Các chủ thể tham gia quản lý nhà nƣớc về giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 44)

Chủ thể tham gia quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật được hiểu là cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quyền quản lý việc giáo dục pháp luật. Hiện nay ở nước ta cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật bao gồm: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật; ban hành chiến lược, chính sách, chương trình giáo dục pháp luật; trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục pháp luật; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành thực hiện việc giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Giúp việc cho Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật là Bộ Tư pháp: xây dựng, trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, sách lược, đề án về giáo dục pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ thực hiện giáo dục pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về giáo dục pháp luật, đánh giá hiệu quả của việc giáo dục pháp luật; kiểm tra, sơ, tổng kết, khen thưởng và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục pháp luật.

Ủy ban nhân dân các cấp: Thực hiện việc quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật tại địa phương; trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục pháp luật; bảo đảm biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật; thực hiện sơ, tổng kết, khen thưởng, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật về giáo dục pháp luật.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc giáo dục pháp luật.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 44)