Kết hợp giáo dục pháp luật với các lĩnh vực giáo dục đào tạo khác đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 82 - 83)

tuyên truyền miệng được 79.4% phụ nữ cho là phù hợp đặc biệt là đối với nhóm phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số có trình độ thấy,

3.3.3.Kết hợp giáo dục pháp luật với các lĩnh vực giáo dục đào tạo khác đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ

khác đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ

Thời hiện đại, kinh tế thị trường, hội nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân, pháp luật tuy được coi là phương tiện điều chỉnh hàng đầu trong xã hội hiện đại, song điều chỉnh đó cũng không có nghĩa là đạo đức tụt xuống hàng thứ yếu. Trong lịch sử và mãi mãi, pháp luật chưa bao giờ lấn át được đạo đức. Trong trường hợp thiếu quy định pháp luật cụ thể hoặc có mâu thuẫn giữa pháp luật với đạo đức truyền thống, đạo đức tiến bộ của nhân loại thì phải lấy đạo đức ra để áp dụng. Về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức luôn là tiêu chí tác động đến nội dung của các quy định pháp luật, được tính đến khi xem xét các vấn đề pháp lý và ngược lại, trong từng vấn đề của đạo đức đều phải xem xét cả phương diện pháp lý. Luật pháp theo đúng ý nghĩa của mình về bản chất mang tính hữu hạn, là một sự đòi hỏi đạo đức ở mức nhất định, mức tối thiểu so với đòi hỏi thường trực của đạo đức nhất là đạo đức lý tưởng. ví dụ về lòng hiếu hảo của con cháu đối với cha mẹ,

ông bà rộng hơn nhiều so với phạm trù cấp dưỡng mà pháp luật quy định và tất nhiên trong phạm trù hiếu thảo cũng bao hàm cả cấp dưỡng. Hay như sự dũng cảm, lòng bao dung, độ lượng của con người thì làm sao có thứ pháp luật nào điều chỉnh và kiểm soát được. Cho dù xã hội phát triển đến đâu, cũng không thể đạt đến sự xóa nhòa đường biên, ranh giới giữa đạo đức và pháp luật 46]. Như chúng ta đã biết "giáo dục một người đàn ông, chúng ta được một người đàn ông, giáo dục một người phụ nữ chúng ta được một gia đình…" mà mỗi một gia đình hạnh phúc và nền tảng cho một xã hội văn minh, tiến bộ. Xác định được tầm quan trọng trong việc bảo tồn và kế thừa có chọn lọc truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã xây dựng Đề án "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2012 -2015" và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Với đề án này Hội bên cạnh việc tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước Hội sẽ tuyên truyền giáo dục những phẩm chất đạo đức đã được cả xã hội thừa nhận và tôn vinh của người phụ nữ Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữa nước của dân tộc, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với 8 chữ vàng được Bác Hồ trao tặng "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" đã và đang được các thế hệ phụ nữ tiếp tục gìn giữ và phát huy với những tiêu chí mới trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 82 - 83)