tuyên truyền miệng được 79.4% phụ nữ cho là phù hợp đặc biệt là đối với nhóm phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số có trình độ thấy,
3.3.7. Bảo đảm kinh phí trong công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ
Việc đảm bảo kinh phí trong công tác giáo dục pháp luật đã được Bộ Tài chính quy định tại thông tư số 63/2005/TT-BTC. Theo đó:
Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ và được chi cho rất nhiều hoạt động như: Chi phí của Hội đồng giáo dục pháp luật cơ quan, đơn vị; chi biên soạn tài liệu, chi cho văn phòng phẩm phục vụ học tập, chi cho thông tin tuyên truyền… 5, tr. 1-2].
Việc đảm bảo kinh phí trong công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ là hết sức quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phụ nữ trong việc tiếp cận các hình thức giáo dục pháp luật, đòi hỏi phải có nhiều thức hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng phụ nữ như: tổ chức các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng; nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền của các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; tài liệu sinh hoạt đa dạng…đòi hỏi phải có đủ nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động. Để có nguồn kinh phí giúp cho công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ thực sự hiệu quả Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần:
- Xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm trong đó có kinh phí riêng cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm đáp ứng kịp thời, đầy đủ về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho các hoạt động này.
- Vận động nguồn lực cho công tác giáo dục pháp luật thông qua việc phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân có tiềm lực.
- Huy động nguồn lực của mỗi địa phương để đa dạng hóa các hình thức giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.