Vấn đề trợ giúp pháp lý cho phụ nữ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 67 - 70)

Theo Từ điển Anh - Việt của tác giả Lê Khả Kế, Nxb. Khoa học xã hội, 1997 thì "Legal aid" được dịch là "Trợ cấp pháp lý". Ngoài ra, trong một

số tài liệu khác dịch "Legal aid" là "hỗ trợ pháp luật", "hỗ trợ pháp lý" hoặc "hỗ trợ tư pháp"... Như vậy, có rất nhiều cách dịch khác nhau về thuật ngữ này. Xuất phát từ bản chất và hình thức hoạt động "Legal aid" trên thế giới và thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam trong thời gian qua, thuật ngữ "Legal aid" được dịch là "Trợ giúp pháp lý" đang được sử dụng chính thức trong các văn bản pháp luật và sách báo ở Việt Nam hiện nay.

Ở các nước trên thế giới, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người yếu thế bắt đầu hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nước tư sản và được coi là chức năng xã hội của nhà nước, là một trong những tiêu chí bảo vệ quyền con người của nhà nước pháp quyền. Việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam năm 1997 là xuất phát từ chính những nguyên tắc Hiến định chủ quyền thuộc về nhân dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và bản chất của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trên thế giới rất phong phú và đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, chưa có quan niệm chung, thống nhất về trợ giúp pháp lý.

Do có nhiều mô hình trợ giúp pháp lý, với những quan niệm khác nhau về đối tượng, phạm vi, phương thức và chi phí trợ giúp pháp lý trên thế giới, nên ở mỗi nước đều có quan niệm riêng của mình và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nói chung các khái niệm của các nước đều thể hiện tính kinh tế, nhân đạo và tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý. Tính kinh tế, nhân đạo thể hiện ở chỗ giúp đỡ cho đối tượng không có khả năng thanh toán cho các chi phí khi tiếp cận với dịch vụ pháp lý. Tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện ở chỗ giúp đỡ đối tượng giải quyết các vụ, việc có liên quan đến pháp luật (luật nội dung và luật hình thức...).

Theo Điều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 thì trợ giúp pháp lý được hiểu là:

Việc cung cấp dịch vụ pháp lý (tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải...) miễn phí của các tổ chức thực hiện

trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật [53].

Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 1/2 dân số song lại thường là đối tượng yếu thế, ít được tiếp cận với pháp luật, là nạn nhân của các nạn bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, nghèo đói và phụ thuộc. Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa quy định phụ nữ nói chung là người được trợ giúp pháp lý miễn phí (trừ phụ nữ nghèo, phụ nữ thuộc diện người được trợ giúp pháp lý), nhưng trong khuôn khổ một số dự án quốc tế, ngoài việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.

Cùng với sự phát triển của đất nước, tiến đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân; "mọi quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật", nên trong thời gian gần đây hàng loạt các công ty tư vấn Luật, các Trung tâm trợ giúp pháp lý, Trung tâm tư vấn Luật ra đời tuy nhiên chỉ có 46.3% số lượng phụ nữ được hỏi đã được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý. Đối với các Trung tâm, Công ty tư vấn, trợ giúp pháp lý hầu hết là những cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên sâu về pháp luật, do đó nếu tận dụng được những đối tượng này làm báo cáo viên, tuyên truyền viên thì hiệu quả giáo dục pháp luật sẽ cao hơn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)