Có thể nói cho dù có chiến lược, có chủ trương chính sách của các cấp lãnh đạo vì sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ nhưng sẽ không thể thực hiện có hiệu quả nếu thiếu đi sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, địa vị cũng như trách nhiệm của cá nhân người phụ nữ. Cùng với sự phát triển của đất nước ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt, gánh vác những trọng trách quan trọng trong bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Tuy nhiên còn một bộ phận phụ nữ còn tự ti, thụ động, thiếu nghị lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Một bộ phận phụ nữ bị lôi cuốn theo lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ, xa rời với đạo đức, truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vi phạm pháp luật, tiếp tay cho tệ nạn xã hội phát triển. Nguyên nhân sâu xa của những hạn chế này là do người phụ nữ chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Những phụ nữ thiếu tự tin, thụ động, thiếu ý chí vươn lên thường ít được học hành và sống trong môi trường gia đình cổ hủ, có nhiều thành kiến. Họ cho rằng phụ nữ chỉ có và chỉ nên làm công việc nội trợ, chăm sóc chồng con. Chính vì những nhận thức đó sẽ khó có sự bình
đẳng thật sự giữa nam và nữ. Tâm lý mặc cảm, ngại phấn đấu sẽ khiến người phụ nữ tự làm thui chột đi tiềm năng vốn có. Những người phụ nữ như vậy không góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội mà còn bào mòn dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ và bình đẳng nam nữ đã diễn ra từ lâu. Hiện nay, bình đẳng giới vẫn đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu bởi trong quá trình phát triển của xã hội hay của một cộng đồng nhỏ cũng đều phải giải quyết các mối quan hệ mang tính chất giới. Song, để người phụ nữ thật sự bình đẳng với nam giới không chỉ cần có những điều kiện bình đẳng về kinh tế hay các cơ may xã hội mà còn cần có sự bình đẳng trong nhận thức của chính bản thân họ và của xã hội về địa vị, vai trí của người phụ nữ trong gia đình. Có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình mới giúp người phụ nữ gạt bỏ sự tự ti, mặc cảm, cố gắng vươn lên trong học tập, nâng cao trình độ, hiểu biết của bản thân.
Có thể nói có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, bị buôn bán như nguyên nhân về kinh tế, nghiện ngập, sự giáo dục của gia đình tuy nhiên có một nguyên nhân rất quan trọng đó là trình độ học vấn thấp. Thực tế đã chứng minh rằng với các gia đình có học vấn thấp tình trạng bạo lực, bất bình đẳng thường xảy ra phổ biến hơn các gia đình trung lưu, có giáo dục. Học vấn thấp và thiếu hiểu biết pháp luật cũng là lý do khiến nhiều phụ nữ bị cam chịu bi ̣ hành ha ̣ , ngược đãi. Do không hiểu biết pháp luật rất nhiều chị em không biết được mình có quyền tố cáo khi bị chồng đánh đâ ̣p mà cứ âm thầm chi ̣u đựng.