Khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật cho phụ nữ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 25 - 27)

Khách thể theo quan niệm chung nhất là "đối tượng chịu sự tác động, chi phối của hành động trong quan hệ đối lập với đối tượng gây ra hành động gọi là chủ thể". Từ quan niệm chung đó có thể đồng nhất khách thể với đối tượng chịu sự tác động. Trong lý luận giáo dục người ta cho rằng: Khách thể

(hay đối tượng) giáo dục là cá nhân hay tập thể người được giáo dục, cụ thể trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này thì đối tượng của giáo dục pháp luật là phụ nữ.

Như đã đề cập ở phần trên, khái niệm giáo dục pháp luật được xây dựng xuất phát từ nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm, nó chỉ là một dạng đặc thù mang nét riêng, nằm trong cái chung của hoạt động giáo dục. Mặt khác, khi xem xét đến khách thể, đối tượng giáo dục pháp luật không thể không tính đến các mục đích của giáo dục nói chung và mục đích của giáo dục pháp luật nói riêng.

Quá trình giáo dục pháp luật cho phụ nữ thực chất là quan hệ xã hội giữa một bên là người giáo dục (chủ thể) và một bên là người được giáo dục: mà đối tượng cụ thể là phụ nữ (khách thể hay đối tượng). Mối quan hệ này có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các bên tham gia trong mối quan hệ. Song chiều tác động chủ yếu vẫn là sự tác động, chi phối của người giáo dục (chủ thể). Sự tác động giáo dục là những hoạt động có ý thức, có định hướng, có kế hoạch, nhằm đạt tới những mục tiêu, mục đích nhất định (bao gồm mục đích nhận thức, mục đích cảm xúc, mục đích hành vi, thói quen xử sự theo pháp luật). Nói cách khác, những người có trách nhiệm là công tác giáo dục pháp luật có trách nhiệm truyền trải nội dung, kỹ năng, kiến thức về pháp luật cho phụ nữ nhằm từng bước giúp họ xây dựng được ý thức và thực hiện những hành vi hợp pháp đồng thời biết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân, người thân cũng như cộng đồng xã hội.

Như vậy, khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở đây không chỉ là cá nhân phụ nữ, những nhóm phụ nữ mà còn bào hàm cả những yếu tố bên trong của họ như: nhận thức, tình cảm, cảm xúc, hành vi cụ thể của họ phù hợp với pháp luật.

Từ phân tích trên cho thấy, khách thể của giáo dục pháp luật cho phụ nữ cũng giống như khách thể của giáo dục nói chung, nó mang tính đồng nhất

với đối tượng giáo dục pháp luật. Vậy khách thể của giáo dục pháp luật cho phụ nữ được hiểu là những cá nhân phụ nữ, nhóm phụ nữ cùng với ý thức và hành vi pháp luật của họ.

Việc xác định chủ thể, khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật cho phụ nữ có ý nghĩa quan trọng trong lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục pháp luật trên cơ sở mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 25 - 27)