiệm vụ thì phải "1. Khổ cán, 2. Hạnh cán, 3. Thực cán" (làm việc hết sức mình, làm việc chất lượng, làm việc có hiệu quả, có năng suất) [43, tr. 153] và "trí thức không có bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi".
Cùng với sự phát triển của đất nước thì đội ngũ nữ trí thức ngày càng tăng lên. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1989, số phụ nữ có trình độ cao đẳng, đại học là 246.000 người, chiếm 36,4% tổng số người có trình độ cao đẳng, đại học của cả nước. Năm 1999, con số này là 58% tổng số người có trình độ cao đẳng, 33.2% số người có trình độ đại học, 29% số người có trình độ thạc sĩ, 15.4% số người có trình độ tiến sĩ và 13% số người có trình độ tiến sĩ khoa học.
Có thể nói, đội ngũ nữ trí thức ngày càng phát triển, đây là lực lượng quan trọng, là nhóm tinh hoa trong phụ nữ Việt Nam. Theo thời gian, cùng với quá trình đổi mới và phát triển đất nước, đội ngũ nữ trí thức không chỉ tăng thêm về số lượng mà còn mạnh cả về chất lượng. Bằng tài năng, nghị lực và những phẩm chất của giới nữ, đội ngũ nữ trí thức đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nhiều chị đạt được những giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm, có đề tài nghiên cứu, sáng kiến khoa học làm lợi cho đất nước nhiều tỷ đồng. Nhiều nữ trí thức được giải thưởng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, có bằng sáng tạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Riêng trong lĩnh vực giáo dục, nhiều giáo viên nữ đã nỗ lực phấn đấu tốt, trở thành những giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, những nhà khoa học đầu ngành, đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, trong các cuộc thi tài năng, các giải thưởng lớn giành cho phụ nữ. Đặc biệt, đã có 11 nữ nhà giáo vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân" và 1.011 nữ nhà giáo được phong tặng danh hiệu"Nhà giáo ưu tú".
Trong lĩnh vực chính tri ̣, phụ nữ ngày càng chủ động hơn trong việc thực hiện quyền công dân, tham gia các hình thức dân chủ trực tiếp ở cộng đồng, địa phương. "Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp đều tăng (cấp tỉnh tăng 1,22%; cấp huyện tăng 1,76%; cấp xã tăng 1,8%); nữ đại biểu Quốc hội
đạt 24,4% (nhiệm kỳ trước đạt 25.76%); nữ tham gia Ban Chấp hành Trung ương đạt 9% (nhiệm kỳ trước đạt 8.13%)" [3, tr. 5]. Tuy đã đa ̣t được những thành công nhất định trong sự phát triển chung của đất nước nhưng đô ̣i ngũ nữ trí thức vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức:
Nữ trí thức và khó khăn về việc làm: Không có việc làm/thất nghiệp là hiện tượng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới, với mức độ nhiều, ít khác nhau. Dù có học vấn cao, được đào tạo bài bản nhưng trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng cũng không thoát khỏi sự khắc nghiệt về sự cạnh tranh trong thị trường lao động. Do đó, một bộ phận nữ trí thức thất nghiệp là điều không ngạc nhiên. Báo cáo xu hướng việc làm Việt Nam năm 2009 cho thấy, 10,5% nữ trí thức thất nghiệp so với 9,7% nam trí thức. Ở trình độ đại học thất nghiệp nhiều hơn trình độ cao đẳng và thạc sĩ trở lên, nữ trí thức thất nghiệp nhiều hơn nam giới, nữ trí thức ở nông thôn thất nghiệp nhiều hơn nữ trí thức ở đô thị. Khu vực đô thị tập trung nhiều trí thức đã tạo nên sự cạnh tranh về việc làm, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của trí thức.
Về định kiến giới: Bên cạnh những phẩm chất đặc trưng của nữ trí thức Việt Nam là thông minh, trung thực, sâu sắc, tình cảm, cần cù, chịu khó. Với những phẩm chất ưu việt của phụ nữ, họ có nhiều lợi thế trong hoạt động chuyên môn mà nam giới không thể có; thì có thể nói rằng tâm lý giới cũng là một rào cản đối với một bộ phận nữ trí thức. Sự tự ty, mặc cảm, hoặc đức tính nhường nhịn, hy sinh, thậm chí cam chịu, v.v... chính là những vật cản vô hình đối với sự phát triển đội ngũ nữ trí thức. Một bộ phận nữ trí thức, kể cả người có trình độ học vấn cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có tính nhạy cảm về chính trị, thiếu tính phản biện xã hội.
Quan niệm về phân biệt giới vẫn còn ảnh hưởng ở một bộ phận các tầng lớp xã hội, việc "trọng nam, khinh nữ" không chỉ có ở các vùng nông thôn mà cả ở đô thị, không chỉ trong dân thường mà cả trong cán bộ, kể cả
một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người có trình độ học vấn, địa vị cao. Nữ trí thức còn gặp trở ngại từ phía nam đồng nghiệp và từ nữ đồng nghiệp. Chính ảnh hưởng của tư tưởng coi thường phụ nữ trong xã hội đã khiến cho nhiều người thiếu sự tin tưởng ở phụ nữ, coi thường năng lực của người phụ nữ, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học. Điều này không chỉ hạn chế các em gái tiếp cận giáo dục bậc cao, mà còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn, đào tạo, sử dụng nữ trí thức, kìm hãm sự thăng tiến, phát triển của không ít nữ trí thức.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách còn mang tính bình quân, chưa chú ý đến đặc điểm giới để đề ra những chính sách phù hợp, nhằm vừa tạo điều kiện cho nữ trí thức hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa làm tròn thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, như văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh: Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
Chuyên gia Martha Nussbaum, tác giả cuốn Giới tính và công bằng xã hội (Sex and social justice), cho rằng tại hầu hết các quốc gia, phụ nữ vẫn đang phải đối mặt với sự thiên vị nam nữ trong giáo dục, không công bằng trong cơ hội việc làm, thậm chí có cả sự bất bình đẳng về giới trong chính trị.
Nói đến định kiến giới, cần lưu ý rằng đây không chỉ là định kiến của gia đình, xã hội, của giới nam đối với giới nữ mà còn là sự mặc cảm, tự ti của bản thân phụ nữ về năng lực của chính mình hoặc sự thiếu tin tưởng của phụ nữ về năng lực của người cùng giới. Điều này dẫn đến tâm lý an phận, triệt tiêu ý thức phấn đấu của nữ trí thức. Đây là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi phụ nữ phải vượt qua những rào cản từ chính bản thân mình.
Vai trò giới và trách nhiệm gia đình: So với nam giới, nữ trí thức gặp nhiều khó khăn hơn trên con đường sự nghiệp. Khó khăn này liên quan đến sự
phân công lao động theo giới, do quan niệm về vai trò giới trong gia đình và ngoài xã hội. Cụ thể như:
Gánh nặng vai trò giới trong gia đình: cơ chế thị trường và sự phát triển xã hội đang làm tăng thêm gánh nặng trách nhiệm của người phụ nữ trong vai trò người công dân, người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con cái. Quỹ thời gian của người phụ nữ bị phân tán vào công việc nội trợ gia đình, chăm sóc gia đình khiến nhiều phụ nữ ít có điều kiện để tiếp cận với những cơ hội để phát triển bản thân. Gánh nặng gia đình bao giờ cũng dồn lên trách nhiệm của người phụ nữ; bởi vậy, nó tỷ lệ nghịch đối với sự phát triển vươn lên vị trí lãnh đạo, quản lý của phụ nữ. Đây là một thách thức đặt ra đối với hầu hết phụ nữ và tác động không nhỏ tới cơ hội thăng tiến của phụ nữ.
Nữ trí thức thiếu thời gian tham gia dành cho công tác chuyên môn, đây là hệ quả của vai trò làm mẹ, làm vợ. Gánh nặng đa vai trò khiến cho phụ nữ cũng phải đương đầu với những khó khăn về thời gian để cân bằng giữa đời sống gia đình và công việc. Khác với nam giới, nữ trí thức phải mang thai, sinh đẻ, phải dành nhiều thời gian cho công việc nội trợ, quán xuyến gia đình, chăm sóc con cái, phụng dưỡng cha già mẹ yếu. Đặc biệt với nữ trí thức trẻ, khó khăn càng nhiều hơn khi có con nhỏ và công việc gia đình cũng nặng hơn so với nữ trí thức lớn tuổi. Chính vì vậy, nhiều chị em bị quá tải về sức lực, thiếu thời gian nghỉ ngơi, trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin. Một khi, công việc gia đình nếu thiếu sự chia sẻ của người chồng/nam giới thì sẽ là gánh nặng đối với phụ nữ, sẽ làm giảm sút sự thăng tiến, vươn lên của họ, tạo cho họ tâm lý an phận, ít nỗ lực phấn đấu và không còn hăng hái tham gia các hoạt động chuyên môn.
Trên thực tế đã có sự thay đổi đáng kể về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình, từ chỗ người chồng gia trưởng, chỉ huy chuyển dần sang mô hình gia đình cả hai vợ chồng cùng bàn bạc quyết định và chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Mặc dù xã hội Việt Nam có sự nhận thức về
bình đẳng giới tiến bộ như trên, nhưng chúng ta vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn các quan niệm lệch lạc về vai trò của phụ nữ và nam giới. Ở ngoài xã hội, đó là biểu hiện định kiến, coi thường phụ nữ, cho rằng phụ nữ không thể đảm nhiệm các trọng trách. Trong gia đình, phụ nữ ít nhiều bị ràng buộc bởi các tập tục truyền thống và gia phong, mất nhiều thời gian và công sức cho công việc nội trợ, chăm sóc người già và trẻ em, sức khỏe cũng ít được quan tâm. Thực trạng đó đòi hỏi việc giáo dục nhận thức giới cho mọi thành viên gia đình và xã hội cần phải tiến hành rộng rãi và liên tục hơn nữa.
2.2. THƢ̣C TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC THƢ̣C HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN PHỤ NƢ̃ LUẬT VỀ QUYỀN PHỤ NƢ̃